Đọc truyện Nơi Nào Củi Gạo Không Vương Khói Bếp – Chương 4: Gặp lại cố nhân
Có lẽ vì quá cảm kích hành động rút đao tương trợ lúc nguy
nan của anh ta, hoặc do nghĩ nếu không làm trái với lương tâm không sợ
quỷ gõ cửa nên ngày sau đó quan hệ giữa tôi và Trần Dũng trở về lại
trạng thái chiến hữu, không, chính xác là còn tốt hơn cả trạng thái
chiến hữu. Cũng không hiểu vì sao lại vậy, chẳng lẽ vì tụi tôi đều đã
chứng kiến tình cảnh quẫn bách của đối phương nên mở rộng cửa lòng nấu
chảy tường băng? Nếu đơn giản như vậy thì thế giới đã sớm tràn ngập yêu
thương, Bin Laden và Bush đã sớm ngồi ăn cơm cùng bàn.
Mặc kệ, coi như khách sáo cũng được, lịch sự cũng được, giao tình
nhạt như nước ốc của tụi tôi dần dần trở nên đậm vị một cách kì lạ, bây
giờ tôi và Trần Dũng cứ như… cứ như thanh mai trúc mã lớn lên cùng
nhau.
Một tuần mới, tôi sửa soạn đầy đủ, một tay cầm sữa chua, một tay ôm
tập sách, đi về phía trạm xe bus, vừa đi vừa nghĩ đến chuyện báo cáo
chưa viết xong, bài giảng về thuế qua rồi, còn phải chép bài bổ sung
thay cho Trần Dũng. Nói thật đến giờ tôi vẫn không hiểu ông chủ nhỏ như
Trần Dũng thì cần gì băng cấp, nhớ có lần tôi hỏi anh như vậy, kết quả
anh cười không đáp, chỉ hề hề đáp một câu. “Sao, nghiên cứu làm sao trốn thuế cho hiệu quả cũng không được à”.
Tôi nói không nên lời. Sau cẩn thận suy nghĩ một chút, cảm thấy :
chịu khó đi học là chuyện tốt, ông chủ nhỏ muốn làm nên đại nghiệp là
chàng trai đầy hứa hẹn trong thời đại mới, cho dù không khích lệ thì tôi cũng không nên nghi ngờ. Hơn nữa, sức mạnh tình yêu lớn vô cùng, có lẽ
Trần Dũng vì bạn gái mới chịu khổ học tập, bạn gái thì chạy xe
Mercedes-Benz mà bạn trai chỉ mở tiệm cơm nhỏ, chênh lệch không phải chỉ nửa lần hay một lần, nếu cứ theo logic này thì Trần Dũng quyết chí tự
cường cũng là điều không khó giải thích.
Còn về cái chị Mi Mi kia, Trần Dũng từng muốn giải thích với tôi,
nhưng bị tôi hời hợt ngó lơ : không kham nổi chuyện người khác, nghe thì nghe lướt, quên luôn càng tốt. Chứng sợ hãi “cọp mẹ” của tôi, từ lúc
diệt gián xong không chữa mà khỏi, tôi cực kỳ kinh ngạc, phân tích tinh
tế rốt cuộc tôi nhận ra sự mưu trí không ngờ của chính mình : tôi đoan
chính, việc gì phải nhân nhượng một con nhỏ tùy hứng như thế. Tiểu cọp
mẹ như cô dựa vào cái gì ngăn cấm tôi kết giao chiến hữu? Trước kia chưa biết nội tình thì còn ngại, hiện tại chân tướng rõ ràng, tôi việc gì
phải sợ cô ta? Hừ, bên gió đông bên sấm sét, thử xem ai sợ ai?
Qua ngã tư đường này là trạm xe, tôi vừa đứng không yên lòng chờ đèn
đỏ, vừa cắm ống hút vào bình sữa chua, định uống thì đột nhiên thấy Lý
Hải Phi : xa xa dưới tàng cây, gương mặt màu lúa mạch, cằm nhẵn mịn, ánh sáng buổi sớm xuyên thấu qua phiến lá, nhuộm áo sơ mi của anh loang lổ
bóng cây, cảnh này thật giống một bức tranh thủy mặc. Anh vẫn giữ thói
quen như trước, không thích mặc áo T-shirt, thiên vị màu trắng, thật là, cũng không nghĩ tới không khí ô nhiễm nặng như vậy thì xài màu trắng
rất bẩn… Dường như nghe được tôi lầm bầm, anh chợt ngẩng đầu, con
ngươi màu đen biến hóa kịch liệt, sau đó, vẻ mặt anh vui sướng, dừng lại trước vạch đường cho người đi bộ, nhìn tôi, đôi mắt tôi không ngừng tối lại.
Đèn đỏ vừa sáng, không ai nhúc nhích, hai chúng tôi cách nhau vạch đường, như hai đứa ngốc hoa mắt si mê nhìn nhau.
Chẳng biết từ lúc nào khóe mắt tôi ửng đỏ, chẳng biết từ lúc nào đầu
mũi tôi cay cay, kiên cường là giả, không thèm chấp là giả, cho đến hiện tại tôi mới phát hiện, tôi rất nhớ anh. Bi ai không? Buồn cười không?
