Đọc truyện Phương Đông Lướt Ngoài Cửa Sổ – Chương 33: ngoại truyện (P.2)
Thay vì giết ai hoặc đe dọa làmviệc đó, tôi ngồi trong phòng viết như điên, lạm dụng cái máy đánh chữ, cố gắngđắm chìm vào cái hài hước và lạ lẫm của những quyển sách. Tôi nảy ra một hạsách về hầu hết các chuyến đi để viết. Tôi muốn đưa vào tất cả mọi thứ tôi thấythiếu ở những quyển sách khác – các cuộc hội thoại, nhân vật, sự thiếu thốn –và nhìn chung bỏ qua các bảo tàng, nhà thờ, thắng cảnh. Mặc dù một phần đã đượcthêm vào, tôi lại che đậy mọi thứ về cơn bão trong nhà tôi. Tôi viết sách hài hướcvà giống những quyển sách hài hước khác được viết trong cơn đau đớn cực độ phảichịu đựng, với niềm ân hận rằng để có được chuyến đi, tôi đánh mất những điềumà tôi trân trọng nhất: các con, người vợ và gia đình hạnh phúc của tôi.
Quyển sách thành công. Tôi thoát khỏi cơnác mộng của mình bằng cách lao động nhiều hơn – một ý tưởng đã nảy ra trongchuyến đi cho cuốn tiểu thuyết mới. Dĩ nhiên vài thứ đã mất đi: lòng chungthủy, tình yêu, lòng tin và niềm tin vào tương lai. Sau chuyến đi, khi quay về,tôi trở thành một người ngoài cuộc, một bóng ma, với cái mũi đang ấn vào cửasổ. Tôi đã hiểu thế nào là giống như đã chết: người ta có thể nhớ anh, nhưngcuộc sống của họ vẫn tiếp tục mà không cần có anh. Những người mới nhảy vào vịtrí của anh. Chúng ngồi trên cái ghế ưa thích của anh và nâng niu các con anhtrên đùi, khuyên nhủ và day cằm bọn trẻ; họ ngủ trên giường của anh, nhìn vàocác bức vẽ của anh, đọc sách của anh, tán tỉnh cô vú em Đan Mạch; và khi họ hạthấp giá trị của anh xuống thành kẻ nô lệ siêng năng quá mức, họ sẽ tiêu tiềncủa anh. Trong phần lớn thời gian, cái chết của anh bị lãng quên. “Có thể đó làvì điều tốt nhất,” người ta nói, cố gắng không sa vào bệnh hoạn.
Một vài sự phản bội có thể tha thứ được,nhưng từ đó có những điều khác không bao giờ khôi phục được. Nhiều năm sau, khicác con tôi không ở nhà nữa, tôi rời khỏi cuộc sống đó, cuộc hôn nhân đó, đấtnước đó. Tôi bắt đầu cuộc sống mới ở một nơi khác.
Bây giờ, sau ba mươi ba năm, tôi quay trởlại London. Đốivới nỗi đau của mình, việc thực hiện chuyến đi tương tự lần nữa đã khiến tôihồi tưởng lại rất nhiều nỗi đau mà tôi nghĩ đã quên.
Không gì phù hợp ột chuyến khởi hànhquan trọng hơn là thời tiết xấu. Nó cũng phù hợp với cảm xúc của tôi, cơn mưasáng hôm đó ở London, bầu trời thấp màu nâu lất phất mưa phùn, làm tối thànhphố bằng đá cổ kính lỗ chỗ mà vì thế, mưa rơi xuống như một gánh nặng – mọingười lom khom, đầu cúi xuống, mắt nhìn xuống, nghĩ ngợi. Giao thông ồn ào hơn,những bánh lốp nặng trịch vút đi trên những con phố ướt nhẹp. Tại ga Waterloo, tôitìm đúng sân ga cho chuyến tàu Ngôi Sao châu Âu, chuyến lúc 12 giờ 9 phút điParis.
