Quân Hôn Chớp Nhoáng

Chương 547: Một năm giao thừa nữa (1)


Bạn đang đọc Quân Hôn Chớp Nhoáng – Chương 547: Một năm giao thừa nữa (1)

– Đọc nhiều truyện hơn tại website ngontinhplus.com – Hạ Chí đáng thương vô cùng: “Những túi đồ trang điểm nhỏ xíu của em không nhét vào được nữa rồi.”

Nguyễn Tấn lắc đầu cười, cầm đồ đang để trên ghế sofa: “Tới Hàng Châu rồi mua, như nhau cả

Đi thôi, Thôi Nghệ đang đợi dưới nhà.” Hạ Chí: “Được rồi, em đoán Anh Nghệ đang sốt sắng lắm, lần đầu về sau 10 năm mà.”

Nguyễn Tân pha trò: “Ba em đến đón máy bay, hai cậu cháu không gặp nhau mười năm rồi, có cần chuẩn bị khăn giấy cho họ không?” Hạ Chí cũng phụ họa: “Cần lắm đó.”

Bởi vì đến Tết nên đường sá hiểm khi không tắc, lúc đến sân bay còn sớm nửa tiếng

Đô Thành đến Hàng Châu mất khoảng hai tiếng bay, ngủ một giấc3là đến

Hạ Chính Đông chịu trách nhiệm đón máy bay, ngoài việc đón con gái và con rể ra thì còn đón một người mà ông đã đợi rất lâu, đó là cháu trai cả của ông, Thôi Nghệ

Vừa xuống máy bay, Thôi Nghệ đã lo lắng tới mức chảy mồ hôi, mặc dù trời lạnh nhưng trán anh chảy đầy mồ hôi, nhìn cũng lạ

Hạ Chí trêu đùa: “Anh Nghệ, anh đừng lo, ba em đâu phải hồng thủy hay thú dữ gì, anh lo làm gì chứ?” Ai ngờ Thôi Nghệ lại trịnh trọng nói: “Anh không sợ, anh…” Anh không nói được cảm giác cụ thể, nếu dùng một từ để khái quát thì phải là bốn chữ, anh nói: “Cảm giác này gọi là đến gần quê0hoảng hốt, em không hiểu cảm giác của anh đâu.”

Sau khi lấy vali, ba người đi ra từ lối ra, từ xa Hạ Chí đã thấy ba đang nhìn quanh ở cửa lối ra: “Ba.” Cô vui vẻ vẫy tay: “Ba, bọn con ở đây này.”

Hạ Chính Đông nhìn thấy họ, thấy con gái và con rể nhà mình, cũng thấy cháu trai lớn nhà mình

Nếu như Thôi Nghệ không đi chung với Hạ Chí và Nguyễn Tân, chắc ông không nhận ra được Thôi Nghệ, đây đâu phải là Thôi Nghệ gây yếu như hạt dậu năm đó nữa.

Ba Thôi Nghệ mất năm Thôi Nghệ gần 100 ngày do tai nạn giao thông, trong nhà chỉ để lại người vợ trẻ tuổi và hai đứa con


Rất nhiều người khuyên mẹ5Thôi Nghệ đem con trai cho người khác nuối, sau đó mang con gái đi tái giá

Lúc đó mẹ khóc cả ngày, bởi vì nghèo khó, bà sợ không nuôi được hai đứa bé nên từng do dự có nên nghe người khác khuyên hay không.

Lúc mẹ về nhà mẹ đẻ khóc kể với mẹ mình, muốn cho con đi những bà không nỡ, không cho thì lại không nuôi nổi

Khi ấy Hạ Chính Đông đứng ra làm chủ, ông nói, chị, còn bọn em mà chị sợ cái gì? Con cái ngoan ngoãn tự dưng mang đi cho, em có khổ mấy cũng không đem con đi cho người khác.

Sau đó, Thôi Nghệ được giữ lại, từ nhỏ đã theo cậu đi đó đi đây, Hạ Chính Đông đối xử4với Thổi Nghệ như con trai ruột.

Lúc ấy, Hạ Chính Đông nói với anh, Nghệ Nghệ, sau này lớn lên đi theo cậu, học được tay nghề của cậu thì cái gì cũng tốt

Thôi Nghệ lúc bé lại nói một cách đúng đắn: Cậu, cháu muốn ra ngoài mở rộng tầm mắt, sau đó sẽ mang kẹo về cho cậu ăn

Hạ Chính Đông cười xoa đầu nhỏ của anh: Được, cậu đợi

Từ bé Thôi Nghệ đã thông minh, đôi mắt linh động đảo vòng nhưng cái đầu bé của anh còn nhanh hơn mắt nhiều, anh luôn là học sinh giỏi nhất ở trường, mà anh chỉ chơi chứ không học gì đâu đấy.

