Bạn đang đọc Những câu chuyện kỳ lạ của Darren Shan ( Tập 3: Địa đạo máu ) – Chương 4
Tôi cảm thấy khó chịu khi phải sống trong thành phố. Tiếng ồn và đủ thứ mùi làm tôi gần như phát khùng trong mấy ngày đầu: với giác quan phát triển mạnh, tôi như bị quay cuồng trong một máy xay đồ ăn. Ban ngày tôi nằm lì trên giường, bịt hai tai bằng gối. Nhưng đến cuối tuần, tôi đã tập làm lơ với những tiếng động chói tai và những mùi vị khó chịu của thành phố.
Cũng may là chúng tôi ở trong một khách sạn gần một quảng trường yên tĩnh. Buổi chiều, khi lượng giao thong giảm, trẻ con trong khu phố tụ tập, đá banh trong công viên. Tôi them lắm, nhưng không dám tham gia. Với sức mạnh siêu việt của mình, tôi lại sẽ làm một vài cầu thủ gãy tay hay què chân.
Sáng sang, tôi và Evra thức dậy sớm, ăn bữa điểm tâm thật linh đình. Ông Crepsley đi suốt đêm và chưa hề cho chúng tôi biết ông đã đi đâu. Điểm tâm xong, chúng tôi lang thang khám phá thành phố. Đây là một thành phố xưa cũ, đầy những điều thú vị. Trở về khách sạn khi chiều tối, phòng khi ông Crepsley cần đến chúng tôi, rồi xem TV hay chơi điện tử. Mười một giờ hơn tôi và Evra mới đi ngủ.
Sau một năm sống trong Gánh Xiếc Quái Dị, bây giờ được sống trở lại như một người bình thường, tôi sướng mê đi. Thức dậy muộn, không phải lo lương thực cho đám Tí-hon, không phải tất bật chạy việc vặt cho các diễn viên, tôi chỉ ngồi nhâm nhi kẹo bánh trước màn ảnh truyền hình tới tận khuya, sướng còn hơn được… lên thiên đàng.
Evra hí hởn vui mừng ra mặt. Cậu ta chưa từng bao giờ biết đến một cuộc sống như thế này. Evra sống trong gánh xiếc từ khi còn nhỏ: đầu tiên là với một lão chủ độc ác,sau đó mới là ông Cao. Nó mê xiếc- tôi cũng vậy- nhưng nó thú thật là được nghỉ và đi chơi như thế này cũng sướng.
Một đêm, chúng tôi xem liên tục năm chương trình nhạc kịch, Evra bảo:
-Mình không ngờ có nhiều chương trình hay như vậy.
-Ba má mình không cho phép xem liên tục quá nhiều tới khuya đâu. Nhưng tớ biết có những thằng bạn, đêm nào cũng xem TV năm sáu tiếng.
-Mình sẽ chẳng xem nhiều đến thế đâu, nhưng có lẽ mình sẽ mua một máy truyền hình khi trở lại đoàn.
Thỉnh thoảng tôi thắc mắc không biết ông Crepsley đang bận rộn chuyện gì. Là người kín đáo, nhưng chưa bao giờ ông ta bí mật như lần này. Thật ra, tôi cũng không quá bận tâm đến công chuyện của ông ta, vì ông càng hay ra ngoài, chúng tôi càng được thảnh thơi.
Mỗi khi chúng tôi ra phố, Evra phải mặc mấy lớp quần áo. Không vì lạnh, dù trời buốt căm căm thật, nhưng vì ngoại hình của nó. Tuy đã quen với những con mắt trợn trừng kinh ngạc của mọi người, nhưng ngụy trang như một người bình thường sẽ dễ dàng đi lại trong thành phố hơn.Nó sẽ không phải ngừng lại dọc đường năm mười phút để cắt nghĩa cho những người tò mò biêtf nó là ai, là cái gì.
Thân mình, tay chân còn có thể phủ bằng quần áo, găng tay. Gay go nhất là phần mặt. Tuy lớp vẩy trên mặt Evra không cứng và nhiều màu sắc như lớp vảy trên than nó, nhưng trông… vẫn chẳng giống ai. Tôi úp một cái mũ sùm sụp lên đầu Evra để che mái tóc dài màu xanh mạ, đeo cho nó cặp kínhdden to đùng gần kín hết nửa mặt trên, nhưng nửa mặt dưới biết làm sao đây?
Tôi đã thử cuốn băng và phết lên một lớp phấn màu da người. Nhưng sau cùng cũng tìm ra giải pháp quyết định: râu giả. Chúng tôi mua bộ râu trong một cửa hàng đồ chơi ngụy trang. Thật ra ai nhìn cũng biết là của giả, nhưng như thế càng hay.