Thậm chí tại Waterloo,những ký ức của tôi về Londonxưa kia vẫn gần như nguyên vẹn. Những điều không thay đổi về người London, cungcách đi nhanh và những phản ứng cố định của họ, không ai vẫy mũ trong cơn mưa dùvài người mang dù – tất cả chúng tôi, kể cả tiếng huyên náo vui vẻ, lướt quamột người đàn bà còn trẻ gầy gò quấn trong một cái chăn bông bẩn thỉu, ngồi ănxin trên sàn nhà ướt át, dưới chân mấy bậc thang kim loại của nhà ga.
Và sau đó có thể tưởng tượng ra chuyến điquốc tế đơn giản nhất: một lần kiểm tra an ninh nhanh gọn, thủ tục nhập cảnhcủa Pháp, đi lên thang máy để đợi tàu, nửa ngày trống rỗng trong một ngày ướtát đầu tháng Ba. Năm 1973, tôi đã đi từ ga Victoria vào buổi sáng, ra bờ biểnFolkstone, lên phà, đi qua eo biển Anh, lên một chuyến tàu khác tại Calais vàđến Paris lúc nửa đêm.
Đó là trước khi đường hầm được xây dựngdưới lòng eo biển. Nó đã tiêu tốn hai mươi tỷ đô la và mất mười lăm năm, ngườita chỉ trích dự án này là ném tiền qua cửa sổ. Mặc dù tàu hỏa đã chạy qua hầmtừ mười hai năm trước, tôi chưa lần nào đi nó. Không để ý đến chi phí, chuyếntàu đi xuyên eo biển là một điều tuyệt vời. Tôi nhấm nháp sự lười nhác yên ổn củamột lữ khách bằng cách đi bộ ra nhà ga và ngồi đó tại London, đọc một cuốnsách, và vài giờ sau đứng dậy đi tới Paris mà không rời khỏi lòng đất. Và tôidự định đi tới Trung Á bằng cách tương tự, đi đường bộ tới Ấn Độ, chỉ ngồi vàngáp cạnh cửa sổ.
Lúc này, tôi không được cấp visa vào Iran,mà thường dân đang bị bắt cóc và bắn chết ở Afghanistan, nhưng khi nghiên cứubản đồ, tôi tìm ra những con đường và tuyến đường sắt khác – qua Thổ Nhĩ Kỳ vàGrudia rồi đi vào các quốc gia Hồi giáo. Đầu tiên là Azerbaijan, sau đó đi phàqua biển Caspian, rồi đi tàu đến Turkmenistan, chạy qua thành phố cổ Merv nơicó một ga tàu hỏa, tới bờ của con sông Amu Darya – trên thực tế là Oxiana – vàcó nhiều chuyến tàu tới Bukhara, Samarkand và Tashkent, ở Uzbekistan, trong khuvực bao phủ của đường sắt Punjab.
Sau đó, tôi có thể đi theo hành trình cũqua Ấn Độ tới Ceylonvà tới Miến Điện. Nhưng thật sai lầm khi dự đoán trước quá nhiều thứ và quá sớmtrong chuyến đi, dù sao, ở đây tôi mới đi khỏi Waterloo vài phút, đang ở trênđường ray chuyển làn sáng bóng vì cơn mưa như trút tại trạm trung chuyểnClapham, tôi nghĩ: tôi đã từng ở đây. Trên đường đi qua phía Nam London, khuônmặt hoảng sợ của tôi in trên cửa sổ, cuộc sống trước đây của tôi, một người ởLondon, bắt đầu trôi qua mắt tôi.
Quang cảnh của những năm bảy mươi, dọc theocon đường này, qua Vauxhall và rẽ tại đường Queenstown, đi qua đường ClaphamHigh và Brixton rồi đi qua Clodharbour Lane, một cái tên làm tôi ớn lạnh. Ở đâyvào năm 1978, đã nổ ra một cuộc nổi loạn liên quan tới chủng tộc tại khuBattersea Rise, gần cửa hàng Chiesman (“thành lập năm 1895”), nơi cácnhân viên rụt rè tới hỏi, “Anh có được phục vụ không?” Tôi mua cái máy thu hìnhmàu đầu tiên ở đó, gần con phố trên Lavender Hill nơi Sarah Ferguson, sau nàytrở thành nữ Công tước vùng York, từng sống; vào ngày hôn sự của bà và Hoàng tửAndrew được công bố, bà giúp việc nhà tôi, đang cầm một cái giẻ và thùng nướclau sàn, cười khẩy nói, “Cô này thuộc tầng lớp cặn bã.”
