Bạn đang đọc Nỗi Bất Hạnh Tình Yêu: Chương 15
Thuật làm tất cả những gì anh hứa với mẹ con Trang. Con đường đi của anh bao giờ cũng là con đường đi từ trên xuống, con đường ngắn nhất của những người đang có quyền lực thật sự. Anh trực tiếp gọi điện thoại cho giám đốc sở giáo dục. Chưa đầy nửa giờ sau, giám đốc sở đã khép nép bước vào văn phòng tỉnh ủy. Anh huấn thị cho ông ta điều này, điều khác, những điều nằm trong cái khung của lập trường giai cấp… Và cuối cùng anh đi thẳng vào vấn đề thằng Linh.
Kèm theo tiếng vâng dạ là một lá thư tay của chính giám đốc gửi cho trưởng phòng giáo dục huyện. Và cũng như thế, một lá thư tay từ huyện chuyển về đến trường.
Trang mừng vui thật sự. Nhưng người sung sướng và mãn nguyện hơn cả là thằng Linh. Dù có kìm chế thế nào đi chăng nữa, nó cũng không dấu được sự xúc động mạnh của một con tim đang khao khát với bầy đàn của mình.
Nó mơ ước đến cái giảng đường trường Đại học mà suốt từ bé đến giờ nó cũng chỉ được nghe vài ba lần. Theo tưởng tượng của nó, đấy là một căn nhà lồng kính trong suốt, rộng mênh mông. Vị giáo sư già râu tóc bạc phơ đứng trên bục cao, truyền xuống phía dưới, nơi đám sinh viên đang ghi chép không mệt mỏi kiến thức mới nhất mà loại người đạt được. Đêm xuống những chùm đèn nhiều màu bật sáng trên cái trần hình vòm như chiếc vương niệm gợi ỗi người về một sự huyền bí, cao xa, một ấn tượng kỳ diệu về không gian mênh mông và thời gian vô tận, ở đấy, con người, dù là bác học vẫn không bao giờ dám nghĩ mình là một cái gì đó ghê gớm, ngược lại luôn thấy mình nhỏ bé, những công trình của mình chỉ là hạt cát so với tri thức của nhân loại.
Nó rưng rưng và nghĩ đến chiếc áo blu trắng mà nay mai nó được khoác vào. Trong tất cả các nghề, không hiểu sao nó say mê nó lại say mê nghề y, nó luôn ý thức được rằng, con người sinh ra vốn để chịu nhiều đau khổ, bất hạnh và một trong những đau khổ bất hạnh đó là bệnh tật. Và điều đó nói với nó rằng nghề y là nghề nhân đạo nhất, đấy không phải là một cơ quan giam cầm, tra tấn làm nhục con người như cái trại giam mà nó vừa trải qua. Đấy cũng không phải là một cơ quan đầy quyền uy như cơ quan bố dượng nó…
Chiều hôm ấy, còn ít tiền khi ở trại giam dành dụm được, thằng Linh chạy ủ ra chợ mua cho em nó mỗi đứa mấy cái bánh dày, mấy quả ổi chín mọng. Nó suy nghĩ không biết mua ẹ Trang thứ gì. Cuối cùng nó chạy vào mậu dịch tìm ẹ đôi bít tất Trung Quốc. Mẹ nó hay lạnh chân. Cái chứng lạnh chân không hiểu thuộc loại bệnh gì. Chắc chắn là sau này nó sẽ tìm hiểu và chữa bằng khỏi ẹ nó.
Sau khi tròng thử đôi tất ni lông và chân mẹ, nó ngước nhìn gương mặt quen thuộc đã sinh ra nó với đôi mắt biết ơn thật sự. Mẹ nó xúc động, nhìn lại nó. Chị kéo nó lại gần và căn dặn:
– Công ơn chạy xin cho con được học này là của bố Thuật. Mẹ không làm được gì cả, mặc dù mẹ đã làm hết sức mình. Con biết đấy mẹ không từ bất cứ cửa nào mà không gõ đến. Nhưng ở đâu người ta cũng đưa ra các nguyên tắc chặt chẽ, đấy là những nguyên tắc bất di bất dịch. Mẹ đã hết hi vọng và buồn rầu lo lắng cho số phận hẩm hiu mà cuộc đời nỡ chụp xuống quá sớm ở một đứa trẻ bất hạnh như con.
