Những Chiều Mưa

Chương 64


Bạn đang đọc Những Chiều Mưa: Chương 64


Mãi đến 8h thì tôi mới về được đến nhà, trong lòng thì cực kỳ bực bội. Sau khi chào ba mẹ xong thì tôi đi lên gác luôn.
“Ăn cơm đi chứ con.” – Mẹ Hòa gọi khi tôi đang bước lên cầu thang.
“Dạ để tí con ăn, con gọi điện về nhà đã.”
“Hôm qua con chưa gọi à?”
“Dạ qua con gọi rồi, nay có chút chuyện nên con hỏi mẹ con một chút.”
“Ừm, xong rồi xuống ăn đi đó. Ăn trễ quá dễ đau bao tử lắm.”
“Dạ, con xin phép lên nhà.”
Đi ngang qua phòng bé Thảo thì tôi thấy đang đóng cửa, đoán chừng nó đang làm bài. Tôi cũng chẳng có chuyện gì để tìm nó, nên chầm chậm đi về phòng mình. Thu gom vài món, bao gồm bao thuốc, bật lửa, đống dây băng cuộn tay, điện thoại, cây sáo rồi tôi ôm mang lên trên sân thượng. Để tạm vào một chỗ, việc tôi cần làm ngay lúc này là gọi điện về nhà.
“Alo.” – Tiếng mẹ tôi vang lên từ đầu dây bên kia.
“Mẹ ạ.”
“Ừm có chuyện gì thế?”
“Vừa xong ông ấy mới qua tìm con.”
“Ừm. Mẹ định đợi ày thi xong rồi mẹ mới nói, nhưng giờ mày biết rồi nên mẹ cũng không giấu làm gì.”
“Sao mẹ lại nói con ở trong này làm gì, ông ấy cũng chỉ mới nghi ngờ thôi chứ đã dám chắc đâu.”
“Thì dù gì ông ấy cũng là cha mày, cũng có quyền được biết chứ.” – Mẹ tôi vẫn nhẹ nhàng nói.
“Ông ấy xứng sao? Bao năm nay ông ấy hỏi thăm con được mấy lần, gặp mặt con được mấy lần. Nếu mẹ mà không nói hay con không nhìn thấy ông ấy, con cũng chẳng cần biết cha mình là ai.”

“Con đừng nói vậy, ai cũng có nỗi khổ của riêng mình chứ.”
“Nỗi khổ?” – Tôi cười khẩy – “Con cũng đang cố nhìn xem ông ấy khổ chỗ nào đây.”
“Vậy nay ông ấy với con nói chuyện những gì?”
“Cũng không có gì đáng chú ý, chủ yếu hỏi thăm con một vài vấn đề. Với lại con cũng không quá chú tâm nên cũng nhớ được chút ít, nhưng cũng không có gì quan trọng.”
“Ừm.”
“Hình như. . . mẹ đưa con vào Sài gòn cũng một phần vì lý do này ạ?”
“Mẹ đưa mày vào chủ yếu ày tốt hơn, còn cái đó cũng chỉ là một phần nhỏ thôi.”
“À mẹ. Hình như. . . Tết này mẹ định cho con lên trên Ban Mê à?”
“Ừm, lúc đầu thì mẹ không chịu. Nhưng ông ấy năn nỉ quá nên mẹ cũng gật đầu, gì thì gì người ta không có công dưỡng dục thì cũng có ơn sinh thành. Làm người không thể không có gốc được con à.”
Tôi cũng chán nản, vì biết có nói cách mấy mẹ tôi cũng không thay đổi được suy nghĩ. Nên nói thêm vài câu nữa rồi tôi cúp máy. Ngồi dựa lưng vào lan can, thẫn thờ nhìn bầu trời nhưng càng khiến tôi khó chịu hơn. Vơ lấy đám cuộn băng rồi cuốn quanh bàn tay. Đi đến trước bao cát rồi bắt đầu nền uỳnh uỵch vào nó. Cũng không tưởng tượng rồi né tránh như mọi khi, mà lúc này tôi dồn toàn lực vào đôi tay, sau đó truyền sang bao cát.
“Chết tiệt, mới sáng ra thì vụ em Thùy. Giờ thì vụ này. Rút cục lại thêm một lần nữa lại bị rơi vào thế bị động” – Tôi cắn răng nện từng quyền lên bao cát. Cái cảm giác bị nắm đằng chuôi, làm gì cũng không được khiến tôi uẫn ức không thể tả.
“Uỳnh. . . cạch cạch. . . Uỳnh. . . cạch cạch. . .” – Cứ mỗi lần nắm đấm tiếp xúc với bao cát là nó lại lắc lư kèm theo tiếng sợi dây kim loại treo bên trên cũng kêu theo. Dù cho nện như thế nào thì cái bao cát quái quỷ này cũng không xi nhê, mà tay tôi thì đã bắt đầu cảm thấy nhức.
“Mẹ kiếp.” – Buông 2 tay xuống, tôi co chân đạp một phát thật mạnh vào bao cát. Nó bay ra đằng sau rồi theo quán tính nó giật lại phía trước, tôi hoảng hồn né sang một bên rồi ngồi dựa vào thành lan can mà thở dốc.
“Đã dễ chịu hơn chưa?” – Tiếng nàng khẽ vang lên.
“Ế. . .” – Tôi giật mình, nhìn lại phía cửa ra vào thấy nàng đang đứng đó từ bao giờ – “Mình tưởng Linh về rồi chứ.”
“Nãy mình ở lại học với Thảo mà, xe mình vẫn ở dưới nhà đó thôi.”
Tôi nhớ lại lúc mở cổng đi vào, tâm trạng khi đó đang buồn bực nên tôi còn lòng dạ quái nào mà đi quản xem xe của nàng còn ở đó hay không – “Linh. . . đứng đó lâu chưa.”

