Bạn đang đọc Những chiếc đồng hồ treo tường: Chương 25
Chương 25
Một phút sau, có người ra mở cửa. Đó là một cô gái Bắc Âu cao lớn, tóc vàng, hai má đỏ hây, mặc bộ váy áo sặc sỡ, nhìn tôi vẻ dò hỏi.
– Xin lỗi, – Tôi nói.- Nhà ta có một đứa trẻ gái nhỏ phải không? Cháu đánh rơi một thứ ra ngoài cửa sổ, xuống đường.
Cô ta nói tiếng Anh rất kém, nên chỉ cười. Rồi nói:
– Xin lỗi. Tôi chưa hiểu.
– Đứa trẻ nhỏ. Con gái.
– Có đấy.
– Đánh rơi xuống đường.
Tôi vừa nói vừa ra hiệu:
– Tôi nhặt được cái này đem lên trả.
Tôi chìa con dao díp nhỏ bằng bạc. Cô gái tóc vàng cao lớn tròn xoe mắt nhìn.
– Tôi không biết.
Tôi thân mật hỏi:
– Cô đang nấu ăn à?
Cô ta lắc đầu rất mạnh.
– Tôi không muốn làm phiền cô. Tôi muốn gặp đứa trẻ để trả cái này.
– Xin lỗi, ông nói gì?
Đột nhiên cô ta hiểu ra, mắt sáng lên. Cô vội dẫn tôi vào một phòng khách thanh nhã. Trên chiếc đi văng kéo sát cửa sổ, một đứa trẻ bó bột một bên chân đang ngồi.
– Ông này bảo em đánh rơi…
May thay, đúng lúc đó dưới bếp đưa lên một mùi khét lẹt. Cô gái cao lớn kêu khẽ một tiếng hoảng hốt, chạy vội ra ngoài.
– Xin lỗi ông… xin lỗi ông!
– Cô cứ xuống bếp đi, mặc tôi.
Tôi vào phòng khách, nhẹ nhàng khép cửa lại, tiến đến chỗ đi văng.
– Chào cháu!
– Chào chú, – đứa trẻ gái nhìn tôi từ đầu đến chân, làm tôi đâm lúng túng.
Hai bím tóc mỏng, trán dô, cằm nhỏ, đứa trẻ không đẹp nhưng trông rất thông minh.
– Chú tên là Colin, còn cháu?
– Cháu là Gerry.
Tiếp xúc với trẻ con, ta gặp một thuận lợi lốn là chúng không cần đến nghi thứcử Giá như người lớn thì họ đã hỏi tôi: “Ông hỏi gì?”, nhưng Gerry đang ngồi buồn một mình, thấy tôi em vui hẳn lên, sẵn sàng huyên thuyên với tôi đủ chuyện.
– Ba em đâu?
Em liến thoắng:
– Nhà máy Cơ khí Cartinghaven, thị trấn Reaverbridge, cách đây đúng 18 cây số rưõi.
– Mẹ?
– Chết rồi, – Gerry đáp bằng giọng nói dường như hớn hở. – Lúc cháu mới hai tháng. Máy bay bị tai nạn, tất cả đều chết.
Em nói như thể đấy là một vinh dự, được có bà mẹ dính vào một vụ tai nạn máy bay nổi tiếng.
– Chú hiểu. Thế cháu ở với ai?
Tôi đưa mắt ra phía cửa.
– Cô Ingid đấy. Cô ấy là người giúp việc, người Na Uy. Mới đến đây được nửa tháng. Cô ấy chưa biết tiếng Anh. Cháu đang dạy cô ấy.
– Cô ấy dạy cháu tiếng Na Uy chứ?
– Không. Chỉ vài chữ thôi.
– Cháu yêu cô ấy không?
– Yêu ít thôi. Cô ấy nấu những món ăn rất lạ. Cô ấy ăn cá sống đấy.
– Chú ăn thứ ấy rồi, ở Na Uy. Chú lại thấy rất ngon.
Gerry có vẻ không tin.
– Hôm nay cô ấy làm bánh tác-tin.
– Chà, ngon đấy.
– Cháu thì không thích. Chú ăn ở đây không?
– Không. Chú đi dưới đường, thấy một con dao nhỏ rơi xuống, chú ngẩng đầu lên, đoán là nhà cháu.
Tôi chìa ra con dao díp nhỏ bằng bạc:
– Có phải của cháu không?
– Dao để gọt táo đây mà.
– Đúng thế.
– Không phải của cháu,
Gerry thở dài vẻ tiếc rẻ.
– Không phải cháu đánh rơi. Nhưng sao chú lại tưởng của cháu?
