Ông Cố Vấn

Chương 51: Vĩnh Biệt "ông Cố Vấn", Thiếu Tướng Vũ Ngọc Nhạ


Bạn đang đọc Ông Cố Vấn – Chương 51: Vĩnh Biệt “ông Cố Vấn”, Thiếu Tướng Vũ Ngọc Nhạ

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ

(1928-2002)

Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ và tác giảThầy Bốn và những cái tênTrận chiến đấu thật sự của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ bắt đầu vào một buổi sáng tháng 12-1958. Bị Tá Đen, một tên chiêu hồi chỉ điểm, anh đã bị bọn mật vụ thuộc đoàn công tác đặc biệt của Ngô Đình Cẩn bắt. Sau hơn một tháng bị giam giữ tại một địa điểm bí mật ở đường Bến Vân Đồn, quận 4, TP Hồ Chí Minh, Vũ Ngọc Nhạ bị bọn mật vụ chuyển ra trại Tòa Khâm (Huế). Suốt tám tháng trời, mọi ngón nghề khai thác, lừa bịp, mị dân của đối phương vẫn không làm lộ diện con người thật của Vũ Ngọc Nhạ. Trước sau, chúng chỉ biết những gì tổ chức đã chuẩn bị sẵn khi đưa anh vào sống trong lòng địch: Tên thật: Vũ Đình Long, sinh ngày 30-3-1928 tại xã Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình; tham gia Việt Minh sau ngày Toàn quốc kháng chiến; vào Đảng Cộng sản năm 1947, năm 1951 trở thành Thị ủy viên của thị xã Thái Bình. Bị kỳ thị vì xuất thân gia đình là địa chủ, Công giáo nên anh bỏ Việt Minh, về sống ở quê ngoại tại Phát Diệm, Ninh Bình. Giai đoạn này, anh tham gia “Tổng bộ tự vệ Phát Diệm” do giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo, trở thành phụ tá của hai vị thầy tu khét tiếng chống Cộng này. Sau năm 1954, anh theo quân Pháp rút về nước, hy vọng tiếp tục được theo học ở phương Tây. Vỡ mộng vì chỉ kiếm được một công việc độ nhật tại một trang trại trồng nho trên đất Pháp, anh trở về Việt Nam đưa vợ con di cư vào Sài Gòn làm ăn lương thiện và phụ giúp việc đạo cho linh mục Hoàng Quỳnh tại giáo xứ Bình An (Sài Gòn) cho đến ngày bị bắt. Bảo bối chứng minh cho lời khai là một bức ảnh chụp chung với giám mục Lê Hữu Từ và giám mục Jean Cassaigne – Tổng tuyên úy Pháp tại Đông Dương, chụp tại Phát Diệm năm 1952.Gia đình Vũ Ngọc Nhạ lúc xuống tàu di cư tại Hải Phòng tháng 12-1955.Bản lý lịch trên là một sự pha trộn tuyệt vời giữa thực và bịa để che mắt địch. Kỳ thực, vị catholique de coeur (Công giáo tại tâm) Vũ Ngọc Nhạ đã trải một đoạn đường đời có rất nhiều điểm khác: Anh đã từng là một trong 300 đại biểu kháng chiến được mời về dự Hội nghị chiến tranh du kích đồng bằng Bắc Bộ. Tại đó, sau vài lần gặp gỡ chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn anh vào hàng ngũ những người tiên phong làm công tác tình báo của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chuẩn bị cho cuộc đấu tranh lâu dài với Mỹ – ngụy, anh được đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh phái vào Nam hoạt động. Để tạo vỏ bọc, người cán bộ Cộng sản Vũ Ngọc Nhạ đã được hóa thân vào quân đội Liên hiệp Pháp và có cơ hội chụp ảnh chung với cha Lê, cha Cassaigne tại Hải Phòng, vào cuối năm 1954, trước khi lên tàu di cư vào Nam không lâu lắm. Tại Sài Gòn, nhờ kiến thức tôn giáo uyên bác, thầy Bốn (được phong 7 chức thánh và trở thành linh mục) Vũ Ngọc Nhạ đã được linh mục Hoàng Quỳnh tin cậy, không hề nghi ngờ gì việc anh có từng cộng tác với Tổng bộ Phát Diệm trong quá khứ hay không.Trong trại Tòa Khâm, Vũ Ngọc Nhạ bắt được liên lạc và được “anh Mười” – tức đồng chí Trần Quốc Hương – giao nhiệm vụ trèo cao, chui vào chính quyền Sài Gòn. Với một bản tường trình phân tích kỹ bốn nguy cơ “đe dọa chế độ mà Ngô Tổng thống đã dày công vun đắp”, anh đã khiến Ngô Đình Cẩn, sau đó là cả Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Diệm quan tâm, chú ý. Khi được hỏi, Vũ Ngọc Nhạ đã khéo léo hé cho anh em họ Ngô biết rằng tất cả những ý kiến trong tờ trình đều là chủ kiến của giám mục Lê Hữu Từ, anh chỉ là người lĩnh hội và được thừa nhiệm báo nguy chế độ. Đánh giá rất cao “trách nhiệm” và sự sâu sắc của “bản báo nguy chế độ”, đồng thời tưởng nắm được cơ hội bằng vàng để tranh thủ sự ủng hộ của khối Công giáo di cư do giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh lãnh đạo, anh em Diệm – Nhu đã mời Vũ Ngọc Nhạ về làm cố vấn. Trong khi đó nhờ anh, mối bất hòa giữa Phát Diệm với anh em Ngô Tổng thống cũng được dỡ bỏ nên cha Lê, cha Hoàng cũng hởi lòng, coi Vũ Ngọc Nhạ như người cật ruột. Linh mục Hoàng Quỳnh đã lấy họ mình đặt cho anh tên mới là Hoàng Đức Nhã.Ông Vũ Ngọc Nhạ (thứ hai từ trái sang) trong buổi chuẩn bị đón Phó Tổng thống Mỹ Johnson sang thăm Sài Gòn tháng 5-1961.Tại Dinh Độc Lập, những ý kiến sâu sắc về sách lược, chiến lược và chiến thuật đối phó với thời cuộc sâu sắc của Vũ Ngọc Nhạ đã khiến anh em Diệm – Nhu vì nể. Chẳng bao lâu, anh đã trở thành một người tâm phúc, thường xuyên được cùng bàn bạc những vấn đề cơ mật, sinh tử với anh em họ Ngô, trở thành “con rồng thứ 5” trong gia đình quyền lực nhất miền Nam này, với tên gọi là Hoàng Long, do chính Ngô Đình Nhu đặt tặng. Bốn “con rồng” kia là Hồng Long (Ngô Đình Thục), Bạch Long (Ngô Đình Diệm), Thanh Long (Ngô Đình Nhu) và Hắc Long (Ngô Đình Cẩn).”Điệp viên siêu hạng”Mở được cánh cửa quyền lực của anh em họ Ngô, Vũ Ngọc Nhạ nhanh chóng liên kết với các đồng chí của mình như Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe… hình thành nên một lưới tình báo (lưới A22) nắm giữ các vị trí chóp bu trong ngụy quyền Sài Gòn để khai thác tin tức chiến lược phục vụ đấu tranh cách mạng. Thành công ngoạn mục nhất của cụm tình báo A22 là tổ chức được Huỳnh Văn Trọng, một người giàu tình cảm dân tộc, vào lưới và giữ chức phụ tá tổng thống cho Nguyễn Văn Thiệu. Huỳnh Văn Trọng từng là một bộ trưởng dưới thời Bảo Đại. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa của Ngô Đình Diệm bị bỏ rơi hoàn toàn nên tỏ ra bất mãn. Vũ Ngọc Nhạ đã vẽ đường đi nước bước cho Huỳnh Văn Trọng tạo dần thanh thế, rồi dùng uy tín của mình trợ giúp Nguyễn Văn Thiệu chạy đua vào ghế Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, được Thiệu vừa hàm ơn vừa sủng ái đặt vào ghế phụ tá tổng thống (tương đương bộ trưởng). Ở vị trí này, Huỳnh Văn Trọng đã có điều kiện tiếp xúc và lấy được hàng loạt văn kiện, chính sách tối mật của Mỹ – ngụy, giao lại cho Vũ Ngọc Nhạ để chuyển cho Trung ương Cục Miền Nam, kịp thời có đối sách đấu tranh. Tháng 8-1968, dưới sự sắp xếp và tham mưu của Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Thiệu đã cử Huỳnh Văn Trọng cầm đầu một phái đoàn của Việt Nam Cộng hòa sang Hoa Kỳ tiếp xúc, gặp gỡ với hàng loạt tổ chức, cá nhân trong chính phủ và chính giới Hoa Kỳ để thăm dò thái độ của Chính phủ Johnson đối với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Chính những thông tin này đã góp một phần vô giá cho Cách mạng trước khi ngồi vào bàn đàm