Vừa lang thang trong thảo cầm viên, Evra vừa rúc rich cười,bảo tôi:
-Chúng ta thành một cặp tương xứng rồi đó. Cậu thì với bộ đồ hải tặc, mình thì như thằng bù nhìn. Mọi người dám tưởng 2 đứa vừa trốn khỏi trại thương điên ra lắm.
-Ở khách sạn họ nghĩ thế thôi. Tớ nghe mấy nhỏ phục vụ bàn tán với nhau, hai đứa mình là bệnh nhân, còn ông Crepsley là bác sĩ tâm thần.
Evra khoái chí cười ha hả:
-Thật sao?Thử tưởng tượng chúng biết sự thật: hai ma-cà-rồng và người rắn nhỉ.
-Nhắm nhò gi. Ông Crepsley bo sộp lắm. Điều đó mới là quan trọng. Một tay phục vụ phàn nàn có lão khách ba trợn cứ cởi truồng tồng ngồng, dạo khắp hành lang, tớ nghe gã quản lý khách sạn bảo:” Tiền bạc mua được sự riêng tư”. Tiền là trên hết. Khách hang là thượng đế mà.
-Mình có thấy lão khật khùng đó rồi, nhưng tưởng lão ta chỉ loanh quanh trong phòng thôi.
-Không dám đâu. Tớ thấy lão ta biểu diễn như vậy bốn năm ngày nay rồi. Theo lời tay quản lý thì hang năm lão đến khách sạn này chừng vài tuần, cứ tỉnh bơ đi lại, trần truồng như một đứa con nít vậy đó.
-Họ để cho lão yên sao?
-Tiền. Khách hang là thượng đế . Quên à?
-Vậy mà mình cứ tưởng chỉ trong Gánh Xiếc Quái Dị mới lắm chuyện lạ lung, ai ngờ ngoài đời còn lắm kẻ quái đản hơn.
Gần tới 25 tháng 12, không khí lễ giáng sinh càng lúc càng rộn rịp hẳn lên.Cây thong, đèn trang trí rực rỡ kháp đường phố và những cửa hang vào chiều tối. Các ông già Nô-en bận rộn nhận đơn đặt hang, đồ chơi chất nghễu nghện từ sàn tới trần.
Tôi cũng ngong ngóng chờ ngày Giáng sinh, vì năm ngoái, Giáng sinh lặng lẽ qua. Lễ hội chẳng là gì đối với những người trong gánh xiếc.
Evra không hiểu vì sao mọi người lại phải rộn rang lên như vậy. Nó bảo:
-Lý do gì mà mọi người đổ cả đống tiền ra mua sắm, người nọ biếu quà người kia. Toàn những món không ai thật sự cần thiết. Vì sao mọi người như hóa rồ ăn uống tiệc tùng? Bao nhiêu cây thong bị chặt, bao nhiêu gà tây bị giết thịt, để làm gì? Thật vô lí!
Tôi cố nói cho nó hiểu đó là một ngày của sự an lành thánh thiện, một ngày để gia đình cùng nhau xum họp. Nhưng nó chẳng hiểu gì cả, cứ khăng khăng: điên rồ, phung phí tiền bạc vô ích.
Còn ông Crepsley chỉ phán gọn một câu:”Một tập quán vớ vẩn của con người”. Lão ma-cà-rồng này chẳng thích thú gì hội hè.
Thiếu vắng gia đình trong những ngày giáng sinh, tôi cảm thấy cô đơn quá. Tôi nhớ cả nhà da diết, nhất là em gái tôi, Annie.
Khách sạn sửa soạn một bữa tiệc lớn chiêu đãi khách trọ. Sẽ có gà tây, bánh Giáng sinh và pháo. Tôi quyết định lôi kéo Evra gia nhập vào tinh thần lễ hội. Tôi tin nó sẽ thay đổi ý kiến, sau khi được hòa mình vào lễ Giáng sinh lần đầu trong đời.
Một buổi chiều lạnh buốt,tôi cuốn quanh cổ một cái khăn choàng(thật ra, với máu ma-cà-rồng, tôi không cần phải mặc ấm, nhưng không muốn bị chú ý vì vẻ khác người). Tôi hỏi Evra:
-Đi mua sắm không?
Nó nhìn ra bầu trời trắng tuyết:
-Mình ớn phải tròng vào cả đống quần áo nặng chịch quá rồi.
Tôi mừng vì nó không đi, vì tôi muốn làm nó bất ngờ bằng một món quà..
-OK., vậy mình sẽ đi chừng một vài tiếng thôi.
-Cậu về trước khi trời tối chứ?