Một Niếp Ân Sinh thản nhiên đối mặt với kết thúc thì ra cũng yếu ớt như
ai. Chấp nhận buông tay ư? Chia tay, có quỷ tôi mới chấp nhận chia tay
dễ dàng!
Hải Phi, trở về rồi sao lại không đến tìm em? Ở thành phố không có
người thân thích này, anh nhớ thương cái gì? Nói cho em biết, ban đầu
anh nói muốn chia tay với em là giả dối đúng không, ban đầu anh tuyệt
tình là giả đúng không! Nói chuyện với em đi, chỉ cần một tiếng thăm
hỏi, một câu ăn cơm chưa đơn giản sẽ phá được cục diện bế tắc giữa hai chúng ta. Anh, vì sao không nói gì. Nhìn tôi, cười nhẹ nhàng, đôi mắt
xinh đẹp của anh chảy ra đau thương nồng đậm. Mở miệng, dường như muốn
nói gì đó, nhưng cuối cùng nói không ra.
Một chiếc taxi lướt ngang, che đi tầm mắt tôi, chờ xe chạy qua, bóng dáng Lý Hải Phi đã biến mất.
Sau đó tôi ngây người rất lâu, cho đến khi cảm giác tê dại truyền lên từ lòng bàn chân, tôi mới dậm hai bàn chân cứng ngắc, vừa đi, vừa lặp
lại trong đầu : anh ấy không nói gì, anh ấy không nói gì… Cuộc sống
với những nụ hôn nhẹ nong nóng, cùng dắt tay nhau ăn chung một cây kem
đã không còn tồn tại nữa, hôm nay tôi và anh chẳng qua là —— hai người
xa lạ.
Tôi tới trường khi tiết học thứ nhất vừa kết thúc, Trần Dũng thấy tôi liền hô to gọi nhỏ. “Ai nha Ân Sinh, em vừa đi đâu đó?”.
Tôi vô lực đáp lại, chỉ cười cười trấn an anh, mệt mỏi ngồi phịch xuống bên cạnh.
Đi đâu? Hình như đi đến vài nơi tôi và Lý Hải Phi thường lui tới, ý thức tôi mơ hồ, tình tiết cụ thể ra sao, tôi không biết.
Buổi học ngày hôm đó tôi rối tinh rối mù, ăn cơm trưa vẫn giữ vẻ mặt
hoảng hốt, mỗi lần đi tới ngã tư đường, tôi sẽ ngẩn người, nghĩ tới Lý
Hải Phi có đột nhiên hiện ra trước mặt tôi như lúc sáng nữa không. Tôi
có chút buồn bực sao di chứng chia tay lâu như vậy mới bộc phát, nhưng
chợt hiểu ra : đó là vì tôi cần một ngòi nổ, một thời điểm để giải thoát nỗi đau, từng chút từng chút thả ra.
Tôi khác thường như vậy Trần Dũng không thể nào không nhìn ra, nhưng
anh là người tốt nên vẫn giữ ý im lặng, thật lòng mà nói tôi rất cảm tạ
anh đã làm thế, vì nếu anh gặng hỏi tôi, tôi nghĩ chắc tôi điên mất.
Tan giờ học, Trần Dũng lơ đãng nhắc tới hôm nay anh có bữa tiệc, địa
điểm gần chỗ tôi ở, bảo là thuận đường nên dứt khoát đưa tôi về nhà. Tôi mỉm cười đồng ý. Thừa lúc anh không lưu tâm, tôi cúi đầu, cảm thụ sự ấm áp trong lòng : hôm qua còn nói khuya hôm nay có hai cậu bồi bàn xin
phép anh nghỉ sớm để về phụ quán, tiệc tùng gì chứ, rõ ràng anh nhìn tôi có vẻ không ổn nên mới cố ý đưa tôi về một chuyến.
Người kinh doanh quán ăn đều tỉ mỉ giỏi về quan sát sắc mặt người ta
như vậy sao? Mặc kệ thế nào, giờ phút này mọi chuyện anh làm đều muốn
quan tâm tôi.
Đến bãi đậu xe phải đi qua ngã tư đó, tôi vẫn ngẩn người đứng trước
ngã tư như hồi sáng, điểm khác biệt duy nhất chính là suy nghĩ của tôi
không còn khốn khổ tự hỏi vì sao anh không nói lời nào nữa, hiện tại tôi nghĩ. “Ngu quá, núi không đến thì mày không qua sao, mở miệng trước thì mòn mất mấy phần mặt mũi!”.
Nhìn không rõ cứ tưởng đã vứt bỏ hết được mọi thứ sau lưng nhưng sự
tỉnh táo tôi gắng giữ vững giờ không còn chút gì, lúc trước người ta
cười lý do chia tay của tôi khiến tôi tủi nhục mà giả bộ cười theo, càng lúc càng cố lãnh đạm với nó. Thật ra, có rất nhiều tiểu tiết vụn vặt
trong cuộc sống bắt đầu quay về : trời mưa cùng nhau che dù, trời nắng
cùng nhau nằm quạt, cùng nhau đi hái đậu, cùng nhau bóc vỏ tỏi…
“Ân Sinh!”. Một tiếng hét, thân thể tôi bị kéo mạnh, đột nhiên hoàn
hồn mới phát hiện, trong lúc vô tình, tôi đã bước xuống lòng đường cao
tốc, Trần Dũng đi sau tôi đầu đầy mồ hôi, vẻ mặt kinh hoàng.