– Vì chú ngẩng đầu lên thấy cửa sổ nhà cháu mở. Cháu ngồi nhà một mình thế này có buồn không?
– Buồn lắm. May mà ba đem về cho cháu đủ các thứ đồ chơi: bút chì mầu, búp bê các loại. Rồi cái này nữa.
Cô bé giơ lên chiếc ống nhòm.
– Thứ này cháu thích nhất. Cháu nhìn ra ngoài, thấy được cả những thứ ở xa, mà vẫn rất rõ.
– Cho chú xem thử, – tôi nói.
Tôi đỡ chiếc ống nhòm, xoay núm điều chỉnh rồi nhìn ra xa.
– Ống nhòm này tốt lắm đấy.
Mà đúng thế, ống nhòm rất tốt. Tôi nhìn qua cửa sổ, thấy rõ tàng chi tiết nhỏ của số nhà 19 và các nhà xung quanh.
– Ba bảo không phải ống nhòm trẻ con mà là ống nhòm người lớn đấy, – cô bé nói.
– Ba nói đúng. Chú nhìn rất rõ.
– Cháu còn có cả một cuốn sổ, cháu ghi vào đấy tất cả những gì cháu nhìn thấy, cháu ghi cả giờ nữa. Ba cháu bảo các chú cảnh sát giao thông cũng ghi số những xe chạy qua trạm kiểm soát giống như cháu. Bạn Dick ở nhà bên cạnh cũng sang đây cùng với cháu ghi các số xe ô tô chạy qua ở dưới phố đấy. Bắt đầu từ số 1, bây giờ đã lên đến số ba trăm mười lăm rồi.
– Thú đấy nhỉ!
– Rất thú. Chỉ tiếc phố này ít ô tô chạy đến quá. Mỗi ngày chỉ có vài chiếc. Bây giờ cháu không ghi xe ô tô nữa.
– Chắc cháu biết rõ các ngôi nhà bên kia đường phố?
Tôi hỏi giọng làm như tình cờ, không có dụng ý.
– Đúng thế! Cháu không biết tên của họ, nhưng cháu đặt ỗi người bên ấy một cái tên.
– Cháu làm thế là rất thú. Cháu sáng kiến lắm.
Gerry trỏ ra ngoài cửa sổ, đồng thời nhìn theo.
– Kia là nhà nữ hầu tước Carrabas, cây cối um tùm lộn xộn, giống như nhà lão hầu tước trong truyện cổ tích Con mèo đi hia ấy. Mà bà chủ nuôi nhiều mèo lắm nhé. Mấy chục con đấy.
– Hôm nọ chú có nói chuyện với một con, con mèo hung ấy.
– Cháu có nhìn thấy chú, – Gerry nói.
– Cháu có óc quan sát tốt đấy. Cháu không bỏ qua thứ gì. Cháu giỏi lắm.
Gerry cười sung sướng.
Cửa phòng mở, cô gái Na Uy vào, thở hổn hển.
– Cháu có sao không?
– Không sao. Cô cứ làm đi, cháu chơi với chú Colin là được rồi. Cô cứ xuống bếp đi, Ingrid.
– Vậy cô đi nhé. Ngồi đây chơi với chú.
– Mỗi khi làm một món ăn mới, bao giờ cô ấy cũng hồi hộp thế đấy.
– Ta nói chuyện tiếp về các nhà bên kia đường đi. Còn ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm kia là của ai?
– Của một bà già mù. Nhưng nhìn bà ấy đi thì không ai biết là người mù. Mới đầu cháu cũng có biết đâu, sau bác Harry góc cổng kể cháu mới biết bà ấy mù. Cũng chính bác Harry kể cháu nghe về vụ án mạng.
– Án mạng?
Tôi làm ra vẻ sửng sốt.
– Đúng đấy. Lần đầu tiên cháu nhìn thấy một vụ giết người.
– Ly kỳ đấy! Thế cháu nhìn thấy như thế nào?
– Lúc ấy là buổi trưa, phố xá vắng tanh. Bỗng một cô chạy hốt hoảng trong nhà ra, hét lên. Cháu biết ngay là trong nhà vừa xảy ra chuyện gì ghê gớm lắm.
– Ai hét?
– Một cô. Trẻ và đẹp lắm. Cô ấy chạy vụt trong nhà ra. Đúng lúc ấy có một người đàn ông đi ngang qua bên ngoài. Cô ấy vọt ra khỏi cổng, bấu chặt lấy người đàn ông, như thế này này, – em nói rồi túm ống tay áo tôi.
Đột nhiên em nhìn tôi:
– Người đàn ông ấy rất giông chú.
