Bạn đang đọc Nhật kí công chúa: 08 –
Thứ Bảy, ngày 11 tháng 10, 9 giờ sáng
Vậy là mình đã đúng. Lilly thực sự nghĩ rằng việc mình không tham gia buổi ghi âm hôm nay là do mình phản đối việc kêu gọi tẩy chay nhà Ho.
Mình đã nói với cậu ấy rằng không phải như vậy và rằng mình phải đến chỗ bà cả ngày hôm nay. Thật trớ trêu, cậu ấy không tin. Lần duy nhất mình nói sự thật và cậu ấy không tin!
Lilly nói nếu quả thực mình muốn trốn vụ đến gặp bà thì chắc chắn mình sẽ làm được. Nhưng vì mình sống quá phụ thuộc nên không dám nói không với bất cứ ai. Rõ ràng mình đã nói không với cậu ấy đó thôi. Nhưng câu nói đó của mình chỉ càng làm Lilly nỏi điên thêm mà thôi. Mình không thể từ chối bà nội vì bà đã 65 tuổi và bà không còn sống được lâu nữa. Trời ạ, thế giới này không còn tí công bằng nào hay sao vậy???
Hơn nữa, mình cũng cần làm Lilly hiểu cho thủng một điều: không thể hiểu bà mình là người như thế nào, và không ai được phép nói không với bà.
Và Lilly đã phản ứng gay gắt lại: “Đúng vậy, mình không biết tí gì về bà cậu cả, Mia ạ? Cậu không thấy tò mò sao khi cậu biết mọi thứ về ông ba mình”. – Nhà Moscovitz thường mời mình đến dùng bữa tối vào các ngày lễ hàng năm của người Do Thái – “còn mình chưa bao giờ được gặp ông bà của cậu”.
Ông bà ngoại của mình là nông dân 100% và sống ở một nơi gọi là Versailles, ở tận bang Indiana. Họ sợ phải tới New York vì có quá nhiều người nước ngoài ở đây. Nói chung là bất cứ cái gì không phải Mỹ 100% đều làm họ sợ. Đó cũng chính là một trong những lý do mẹ mình đã bỏ nhà đi khi mới 18 tuổi và chỉ quay lại đó có 2 lần cùng với mình. Versailles nhỏ xíu xiu, nhỏ đến nỗi trên cánh cửa của ngân hàng trong trấn có tấm biển đề “Nếu ngân hàng đóng cửa, hãy đút tiền qua khe cửa”. Thật đó! Mình đã chụp ảnh lại và mang về mọi người xem, vì nếu chỉ nói không chắc sẽ chẳng ai tin. Tấm ảnh đó vẫn đang treo trên tủ lạnh nhà mình.
Nói chung thì ông bà ngoại Thermopolis hầu như không bước chân ra khỏi Indiana.
Mình cũng không thể giới thiệu Lilly với bà nội Renaldo vì bà chẳng có tí tẹo say mê gì với trẻ con. Và bây giờ thì càng không thể giới thiệu cậu ấy với bà vì Lilly sẽ phát hiện ra mình là công chúa của Genovia mất, rồi cậu ấy sẽ làm loạn lên mất. Cậu ấy sẽ đòi phỏng vấn mình hay làm một cái gì đó cho chương trình TV của cậu ta. Và đó là điều mình sợ nhất: tên tuổi và hình ảnh của mình xuất hiện nhan nhản trên kênh truyền hình của Manhattan.
Vì thế mà mình đã cố giải thích với Lilly vì sao phải qua gặp bà nội sao cho nghe lọt tai nhất, tất nhiên là không đả động gì đến chuyện công chúa rồi. Cái cách cậu ấy thở hồng hộc qua điện thoại cũng biết cậu ấy đang rất giận. Lilly chỉ nói gọn lỏn một câu, “Vậy thì tối nay qua chỗ mình để giúp mình biên tập” và dập máy cái bụp.
Ít ra thì anh Michael đã không nói với cậu ấy về chuyện son và tất da chân. Mấy cái đó chắc sẽ làm Lilly nổi điên thật, và cậu ấy sẽ không đời nào chịu tin vào câu chuyện mình phải đến nhà bà nội trong trang phục như vậy.
Khoảng 9 giờ 30 thì mình chuẩn bị đến chỗ bà. Bà đã nói trước là hôm nay mình không phải đánh son hay đi tất da chân nữa, cứ mặc cái gì mình thích. Vì thế mình mặc quần yếm. Mình biết bà rất ghét nó, nhưng kệ, ai bảo bà nói thích mặc gì thì mặc. Hee hee hee.
Úi, phải xuống xe thôi. Đến nơi rồi.
Chiều thứ Bảy
Mình không bao giờ có thể đến trường nữa. Mình không bao giờ có thể đi đâu được nữa. Mình sẽ không bao giờ dời cái gác xép nàu nữa, không bao giờ.
