Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu

Chương 4


Bạn đang đọc Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu: Chương 4

Trang bỗng nghĩ, đối với chị, Thuật quả là một ân nhân. Và lúc ấy lại nhói lên trong chị câu hỏi sao hồi ấy chị lại khước từ tình yêu của Thuật để đến với một người con trai bội bạc mà hậu quả của cuộc tình duyên ấy đã ám ảnh chị, gây cho chị những đau khổ và bất hạnh, đẩy chị đi vào con đường ghen ghét, hận thù. Và bao giờ câu trả lời cũng chính là lời buộc tội của chính chị: “tình yêu của tuổi trẻ là thế đấy, bồng bột và thiếu suy sét.”
Thuật đã đến với Trang trầm tĩnh hơn. Không háo hức, sôi nổi như tuổi 17-18 của Công và chị hồi ấy, anh âm thầm giải thoát cho chính người chồng lừa dối chị, và, ẹ con chị. Chị hiểu làm được việc ấy đâu phải dễ. Không khôn khéo, không bản lĩnh sễ không bao giờ gỡ được cái nút đã thắt lại của số phận gia đình chị hồi ấy.
Trên cái mảnh sân vận động đầy những vũng nước tù đọng cạnh đê con sông Hồng hồi ấy, không ít người đã gục xuống, vĩnh viễn không bao giờ trở về với gia đình, với người thân nữa. Trong số ấy,không ít những người vô tội. Còn chồng chị người có tội thực sự – có tội với cách mạng, có tội với chị, người vợ đã một lòng vì anh – thì lại được giải thoát. Không biết bây giờ anh ở đâu. Nhưng chị tin chắc là anh còn sống.
Nhiều lúc nghĩ cảnh chị vò vò chờ anh, ngược lại anh quên tất cả, đam mê theo đuổi cô văn công nào đấy bên bờ một con suối, lúc ấy trái tim chị sôi lên, đòi trả thù. Và khi không giữ nổi, chị đã tìm cách hành hạ thằng con riêng của chị, bởi nó cũng chính là dòng máu của anh, kẻ phản bội.
Sau lúc bị đòn roi, thằng bé ngồi so trong một góc tối, đôi mắt sợ sệt lấm lét nhìn chị. Đôi mắt ấy nhói vào tim chị và đọc được câu hỏi, đúng ra là lời oán trách người mẹ vô lương. Và lúc ấy lòng chị mềm lại. Chị nhận ra rằng nó bị đòn oan, nó vô tội. Những lúc như thế, chị lại nghĩ về bố nó với những kí ức đẹp đẽ hơn. Tình yêu ban đầu đã trở về với chị. Tuy không còn rực cháy như hồi ấy, nhưng chị hiểu nó vẫn còn ấm nồng trong chị, bắt chị phải đặt lại câu hỏi:” Anh ấy có phải là kẻ lừa dối, là lẻ bội bạc không?”. Câu hỏi đã làm chị ván vất, khó thở… Chị vừa linh cảm một điều gì, thật khó diển giải. Chị bỗng nhớ ánh mắt nồng nàn tha thiết. Và chị chưa bao giờ muốn xa rời nó ngay cả trong giấc mơ. Tình yêu là tiếng nói có nhiều cung bậc, nhưng không lời. Tiếng nói không lời sao cứ văng vẳng trong tâm hồn chị những âm thanh muôn màu, rạo rực… Và chị chợt nhận ra rằng rút ra khỏi tình yêu thuở ban đầu không phải dễ, bởi một nhẽ đơn giản: đấy là tình yêu thật sự, tình yêu có cánh.
Những phút giây hồi tửng như thế thật hiếm hoi, bởi trước mắt chị bao giờ cũng là hình ảnh gần gũi thân quen – mà có lúc chị còn nghĩ nó đẹp đẽ một cách cao thượng – của Thuật. Bóng anh bao trùm lên đời chị đầy những dư vị ngọt ngào. Chị hiểu một cách sâu sắc rằng, anh ta yêu chị thật sự, tình yêu có màu, nhưng đầy vị tha. Anh ta lặng lec tôn trọng mối tình đầucủa chị và, thỉnh thoảng khi dòng hồi ức của chị quá mạnh, anh có vẻ buồn. Những lúc ấy anh chỉ thốt lên:
– Thôi đừng nghĩ nữa em à. Dù sao em cũn không phải là người gây ra cho cậu ấy những tội lỗi… Con người đã có cái tính ấy, dẫu em có nghìn tay cũng không buộc nổi.
– Nhưng anh thông cảm, tính em hay nghĩ ngợi.
– Hãy sống với các con, hãy sống với gia đình, hãy sống với hiện tại và hãy sống với cả tương lai. Sống mãi với quá khứ làm sao sống được.
Thuật đã khuyên chị chân thành, bởi chị hiểu hơn ai hết, anh là người đầy tội lỗi. Anh đang muốn cắt đứt quá khứ. Mơ hồ chị hiểu là anh đã dựng nên bao nhiêu hồ sơ, có thật và không có thể để giết bao nhiêu bạn bè bao nhiêu đồng đội cùng chiến hào vơia anh. Thời ấy anh cũng chỉ là tín đồ ngoan đạo mà thôi
Nhiều lần anh nói với chị đầy tự hào:
– Anh là một cán bộ Cách mạng trung thành của Đảng. Anh sống vì Đảng và cũng chết vì Đảng.
– Em hiểu… Không có Đảng làm sao có Điện Biên Phủ, làm sao quân Pháp chịu trả miền Bắc cho ta… Nhưng em hởi anh này, có sai anh cũng đừng chụp mũ em nhé.