Chúng tôi đang đi trên đường tàu hỏa nằmsâu dưới đất, ngày càng xa khỏi trạm trung chuyển Clapham và từ trên tàu, tôithoáng nhìn thấy một rạp chiếu phim mình từng đến xem cho đến khi nó biến thànhchỗ đánh bạc, cái nhà thờ đã biến thành trung tâm chăm sóc trẻ con và trườngcấp một Alfarthing tọa lạc bên kia khu vực công cộng, nơi các con tôi, mặt đều xanhxám, đi chân trần, được cô Quarmby dạy hát. Có những con phố tôi biết rõ: trênmột con phố tôi mất xe đạp, trên con phố khác xe ô tô của tôi bị hỏng; phố tôiđã từng mua hoa quả thịt thà; gái điếm, người bán hoa, cửa hàng bán hoa quả củangười Tàu; tòa soạn báo, một người Ấn Độ ở Mwanza thích nói tiếng Swahili vớitôi bởi anh ta nhớ vùng bờ hồ Victoria; quán Fishmonger’ Arms – được gọi làFish – một quán rượu Ireland nơi những người tị nạn Ulster chửi thề tục tĩu bấtcứ khi nào họ thấy Thái tử Charles trên máy thu hình và cười giống như trẻ convào cái ngày Huân tước Mountbatten bị IRA đặt bom giết chết, và là nơi vào mọibuổi tối, tôi uống một panh rượu Guinness, đọc tờ Evening Standard. Khu vực nàythật đặc biệt.
Với bối cảnh như thế, tôi quả thực đã cócuộc sống kiểu Londoncủa mình. Trong những ngày đó, tôi cầu trời mưa, vì như vậy mới giữ chân tôi ởnhà – viết về thời tiết. Những gì tôi nhìn thấy hôm nay thật thân quen, nhưngkhông lặp lại – công thức quen thuộc ột giấc mơ. Tôi nhìn gần hơn. Cây cốitrơ trụi lá dưới những đám mây xám tan tác, đa số các tòa nhà không thay đổigì, nhưng trước đây Londontrẻ trung hơn, thịnh vượng hơn. Khi tôi mới dọn đến đây, khu phố này bị bỏhoang đến một nửa – những ngôi nhà trống trải, những ngôi nhà bị chiếm dụng bấthợp pháp, những ngôi nhà chậm trả tiền thuê – giờ trở nên sang trọng. Cửa hàngtạp phẩm của người Hoa đã trở thành tiệm rượu, và một quán bar đã trở thành hộpđêm, một cửa hàng bán đồ ăn nhanh gồm cá tẩm bột chiên và khoai tây chiên giờlà một quán sushi.
Nhưng điều tuyệt vời là tôi đã lướt nhanhqua khu phía Nam London một cách hiệu quả đến vậy, tôi đã hơi phung phí nỗi đaunội tâm khi soi lại quá khứ. Tôi đang lướt qua các đường ngầm và cầu vượt,đường ray xuyên núi, nhìn sang trái, sang phải để ngắm quang cảnh trong ký ứccủa mình và vui vẻ đi tiếp, tới những nơi khác, mà chẳng bận lòng chút nào vềthứ ký ức mơ hồ. Đừng đắm chìm vào đó, đó là câu nói của người Anh thể hiện sự cămghét lời than phiền. Không được càu nhàu. Đừng ủ ê nữa. Chuyện đó có thể khôngbao giờ xảy ra.
Tôi yêu tốc độ của con tàu này, nó khôngdừng lại bất kỳ đâu, chỉ thẳng tiến ra bờ biển, đi qua Penge, Beckenham,Bromley – nằm ở bên rìa bản đồ London và những ngôi nhà chòi cũ trông kỳ cụckhiến tôi liên tưởng đến những tiểu thuyết nói về vùng ngoại ô, những câuchuyện nhiều nút thắt, diễn tiến chậm rãi và những gia đình lo lắng, đặc biệtlà Kipps và Mr Beluncle (Ông Belunch) của các nhà văn quê Bromley làH. G. Wells và V. S. Princhett, họ đã trốn đi và sống sót để viết về quê mình.