Không thể tin được những gì bà đã làm với mình. Càng không thể tin là bố đã để cho bà làm điều này với mình.
Bố sẽ phải trả giá. Bố thực sự sẽ phải trả giá cho điều này và một cái giá rất đắt. Vừa về đến nhà mẹ lại còn trêu mái tóc mới của mình nữa chứ, thật chẳng buồn cười chút nào cả. Mình chạy ngay đến chỗ bố và nói bố phải trả giá cho chuyện này, một cái giá rất đắt đấy.
Ai nói là mình sợ phải đối đầu nào?
Bố thì tìm mọi cách làm mình hạ hỏa: “Ý con là sao, Mia, bố nghĩ con trông xinh đấy chứ. Đừng nghe mẹ con, mẹ thì biết cái gì? Bố thích mái tóc mới của con đấy. Nó thực sự rất…ngắn.
Tình hình là vầy, sáng nay vừa tới nơi thì bà kéo tay mình nói “On y va” – tiếng Anh có nghĩa là “Đi thôi”.
“Đi đâu ạ?” mình ngây ngô hỏi (nói đến mới nhớ ra sáng nay sao mình ngây thơ thế không biết).
“Tới nhà Paolo”, bà nói. Mình cứ nghĩ sẽ đi gặp một người bạn của bà để dùng bữa hay mua sắm gì. Mừng húm, một chuyến đi thực tế cơ đấy! Học làm công chúa kiểu này cũng không đến nỗi quá tệ.
Nhưng khi tới nơi mới biết cái gọi là “nhà Paolo” không hẳn là một cái nhà. Không biết tả ra sao nữa. Mới nhìn trông hơi giống một bệnh viện sang trọng lắp toàn cửa kúnh mời với những bát hoa kiểu Nhật Bản. Nhưng khi vào đến bên trong thì chỉ thấy toàn những người trẻ tuổi gầy nhẳng, mặc đồ đên xì chạy lăng xăng khắp nơi. Ai cũng mừng rỡ khi nhìn thấy bà, khúm núm mời mọi người vào căn phòng nhỉ kê toàn đi-văng và tạp chí thời trang. Lúc đó mình nghĩ ngay đến việc bà có hẹn phẫu thuật thẩm mỹ. Mặc dù mình không ủng hộ chuyện phẫu thuật thẩm mỹ cho lắm, nhưng mà kệ, ít ra thì bà sẽ không kè kè bên mình một thời gian.
Mình không thể sai lầm hơn được nữa! Paolo không phải là bác sỹ thẩm mỹ. Mình nghi ngờ anh ta có khi còn học không hết phổ thông í chứ. Paolo là chuyên gia tạo mẫu! Dạng chuyên gia tư vấn cách ăn mặc, đầu tóc cho người nổi tiếng đó mà. Công việc của anh ra là túm những đứa lạc mốt và cổ hủ như mình rồi biến họ trở thành những người sành điệu. Và bà đã chọn Paolo để “tân trang” lại mình! Sao lại là mình cơ chứ??? Việc mình không có ngực tệ đến thế sao, bà có cần nói toạc ra cho anh ta biết như vậy không?
Không hiểu Paolo là cái tên ở đâu ra nữa? Đây là nước Mỹ mà, đáng ra phải đổi thành Paul hay gì gì khác chứ!!!
Mình muốn hét vào mặt anh ra như thế, nhưng đâu dám đâu. Xét cho cùng thì việc bà lôi mình đến đây không phải do lỗi của Paolo. Anh ta cũng ình biết là mặc dù rất bận, nhưng phải cố gắng lắm mới thu xếp được lịch ình hôm nay, vì bà gọi điện nói đây là trường hợp cực kỳ khẩn cấp.
Trời ạ, xấu hổ chết đi được. Mình là một trường hợp khẩn cấp về thời trang!
Lúc đó mình giận bà khủng khiếp nhưng không thể hét lên với bà ngay trước mặt Paolo được. Bà cũng thừa biết điều đó, chỉ ung dung ngồi vắt chéo chân trên chiếc ghế nhưng, vuốt ve con Rommel. Bà thậm chí còn dạy con chó xấu xí đó ngồi như một quý bà thưởng thức tách trà ai đó đã chuẩn bị sẵn và đọc tạp chí cứ như thật.
Trong khi đó cha Paolo õng ẹo nhón từng lọn tóc của mình lên, làm bộ kêu ca, “Phải cắt. Cắt hết”.
Mái tóc của mình theo đi mà đi tong gần như toàn bộ, chỉ còn lơ thơ vài sợi phía sau gáy thì phải.
Không còn một con nhóc với mái tóc màu nước rửa chén nữa mà thay vào đó là một đứa tóc vàng hoe như bao người khác.