“Mình mới lên thôi.”
“Ngồi chơi đi.” – Tôi chỉ sang vị trí bên cạnh rồi nói.
“Ừa.” – Nàng khẽ gật đầu rồi nhẹ nhàng ngồi xuống, tay hơi vén vài lọn tóc vắt nhẹ qua tai – “Cảm thấy thoải mái chút nào chưa.”
“Một chút.”
Nàng khẽ cầm lấy chiếc tay tôi nhấc lên, nhẹ nhàng tháo từng lớp băng ra. Nhìn thấy mấy khớp nối bàn tay tôi đang đỏ rần lên, nàng khẽ thở dài – “Giải quyết được vấn đề về bên nội tâm, nhưng thể xác thì thành ra thế này. Liệu có đáng không?”
“Cũng không sao, một lát thì hết thôi. Với lại ngoài cách này thì mình cũng không biết làm gì để có thể cảm thấy thoái mải hơn.” – Tôi ngước nhìn lên trời rồi nói.
“Vậy kể với mình nghe xem, có thoải mái hơn không?” – Nàng khẽ chống khuỷu tay lên đầu gốc, bài tay thì đỡ lấy một bên đầu nghiêng qua nhìn tôi mỉm cười.
“Nghe không thôi cũng đâu làm được gì.” – Tôi thở dài.
“Ừm có thể mình không làm được gì để giúp Hiếu cảm thấy thoải mái hơn, nhưng nếu làm một cây cột chỉ biết lắng nghe thì mình vẫn làm được mà.”
Tôi giật mình nhìn qua nàng, thầm thắc mắc cái hôm sinh nhật em Thùy mình cũng có nói câu như này. Không biết lúc đó nàng có. . . rình ở đằng sau nghe lén không.
“Sao vậy?” – Nàng ngạc nhiên nhìn tôi.
“Không có gì. Chuyện cũng có gì hay ho đâu mà kể lể.”– Tôi thở dài.
“Nhưng giữ mãi trong lòng cũng đâu có thoải mái đâu.”
“Vậy chứ giờ Linh muốn nghe gì?”
“Mình là thính giả mà, nên Hiếu kể gì mình nghe đó thôi.”
“Ừm, vắn tắt nhé.”

