Phượng Hoàng Huyết Lệ

Chương 110: Kim Thiên Từ - Kim Uyển Dư – Một đời bi thương


Đọc truyện Phượng Hoàng Huyết Lệ – Chương 110: Kim Thiên Từ – Kim Uyển Dư – Một đời bi thương

Như trong giấc mộng, Kim Uyển Dư cảm nhận được sự lạnh lẽo, tuyết rơi trắng bốn phía, Kim Thiên Từ như trở về từ trong băng tuyết biên giới, áo choàng đỏ bị một lớp tuyết dày bao phủ, trái tim của Kim Uyển Dư như chìm sâu vào dòng sông băng lạnh buốt.

Đại Minh điện – Đại nội – Hoàng cung Bắc Định quốc

Sân rồng trước Đại Minh điện các tướng lĩnh và quân đội đã sẵn sàng xuất chiến. Kim Thiên Từ mặc áo giáp vô cùng hùng dũng cưỡi hắc mã, Khang vương khiến kẻ địch khiếp sợ trên chiến trường xông pha cùng đội kỵ binh lại tái xuất lần nữa. Kim Thiên Nam khoác giáp chiến, tay cầm thanh thương dài nhảy lên Huyết Huyền mã. Huyết Huyền chiến mã một thân đen tuyền không tỳ vết, theo Kim Thiên Từ từ lâu tuyệt đối trung thành, người khác không thể cưỡi. Một tiếng động trên bầu trời, đại bang dang rộng đôi cánh lượn qua vài vòng ngay phía trên Huyết Huyền mã.

Kim Thiên Từ nhìn lên “Ảnh Thiên, ngươi đến rồi?”

Ảnh Thiên chính là tên của con đại bàng Kim Thiên Từ nuôi, mỗi lần xuất trận bên cạnh luôn có Huyết Huyền mã và Ảnh Thiên khiến quân Đại Triều từ xa đã hoảng sợ.

Khâm Định hoàng đế đứng bên ngoài Đại Minh điện nhìn xuống, mong rằng tất cả dự liệu của hoàng đế đều diễn ra thuận lợi, trong ứng ngoài hợp.


Đại quân chia thành hai đường, Khang vương Kim Thiên Từ dẫn theo đội kỵ binh tốc chiến về biên cương, Triệu Tây vương Kim Thiên Nam dẫn theo 20 nghìn quân tiến đến thành Hoà châu. Vũ Nguyên soái thoe dự tính của hoàng đế đã chờ sẵn ở biên cương từ trước.

Ngoài ra Khâm Định hoàng đế sử dụng mười nghìn quân dưới trướng của Đoan Bình vương Kim Thiên Hữu để bảo vệ kinh thành. Doanh trại bộ binh nằm ngay trong kinh thành toàn bộ đều là quân tinh nhuệ được huấn luyện kỹ càng. Long vệ quân, Túc vệ quân, Cấm vệ quân đều được huy động tối đa để bảo vệ hoàng cung.

Đại quân xuất phát rời khỏi hoàng thành, Kim Vãng Tích và Kim Thiên Phúc đứng trên Đông môn nhìn xuống.

“Hoàng huynh cũng đến đây ư?” Chẳng phải Kim Thiên Phúc ít khi ra khỏi phủ hay sao? Vết thương trên người đã lành rồi?

“Các huynh đệ mỗi người một tay giúp phụ hoàng san sẻ lo âu, còn hoàng huynh chẳng thể làm gì ngoài ngâm mấy bài thơ. Kim gia chúng ta giành được thiên hạ trên lưng ngựa, muốn trở thành hoàng đế phải thân chinh chém tướng giặc.” Kim Thiên Phúc phe phẩy cái quạt trắng trong tay thở dài.

Gió cuối thu thổi qua làm hoàng y trên cổng Đông môn bay theo gió, Kim Vãng Tích quay lại nhìn thấy Lý Thiệu Văn đang mặc quan phục chỉnh tề đi tới “Tử nhi, trên này gió lạnh, muội không nên ở đây.”


Từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ Kim Vãng Tích được nhìn thấy đại quân hùng dũng như thế “Thiệu Văn ca ca, muội chỉ đứng đây nhìn một chút.”