Tôi cười:
– Không phải chú đâu. Giống lắm à?
– Rất giống chú.
– Rồi sau đấy thế nào?
– Sau đấy nhiều chuyện lắm. Người đàn ông vào nhà rồi chạy ra, gọi điện thoại ở trạm điện thoại công cộng chỗ góc phố kia kìa.
– Cháu thường ăn trưa lúc mấy giờ, Gerry?
– Mỗi hôm một khác, tùy theo cô Ingrid. Cô ấy nấu xong là ăn.
– Hôm xảy ra vụ án mạng, cháu ăn sớm à?
– Hôm ấy, cô Ingrid phải chuẩn bị để đi đâu ấy.
– Sáng hôm ấy, cháu có nhìn ra cửa sổ chứ?
– Vâng. Chỉ thỉnh thoảng cháu mới bỏ ông nhòm xuống thôi.
– Cái người bị giết ấy, cháu có thấy ông ta vào nhà không?
– Không. Cháu không thấy ông ấy đến và bấm chuông cửa gì hết.
– Có khi ông ấy đi lối sau, qua vườn? Với lại cháu dễ nhầm ngày này với ngày khác lắm.
Gerry tự ái:
– Cháu lầm thế nào được? Ngày nào cháu cũng ghi vào sổ đây này. Thí dụ cháu có thể kể chú nghe bà Cua đến lúc nào và về lúc nằo?
– Sao lại gọi là “bà Cua”?
– Bà ấy đi giạng hai chân như con cua ấy. Bà ấy giúp việc cho số nhà có người bị giết ấy.
– Hay quá nhỉ! Thì ra hôm ấy cháu cũng dùng ống nhòm quan sát mọi thứ ở các nhà bên kia đường!
– Vâng, có chứ.
– Cháu thấy người nào lạ không? Có thấy xe ô tô nào đến phố này hôm ấy không?
– Mỗi tuần hai lần có xe chở sữa đến đưa các nhà, vào Thứ hai và Thứ năm. Xe đến vào tuổi sáng, từ 8 giờ đến 8 rưỡi.
Chà, cô bé nhớ rõ mọi thứ!
Gerry nói tiếp:
– Ngoài ra còn xe tải nhỏ của xưởng giặt là nữa. Chỉ có điều, hôm ấy, xe chở quần áo giặt không phải của hãng “Southern Laundry” mà lại của hãng khác, tên là hãng “Snowflake Laundry”. Đấy là lần đầu tiên cháu nhìn thấy xe của hãng “Snowflake” đấy.
– Xe đến lấy quần áo để giặt là à?
– Hôm đó xe chỉ trả hàng thôi, cháu không thấy họ lấy thứ gì đem đi.
– Sao lại thế?
– Hôm ấy chắc bà mù thuê giặt thứ gì đặc biệt, bởi lúc họ đem trả, cháu thấy họ bê một cái giỏ to lắm, to hơn những cái giỏ mọi khi nhiều.
– Và bà mù ra nhận?
– Lúc đó bà ấy đi chợ.
– Lúc ấy là mấy giờ, Gerry?
– Để cháu xem sổ, – em mở cuốn sổ tìm. – Đây rồi, cháu ghi rất rõ: 13 giờ 35. Xe hãng giặt là trả hàng cho số nhà 19.
– Cháu kể chú nghe tỷ mỷ, họ trả thế nào?
– Bình thường thôi. Bác thợ giặt xuống xe, mở khoang xe tải, bê cái giỏ to đùng. Bác ta đi loạng ngoạng, vì cái giỏ rất nặng. Bác ta bê vào chỗ cửa sau. Lấp cho nên cháu không biết bác ta có vào nhà hay không. Lát sau thấy bác ta ra. Chắc không vào vì cửa khóa.
– Cháu thấy bác thợ giặt mặt mũi ra sao?
– Bình thường thôi,- Gerry nói.
– Loại tuổi chú?
– Già hơn chú.
– Xong việc, bác ấy đi?
– Chú quan tâm đến chuyện ấy à?
– Chuyện án mạng bao giờ cũng lý thú. Chú nghe cháu kể chú rất thích.
Đúng lúc ấy, cửa mở, cô gái Na Uy đẩy xe chở thức ăn vào.
– Gerry! Cháu chuẩn bị ăn trưa nhé!
– May quá. Cháu đang đói cồn cào cả bụng đây này.
Tôi đứng dậy, nói:
– Chú về đây. Chào cháu Gerry.
– Chào chú. Chú quên con dao kìa! Tiếc quá, giá cháu có một con dao như thế!
– Chú chẳng biết của ai mà trả. Cháu cầm lấy.