-Có thể.
-Tốt nhất là về sớm. Biết đâu đúng đêm cậu vắng mặt, ông Crepsley lại có việc cần đến.
-Ha ha, mình liều rồi. Chơi luôn. Cậu muốn mua gì không?
Evra lắc đầu.Vừa huýt sao, tôi vừa bước ra trời truyết.Tôi rất khoái khung cảnh này. Tuyết làm giảm mùi và tiếng ồn của thành phố rất nhiều.
Ra tới công viên, ngừng lại nhìn cảnh mấy tay nhóc cỡ tôi đang đắp người tuyết, rồi tôi chặc lưỡi, bỏ đi. Tốt nhất là đừng dính dáng tới con người.
Khi đang đứng trước một cửa hang bách hóa, ngắm nghía hang hóa bày trong tủ, lưỡng lự không biết nên mua gì cho Evra, một cô bé tiến tới đứng bên tôi. Đó là mọt cô bé da đen, tóc dài, trạc tuổi tôi, nhưng thấy hơn tôi một chút.
Cô bé lên tiếng chào trước:
-Chào thuyền trưởng.
-Xin lỗi, bạn nói gì?
Cô bé cười, giựt giựt áo choàng tôi:
-Bộ đồ nè. Trông bạn cứ như thuyền trưởng hải tặc vậy. Vào mua hay chỉ xem thôi?
-Chưa biết. Mình định mua một món quà cho cậu bạn, nhưng chưa biết mua gì.
-Cậu ấy bao nhiêu tuổi?
-Lớn hơn mình một chút.
-Mua dầu cạo râu đi.
-Cậu ấy chưa phải cạo râu.
Tôi thầm nhủ:”Và chẳng bao giờ phải cạo. Râu nào mọc nổi qua những chiếc vẩy dày cộp đó”. Cô bé lại đề nghị:
-Hay mua đĩa nhạc?
-Cậu ta không thường nghe nhạc. Nhưng biết đâu mình mua tặng, cậu ấy sẽ bắt đầu thích nhạc cũng nên.
-Nhiều tiền lắm đó.
-Bạn thân mà, có đáng gì.
-Vậy vào mua nhé. Tên mình là Debbie.
Cô ta đưa bàn tay không đeo găng. Chúng tôi bắt tay nhau.
-Tên mình là Darren.
Cô ta cười nói rất tự nhiên:
-Darren và Debbie. Nghe hay đấy, giống như cặp du đãng Bonnie và Clyde.
-Bạn luôn nói chuyện thoải mái như vậy với người lạ sao?
-Không đâu. Nhưng bạn đâu phải người lạ.
-Hả?
-Mình thấy bạn hoài. Mình sống gần công viên, cách khách sạn của bạn mấy căn thôi. Vì vậy mình mới thấy bạn trong bộ đồ hải tặc, thường đi với một tay ngộ lắm, đeo kính và chòm râu giả.
-Evra đó. Mình chưa thấy bạn bao giờ.
Tôi cố nhớ, nhưng rõ ràng chưa gặp cô ta trong số đám trẻ thường chơi trong công viên bao giờ.
-Mình bị cảm lạnh. Suốt mấy ngày cứ đứng trong cửa sổ nhìn ra, chán chét được.
Debbie hà hơi vào hai bàn tay, rồi thoa mạnh vào nhau. Tôi bảo:
-Lạnh quá, bạn đeo găng tay vào chứ.
Nhìn hai bàn tay trần của tôi, Debbie cười cười:
-Nói người thì hay lắm. Nhưng mình đến đây là để mua găng. Đi mấy của hàng rồi mà vẫn chưa tìm được đôi nào giống đôi của mình mới mất.
-Đôi găng của bạn như thế nào?
-Đỏ, có lông thú giả quanh cườm tay. Chú mình mới ấy tuần trước, nhưng không biết chú mua ở đâu. Mình chưa dám cho ba má biết bị mất món quà ông chú cho.
-Thử tìm trong cửa hàng này chưa?
-Mình vừa tới đây thì gặp bạn.
-Chúng mình cùng vào chứ?
-Tất nhiên. Mình ghét đi mua sắm một mình lắm. Nếu bạn muốn, mình sẽ chọn đĩa nhạc cho.
-OK
Tôi đẩy cửa, tránh sang một bên, nhường lối cho Debbie. Cô bé bỗng phì cười, kêu lên:
-Ôi, Darren! Mọi người chắc tưởng bạn đang tán tỉnh mình đó.
Tôi đỏ mặt, líu lưỡi không tìm ra câu trả lời. Cô ả ngúng nguẩy vào trước, để tôi lẽo đẽo theo sau.