Duy chỉ có tiếng nói của bố Thuật con thì mới có thể khuất phục được các nguyên tắc nghiêm minh kia. Thời nào cũng vậy, người có quyền lực bao giờ cũng là người muốn gì được nấy. Mẹ nhắc lại công ơn này là của bố Thuật. Trước đây, thời cải cách ruộng đất ấy, chỉ một lện của bố Thuật con ban ra thì ngay sau đấy, có thể là một người bị đem ra hành hình, cả gia đình trong cơn hoạn nạn, con cái côi cút, khổ nhục suốt một đời, hoặc có thể được giải thoải khỏi tội lỗi… Như trường hợp bố Công của con… Một lần nữa mẹ lại nghĩ về quyền lực, con à. Mẹ chỉ sợ người nắm quyền lực mà không công minh.
Cho đến hôm nay, nhiều lúc mẹ vẫn nghĩ bố Công con là người vô tội. Nhưng số phận đã đưa đẩy bố con như thế, hơn ai hết mẹ là người đau khổ nhiều nhất. Làm gì được cho bố Công con mẹ đã làm. nhưng hồi ấy, ngay tính mạng mẹ cũng đang treo lơ lửng trước họng súng. Dù sao ở thời điểm này cũng phải biết ơn bố Thuật con. Người tố bố Công không phải bố Thuật. Con đừng nghi oan cho ông ấy mà mang tội. Đây là một cố nông, gần như không hiểu gì về bố con lại dám vạch lên tội bố con gay gắt. Bố Thuật đã vì mẹ mà cứu bố Công khỏi tội tử hình.
Mẹ tin bố Công con còn sống. Ông lẩn trốn đâu trên rừng, trên núi, hoặc ở một nơi nào đó trên mảnh đất mà thời chống pháp ông đã ở… con nhớ lấy điều mẹ dặn và mai sau khôn lớn cố lần tìm bố con nhé. Không có gì nặng bằng tình bố con. Bố là con trai duy nhất của ông con. Con là con trai duy nhất của bố con. nếu con mất, dòng họ sẽ tuyệt tự. Con đã biết rồi đấy họ của dòng họ con là họ Thiên, một dòng họ rất lạ chỉ lưu lại một ít ở vùng ta thôi. bố con là Thiên Minh Công. Mẹ sẽ trao cho con một tấm ảnh. Con phải giữ thật kín, ngay cả bố Thuật con cũng không được lộ ra. Việc này tế nhị lắm. Có thể con chưa hiểu hết nhẽ. Nhưng mẹ tin, người giải oan cho bố Công con không ai khác ngoài con.
Trước mắt con chuẩn bị vào học cho tốt. Cố gắng ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô, biết quý mến và trân trọng bạn bè. Đừng bao giờ kiêu căng con nhé. Sự khiêm tốn sẽ dẫn đến đỉnh cao của sự kiêu căng sẽ giết chết con.
Mẹ khuyên con cứ giữ nguyên họ bố Thuật cho đến khi con trưởng thành. Đừng thay đổi vội. Mọi sự vội vàng không tránh khỏi vấp ngã. làm gì cũng phải có thời gian, chớ hấp tấp. Làm chính trị, hấp tấp là hại cả dân tộc. Làm khoa học, hấp tấp thì sẽ không bao giờ thành nhà khoa học.
Có nhẽ chưa bao giờ Trang nói với đứa con riêng của mình như hôm nay. Chị có cảm tưởng như đang tâm tình với một người bạn, một người bạn thân nhất đời chị.
