Quan Thuật

Chương 62: Mộ của chúa công triều Đường


Đọc truyện Quan Thuật – Chương 62: Mộ của chúa công triều Đường

Diệp Phàm đúng là nổi giận rồi, thiếu chút nữa thì phát sinh đổ máu tập thể, nếu quả thật như thế thì đời này mình đừng nghĩ đến chuyện ngóc đầu lên nữa. Vì thế giọng nói của hắn qua chiếc loa sắt cũng đặc biệt chói tai.

– Có lý! Tổ trưởng Diệp, anh nói đúng, chúng ta…… Chúng ta đã làm cho lão tổ tôn mất hết mặt mũi rồi.

Lý Tuyên Thạch cực kỳ ngượng ngùng, gãi đầu rồi quay về đám người nhà họ Lý hô lớn:

– Mẹ kiếp! Một đám ngu ngốc! Còn muốn đoạt bảo bối của lão tổ tông sao, để xuống cho ông, để xuống!

Diệp Vỹ Cường, Ngô Thiên Lĩnh, Trương Cư Thủy cũng quay về đám người họ tộc của mình hô tương tự.

– Các hương thân, đem hết đồ trả về trong mộ đi. Đồ này đều là do chúa công của các lão tổ tông lưu lại, chắc là dùng đế bái tế, các người xúc phạm lão tổ tông như vậy sẽ gặp phải sét đánh đấy. Các ngươi nhìn xem, long khí của Long mộ cũng bị các ngươi làm cho ra như vậy rồi thì thôn đập Thiên Thủy sẽ rối loạn. Các ngươi muốn loạn sao? Nhị Nha Tử, mau tìm mấy thẻ hương đây, chúng ta phải vội vàng thỉnh tội với lão chúa công mới được. Dập đầu đi……

Diệp Phàm thuận thế lợi dụng tâm lý kính ngưỡng tổ tiên, dẫn đầu cầm thẻ hương khấn bái, sau một lát thì bình ổn được cục diện. Có mấy người cầm thỏi bạc trong tay không muốn trả lại nhưng dưới cặp mắt như chim ưng của Diệp Phàm đành phải nhanh chóng đem thỏi bạc bỏ vào trong mộ của chúa công.

Chứng kiến cảnh tượng như vậy khiến cho kẻ vừa từ trong tháp ngà của huyện vừa chui ra như Đoàn Hải lộ vẻ bội phục. Gã thầm nghĩ tổ trưởng Diệp còn nhỏ tuổi hơn mình nhưng xử lý mọi chuyện rất lão luyện. Trước kia ở Ủy ban nhân dân huyện, gặp chuyện như vậy thì những nhân vật thường ngày cao cao tại thượng như phó chủ tịch huyện hay bí thư đều biến thành con rùa đen rụt đầu tránh người. Còn trong mắt Xuân Thủy, Nhược Mộng lại càng lộ vẻ sùng kính, hình như cảm thấy người đàn ông của mình là vô địch thiên hạ rồi.


– Thật là tiếc của trời a!

Tường mộ đã bị đào bới nham nhở, trong mộ bị dèo xéo cho thành bùng, hỗn độn như một đống rác rưởi. Một số thứ áng chừng cũng là văn vật bị đập bể tan tành. Nhìn một mộ cổ triều Đường bị biến cho thành như vậy, Diệp Phàm tức đến nghẹn cổ.

Cái mộ cổ này đúng là rất lớn, phần lộ ra bên trên phải bằng một chiếc xe tải, chắc là để che mắt người đời nên mới cố ý xây dựng như vậy. Mộ chính bên dưới chiều dài rộng mỗi bên chừng ba mươi mét, sâu chừng mười mét.

Bốn vách mộ đều dùng đá xanh được đẽo thành khối xây nên, không biết ngày xưa các lão tổ tông dùng phương thức vận chuyển như thế nào để chuyển các khối đá nặng như vậy đến đây. Các khối đá xanh này đều rất lớn, nếu không bị áp lực của thuốc nổ đá núi lở xuống thì mới cạy ra được, bằng không bình thường dù đánh thuốc nổ cũng khó mà lung lay.

Đồ đạc được trả về bao gồm ba cái chậu bạc, bạc thỏi chừng mười nén, có thêm mấy cái ấm cổ trông giống như đồ sắc thuốc, nhìn thô kệch nhưng rất cổ xưa. Nếu đem ra đấu giá một chiếc ấm như vậy cũng bán được mấy trăm vạn, giá trị không hề thấp. Bắt mắt nhất đương nhiên chính là pho tượng cao gần nửa thước, to bằng chiếc bàn học. Trong ánh nắng chiều, pho tượng toát ra đủ thứ màu sắc rực rỡ cực kỳ mê hồn.

Ánh sáng toát ra từ pho tượng ngoài màu vàng còn có một vài tia màu đỏ, mặc dù đã trải qua thời gian cả ngàn năm nhưng vẫn không thể khiến cho nó mất đi bao nhiêu vẻ hoa lệ, nhìn đầy vẻ phú quý. Diệp Phàm nhìn một lúc không khỏi cảm thán, lấy tay gõ thử thì thấy phát ra tiếng trầm đục chắc là vàng ròng, chỉ bất quá là rỗng ruột. Trên chỗ đài sen phía dưới phát hiện thấy một ấn giám, có khắc mấy chữ: Lô Định tông ấn. – https://truyenfull.vn

Diệp Phàm nghiên cứu một chút thấy cũng không hiểu gì liền dứt khoát bỏ qua, chỉ biết thở dài không dứt.


Khó trách bọn họ nhịn không được mà phải tranh đoạt. Đừng nói là bọn họ, ngay bản thân mình nhìn vào cũng đã thấy cám dỗ, tim đập thình thình, huyết áp chừng đã tăng vọt rồi.