Chuyện đâu đã hết, kế đến là những chiếc móng tay của mình. Lần đầu tiên trong đời mình có móng tay. Đồ giả hết nhưng trông cứ như thật vậy. Mình đã cố bóc thử một chiếc ra nhưng ĐAU KHỦNG KHIẾP. Chẳng hiểu họ dùng loại keo gì mà dính khiếp thế không biết.
Bản thân mình cũng băn khoăn tự hỏi, nếu thực sự mình không muốn mái tóc bị cắt trụi lơ và dán những cái móng giả lên mấy cái móng thật bị cắn nham nhở kia thì liệu mình có chịu ngồi yên để họ làm tất cả những điều đó không.
Mình vẫn luôn tránh né những cuộc đối đầu. Vì thế mình sẽ không dám đặt mạnh cốc nước chanh xuống bàn và hét keeb rằng: “Mấy người dừng ngay mấy trò vớ vẩn này đi, ngay lập tức!”. À, đúng rồi, ở đây mình được uống nước chanh miễn phí. Trong khi đó ở cái tiệm cắt tóc “Nhà tạo mẫu tóc quốc tế” trên đường số 6 của mẹ thì đến một cốc nước cũng chẳng có, nhưng được cái cắt tóc và sấy gội chỉ tốn có 9,99 ddoola.
Và khi tất cả những con người xinh đẹp, ăn mặc thời trang đó nói với bạn rằng bạn xinh xắn biết bao với kiểu đầu này và rằng trang điểm như vậy sẽ làm tôn gò má bạn lên…thì bạn sẽ lập tức quên khuấy đi mất mình là một người ủng hộ sự bình đẳng giới, một nhà môi trường học không bao giờ tin vào mấy cái chuyện trang điểm, sử dụng những hóa chất có thể có hại cho Trái Đất. Thực ra mình không muốn làm ai bị tổn thương cả.
Mình liên tục an ủi bản thân là bà làm điều này chỉ vì bà yêu quý mình, muốn tốt ình. Mặc dù có khi bà cũng chẳng yêu thương gì mình nhiều đến thế đâu, cũng chỉ như tình cảm của mình dành cho bà thôi. Nhưng mà kệ, cứ cho là thế đi.
Sau khi từ của hàng của Paolo ra bà đưa mình tới hiệu Bergdorf Goodman mua 4 đôi giày đắt ngang với số tiền bỏ ra để lấy chiếc tất mắc trong ruột Louie Mập lần trước. Còn đống quần áo bà mua mình sẽ không bao giờ động tới là cái chắc. Mình thậm chí đã nói thẳng với bà điều đó. Vậy mà bà chỉ phẩy tay coi như mình đang nói chuyện tầm phào.
Mình sẽ không chịu thế đâu. Có còn milimet nào trên người mình chưa bị đụng tới không chứ. Hết cặp, cắt, giũa, sơn, lột, sấy rồi dưỡng. Thậm chí còn có thêm một bộ móng tay nữa chứ.
Mình chẳng thấy vui tẹo nào cả nhưng bà thì thấy rất hài lòng với vẻ bề ngoài mới này của mình. Không còn tí dấu vết nào của Mia Thermopolis. Mia Thermopolis không bao giờ có móng tay. Mia Thermopolis không bao giờ có những lọn tóc vàng. Mia Thermopolis không bao giờ trang điểm hay đi giày Gucci, mặc váy Channel, áo lót Chrisstian Dior (mặc dù họ không có cỡ 32A của mình). Đến mình còn chẳng nhận ra mình nữa. Nhưng có một điều chắc chắn: mình không còn là Mia Thermopolis nữa.
Bà đang biến mình thành một người khác.
Và giờ đây mình quay ra bắt đền bố, ai bảo để bà biến mình thành cái tăm bông di động với cái đầu mới vàng hoe.
“Đầu tiên bà bắt con làm bài tập. Sau đó lại xé bài tập của con. Kế đến là học ngồi. Rồi còn cho người nhuộm tóc của con, cắt gần hết mái tóc của con, dán chặt mấy cái thứ này vào móng tay của con, bắt con phải đi những đôi giày và mặc những bộ quần áo đắt tiền trên người. Trông con chằng khác nào nhân vật Vicky trong bộ phim truyền hình Love boat từ những năm 1970 vậy”.
Bố, con xin lỗi, nhưng con không muốn trở thành Vicky, mà con cũng sẽ chẳng bao giờ trở thành Vicky được dù bà có tân trang lại con như thế nào đi nữa. Con không thể đột nhiên trở thành học sinh giỏi của trường, hay là đội trưởng đội cổ vũ với những mối tình lãng mạn trên biển. Đấy là Vicky. Không phải là con!”.