Đêm ấy, lần đầu tiên thằng Linh có được giấc mơ thật đẹp. Giấc mơ đưa nó đến cổng trường Đại học. Đó là hai cánh cổng sắt khổng lồ nằm trên đại lộ chính của Hà Nội. Cửa sơn màu xanh lá sấu non, tươi mát. bên trong là sân trường, láng xi măng trắng phẳng lì. bao bọc ba bên sân trường là ba dãy nhà, tường cao quét vôi màu vàng, chân tô đậm một đường viền lớn màu gạch non. Bạn bè nó biết đây là những giảng đường nhỏ. Giảng đường lớn được xây trên khu đất cao, đứng riêng biệt.
Nó mặc quần xanh áo trắng như hầu hết bạn bè nó. Chân nó đi một đôi dép nhựa trắng, đầu đội bia rê màu xanh sẫm. Tay nó sách một chiếc cặp da ngoại mới cứng. Mẹ Trang nhìn nó cứ ngỡ nhìn ai. Mẹ ôm nó vào lòng và dúi cho nó mười đồng bạc, dặn nó ăn bát phở nóng rồi hãy đến trường.
Lần đầu tiên trong đời nó được ăn một bát phở ở phố. Bát phở thật đầy, một lớp mỡ vàng ươm đóng váng trên mặt, ẩn hiện mấy củ hành trắng nõn và những lát thịt bò tái nằm chồng lên nhau trông đến ngon mắt. Nó nhấm nháp từng tí một và luôn lo sợ hết.
Trên đường đi, nó làm quen với rất nhiều bạn bè, những đứa trẻ đầy hăm hở như nó. Người ta gọi nó bằng anh, xưng tôi, không gọi bằng mày như bọn trẻ ở trại. Bạn bè ở khắp đất nước dồn về đây đông nghẹt. Nhưng hãy còn sớm nên cổng trường chưa mở. Ai cũng khao khát được vào giảng đường, được điểm danh và được nghe các vị giáo sư bạc đầu giảng cho bài học vỡ lòng của thời sinh viên…
Nhưng tiếc quá. Nó đã phải tỉnh dậy trước khi nó được bước qua cổng trường. Ấy là lúc 6 giờ sáng. Mặt trời đã đan những tia nắng mảnh khảnh trên ngọn xoan lá xanh um sau vườn.
Trang đã dậy từ lâu. Chị chạy vội ra chợ rồi trở về giục con nhóm lửa. Tối hôm qua chị đã nghĩ, hôm nay làm ỗi đứa một tô phở, cả 3 anh em đều đến trường. Đối với thời học sinh, ngày khai giảng là hệ trọng, nhất là đối với thằng linh, nó phải xa trường lớp hai năm rồi. Chịu khó làm một tí cho con vui. May mắn gặp được miếng thịt bò ngon. Chị mừng thầm. Nỗi vui này kéo nỗi vui khác làm chị cứ tíu tít.
Có tiếng chó sủa:
– Con ra xem ai mà đến sớm thế? Chị vừa thái thịt vừa bảo thằng Linh. Không khéo ai đến tìm bố mày….
– Chắc mấy đứa đến rủ con đi học…
– Mới hơn 6 giờ, hãy còn sớm chán con à. Mời các bạn vào đây, mẹ làm phở ăn luôn.
Thằng Linh hăng hái chạy ủ ra cổng, vừa chạy vừa mắng mấy con chó.
Nhưng trước nó không phải là bạn bè mà hai chú du kích và một chú công an năm nào. Hai chú du kích mang AK và chú công an mang súng ngắn bọc trong bao da.
Giật thót, thằng Linh run bắn người, mặt xám ngắt như gà cắt tiết. Nó không hiểu gì cả. Nhưng nó đã cảm thấy tai vạ lại gieo vào chính nó. Và sợ quá, nó đã quay vào, vừa chạy vừa rú lên. Tiêng rú man dại nghe như tiếng một con thú bị tử thương.
– Mẹ ơi!