phán tại Paris với Mỹ.Thành công của phái đoàn Huỳnh Văn Trọng lớn tới mức chính Nguyễn Văn Thiệu cũng lấy làm hả hê, không hay biết rằng sứ mạng của Việt Nam Cộng hòa đã được đặt trọn vào tay “tình báo Việt Cộng”!Với bề ngoài là một con chiên kính Chúa, luôn sẵn sàng tử vì đạo, con người có công với mọi chế độ quyền lực ở miền Nam này vẫn không hề nhận bất kỳ một ân sủng, chức tước, bổng lộc nào của những kẻ đứng đầu chế độ mong muốn ban tặng, trả ơn. Bù lại, sự tin cậy của chế độ đã giúp anh lấy được hàng loạt tài liệu chiến lược, sách lược tuyệt mật, từ kế hoạch xây đựng ấp chiến lược, kế hoạch Stanley Taylor… thời Diệm, đến kế hoạch Bình định nông thôn, kế hoạch Phượng Hoàng, kế hoạch đổ quân của Mỹ, sách lược chiến tranh đặc biệt.,. thời Thiệu v.v… để Đảng kịp thời có đối sách lãnh đạo đường lối đấu tranh.Thêm một điều oái oăm nữa là, cố vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng trong trận Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968, theo kế hoạch, chính Vũ Ngọc Nhạ sẽ là người chỉ huy biệt động thành tấn công Dinh Độc Lập, bắt hoặc tiêu diệt Nguyễn Văn Thiệu. May cho ông Thiệu đã cùng vợ con về quê ngoại (Tiền Giang) ăn Tết nên không có mặt. Đêm giao thừa, để chuẩn bị, khi tiếng súng tổng tấn công nổi lên khắp nơi, Vũ Ngọc Nhạ – đang nhận lời thay Thiệu “trực” tại Dinh Độc Lập – đã chủ động cho mở hầm rượu của Tổng thống để “úy lạo anh em binh sĩ khiến lực lượng phòng vệ trong Dinh say bò lăn bò càng. Tuy nhiên, do hợp đồng chiến đấu có thay đối nên cuộc tấn công vào Dinh đã không nổ ra, để kết quả là sau Tết, Nguyễn Văn Thiệu đã hết lời khen và cảm ơn “ông Cố vấn” với sáng kiến mở hầm rượu “lên dây cót anh em”, cho nên Dinh Độc Lập đã được giữ nguyên lành, trong khi Tòa đại sứ Mỹ ở cách đó chỉ 300m thì đã bị quân Giải phóng giã nát!Từ “Điệp vụ bất khả thi” đến “Vụ án chính trị lớn nhất thời đại”Do những sơ hở trong khâu lấy tin, CIA đã đánh hơi và sau đó khám phá được lưới tình báo A22. Ngoại trừ đồng chí Trần Quốc Hương, người chỉ huy cao nhất của lướt đã kịp thời rút lui an toàn ra vùng giải phóng, còn lại từ Vũ Ngọc Nhạ, toàn bộ các điệp viên đến các liên lạc viên đều bị cảnh sát đặc biệt ngụy bắt giữ vào trung tuần tháng 7-1969.Sau hơn một tháng giam giữ, cảnh sát ngụy và CIA đã dồn xuống thể xác nhỏ nhắn của Vũ Ngọc Nhạ 32 trận đòn tra tàn bạo nhất nhưng anh vẫn tuyệt nhiên không khai báo một câu. Đau đớn về thể xác, Vũ Ngọc Nhà còn chịu đựng được, nhưng nỗi vò xé về tinh thần thì không chịu nổi: toàn bộ hoạt động của lưới tình báo, kẻ địch đã nắm được quá đầy đủ, quá chi tiết. Để cứu những người bị bắt oan, đồng thời để có cơ hội tiếp tục đấu tranh công khai khi phiên tòa được mở, Vũ Ngọc Nhạ quyết định thừa nhận những gì mà kẻ địch đã có đủ bằng chứng.Hy vọng Vũ Ngọc Nhạ chịu hợp tác, CIA đã cử người đến gặp anh, đề nghị Vũ Ngọc Nhạ nhận mình là CIA! Lời đề nghị này tưởng chừng là một nước cờ cao: vừa nâng uy tín CIA, vì lúc này cái tên Vũ Ngọc Nhạ và lưới tình báo A22 đã nổi tiếng, vừa có cơ may tháo dần mớ bòng bong chính trị đang ngày càng rối tung lên do vụ bê bối đưa đến. Nước cờ cao nên cái giá không thể thấp: khởi điểm CIA sẽ trả cho riêng Vũ Ngọc Nhạ 2 triệu USD, trương mục mở vào bất kỳ ngân hàng nào đo anh yêu cầu, cộng với khoản lương tháng cực cao được tính từ khi Nhạ gật đầu. Nhưng Vũ Ngọc