Dáng vẻ thư sinh của Lý Thiệu Văn mỉm cười nhìn Kim Vãng Tích “Muội vẫn hiếu kỳ như trước.”

Thừa Chính điện – Đại Nội – Hoàng cung Bắc Định quốc

Ngày 7 tháng 10 năm Khai Nguyên thứ 22, Đại quân từ Hoàng thành xuất phát tiến tới biến giới.

Ngày 13 tháng 10 năm Khai Nguyên thứ 22, thành Hoà châu đại quân tách thành hai hướng, Bảo Triều quốc phía đông đột ngột đánh chiếm hai thành biên giới, phía tây đại quân Đại Triều đang chống chọi dữ dội với quân của Vũ thượng tướng quân. Khang vương liền lệnh cho Triệu Tây vương nhanh chóng dẫn 20 nghìn quân đến hướng đông để ngăn chặn quân Bảo Triều quốc.

Ngày 26 tháng 10 năm Khai Nguyên thứ 22, Khang vương Kim Thiên Từ cưỡi Huyết Huyền mã dẫn đầu đội kỵ binh dùng kế điệu hổ ly sơn dụ quân Đại Triều chiếm lại được một thành. Vũ thượng tướng quân tuổi đã cao nhưng vẫn trực tiếp dẫn quân tiến đến đánh ngược lại thành của địch, trong lần công thành này, Vũ thượng tướng quân đã thương nặng, mọi sự ở biên giới đều giao lại cho Khang vương Kim Thiên Từ. Triệu Tây vương Kim Thiên Nam cùng các tướng lĩnh khác ngăn chặn được hướng tấn công của địch, biên cương phía đông tạm ổn định, quân Bảo Triều quốc rơi vào thế phòng bị.


Ngày 28 tháng 10 năm Khai Nguyên thứ 22, Hoàng đế Tây Vệ quốc lo sợ không cho Bắc Định quốc mượn quân như lời hứa, Khâm Định hoàng đế vội cho Lý Thiệu Văn làm mật sứ đến Tây Vệ quốc, Kim Thiên Phúc cũng cải trang đi theo đoàn sứ thần nhưng vẫn chưa thuyết phục được. Hoàng đế Tây Vệ quốc đột nhiên lập mặt khiến Khâm Định hoàng đế không kịp trở tay bắt buộc phải cử thêm quân cứu viện và lương thảo đứng đầu là Phó tướng quân tới chiến trường nhưng khi tiến qua danh giới Hoà châu, toàn bộ quân cứu viện đều bị chặn đứng, Phó tướng quân quyết chiến cho tới hơi thở cuối cùng. Thành Hoà châu nguy hiểm cận kề, không còn cách nào khác, Khâm Định hoàng đế phải cử thêm quân dưới sự chỉ huy của Đinh thiếu tướng quân Đinh Thất, trưởng tử của Đinh tướng quân tới tình hình mới tạm ổn định, quân Đại Triều biết đã đi quá xa vào lãnh thổ Bắc Định nên ra lệnh rút quân. Nội gián mà Khâm Định hoàng đế gài vào triều đình Đại Triều tại sao không có bất cứ thông tin gì?

Ngày 22 tháng 11 năm Khai Nguyên thứ 22, quân Bắc Định lại mất thêm một thành trì biên giới. Khâm Định hoàng đế bèn đưa ra một hạ sách, cống tiến công chúa cho hoàng đế Đại Triều, người được chọn chính là thứ nữ của An Viễn vương, quận chúa được phong làm Hỷ Tường công chúa, An Viễn vương không khỏi đau lòng khi nữ nhi của mình mới mười sáu tuổi đã phải đến nơi lạnh giá đó chịu khổ cực. Ngày đoàn người khởi hành từ Hoài châu, Hỷ Tường công chúa đã bỏ trốn, An Viễn vương cho người đuổi theo, Hỷ Tường công chúa bức quá nhảy xuống khe núi tự vẫn, bóng hồng y phai tàn trong gió rơi xuống vực thẳm sâu hút. Tin tức truyền về tới hoàng cung, Khâm Định hoàng đế bệnh tình tái phát cũng không muốn trở về Tiền Minh điện nghỉ ngơi, nhiều ngày nay Ngô thái y đã luôn canh trừng bên ngoài Thừa Huy điện.