– Sao em lại nghĩ thế?
– Thì em cứ nói cho hết nhé… Giả dụ Cách mạng bảo anh giết em, anh có giết không?
– Lạ lùng quá… Sao em lại hỏi anh thế nhỉ?
– Thì chính anh đã nghe theo cấp trên của anh và giết biết bao nhiêu là người lương thiện thời cải cách ruộng đất kia mà. Và cũng chính anh mới đây thôi, đã nói: anh sống vì Đảng và chết vì Đảng.
– Em rất mơ hồ. Cách mạng nào mà không có cái sai. Điều quan trọng là Đảng đã thấy mình sai và sửa sai. Em không thấy sao?
– Em thấy. Như thế là Đảng vẫn có thể sai?
– Đúng như thế.
– Thế thì anh đừng nên tuyệt đối hóa Đảng của anh quá đáng. Cái gì cũng phải Đảng. Đảng nghĩ, Đảng ra quyết định. Cứ như thế mà làm. Không ai được nghĩ khác. Đảng độc quyền chân lý tuyệt đối… Và anh là một tín đồ.
– Em không hiểu gì cả. Đảng là trí tuệ của nhiều người, vì vậy ta phải tuyệt đối tin tưởng Đảng. Phải nhìn thấy thắng lợi là to lớn, là vĩ đại, còn sai sót là nhở bé, không đáng kể… Chẳng hiểu em học ở đâu cái lí luận kì quặc như thế. Đừng dại, bỏ ra là bị chết chém đấy.
Trang sợ quá. Nhiều ngày sau này chị vẫn còn rờn rợn ở gáy. Có lẽ trong cơn xúc động vì người chồng, chị đã không gjữ được tâm trạng bực bội, chua chát của mình.
Từ đấy chị không dám động đến Đảng nữa. Thỉnh thoảng từ cơ quan trở về, trong bữa cơm đầm ấm, anh lại sỗ sàng nói với chị:
– Em biết không, hôm nay anh phải xích tay một thằng chống Đảng.
– Sao thế anh? Chị từ tốn hỏi.

– Nó làm thơ, đòi tự do, dân chủ. Thằng điên thật. Tự do, dân chủ phải trong sự lãnh đạo của đảng chứ… Bầu hội đồng nhân dân, nó cứ nhè mấy lãnh đạo huyện ủy mà gạch.
– Nhưng pháp luật đã cho người ta quyền tự do lưa chon mà?
– Em ngây thơ quá! Tự do đi gạt những người Đảng lựa chọn à? Đấy là thứ tự do tư sản… Em nên nhớ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, con người không thể có tự do, không thể có dân chủ được… Cái thằng ấy rồi mục gông! Ở trong nhà tù tha hồ mà dân chủ và tự do.
– Em thấy oan cho người ta quá.
– Oan cái nỗi gì! Anh không hiểu em đứng trên lập trương nào mà nói thế… Giữ kín mồm, không chết chém đấy.
Chị im lặng ngay. Mặc dù đang ăn cơm, chị vẫn vờ đạt đũa xuống mâm, đưa tay sờ lên gáy…
Hồi ấy, khi đưa chị về dấu ở nhà, hình như sợ chị trốn, anh đã nói câu na ná như thế: Em cẩn thẩn, không được ra ngoài nhé… Người ta thấy được em, em sẽ chết chém đấy. Chị tin anh điều ấy. Ở trong nhà anh, một căn nhà do bà cô để lại, khá kiên cố mà lúc nào chị cũng nơm nớp lo sợ cái đầu lìa khỏi cổ.
Trước khi Công bị bắt người ta ra sân vận động nhòe nhoẹt bùn đất ấy xem xử chém một “tên địa chủ gian ác”. Khi nhìn lưỡi dao nhoáng lên, chị bủn rủn cả tay chân… Cái ấn tượng ấy thỉnh thoảng lại trở về trong kí ức của chị.
Và hôm ấy, ngây thơ chị lo sợ rằng người ta sẽ đem thằng con trai riêng của chị ra xử chém để thế mạng cho bố nó. Ở đây,cái việc bắt và giết người như anh nói, sao quá dễ dàng.
Khi nghe tiếng xe anh về, chị vùng dậy như tìm thấy một cứu cánh.
Chị chạy ùa ra tận xe, nắm tay anh:

