Đọc truyện Phù Vân Hoa – Chương 23: Phượng cầu Hoàng
Bầu trời đêm đó không hề có ánh trăng, chỉ là một màu đen đặc quánh kì dị.
Thế giới như cái vũng hỗn độn của vạn vạn âm thanh, vạn vạn hình ảnh. Có màu mây trắng tinh khôi và màu giông tố đen khịt, có tiếng cười dễ nghe của một cô gái và tiếng cười rùng rợn vọng lên từ lòng đất, có hoa cỏ
um tùm và những cánh đồng chất đầy xương khô…
Hắn không biết mình là ai, từ đâu đến và đang làm gì. Chỉ muốn chạy về phía trước, chạy thật nhanh,chạy thật xa, để tất cả không thể quấy rầy, để
cơn choáng váng này mau dịu đi bớt. Hắn nghe tiếng nói của hai nữ nhân,
một giọng khe khẽ dịu dàng, một giọng lanh lảnh vui tươi
“Bảo nhi, Bảo nhi… bắt được con gà rồi, hôm nay sẽ có đùi gà quay hahaha…”
“Bảo Bảo ngoan nào, đừng đạp mẹ đau…”
“Bảo nhi, sư phụ đem ngươi đi Hoa Đông, tối nay chúng ta làm một phi vụ trộm cắp!”
“Bảo Bảo có nhìn thấy hoàng hôn không? Lâu quá rồi mới lại có mặt trời…”
Tiếng này chen tiếng kia, lúc xa lúc gần, lúc to lúc nhỏ…
Lại nghe thêm những giọng nói của nam nhân
“Tam đệ, chúng ta lại gặp nhau rồi…”
“Tam đệ, ca ca xin lỗi…”
“Tam điện hạ, cuối cùng cũng đợi được ngài rồi!”
“Ôi chao, đây là nơi nào, sao lại lạnh như vậy?”
“Tam đệ, ra ngoài thôi, ca ca đưa ngươi đến Minh giới… ở đó sẽ không lạnh nữa!”
“Tam đệ, ta chờ đệ lâu quá, cứ tưởng lạc mất rồi chứ!”
…
Ồn ào quá, đau đầu quá, làm ơn im hết đi!
Khi thế giới rơi vào tĩnh lặng, chỉ còn duy nhất một giọng nói
“Bảo Bảo, ở đây tuy lạnh nhưng con sẽ an toàn, hãy ngoan ngoãn đợi phụ thân trở về, có được không?”
“Bảo Bảo, cha nhất định sẽ tìm được mẹ con! Cũng sẽ đưa con ra ngoài…”
Hắn không biết ai đang gọi mình, chỉ cảm thấy rất lạnh, khắp nơi đều lạnh.
Cái lạnh như đông cứng hàng vạn năm, lạnh đến tận sâu xương tủy, ngưng
trệ ý thức, mịt mờ tư duy… Người ở đâu, vì sao không trở lại?
Hắn mở bừng mắt, nhìn thấy mình đang đứng trước một hang động, trời vẫn
tối, đêm yên tĩnh, bầu trời không một vì sao. Hắn không đứng vững nữa,
phải mượn lực chống từ thanh kiếm rực đỏ. Đây là nơi nào?
Từ cửa hang trườn ra một con rắn cực to, nó lè cái lưỡi dài, chầm chậm bò
tới. Hắn không tránh né, chỉ nhìn thẳng vào trong nơi sâu thẳm tăm tối
kia, tiềm thức thúc giục hắn đi vào. Một tay cầm kiếm, hắn tránh con rắn đi thẳng vào trong. Cái hang không sâu lắm, chỉ một lát đã đụng vào
vách đá. Không đúng! Tại sao lại xuất hiện một bức tường? Hắn nhíu mày,
không hề do dự vung kiếm đập nát. Cái hang chấn động sập xuống, đất đá
mù mịt. Không có, nơi này không có… hắn bỗng thấy mất mát đến điên
cuồng, không phân biệt nổi phương hướng, đánh đông đánh tây, cả một vùng đất như bị xé nát. Hang đá chỉ còn là một đống hỗn độn, cây cối ngã
rập, mặt đất nứt nẻ.