Nhạ đã không gật. Anh cũng từ chối mọi thiện chí giúp đỡ của các luật sư từ chối biện hộ trước tòa để biến phiên tòa xử các anh thành vô giá trị.Vậy là từ thắng lợi vì phá được một “vụ án gián điệp lớn nhất mọi thời đại”, CIA và ngụy quyền Sài Gòn rơi tõm vào sự thảm bại của một vụ bê bối chính trị không có lối gỡ. Mọi công việc của các bị cáo đều là do… Tổng thống hợp hiến ủy thác hoặc ra lệnh. Nhân chứng quan trọng nhất của “vụ án” chắc chắn tòa sẽ không triệu tập được vì đó chính là… Tổng thống.Tất cả mọi vụ việc, tình tiết có thể nêu tên đều hoàn toàn là chính sách, chú trương công việc của chính phủ, và đều dính tới các chóp bu chính quyền từ tổng thống, bộ trưởng đến dân biểu, CIA, thậm chí dính đến cả… Tổng thống Mỹ. Ở một khía cạnh khác, Nguyễn Văn Thiệu cũng nhảy dựng lên: Chính CIA cố tình dàn cảnh để chặt tay, chặt chân của Thiệu.Chưa hết, Tòa thánh Vatican và cộng đồng Thiên Chúa giáo di cư cũng cho rằng, đây là âm mưu của CIA và chính quyền Thiệu nhằm làm Thiên Chúa giáo Việt Nam suy yếu “Điệp vụ bất khả thi” nhanh chóng vỡ ra thành một đống lùi nhùi không lối thoát, thành “vụ áp chính trị lớn nhất thế kỷ”.Mớ bòng bong đã khiến những kẻ ngồi ghế quan tòa lúng túng, không hề dám tuyên bố một án tử hình nào. Cả 4 người chủ chốt gồm: Nhạ, Trọng, Thúy, Hòe đều bị kêu án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo. Ngoạn mục hơn nữa, ngày 23-6-1971, tại Roma có một đại lễ cầu nguyện cho những ân nhân của Giáo hoàng, Phêrô Vũ Ngọc Nhạ đã được ghi nhận “người con hiếu thảo của Chúa, vệ sĩ nhiều công đức của Giáo hội, ân nhân của Giáo hoàng Paul VI”, được Đức Thánh Cha ban ơn chết lành, tặng bằng khen và huy chương của Giáo hoàng. Hai ngày sau, 25-6, một linh mục khâm sai của Vatican đã vào tận khám Chí Hòa trao tặng các phần thưởng cho Vũ Ngọc Nhạ.Sự tưởng lệ của Giáo hoàng Paul VI đã giúp Vũ Ngọc Nhạ dù đang ngồi tù, uy tín vẫn tăng vùn vụt. Suốt những năm nhà tình báo chịu cảnh lưu đày tại Côn Đảo, hàng loạt dân biểu, chính khách, chức sắc tôn giáo và cả cha tuyên úy trong quân đội Mỹ đều viết thư, nhắn hoặc ra tận nơi để thăm hỏi và xin Vũ Ngọc Nhạ cho ý kiến!Chiều ngày 23-7-1973, Vũ Ngọc Nhạ được trao trả tại Lộc Ninh, với danh xưng là “linh mục Giải phóng”. Cho đến lúc đó, khắp miền Nam Việt Nam vẫn không một kẻ nào nghi ngờ vị trí, ảnh hưởng của anh trong chính trường miền Nam. Linh mục Hoàng Quỳnh và nhiều vị chức sắc khác của nhà thờ Vatican vẫn đều đặn từ Sài Gòn liên lạc với anh ở vùng giải phóng. Niềm tin lớn đến mức, ngày 12-11-1974, vị linh mục chống Cộng khét tiếng Hoàng Quỳnh còn sẵn lòng theo chân Liên – con gái lớn của Vũ Ngọc Nhạ – ra vùng căn cứ của ta ở Đồng Lớn (Trung Lập Thượng, Củ Chi) để cùng anh bàn bạc về lực lượng thứ 3 và chính phủ ba thành phần ớ miền Nam theo Hiệp định Paris.Và chính với tư cách của một người thuộc lực lượng thứ 3, trưa ngày 30-4-1975, Vũ Ngọc Nhà đã đứng cạnh Dương Văn Minh khi viên Tổng thống cuối cùng của chế độ Sài Gòn tuyên bố đầu hàng Cách mạng vô điều kiện. Vào phút đó, với tâm trạng rối bời, Tổng thống cuối cùng đã không hề để ý thấy một chi tiết: Con người nhỏ bé đứng bên cạnh ông ta đang nở một nụ cười, nhẹ nhàng nhưng rất tươi tắn và mãn nguyện – nụ cười của người chiến thắng.NGUYỄN ĐỨC VINH

(Báo An ninh thế giới)



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.