Trên kệ sách văn học đáng tự hào của Anhcó đề cập đến những gì chúng ta nhìn thấy qua ô cửa của tàu hoả, những bài thơvới những câu nổi lên: “Ôi, người đàn bà da trắng to béo chẳng được ai yêuthương” và “Vâng, tôi nhớ Adlestrop”, rồi những đoàn tàu lao lên rồi trượtxuống trong những trang sách của P. G. Wodehouse và Agatha Christie. Nhưng vớitôi đoạn mô tả thành công nhất, diễn đạt trọn vẹn những trải nghiệm của đườngsắt Anh là của Madox Ford trong tác phẩm lấy cảm hứng từ thành phố này, cuốnsách thành công đầu tiên của ông – The soul of London(Tâm hồn London),xuất bản một trăm năm trước. Nhìn ra ngoài ô cửa sổ của toa tàu, Ford nói vềcảm giác tĩnh lặng khi ngồi trong một đoàn tàu nhìn ra thế giới náo nhiệt (nhưngkhông nghe thấy tiếng động) ở bên ngoài, điều ấy khiến ta thấy u hoài.“Người ta ngồi sau tấm kính, như thể đang nhìn vào một bảo tàng tĩnh lặng;người ta không thể nghe thấy tiếng rú rít ngoài phố, không tiếng kêu gào củatrẻ con.” Từ London cho đến Tokyo,tôi vẫn thấy những gì ông mô tả thật đúng: “Người ta cũng nhìn thấy có quánhiều mảnh vụn nhỏ nhặt của cuộc sống dang dở.”
Ông ghi lại hình ảnh một chiếc xe buýt gầnnhà thờ, một đứa trẻ rách rưới, một viên cảnh sát trong bộ đồng phục màu xanh.Tôi đã thấy một người đàn ông đi xe đạp, một người phụ nữ bước xuống từ xebuýt, mấy cậu học sinh đang đá bóng, một người mẹ trẻ đẩy xe nôi. Và đây làkhung cảnh ở vườn sau của London, một người đàn ông đang đào đất, một phụ nữđang phơi đồ, một công nhân – hay là một tên trộm? – đang dựa thang vào cửa sổ.Và “một loạt sự việc nhỏ nhặt liên tiếp diễn ra trước mặt ta, ta chẳng bao giờxem được hết, khiến việc nhìn ra ngoài cửa sổ tàu đem lại một cảm giác xúc độngvà không được thỏa mãn. Cũng như cảm giác ăn sâu vào bản chất con người khi thathiết muốn có một cái kết ỗi câu chuyện.”
“Những mảnh vụn nhỏ nhặt của cuộc sốngdang dở” – điều mà người đi du lịch thường thấy – khơi nguồn cảm xúc và thơ ca,cũng như cảm giác phát điên khi bị là người ngoài cuộc, nhảy sang những kếtluận, khái quát hóa, sáng tạo hoặc tái tạo nhiều nơi chốn từ những cái nhìn vuvơ. Chỉ mất hai mươi phút để đi từ khu Waterloobám đầy bồ hóng sang bên kia, khu nông trang Kent thoáng đãng, nhiều cánh đồngđã được cày bừa, đang đợt gieo hạt trong tuần đầu tiên của tháng Ba.
“Ngài có dùng rượu vang cho bữa trưakhông?”
Một phụ nữ trong bộ đồng phục xanh mangcho tôi chai Les Jamelles Chardonnay Vin de Pays d’Oc 2004, được ca ngợi trongthực đơn là “phảng phất hương vani tinh tế từ cây sồi và kết thúc với vị bơ.”