Khi hắn dừng tay để thở, xung quanh đã bị bao vây bởi ba con vật. Một con
chim có bộ lông như lửa, mắt sáng như ngọn đèn, vuốt sắc dài của đại
bàn. Một con rắn màu xanh lục, da vẩy trơn ướt, có cái đuôi lòa xòa như
chùm rong biển. Cùng với con rắn trong động trườn ra lúc nãy. Bây giờ ba con vật đều trong tư thế sẵn sàng, có lẽ tiếng huyên náo đã đưa chúng
tới. Thổ Xà cũng không hiền lành như trước nữa, có kẻ phá hỏng cái hang
của nó thử hỏi nó có phát điên không.
Hai con xà và một con hồng tước, bố cục này rất đẹp! Bọn chúng đều là Thần
thú, cả người tỏa ra hơi thở Thần khí cổ xưa. Đã có một thời, chúng là
những loài vật hoang dã, có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào trên Thần giới. Tứ linh bao gồm Long Lân Quy Phụng, là những thần thú huyền bí và cao
quý nhất, tiếc rằng tới nay còn sọt lại không tới một nửa.
Loài rùa có tập tính đẻ nhiều trứng và phân bố rộng, thường theo thủy mạch
chu du khắp nơi. Đó là lý do nó không biến mất cùng tới Thần giới, một
chi họ của Thần Quy vẫn sống rãi rác ở tiên giới thậm chí phàm giới,
chúng trở thành hậu duệ duy nhất và là linh vật giữ được số lượng lớn
cho tới hiện tại. Nhưng có một vấn đề nan giải là họ rùa phải quay về
Kim Quy đảo đúng mùa sinh sản, mãi mãi đẻ ra ổ trứng ở chính nơi mình
phá vỏ chui ra. Kim Quy đảo này là một thánh địa linh thiêng thuộc Tuệ
Minh cảnh do Thiên hậu cai quản. Nó đã theo Thần giới rơi xuống Ma vực,
mãi mãi chỉ còn là một địa danh lưu trong sử sách. Năm đó họ rùa không
cách nào tìm được quê hương, một số lượng lớn đã chết trên đường trở về
nhà. Tiên giới lo lắng cho vận mệnh của Rùa Thần, các Thánh tôn nguyên
thủy và các bán Thần thời đó bàn nhau tạo ra một Kim Quy đảo khác trên
tiên giới, phải làm sao cho thật giống, khiến loài rùa chấp nhận xem nơi này là quê hương thứ hai. Và thế là cả tiên giới dồn sức xây dựng hòn
đảo không tưởng này. Nó là một khối đất lơ lửng giữa không gian, có thác nước đổ xuống như dải lụa, tất cả rùa đều bơi ngược con thác thẳng dốc
ấy mà trèo lên đảo. Ngoài họ rùa, không còn bất cứ ai hay bất cứ con vật nào làm được điều thần kì đó.