Ở sân bay, Hạ Chính Đông đứng im tại chỗ nhìn họ đi ra, ánh mắt của ông9dùng trên người Thôi Nghệ

Trong ấn tượng của ông, Thôi Nghệ là một đứa bé, lúc bảy tám tuổi đã đi theo ông bắt lươn, bắt cá, lúc ra ngoài thì sạch sẽ nhưng khi về lại dính đầy bùn

Mười hai mười ba tuổi thì cùng ông ra ruộng cắt lúa, đến mùa thì ra ngoài thu hoạch không kém gì người lớn

Lớn hơn chút, lên cấp ba, anh đại diện trường đi tham gia các cuộc thi, mang về không ít tiền thưởng.

Hạ Chính Đông gặp người là khoe, đây là cháu trai ruột của ông


Mới chớp mắt, cháu trai ông đã thành thanh niên lớn tuổi chín chắn và chắc nịch, cao hơn ông, khỏe hơn ông, cũng có năng lực hơn ông, hơn mười năm không về nhà cơ mà, giỏi nhường nào

Đi tới gần, vành mắt Thôi Nghệ đỏ ửng, người anh run run, người cậu giống như ba này đã già rồi

“Cậu, cháu về rồi.” Thôi Nghệ vừa mở miệng đã nghẹn ngào, cúi đầu và hai vai hơi run

Hạ Chính Đông vỗ vai anh, nói thấm thía: “Về là tốt, về là tốt rồi.”

Thôi Nghệ ôm cậu, kích động không nói nên lời.

Hạ Chính Đông: “Tiểu Nghệ à, mẹ cháu đến nhà cậu từ sớm, giục cậu mau đi đón cháu, khi đó các cháu còn chưa lên máy bay nữa ấy chứ

Cậu bảo bà ấy đi chung, bà ấy bảo ở nhà giúp mợ cháu nhặt rau

Năm nay chị cháu cũng về nhà ăn Tết, cháu đã có cháu trai rồi đấy

Cháu biết không, nó cũng giống như cháu hồi bé vậy.”

Trong giây phút ấy, Thôi Nghệ không kìm nén được, vừa nhắm mắt là nước mắt ào ạt chảy xuống, anh nói xin lỗi: “Là lỗi của cháu, cháu nên trở về, càng nên liên lạc với mọi người, là lỗi của cháu.”

Hạ Chính Đông vỗ lưng anh an ủi: “Cháu biết sai là được rồi, chúng ta là người một nhà, chỉ cần cháu về thì sẽ tha thứ và đón nhận cháu thôi.”

Hạ Chí ở cạnh đã khóc nức nở, Nguyễn Tân lau nước mắt cho cổ, im lặng hỏi: “Thôi Nghệ không liên lạc với chị ruột luôn à?” Hạ Chí gật đầu: “Chứ sao, anh ấy chỉ gửi tiền về, mỗi năm cô cả và chị họ luôn nhận được tiền nhưng không chịu liên lạc.”

Nguyễn Tấn thở dài: “Thôi Nghệ đúng là người kì lạ

Được rồi, em đến khuyên đi, đừng khóc mãi vậy.”


Hạ Chỉ đi tới khuyên: “Anh Nghệ, về nhà rồi nói, cô cả đang đợi ở nhà.” Hạ Chính Đông: “Đúng thế, lớn rồi mà khóc cái gì? Về gặp cháu trai của cháu rồi hãy khóc

Con gấu con kia ồn ào lắm, làm người ta vừa giận vừa buồn cười, hôm qua nó chơi trò gia đình mà đập lủng cái nồi sắt lớn nhà cậu, cháu nói cậu có tức hay không?”

Nói đến đây, Thôi Nghệ bật cười: “Cậu, cháu nhớ hồi bé cháu cũng từng đập lủng nồi sắt của cậu, còn hai lỗ cơ, chụp vào đầu vừa đúng một đôi mắt.”

Hạ Chính Đông giả vờ giận: “Hừ, cháu còn nhớ à? Trước kia cậu trị cháu, bây giờ tới phiên cháu trị cháu trai mình

Đi thôi, về nhà

Tiểu Tân, đi nào.”

Nguyễn Tấn vội trả lời: “Vâng, GO!” Tết ở thành phố lớn phồn hoa cũng như ngày lễ bình thường, cũng liên hoàn chơi đùa như cũ, nhưng ở nông thôn lại thú vị hơn thành phố nhiều

Không nói nhà nhà đều dán câu đối, chỉ nói đến mọi người đi ra đi vào cửa chuẩn bị bữa cơm tất niên cũng đủ làm người khó quên rồi.