Đúng lúc đó mẹ bước ra từ phòng ngủ, sửa sang lại cái váy mởi kiểu Tây Ban Nha hở vai. Mái tóc dài buông xõa xuống vai, trông mẹ thật tuyệt. Bố cũng đã phải ngoái nhìn.
“Mia”, mẹ vừa đeo hoa tai vừa nói: “Không ai bắt con trở thành Vicky cả”.
“Bà thì có đấy ạ!”.
“Bà chỉ đang cố gắng chuẩn bị cho con thôi, Mia ạ”.
“Chuẩn bị cho cái gì ạ? Mẹ cũng biết là con không thể đến trường với bộ dạng thế này mà” – mình gào ầm lên.
“Tại sao không?”.
Ôi trời ơi. Tại sao lại là mình cơ chứ?
“Vì”, mình nói bằng giọng kiên nhẫn nhất có thể, “con không muốn bất cứ ai ở trường phát hiện ra con là công chúa của Genovia!”.
Mẹ lắc đầu nói: “Mia cưng của mẹ, rồi một lúc nào đấy họ cũng sẽ biết thôi”.
Làm sao họ biết được. Mình nghĩ hết rồi: này nhé, mình sẽ chỉ là công chúa khi ở Genovia thôi, khả năng ai đó biết mình trong trường sẽ tới Genovia là gần như không có, vì thế bí mật này sẽ được giữ kín và mình sẽ không bị gán cho là kẻ lập dị giống như Tina Hakim Baba ngày ngày cưỡi limo đến trường với tài xế riêng và vệ sĩ kè kè bên cạnh 24/24.
Nghe vậy mẹ chỉ cười nói: “Nếu tin này lên báo thì sao?”.
“Tại sao phải lên báo ạ?”.
Mẹ nhìn bố. Bố quay mặt đi và nhấp một ngụm rượu.
Việc bố làm sau đó khiến cả hai mẹ con kinh ngạc. Đặt cốc rượu xuống, bố rút chiếc ví hiệu Prada ra khỏi túi quần và hỏi, “Bao nhiêu nào?”.
“Anh Phillipe”, mẹ vừa nhìn mình vừa nói.
“Anh hỏi nghiêm túc đó, Helen. Bos thấy thỏa thuận của chúng ra chẳng đưa đi đến đâu cả. Giải pháp duy nhất trong những vấn đề như thế nàu chỉ là tiền. Vậy bố phải trả con bao nhiêu để con chịu mặc cho bà biến con thành công chúa hả Mia?”.
“Đó là điều bà đang làm sao bố?” – mình bắt đầu gào to hơn – “vì nếu thực sự bà đang muốn biến con thành công chúa theo cách đó thì bà đã làm hỏng hết rồi. Bố đã bao giờ thấy công chúa nào có mái tóc ngắn như con chưa, ngực thì phẳng lì còn chân thì to như chân voi nữa chứ!”.
Bố liên tục nhìn vào đồng hộ, chắc lại có hẹn “phỏng vấn” với cô phóng viên tóc vàng nào đó của đài ABC.
“Hãy coi như việc học làm công chúa là một công việc. Bố sẽ trả lương cho con. Nào, con muốn bao nhiêu?”.
Giờ thì mình không còn gào mà là hét. Rằng bố làm như vậy là xúc phạm khủng khiếp đến lòng tự trọng của mình, rằng mình không đời nào bán mình cho liên minh kiểu đó… Mình đã học được mấy câu đó từ một cuốn sổ của mẹ thì phải. Hình như mẹ cũng nhận ra và tìm cách lảng đi nói cần phải chuẩn bị cho cuộc hẹn với thầy G. Bố nhìn mẹ với ánh mắt rất thiếu thân thiện – giống hệt như bà – rồi thở dài nói tiếp: “Mia, mỗi ngày bố sẽ lấy danh nghĩa tên con quyên tặng 100 đôla cho tổ chức gì nhỉ…À, đúng rồi, tổ chức Hòa bình xanh, để họ có thể cứu giúp những con cá voi. Nếu con đồng ý làm cho bà hạnh phúc bằng cách để bà dạy con trở thành công chúa”.
Giờ thì lại khác. Sẽ không thể chấp nhận được nếu bố trả tiền ình chỉ để đền bù cho vụ nhuộm tóc nhưng nếu bỏ ra 100 đôla mỗi ngày tặng cho tổ chức Hòa bình xanh thì lại là chuyện khác. Vị cho là 356.000 đôla mỗi năm! Dưới danh nghĩa của mình nữa chứ! Tổ chức ấy sẽ phải nhận mình sau khi tốt nghiệp thôi vì tới lúc ấy chắc mình đã hiến tặng tới cả triệu đô rồi.
Khoan đã, có khi chỉ là 36.500 đôla thôi. Máy tính của mình đâu rồi ???