Ngày 9 tháng 12 năm Khai Nguyên thứ 22, Ninh đại tướng quân Ninh Kiệt dẫn theo đại quân đánh chiếm thành Vệ An của quân Bắc Định, Khang vương ra lệnh toàn quân phá vòng vây xông ra nhưng quân Bắc Định từ lâu đã mệt mỏi, lương thảo thiếu thốn bị cô lập trong thành.

Trước thế mạnh lớn của đại quân Đại Triều, Vũ thượng tướng quân rút về thành Kiên Hoà để dựa vào địa thế núi cao hiểm trở ngăn chặn sự tấn công, làm chỗ dựa chống lại địch sau này, ngoài ra cũng liên tục hạ lệnh phòng thủ các thành trì còn lại. Ninh Kiệt hạ lệnh cho năm nghìn quân đuổi theo, bố trí lực lượng tập kích quân Bắc Định dọc theo đường rút lui. Quân Đại Triều thẳng tay chém giết, cướp được cướp bóc lương thảo của dân chúng.

Vũ thượng tướng quân thương thế vẫn còn nhưng đã có thể dẫn binh xuất trận, Ninh Kiệt đánh thành lâu ngày không hạ được nên tức giận, bí mật rút vớt quân tiến đánh về hướng thành Vệ An chính bởi Vũ thượng tướng quân tiếng tăm lừng lẫy, thành Kiên Hoà khó mà công. Nhìn từ bên ngoài quân Đại Triều thấy Vũ thượng tướng quân cho rút quân nhất định có mưu kế nhưng thật sự tướng dưới trướng của Vũ thượng tướng quân chỉ còn một nửa, tổn thất hàng nghìn quân lính.

Ở thành Vệ An đang chịu sự bao vây từ ba phía, phía còn lại không thể rút quân, Khang vương Kim Thiên Từ lệnh cho Trần tướng quân mở đường ra đánh như vô ích bởi lúc này Ninh Kiệt đã dẫn đại quân chờ sẵn bên ngoài thành. Dân chúng trong thành sợ hãi vô cùng lén bỏ trốn khỏi thành đều bị quân Đại Triều giết chết tại chỗ. Ban đêm Khang vương lệnh cho một số binh sĩ lén rời khỏi thành sau đó tới doanh trại địch do thám. Người tên Ninh Kiệt này lúc nào cũng đeo mặt lạ khiến Kim Thiên Từ nghi ngờ. Ninh gia tướng chẳng phải chỉ còn một mình Ninh Kỳ Phiêu hay sao? Bây giờ từ đây sinh ra một tên Ninh Kiệt? Đều nói Đại nguyên soái ở đâu thì phải tấn công được nơi đó nhưng Ninh Kiệt lại bỏ thành Kiên Hoà tới thành Vệ An mục đích là để bắt sống Khang vương Kim Thiên Từ uy hiếp triều đinh Bắc Định quốc đầu hàng?


Đêm đến đại bàng bay một vòng lớn trên thành, truyền tin tức về thành Kiên Hoà, Kim Thiên Từ đang chờ, chờ cơ hội để phản công.

Ngày 14 tháng 12 năm Khai Nguyên thứ 22, quân Đại Triều thua trận liền rút quân nhưng Triệu Tây vương biết chắc, việc cùng lúc chia thành hai chiến trường đông tây chính là khiến quân Bắc Định hỗn loạn, bây giờ phía đông quân Đại Triều đã giành được thế có lợi, quân Bảo triều lập tức rút binh. Triệu Tây vương Kim Thiên Nam giữ lại một nửa quân tại biên giới còn lại rút xuống phía nam. Như đã dự tính từ trước, Bảo Triều quốc rất giỏi thuỷ binh, bộ binh có thể thua nhưng thuỷ binh thì không thể, do vậy Triệu Tây vương đã cho mai phục sẵn trên dòng sông phía bên giới. Đến đêm khi các thuyền chiến của quân Bảo Triều đang lững lờ giữa sông, Triệu Tây vương cho chọn nhiều chiếc thuyền nhỏ, mỗi thuyền vài người lính thiện xạ tới gần thuyền quân địch, dùng tên lửa thiêu đốt cánh buồm. Thuyền chiến bị cháy, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, tàn quân nhảy xuống sông bơi vào bờ nằm gọn trong cái lưới đã phục sẵn của Kim Thiên Nam. Quân Kim Thiên Nam bắt sống được một tướng lĩnh của quân Bảo Triều nhưng hắn đã tự sát ngay sau đó, quyết không để lộ bất cứ thông tin.