“Em không muốn sống nữa à!”. Hung hăng mắng, Trần Dũng nổi giận đùng
đùng nắm cánh tay tôi như chim ưng quặp gà con, điên cuồng lôi tôi về
phía trước. Cánh tay cường tráng như thép siết chặt lấy vai tôi, cho đến lúc tôi đau quá rên lên “Đau……” thì mới buông ra.
Anh đứng lại, mắng tôi té tát. “Em có biết mình vừa làm gì không,
không phải đã dặn đứng chờ anh mua báo sao? Đèn đỏ còn bước qua, tưởng
đây là phòng khách nhà em à, còn dám vượt qua rào chắn! Sao không nói
gì, mới vừa rồi còn can đảm lắm mà, nói gì đi chứ! Hả!?”.
“Em…”. Anh hung hăng như vậy, tôi còn dám nói sao?
Tôi nhìn anh tội nghiệp, ấm ức muốn chết, sao lại phát hỏa lớn như
vậy, tôi cũng chẳng biết vì sao mình lại bước xuống đường nữa nha, từ
nhỏ đến lớn chưa có ai giáo huấn tôi thế, anh, sao anh lại! Nước mắt nín nhịn cả ngày cuối cùng không nhịn được nữa, một giọt, hai giọt, ba giọt rơi thành chuỗi xuống đất.
“Ân Sinh, em, khóc à?”. Thôi quở trách, giọng Trần Dũng không xác
định. Đần, còn không phải anh mắng tôi đến khóc sao? Còn hỏi, hỏi cái
gì!. “Em, em đừng khóc, vừa rồi anh nóng quá”.
Đối mặt với nước mắt của tôi, đại thần hung ác luống cuống chân tay,
vội vội vàng vàng lục túi quần, nhưng nửa ngày sau chỉ vươn hai tay ra
gạt nước mắt của tôi. “Đừng khóc, đừng khóc, Ân Sinh, anh không mang
khăn tay”.
Anh vừa nói như thế, tôi ngược lại càng khóc lớn hơn, nghĩ cũng kỳ
quái, sao trước mặt Lý Hải Phi tôi không rớt nửa giọt nước mắt nhưng bây giờ lại như vòi nước bị hư, muốn dừng cũng không dừng được. Tôi khóc,
tôi tất nhiên phải khóc, ai bảo Trần Dũng nhà anh giáo huấn tôi, ai bảo
Lý Hải Phi bỏ tôi đi, ai bảo Trần Dũng nhà anh không chịu mang khăn tay
theo, hu hu hu, tôi đúng là bị trời ngược mà, tôi muốn khóc hết sức…
“Em…”. Thấy khuyên giải vô vọng, Trần Dũng rốt cuộc buông tha, than một tiếng, nhận mệnh mở rộng lồng ngực. “Đến đây đi Ân Sinh, cho em
mượn áo lau nước mắt”.
Tình huống thế này, thời gian từng giây từng phút trôi qua, anh chàng vừa mắng tôi sa sả sớm im lặng, còn tôi thì chôn trong lòng anh, nước
mắt giàn giụa.
Bàn tay to chậm rãi vỗ về lưng tôi, tiếng nói quẩn quanh đỉnh đầu,
nhẹ nhàng, mềm nhũn. “Ân Sinh, đừng khóc, vừa rồi anh nói nặng em, nhìn
thấy em như mộng du đứng trước đầu ô tô, anh sợ quá, có biết hằng năm
bao nhiêu người chết vì tai nạn xe cộ không? Ngay cả mẹ anh, cũng bị như thế đó”.
Mẹ anh? Gặp chuyện không may? Dùng sức tiêu hóa từng chữ, sau đó ghép lại một chỗ, tạo thành đáp án tôi muốn : mẹ của Trần Dũng bị tai nạn xe cộ, mà anh vì anh ủi tôi, ngay cả chuyện riêng tư đau lòng cũng kể!
Cảm động dâng lên như thủy triều, trong chốc lát đã đánh úp tôi. Dụi
dụi, tôi ngẩng đầu lên trước ngực anh, mở ra đôi mắt thỏ con, khụt khịt, rầu rĩ nói. “Anh Dũng, thật xin lỗi”.
Anh không trả lời, chỉ ôm đầu tôi về ngực mình lại, dịu dàng vuốt ve. Lồng ngực anh thực ấm áp, giọng anh thực ôn nhu, làm cho người ta không muốn rời đi, mơ mơ hồ hồ, hình như tôi nghe thấy anh đang nói gì đó.
“Ân Sinh, bất kể xảy ra chuyện gì mà….”.
Phần sau là gì?
Tiếng gió ồn quá, tiếng chim náo quá, tôi, không nghe thấy.