– Chuyện gì thế em? Anh hỏi rất đĩnh đạc.
Chị ấm ức:
– Người ta bắt cu Linh rồi.
– Vì sao?
– Người ta bảo nó ăn cắp tiền của ông Bảo.
– Lại có chuyện như thế ư?
– Ai mà biết được!
– Thôi cứ bình tĩnh đã. Đừng hốt hoảng. để anh hỏi lại xem. Trẻ em chúng nghịch ngợm là chuyện thường. phải giáo dục từ từ khắc nó khôn lên thôi.
– Nhưng anh có thể tin là nó ăn cắp không?
– Phải xem xét cụ thể. Nó bị bắt chắc là có… sao đấy, đâu phải tự nhiên vô cớ. ai cũng biết nó là con của em và của anh.
– Em không tin. Lại có gì mờ ám đây.
– Sao em vội kết luận như thế. Chẳng nhẽ vuốt mặt người ta mà không nể mũi ư?
– Nể! nể, người ta đã không lôi thằng bé vào tù.
– Đừng nối thế em. Không có việc gì mà không có nguyên nhân.
– Thứ gì người ta lại không dựng nên được, huống chi là nguyên nhân. Ai còn lạ gì cái nguyên nhân của các anh.

– Anh khuyên em bình tĩnh. Sốt ruột, nóng nẩy không giảu quyết được gì đâu em ạ. Anh hiểu em lắm. Tâm trạng của người mẹ mà. Mẹ nào mà không thương con. Tình thương mênh mông cũng dễ rơi vào khuyết điểm: bao che. Chớ ăn nói bừa bãi, hàng xóm người ta nghe được… không khéo mà chết chém.
– Chết gì cũng được. Sống như thế này khổ lắm.
Lần đầu tiên Trang không sợ cái con dao loang loáng bập vào cái cổ “ tên địa chủ gian ác” mà sau này được sửa sai, được nhận bằng liệt sĩ ấy.
Thuật dịu xuống:
– Mọi việc để anh lo. Đừng làm rối lên càng khó gỡ. Như thế chẳng giải quyết được gì, chỉ có hại cho thằng Linh thôi.
– Đằng nào thì nó cũng vào tù rồi!
– Phải tìm cách cho nó ra, chứ chẳng nhẽ…Thôi em đi làm mấy con cua nấu cháo ăn cho khỏe đã. Cậu nhân viên cơ quan anh nó biếu đấy. Cua Cong đấy thịt chắc lắm…
– Nhưng mà anh có lo cho nó được không?
– Anh sẽ đi lo cho con. Em cứ yên tâm.
– Nói thế nhưng công việc cuốn hút anh, ngày này qua ngày khác. Nhiều hôm đến 11h anh mới về. Anh lại ôm chị âu yếm và hứa tuần tới anh sẽ đi thăm thằng bé và tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện.
– Em thông cảm, anh bận quá. Kì này người ta định rút anh về tỉnh, nhận chức phó bí thư trực…
– Anh chỉ biết lo cho cái ghế của anh, còn con cứ mặc nhiên ngồi tù. Cũng phải thôi nó không phải con anh, không phải máu mủ ruột rà của anh.
– Đừng nói thế, em. Em xem có bao giờ anh nghĩ thế đâu. Anh yêu em như thế nào, anh thương thằng cu Linh như thế.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.