Đọc truyện Nữ Thần Mau Xuyên: Con Đường Nghịch Tập Của Pháo Hôi – Chương 17: [TG1] Thanh mai trúc mã từng bỏ lỡ (16)
Edit+beta: LinhLan601
Ở bệnh viện một tháng, cuối cùng Tô Nhụy cũng hoàn toàn bình phục, đã có thể trở lại trường.
Sau khi đi học lại, Tô Nhụy mới nhận ra đã gần cuối năm, trường học đang gấp rút chuẩn bị làm tiệc tối đón năm mới.
Cô nhớ rõ trong nguyên tác, lần này nguyên chủ vì việc của Cố Ly Cẩn nên không tham gia, còn nữ chính Lâm Nhạc, bữa tiệc này chính là bàn đạp, là cơ hội để cô ta biểu hiện tài nghệ kinh người, cũng khiến cho nam phụ Úc Khuynh vừa gặp đã thương, cả một đời cũng không quên được.
“Chuyện của chính mình cùng Cố Ly Cẩn đã tạm thời ổn thỏa, nhưng sự tình của nam phụ lại không có chút tiến triển nào. Lúc này tốt nhất là để Úc Khuynh cùng Vũ Lâm thành một đôi.” Tô Nhụy bắt đầu nghĩ cách giải quyết.
“Đúng rồi, không phải lúc trước Lâm Nhạc bằng một bài múa mà làm kinh diễm mọi người sao? Mình cũng có thể giao cho Vũ Lâm nhảy. Nữ chính có bàn tay vàng, còn mình không phải là có hệ thống ư.”
Tô Nhụy lập tức gọi hệ thống.
“Angel, cậu có bài nhảy và bản nhạc nào không?””
“Có. Nhưng ký chủ muốn nợ sao?” hệ thống nhắc nhở.
Cô suy nghĩ một chút, “Được. Vậy cậu cho tôi nợ đi.”
“Ký chủ muốn dùng một lần hay là vĩnh viễn? Muốn kiểu Trung Quốc hay là kiểu Tây?”
“Sử dụng một lần và vĩnh viễn là thế nào?”
“Dùng một lần là ký chủ chỉ có thể sử dụng ở thế giới này. Còn vĩnh viễn thì ở các thế sau ký chủ vẫn có thể tiếp tục sử dụng.” Angel giải thích.
“Ra vậy. Tôi hiểu rồi.”
Tô Nhụy nghĩ đến việc chọn lựa phong cách Trung và Tây, cô vẫn quyết định chọn kiểu Trung. Úc Khuynh có lẽ càng thích vũ đạo cổ Trung Quốc hơn.
Hệ thống bất đầu liệt kê: “Ở đây tôi có: phá trận nhạc, khánh thiên nhạc, thượng nguyên nhạc, thanh hương nhạc, Lan Lăng Vương nhập trận khúc, Nghê Thường vũ y, bát đầu, đạp diêu nương, chưởng thượng vũ,…..””
“Từ từ, > (*) hình như là điệu nhảy của Triệu Phi Yến?” Tô Nhụy cảm thấy cái tên này rất quen thuộc.
Cô thầm nghĩ, bài nhảy này rất được nhưng dáng người của Vũ Lâm lại không uyển chuyển, nhẹ nhàng như Triệu Phi Yến. Đành phải từ bỏ. Cô quyết định lựa chọn (**). Dẫu sao thì Dương Quý phi béo như vậy cũng có thể nhảy, Vũ Lâm chắc chắn sẽ càng nhảy tốt hơn.
“Hệ thống, tôi lựa chọn , quyền vĩnh viễn sử dụng.” Tô Nhụy khẳng định nói.
“, sử dụng vĩnh viễn –30 điểm tích phân. Ký chủ, cô mau cố lên. Lần này cô nợ những 30 điểm tích phân đó.” Angel không quên nhắc nhở.
Ngay sau khi bản vũ được truyền vào, trong đầu Tô Nhụy lập tức xuất hiện các động tác vũ đạo. Cô nhanh chóng tìm một nơi trống trải, dựa theo các tư thế vũ đạo trong đầu mà nhảy. Sau vài lần, cuối cùng Tô Nhụy cũng quen thuộc với .
Tô Nhụy trực tiếp ngồi xuống đất, thầm nghĩ: may mắn trước kia chính mình học qua ba lê, bằng không vũ đạo như vậy thật sự quá khó học, càng không nói đến việc dạy cho Vũ Lâm.
Đúng lúc này, cha mẹ Tô Nhụy tìm được cô, hỏi: “Nhụy Nhụy, con cùng Cố Ly Cẩn tính toán bao giờ thì đính hôn?”
“Bọn con và cha mẹ nuôi đều theo ý tứ của ba mẹ.”
“Cái gì mà làm theo ý tứ của chúng ta. Rõ ràng là bọn họ đều muốn làm thật lớn, muốn mời tất cả người quen. Mẹ thấy vẫn nên làm nho nhỏ một chút, khiêm tốn một chút.” Tô mẫu tức giận nói.
“Nếu đã nói như vậy, cứ quyết định làm nhỏ một chút. Hai đứa còn ít tuổi, chẳng may sau này có xảy ra chuyện gì, còn có đường sống mà quay lại”. Tô phụ nói
Tô mẫu cũng không còn gì để nói, liền đồng ý.