Sau đó là khay đồ ăn trưa: patê gà với cảixanh, tương cà chua, món chính là một lát phi lê cá hồi rắc ít tiêu, và mộtviên kem sô cô la tráng miệng. Chuyến đi như thế này, ít nhất về hình thức, làcả một thế giới rất khác với phiên chợ đường sắt Phương Đông, hành trình từ rấtlâu rồi, đi đến Folkestone, sau đó dừng lại ở đường ray phà, cảm thấy tội lỗivà bối rối, ăn một chiếc bánh thịt lợn lạnh ngắt.
Đường hầm đúng là một phép mầu trong haimươi phút, như một lỗ hang thỏ dài vô tận, đưa tôi đi từ ký ức nước Anh, vượtqua đường ngầm dưới kênh đào để đến Pháp, tại đây tôi chỉ nhớ lại láng máng vàhời hợt về cảm giác thích thú và hiểu lầm, về chuyện ăn uống, ngắm nhìn nhữngbức tranh hoặc nghe mấy chuyện kỳ quặc, ví dụ như chuyện một thiếu nữ Pháp trẻđẹp, nói với tôi rằng “Tôi sẽ gặp người tình vị hôn phu của tôi tối nay. Tôi địnhlà chúng tôi sẽ làm tình với nhau. Tôi thích những phụ nữ ngu ngốc.” Và sau đócô ta nói: “Ông đang cười. Mấy người Mỹ các ông!”
Sau khi đi qua đường hầm, mưa bắt đầu rơitừ bầu trời nước Pháp xuống những mái nhà nghiêng nghiêng và những chiếc ô tônhỏ xíu đang lái theo lề bên phải, nhưng ngoài chuyện đó ra, nó cũng giống khuKent: cũng những ngọn đồi nhẵn nhụi và cao nguyên đá vôi, cũng không gian mờsương, những khu nhà kho, những nhà xưởng và nhà phụ công nghiệp thấp tè, nhữngdãy cây dương trần trụi trong một buổi chiều mù sương.
Chuyến tàu thật nhanh, khoảng cách giữaAnh và Pháp thật gần, thật khó mà nghĩ rằng Pháp là một đất nước hoàn toàn khácbiệt, với những món ăn, các vụ xì căng đan, ngôn ngữ, tôn giáo và những vấn đềnan giải riêng. Các thanh niên đạo Hồi điên cuồng đốt xe hơi là một trong nhữngvấn đề hiện nay; chỉ có một người chết nhưng rất nhiều xe Renaults bị cháy.
Tại sao văn hóa đi mô tô trên xa lộ ở châuÂu lại ảm đạm hơn bất cứ nơi nào ở Mỹ? Có lẽ vì như thế sẽ giống bắt chước vàtrông nhàm chán, không có phong cách, và không phù hợp, người châu Âu không thểhợp khi đội một chiếc mũ của dân bóng chày. Trong khi đó các nhà ga và khu côngnghiệp lại rất hợp với hình ảnh ảm đạm nhàm chán của kiến trúc Mỹ, trông ngang bướng,trái ngược với phong cảnh kiểu Pháp với những đường xoắn ốc kiểu gothic vànhững biệt thự gỗ kiểu Trung cổ ở phía xa xa, giống như sự chà đạp lên giá trịcũ, những ngôi làng chen chúc cùng những cánh đồng đã cày xới, bãi cỏ bị nhữngcon đường xấu xí và hàng rào cũ nát cắt ngang.
Vì cái mà Freud gọi là “sự tự say mê nhữngkhác biệt tiểu tiết,” tất cả những chiến trường rộng lớn, những chiến trường từthời cổ đại đã là quang cảnh của những đội quân hiếu chiến, một ví dụ đẫm máucủa nền văn minh và nỗi bất mãn của nó. Nhưng dù người ta nói gì đi nữa, tuyếnđường xe lửa vẫn là một thực tế, nơi đã từng chìm trong máu và dày đặc những hốhuyệt của lính chết trận – hàng triệu người – giờ đây đã bình yên trong suốtnửa thế kỷ qua, có lẽ đây là giai đoạn hòa bình dài nhất.