Ngày 17 tháng 12, tuyết rơi ở biên cương, sau một tháng bị vây chặt trong thành, lòng quân đã diệu dã.

Khang vương Kim Thiên Từ ngồi trong doanh trại, đôi mắt phượng kia lạnh lùng chờ đợi, đội kỵ binh chỉ có thể sử dụng trong trường hợp hai bên cân sức nhưng hiện tại quân đội bị chia làm hai hướng, Ninh Kiệt đã bỏ lại thành Kiên Hoà để cắm lều cho đại quân nghỉ ngơi ngay trước cổng thành, chi viện của Phó tướng quân đã biệt diệt hoàn toàn, lương thực cạn kiệt, triều đình không thể cử thêm được binh mã, trong triều Vệ thái uý nắm binh quyền là một kẻ nịnh bợ nhát gan hoàn toàn không thể dẫn quân ra trận. Tình hình hiện tại chỉ có thể dùng kế. Thành Vệ An bị cô lập hoàn toàn, chiến trường phía đông bị thiệt hại không ít người. Thành Hoà châu là trọng yếu của triều đình lại là cố đô không thể để mất nhưng có trưởng tử của Đinh tướng quân thủ vệ Kim Thiên Từ cũng tạm yên tâm được vài phần.

Dưới trướng của Kim Thiên Từ có vài tướng tài nhưng đã chết mất 3 người, nếu quân Đại Triều lập tức xông vào thì thành không thể chống nổi. Ninh Kiệt là một kẻ thông minh, Kim Thiên Từ đoán được âm mưu giưỡng võ giương oai khiến lòng quân bất an, không có lương thực, sớm muộn quân trong thành tê liệt ý chí kháng cự, quân Đại Triều không bị tổn thất.

Đúng lúc này chiến thư từ Ninh Kiệt được gửi đến yêu cầu Khang vương Kim Thiên Từ chịu trói mở cửa thành quy hàng. Kim Thiên Từ cười, ánh mắt chim ưng sắc bén nhìn vào bản đồ, còn hai cơ hội nữa để Kim Thiên Từ lật ngược thế cờ, một là Tây An hoàn toàn nằm dưới sự điều khiển của quân Bắc Định, hai là Tây Vệ quốc đồng ý cho mượn viện quân.

Kim Thiên Từ sớm đã nhận ra rằng quân Đại Triều tuy mạnh nhưng sự sắp xếp binh có nhiều kẻ hở, có thể công phá nhưng phải tập trung lại lực lực của cả hai thành. 5000 kị binh Kim Thiên Từ mang vẫn chưa dùng tới, còn cần chờ thời cơ thích hợp để mở đường tiến quân ra khỏi thành. Kế sách của Kim Thiên Từ chính là để địch thêm phần kiêu ngạo, mất sự phòng bị và cảnh giác. Thủ hạ của Kim Thiên Từ chỉ có 500 người nhưng tất cả đều vô cùng tinh nhuệ, ban đêm lần lượt cải trang thành quân Đại Triều đột kích bên ngoài thành để chặn đường liên lạc, lấy trộm thư tín của các tướng lĩnh sau đó sẽ giả dạng nét chữ khiến Ninh Kiệt nghi ngờ các tướng lĩnh của mình. Dưới trướng của Ninh Kiệt có một vị tướng quân họ Bùi tài giỏi xuất chúng, đêm Kim Thiên Từ cho thủ hạ cải trang thành Bùi tướng quân đi tới ven sông giả bộ đưa thư tín cho quân Bắc Định, Ninh Kiệt rất nhanh biết được tin lập tức giết chết Bùi tướng quân và hai người con trai khiến lòng quân lung lanh.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.