Như vậy, loài rùa mang thần mạch đã an toàn trước nguy cơ tuyệt chủng, từng ngày khôi phục lại số lượng như trước, trở thành đại diện duy nhất cho
Tứ linh. Số phận của ba loài kia không hề tốt như thế. Long và Lân là
những loài kiêu kì, chúng chỉ sống nơi có Thần khí, chưa bao giờ bén
mảng xuống những giới khác vì vậy mà không để lại bất kì hậu duệ nào,
vĩnh viễn biến mất trong Ma vực. Phượng hoàng không kiêu ngạo như loài
rồng nhưng chúng lại bị tập tính muôn đời gò bó. Chim phượng chỉ làm tổ
trên cây ngô đồng năm vạn năm, ngô đồng không đủ thọ thì tuyệt đối không thể ở. Thần giới đã tồn tại từ thuở khai thiên lập địa, ngô đồng triệu
năm cũng có chứ đừng nói là vạn năm. Tiên giới buồn thay lại quá non
trẻ, kiếm khắp nơi cũng chỉ tìm ra ba cây, mà ba cây này lại mọc ở ba
cực xa xôi, chim bay mỏi cánh cũng chưa tới được. Hoa Sơn là nơi hiếm
hoi có một cây ngô đồng như thế. Và con chim phượng sống ở đấy luôn lẻ
loi một mình, nó không tìm được bạn đời vì chúng ở cách nhau quá xa. Bất kì tiên nhân nào có đạo hạnh hơn nghìn năm cũng đã từng một lần nghe
được khúc Phượng Cầu Hoàng. Bài hát của loài chim niết bàn trong ngọn
lửa, vang dội trời đất, nghe xa mà gần, vọng đến tâm can trần thế. Cứ
nghìn năm, con phượng này lại hót khúc nhạc tâm tình buồn thương đó, vốn dĩ là một giai điệu du dương và nồng nàn của tình yêu nhưng trãi qua
cuộc đời đơn độc dài bất tận, bài hát kia đã nhuốm màu đau thương khắc
khoải, triền miên trong chờ đợi, tận cùng với ngóng trông, bạn đời của
nó không bao giờ đến…
Thái Hành lão quân cũng vì bản nhạc chấn động tâm can kia mà chọn Hoa Sơn
làm nơi quy ẩn. Ông mang theo hai con rắn nuôi từ bé, hy vọng có thể bầu bạn với Phượng Hoàng, họ là những người cuối cùng mang thần mạch, là
một sự gắn kết về xuất thân, mặc kệ là con vật hay tiên nhân, dường như
tình yêu mến đã vượt qua cản trở giống nòi. Bọn họ là những người cô
đơn, dùng sự đơn độc mà sẻ chia cho nhau.
Ai đến Hoa Sơn vào một buổi chiều mưa phùn lất phất, nếu có cơ duyên sẽ
nghe tiếng đàn réo rắt và bài hát thấm từng hạt nước, đem theo dòng lệ
rơi thẳng vào nổi lòng nhân thế:
“Nghìn năm Phượng cầu Hoàng
Vạn năm Phượng niết bàn
Chết đi với tro tàn
Hoàn sinh trong bể lửa
Nghìn năm Phượng cầu Hoàng
Vạn năm Phượng niết bàn
Ca điệp khúc mênh mang
Hoàng đâu sao không thấy?
Nghìn năm Phượng cầu Hoàng
Vạn năm Phượng niết bàn
Vận đổi đến sao dời
Biển cả thành nương ngô
Niết bàn lại cầu Hoàng…”
(Ki_chan: Chương này là gián tiếp giải thích vì sao trong tứ linh chỉ có con rùa
là vật thật. Long Lân Phụng đều do trí tưởng tượng con người nghĩ ra.
Hoa Ban hay tâm niệm rằng có thể chúng đã từng tồn lại rồi từng tuyệt
chủng giống như loài khủng long ^^ Bạn ấy đã giải thích cho chúng ta
biết vì sao họ rùa kéo dài được dòng giống. Về loài phượng, HB có nói
với Ki_chan thế này: “Chim phượng sau thời đại thần giới thì không biến
mất hoàn toàn nhưng do số lượng ít, địa lý không thuận lợi mà chúng cũng chỉ kéo dài nòi giống thêm một thời gian. Có con thì lẻ loi như chim
phượng Hoa Sơn cũng có con tìm được bạn trên cùng cây ngô đồng nhưng qua năm tháng bọn chúng giao phối cận huyết, phát sinh tính trạng lặn mà
thoái hóa gen, cũng chỉ có thể chết dần chết mòn” @[email protected])