Chúng tôi đi qua một con sông có cái tênbi kịch. Một ngày tháng Bảy chín mươi năm về trước, đây là nơi cơn mưa nhẹ đãrơi xuống những đồng cỏ tuyệt đẹp, những dãy đồi thấp, những ngôi nhà cấu trúcxoắn ốc ở thành phố Amien, một bên là đoàn tàu và bên kia là thị trấn Peronne,thung lũng của con sông Somme, đã trở thành sân khấu của một tai họa kinh hoàng.Trong ngày đầu tiên của cuộc chiến, sáu mươi nghìn lính Anh đã bị giết, họ dichuyển chậm chạp, nặng nề vì phải vác trên lưng ba lô nặng hơn ba chục ki lôgam. Họ tiến vào họng súng máy của Đức, ngày hôm đó ghi nhận số quân lính chếtnhiều nhất trong lịch sử nước Anh. Bốn tháng ròng cuộc chiến trong biển máu,trận đầu tiên ở Somme kết thúc vào tháng Mườimột năm 1916, hơn một triệu quân bị giết – quân Anh: 420.000; Pháp: 194.000;Đức: 440.000. Và chẳng vì lý do gì cả. Chẳng thu lại được gì, chẳng có đất đai,cũng chẳng có lợi thế quân sự, cũng chẳng rút ra bài học gì trong cuộc chiến vônghĩa này, và hai mươi nhăm năm sau đó – trong chính thời gian cuộc đời tôi –cũng những quân đội đó lại đến đây và chiến đấu trên chiến trường xưa. Tất cảđều là những nước thực dân quyền lực, đã xâm chiếm nhiều miền đất rộng lớn ởchâu Phi và châu Á để lấy vàng và kim cương, và dạy cho người dân nơi đó bàihọc về văn minh.
Màu sắc và quần áo của những người đi bộtrên các con phố gần Paris phản ảnh lịch sử thựcdân của Pháp – người Phi, Tây Ấn, Angeri, Việt Nam. Họ đang đá bóng trong mưa. Họlà những người mua sắm trong các khu chợ ngoài phố, cư dân trong các căn hộ củanhững tòa nhà ảm đạm, các quán rượu ven Parisnơi tàu tốc hành Ngôi Sao châu Âu đi ngang qua. Chúng tôi tiến vào thành phốbằng đá giống miếng pho mát thơm ngon với mặt ngoài thủng lỗ chỗ và những đại lộlớn. London nóichung là thành phố của những mái nhà thấp nơi các gia đình riêng ở – nhà máibằng, nhà tranh, nhà thành phố, nhà ổ chuột, nhà chòi, biệt thự liền vách. CònParis là thành phố của những chung cư theo kiểu Rococo[3], các ban công trònđua ra, không thấy có ngôi nhà riêng nào.
[3] Giai đoạn cuối cùng trong thời kỳ kiếntrúc Baroque, đặc trưng bởi nghệ thuật trang trí nội thất theo phong cách lãngmạn, hoa văn với các gam màu nhạt.
Với chiếc túi nhỏ và một va li, tôi trôngđơn giản quá khiến mấy anh bốc dỡ hành lý ở ga Nord lờ tôi đi. Tôi đi qua nhàga, đến cổng vào phía trước, ngập trong dòng ánh sáng phát ra từ mặt tiền gavới những bức tượng kiểu cổ điển tượng trưng cho các thành phố và thị trấn lớnở Pháp. Các bức tượng được tạc vào đầu những năm sáu mươi của thế kỷ 19 (mộttấm biển có ghi) là “những tên tuổi vĩ đại nhất trong Đế chế thứ Hai.”
Đường phố dày đặc những chiếc ô tô khôngnhúc nhích và tiếng còi xe inh ỏi lẫn tiếng hò hét giận dữ. Tôi hỏi một ngườiđàn ông đang mỉm cười rằng có chuyện gì thế.
“Một cuộc biểu tình,” ông đáp.
“Sao lại là hôm nay?”
Ông ta nhún vai. “Vì hôm nay là thứ Ba.”Cứ vào thứ Ba là có một cuộc biểu tình lớn và ồn ào ở Paris. Nhưng với quy mô của nó và sự đập phánhư thế này, thì đấy phải gọi là Ngày thứ Ba Đen Tối.