Đặc biệt nhất là một ở giữa mộ còn có một cái quan tài bằng đá xanh.

Cả cái gian chứa quan tài này rất rộng, tạo hình kiểu cung điện, kết cấu gồm ba khối quách bằng đồng, sáu cái trụ lớn, xung quanh có lát đá hoa cương.

Chiếc quan tài bằng đá cao chừng 1,2 mét hai, bề rộng chừng 1.5 mét, dài chừng 2 mét. Trên quan tài có điêu khắc hình người cưỡi ngựa bắn cung, hình các con vật, sông núi…tuy thô tháp nhưng rất sinh động. Tất cả đều mang nét đặc trưng của sinh hoạt đời Đường vẫn thấy trên truyền hình.

Kỳ quái nhất là phía trên cùng có điêu khắc ba anh hùng nổi tiếng của trại Ngõa Cương trong truyền thuyết bao gồm các nhân vật trong Tùy Đường diễn nghĩa bao gồm thập bát kiệt, tứ mãnh và tam quái. Đặc biệt rõ ràng là Tây phủ Triệu vương Lý Nguyên Bá tay cầm một đôi chùy trông rất uy mãnh.

Thiên Bảo Đại Tương Vũ Văn Thành Đô, cưỡi ngựa vua ban, trong tay cầm Phượng sí lưu kim thang, uy dũng trùm ba quân, là trụ cột của triều Đại Tùy.

Pho tượng lớn nhất, uy phong nhất chính là Thiếu bảo La Thành.


La Thành còn gọi là La thần thương, cưỡi một con ngựa trắng của phương Tây, trong tay cầm một cây thương màu bạc, vì trăm trận trăm thắng nên gọi là Thường Thắng đại tướng quân……

Diệp Phàm chắc chắn đây là bảo bối rồi, sẽ rất quý giá để nghiên cứu kiến trúc hội họa lăng mộ triều Đường. Nhìn một góc đã bị đập phá, hắn giận đến tròn xoe mắt.

Hét lớn:

– Các ngươi nhìn xem đã làm gì đây, nếu công an tới thì ngồi tù hết, những thứ này đều là bảo vật quốc gia……

Sau đó vội vàng gọi điện thoại trở về thị trấn Lâm Tuyền, bí thư Tần và Thái Đại Giang cũng chỉ thị bằng mọi giá phải bảo vệ tốt mộ cổ, đặc biệt là đám cổ vật và chiếc quan tài. Trong thị trấn cũng đã báo lên trên, sáng sớm ngày mai sẽ điều cảnh sát vũ trang tới.

Đồn trưởng đồn công an thị trấn Lâm Tuyền Triệu Thiết Hải lập tức nhận lệnh lên đường, tuy nhiên vì nghe nói mưa quá tô nên đường vào thôn đập Thiên Thủy nhiều chỗ bị sụt lở nên cũng không dám tới nơi đúng giờ. Nhưng trong thị trấn nghe nói là phát hiện mộ cổ triều đường nên cũng nhanh chóng điều người sửa đường.

Diệp Phàm bàn với đám người Ngô Thiên Lĩnh nhất định phải bảo vệ được thạch quách. Buổi tối hôm đó cắt đặt hơn một trăm thanh niên khỏe mạnh của cả bốn họ bảo vệ nghiêm ngặt bất chấp thời tiết như thế nào.

Còn về phần đảm bảo cơm nước sẽ do tổ công tác chi trả. Phía bên trên mộ thì tạm thời dùng vải bạt đậy lên, quan quách cũng được phủ kín.


Còn đám chậu, ấm cổ và pho tượng thì được đưa về cung cũ. Diệp Phàm đích thân lựa ra 10 người trong thôn tuần tra ngoài cửa.

Còn về đồ cổ trong mộ tổ của ba họ Ngô Lý, Diệp thì Diệp Phàm cũng đành để bọn họ tự xử lý. Theo lý mà nói thì những vật này đều phải nạp lên cho nhà nước, tuy nhiên Diệp Phàm không dám mở miệng, nếu ngay cả đồ trong mộ tổ nhà mình cũng không được lấy thì chắc Diệp Phàm đã bị người của ba họ đánh cho nhừ đòn rồi.

Sắp xếp xong mọi chuyện thì trời cũng đã tối đen, cũng may là trời không mưa tiếp bằng không thì rất khó khăn.

Sau khi trở lại cung cũ, đem mấy thứ đồ đặt ở trong phòng mình, ba người lúc này mới ngồi ăn cơm, đồng thời tranh thủ bàn công việc bảo vệ tối nay. Diệp Phàm giờ mới thở hắt ra nhẹ nhõm, thật sự hắn đã quá mệt mỏi

Tĩnh tâm nghĩa lai, hắn mới nhớ tới viện trưởng lịch sử của đại học Hải Giang Lan Cơ Văn Tĩnh, người nổi tiếng là yêu thích khảo cổ đến điên cuồng. Bởi vì Diệp Phàm hồi ở đại học Hải Giang còn là ủy viên hội sinh viên nên có lần tình cờ biết viện trưởng Lan, còn giữ được một tấm danh thiếp.

Viện trưởng Lan nếu biết là cổ mộ triều Đường chắc chắn sẽ chạy tới, hơn nữa nếu muốn khai quật thạch quách này đòi hỏi chuyên gia, bằng không có gì hư hại sẽ thật đáng tiếc. Ngư Dương là một huyện nghèo, về phương diện khảo cổ dĩ nhiên là không có nhân tài.

Vì thế, hắn theo số điện thoại trong danh thiếp gọi điện tới:

– Xin hỏi có phải viện trưởng Lan không ạ


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.