“Ừa”
“Ông ấy là ba mình, nhưng đối với mình thì ông ấy cũng chẳng khác người ngoài là bao nhiêu. Từ nhỏ mình đã ở ngoài Bắc rồi, còn ông ấy ở Ban Mê. Nguyên nhân như nào thì đây là chuyện của mấy tiền bối, mình không tiện nói ra. . .”
“Ừa.” – Nàng khẽ gật đầu.
“Tuy ông ấy là ba mình nhưng từ nhỏ tới giờ mình gặp ông ấy đúng 3 lần. Lần đầu là năm lớp 2. Lần tiếp theo là hè năm lớp 8, ông ấy ra đón mình về Ban Mê chơi hè năm đó. Còn lần thứ 3 là hôm nay.”
“. . .”
“Mình sống với mẹ từ nhỏ ở cái phố huyện bé tẹo đó, mẹ mình lên đó làm việc theo diện cán bộ miền xuôi lên miền ngược làm ăn gì đó, nói chung Nhà nước hỗ trợ cho đất nhiều lắm. Mẹ mình được giao cho 2 cái trang trại nhưng vì nó cách thị trấn hơi xa nên mẹ mình cũng để đó. Rồi mình với mẹ sống với nhau trong căn nhà cấp bốn bé tẹo, đến năm lớp 6 thì Nhà nước mua lại một cái trang trại để mở thủy điện, cái kia thì mẹ mình bán cho người khác nên cũng dư dả được ít tiền, từ đó cuộc sống mới khá hơn chút xíu.”
“. . .”
“Lần đầu tiên mình gặp ông ấy, mẹ mình chỉ nói đến chào ba. Mình cũng làm theo lời của mẹ mình như khi nhìn người đó mình cảm thấy sự xa lạ. Không giống với trong sách vở nói tí nào. Cái gì mà tình cha, rồi ơn sinh thành gì đó mà mình vẫn đọc nhan nhản trên lớp. Nhưng mình lại hoàn toàn không cảm nhận được bất cứ một cái gì. Tất cả những gì mình cảm thấy chỉ gói gọn trong 2 chữ xa lạ.”
“. . .”
“Thỉnh thoảng mình quậy phá gì, một số người trong họ hàng lại quát tháo, quát mình, rồi quát mình sau này cũng sẽ y như ba mình. Một số người trong thị trấn cũng biết mẹ mình chỉ sống với mình nên thỉnh thoảng cũng có người nói nọ nói kia. Mình thấy bạn bè ai cũng có gia đình đầy đủ, còn mình thì. . . Rồi từ từ, mình bắt đầu có ác cảm với ông ấy.”
“. . .”
“Rồi tiếp, lúc đó chỉ là những ác cảm đơn thuần thôi, rồi tất cả đã biết thằng sự căm ghét, hận thù là bắt đầu từ hè năm lớp 8 mình lên Ban Mê chơi, mình thấy cuộc sống của ông ấy. . . ừm nếu so sánh với khoảng thời gian trước mà mẹ con mình sống thì đúng là một trời một vực. Nên từ đó mình bắt đầu ghét, nói đúng hơn thì là hận.” – Tôi nói rồi bất giác nở một nụ cười tự giễu bản thân – “Mình với mẹ thì sống trong căn nhà lụp xụp. Trời nóng thì nhà cứ như cái lò thiêu vì nhiệt độ từ mái tôn hắt xuống, mưa bão thì dột khắp nhà, mùa đông thì rét mướt. Thế nên mình mới hận chính người cha của mình, ông ấy sống sung sướng không lo nghĩ gì đến mẹ với mình ngoài kia. Không một lời thăm hỏi, không một lời động viên. . . Nếu như ông ấy nghĩ tới mình thì ít ra cũng giúp đỡ mẹ một phần nào đi, đằng này. . .”
“. . .”
“Lần đầu tiên mình gặp ông ấy cũng là lần đầu tiên mình gọi ông ấy là ba, cũng có thể. . . đó là lần cuối cùng. . .”
“. . .”
“Có một số chuyện mà của những người lớn mà mình chưa biết được, hoặc giờ thì mình cũng không cần biết. Nói gì thì nói cũng không thể nào quay lại những ngày tháng cũ được, nên mình không bao giờ chấp nhận ông ấy là cha của mình.”
“. . .”
“Giờ thì mình chỉ nói lan man được nhiêu đó thôi.” – Tôi nhún vai.
“Ừa.” – Nàng khẽ gật đầu.
“Mình thành người như vậy, cũng là do một phần nào đó của chuyện này tác động.”

“Hiếu có bao giờ nghĩ, ba Hiếu có chuyện gì khó xử không?”
“Thứ nhất, đừng gọi ông ấy là ba mình. Thứ hai, trước kia mẹ mình là vợ của ông ấy, nhưng giờ ông ấy có 2 người con. Một đứa lớn hơn mình hai tuổi, một đứa nhỏ hơn mình một tuổi. Linh nghĩ xem, có gì khó xử ở đây.”
“Ơ. . . Mình không biết.”
“Chuyện này cũng chẳng có gì, chẳng qua là có liên quan đến người lớn nên mình cũng không tiện nói.”
“Ừa, vậy nay Hiếu gặp. . . ông ấy rồi có chuyện gì không?”
“Cũng không có gì, ông ấy hỏi han vớ vẩn vài câu. Mình cũng trả lời cho có. Rồi ông ấy kêu Tết mình lên Ban Mê, lúc đầu mình không chịu. Nhưng ông ấy nói nghỉ có 2 tuần mà lặn lội ra Bắc vài ngày xong lại vào lại thì mất thời gian lại không giải quyết được gì. Ở đây cũng không được vì ít ra đây không phải là nhà mình. Rồi ông ấy nói mẹ mình cũng đồng ý rồi nên mình đành gật đầu.”
“Mà mình thấy hai người đi lâu lắm mà.”
“Thì cứ ngồi im thôi, thỉnh thoảng ông ấy quay qua hỏi đôi ba câu thì mình trả lời.” – Tôi nhún vai.
“Vậy chừng nào Hiếu lên Ban Mê.”
“Không biết, nghe đâu đi oto mất có 7 8 tiếng là tới rồi. Cũng khá gần nên không lo gì cả.”
“Nghỉ xong Hiếu về liền à?”
“Chắc không, về đó cũng chán chết. Chắc cận Tết mới về, xem như nào có thể qua mùng 3 4 gì đó xuống luôn cho lành.”
“Nếu về đó mà chán quá thì. . . cứ gọi điện ình.” – Nàng cắn răng nói
“Ừm.” – Tôi gật đầu, rồi với tay lấy bao thuốc đang vứt lăn lóc nằm ở một góc.
“Lại hút thuốc.” – Nàng khẽ cau mày.
Tôi cũng chỉ nhún vai, không nói gì.
“Cho mình một điếu.” – Nàng nhin qua tôi mỉm cười.
“Ta kháo.” – Tôi trợn mắt nhìn nàng, thầm nghĩ có phải mình nghe nhầm không đây. Điếu thuốc trên tay cũng bất giác rơi xuống.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.