Sau khi cha mẹ đi, Tô Nhụy tiếp tục đem vũ đạo luyện thêm mấy lần, đã có thể hoàn toàn nhảy nhuần nhuyễn toàn bộ bài múa. Cô lập tức gọi cho Vũ Lâm, nói ra ý nghĩ của chính mình, hy vọng cô ấy có thể phối hợp.
Vũ Lâm nghe xong, nghĩ đến Úc Khuynh, liền vội vàng đáp ứng, đồng ý phối hợp để Tô Nhụy dạy nhảy.
———————
(*) Chưởng thượng vũ: nhảy múa trên lòng bàn tay.
—Triệu Phi Yến, hay còn gọi là Hiếu Thành Triệu hoàng hậu, là hoàng hậu thứ hai của Hán Thành Đế triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Bà nổi tiếng với tài ca múa. “Ca khúc trong cung nhà Hán” có miêu tả khả năng múa hát điêu luyện của Triệu Phi Yến, với câu “nhảy múa trên lòng bàn tay” (chưởng thượng vũ).
Trong 《Tây kinh tạp ký 》 ghi lại: “Triệu hậu thân thể nhẹ nhàng, vòng eo thon thả, hạnh tiến bước lui đều uyển chuyển”. Hay 《Triệu Phi Yến biệt truyện 》 nói: “Triệu hậu eo cốt tinh tế, giỏi việc đi nhẹ nhàng (Củ bộ)”. Cái gọi là Củ bộ (踽步), là sáng tạo độc đáo của Triệu Phi Yến, tay như cầm hoa rung động, thân hình tựa gió mà nhẹ nhàng, có thể thấy được bản lĩnh vũ đạo cực kỳ thâm hậu.
Trong văn học, bà thường được so sánh với đại mỹ nhân thời Đường là Dương Quý Phi với câu: Hoàn phì Yến sấu. Câu nói chỉ vẻ đẹp đầy đặn của Dương Quý phi, trong khi Triệu Phi Yến lại mảnh mai, uyển chuyển tựa tiên nữ.
(**) Nghê Thường vũ y: “Nghê thường vũ y khúc” gọi tắt là “Nghê thường” là vũ nhạc cung đình dưới thời Đường, thuộc điệu “Thương”. Toàn khúc phân làm ba phần: tán, trung và khúc phá. Tán tự là diễn tấu nhạc khí, không vũ không ca, trung tự bắt đầu có nhịp phách, vừa ca vừa vũ: khúc phá là cao trào của toàn khúc, nhiều âm nhịp gấp, thanh điệu sang sảng, lúc kết thúc thì chuyển chậm, chỉ vũ mà không ca.
—Về xuất xứ: Khúc Nghê thường vốn là một Đại vũ khúc (hay Đại khúc) nổi tiếng vào thời kỳ nhà Đường (618 – 896), Trung Quốc. Đại khúc hiểu là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp có quy mô lớn viết cho ca, múa và nhạc cụ. Về xuất xứ tác phẩm có khá nhiều giả thuyết khác nhau.
Giả thuyết thứ nhất, tác phẩm này do vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ sáng tác.
Thứ hai, theo “Đường hội yếu”, năm Thiên Bảo thứ 13, vua Đường Huyền Tông cải biên một số nhạc khúc Bà La Môn du nhập từ Tây Vực (hiểu là Ấn Độ) thành ra Khúc nghê thường.
Thứ ba, Đường Huyền Tông sáng tác nửa đầu tác phẩm, còn nửa sau cải biên từ chất liệu nhạc khúc Bà La Môn do Tiết độ sứ Hà Tây Dương Kính Thuật cung hiến.
Trong cả ba giả thuyết trên đều có liên quan tới vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Tương truyền Lý Long Cơ nằm mơ rong chơi cung trăng nghe thấy tiếng nhạc tiên, các tiên nữ múa trong trang phục sắc màu cầu vồng (Nghê thường) làm bằng lông chim (Vũ y). Tiếng hát của bày tiên nữ huyền diệu ưu mỹ, điệu bộ thanh thoát, bay bổng…
Sau khi tỉnh giấc, Lý Long Cơ còn nhớ rõ cảnh tượng trong mộng. Ông muốn chép lại khúc nhạc đó để cho nhạc công diễn tấu cùng ca nữ múa. Ông dần dần hồi tưởng lại giấc mơ, rồi lần lượt chép lại vũ điệu, nhạc khúc, thậm chí có lúc thiết triều, Lý Long Cơ còn thủ sẵn một cây Địch bằng ngọc, vừa nghe các Đại thần bẩm tấu, vừa lén bịt lỗ Địch nhằm dò tìm âm điệu. Rồi một lần tới trạm Tam Hương, Lý Long Cơ dõi nhìn ra núi Tiên Sơn xa xăm.
Trước cảnh núi non điệp trùng, mây mờ che phủ, ông vua nổi tiếng phong lưu tài hoa nhất trong lịch sử quân vương Trung Hoa bỗng tức cảnh sinh tình, nhớ lại toàn bộ cảnh tượng trong mộng ngày trước. Sau khi trở về, ông sáng tác Khúc Nghê thường với kết cấu của một Đại khúc sử dụng cho cung đình. Nhạc công diễn tập nhạc khúc, lệnh ái phi Dương Ngọc Hoàn thiết kế phần vũ đạo. Kể từ đó, Khúc nghê thường chính thức ra đời và chuyên sử dụng trong các nghi thức quan trọng hoặc yến hưởng (hiểu là tiệc tùng) diễn ra tại cung đình.