Đây là lần đầu tiên Nguyễn Tân đón Tết với nhà họ Hạ

Người nhà họ Hạ nhiều nên rất ồn ào náo nhiệt, hơn nữa toàn là người nhiệt tình, anh rất thích không khí nơi này, cho dù ban đầu anh bị mọi người xem xét như con khỉ

Vừa về đến nhà, cô cả đã nhìn quanh cửa, Thôi Nghệ hít sâu xuống xe, hai mẹ con ôm nhau khóc một hồi, còn vừa cười vừa khóc

Chuyện phải làm duy nhất vào buổi chiều là chuẩn bị cơm tất niên, ai có thể lên sân khấu đều lên cả, đương nhiên bếp chính chắc chắn là Hạ Chính Đông rồi

Hà Hoàn: “Tiểu Chí, Tiểu Tân, hai đứa đừng vào bếp làm gì, về phòng chơi đi, tới giờ cơm sẽ gọi.” Nguyễn Tấn: “Sao được ạ, chỉ ăn mà không làm gì sẽ làm cháu ngại đó.” Hà Hoàn: “Ấy, mới về không lâu mà ngay cả giọng phương Nam cũng nói được

Nếu cháu muốn giúp thì gói mấy cái sủi cảo đi, nghe nói người phương Bắc các cháu ăn sủi cảo vào năm mới, chú của cháu cố ý đi mua vỏ bánh sủi cảo và nhân bánh, chuẩn bị từ gói đó.”

Nguyễn Tấn lập tức đồng ý: “Được ạ, việc gói sủi cảo cứ giao cho bọn cháu, tốt xấu gì cũng bỏ công sức.” Cô cả cười: “Em dâu, con rể này của em thật thà đó.” Hà Hoàn đắc ý nói: “Đương nhiên, Tiểu chí chọn sao có thể kém được?” Sau đó Nguyễn Tấn và Hạ Chí bắt đầu mang vỏ bánh và nhân sang một bên gói sủi cảo, Nguyễn Tân chỉ nói miệng thế thôi chứ lên sân khấu thật thì anh không biết: “Tiểu Chí, cái này gói thế nào?”

Hạ Chỉ vừa buồn cười vừa tức: “Tự anh ôm việc mà không biết gói là sao?”


Nguyễn Tấn thản nhiên nói: “Không phải em biết gói à? Dạy anh thì anh biết làm ngay

Không lẽ em muốn hai chúng ta lên lầu nhìn nhau à?” Hạ Chí hỏi: “Ngày thường có thấy anh vào bếp đâu, sao hôm nay lại vào thế? Anh thích phụ lắm hả?”

Nguyễn Tấn: “Anh khá thích tham dự, làm việc thì ăn sẽ ngon hơn.”

Hạ Chí cười: “Được, để em dạy anh.” Cho dù sủi cảo mà Nguyễn Tấn gói giống y như cục bột nhưng đây là giao thừa đặc biệt nhất mà anh trải qua từ lúc chào đời tới nay.

Lúc ăn cơm tất niên, một bàn đồ ăn lớn rất ngon miệng, mọi người nâng ly uống rượu

Sau đó Hạ Chính Đông làm người lớn nhất, im lặng lấy một xấp bao lì xì trong túi ra, ông tỏ vẻ mặt đau khổ nói: “Ai da, tôi khổ cực cả năm trời, bữa cơm này liền cho đi hết cả, chưa lập gia đình và chưa trưởng thành sẽ có phần, những người khác không có đâu.”

Hạ Chỉ nhận được lì xì và cười nói: “Cảm ơn ba.” Hạ Chính Đông: “Ừ, đây là năm cuối cùng con nhận tiền lì xì cho nên cho con bao lớn, không thấy bao lì xì của con dày hơn của người khác à?”

Hạ Chí tươi cười rạng rỡ: “Ý, là thật nè.” Cô đắc ý giơ bao lì xì với mọi người cứ như cô bé nhận được món quà quý giá

Nguyễn Tấn cười cô: “Lớn vậy rồi còn lấy tiền lì xì, không biết xấu hổ à?”

Nghe thế, Hạ Chính Đông nói ngay: “Tiểu Tân, cháu cũng có, lần đầu tới ăn Tết nhà chúng ta, đây là tấm lòng.”

Nguyễn Tấn đương nhiên phải từ chối: “Chú, cháu thì thôi, cháu là người nên chuẩn bị bao lì xì chứ.”

Hạ Chính Đông: “Cầm đi, mua đồ ăn ngon cho con gái chú, không thấy con bé gầy hơn à? Còn nữa, năm sau chú chỉ có mong muốn được bế cháu ngoại

Trông cậy cả vào cháu, cháu phải cố gắng hết sức đấy.”

Nguyễn Tấn bị nhét bao lì xì vào tay: “Mong muốn này của chú cũng là mong muốn của cháu

Cho nên năm nay cháu chỉ uống nước chanh không uống rượu là vì muốn trồng cây cấm phá rừng.” Mọi người cười lớn, Hạ Chí đẩy anh, mắc cỡ chết được.



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.