Nhân Tình

Chương 37


Đọc truyện Nhân Tình – Chương 37


Nhã Tịnh nhìn thẳng vào Yến Như trả lời đầy kiên nghị.

Bản thân cô không làm gì sai nên dù có bị đánh, bị ép đến bước đường cùng cũng không nhận tội.

Việc cô vào phòng bà Hằng thực sự không thể nói ra bởi nó sẽ ảnh hưởng đến những điều cô làm sau này.

Cô không sợ mọi người nghi ngờ mình, cô chỉ sợ bản thân không tin chính mình mà thôi.
Yến Như bất giác bật cười, còn những người tin tưởng cô thì sững sờ trước câu trả lời.

Giai Tuệ kéo tay cô lại gần phía mình nói nhỏ:
– Nếu chị không làm gì sai thì cứ nói cho mọi người biết mọi chuyện.
Đáp lại Giai Tuệ là cái lắc đầu từ Nhã Tịnh.

Giai Tuệ biết cô nhất định sẽ không làm ra những chuyện tày đình như vậy nhưng càng giấu diếm càng khiến mọi người nghi ngờ.

Bác Long cũng đưa mắt nhìn về phía cô hy vọng cô có thể nói ra.

Và rồi vẫn là sự im lặng ấy.
Mặc dù bị bắt quả tang tại phòng của bà Hằng nhưng từ đầu đến cuối bà ta không lên tiếng dù nửa lời.

Đáng lẽ thông thường bà Hằng sẽ cuống cuồng làm loạn mọi chuyện đằng này lại im như thóc khoanh tay trước ngực.
Sự ồn ào của những người phụ nữ trong gia đình khiến Chí Viễn là khó chịu.

Hắn không hiểu mẹ hắn làm gì mà đến giờ này vẫn không nói tiếng nào.

Có lẽ đã quá mệt mỏi với những gì đang diễn ra trước mắt, nếu vậy thì để hắn giúp một tay.

Chí Viễn bước lên phía trước vài bước, cảm nhận được điều không lành cả bác Long và Giai Tuệ đều đứng chắn cho Nhã Tịnh.

Hắn đưa mắt nhìn mọi người một lượt, giọng nói cao ngạo vang lên:
– Nếu không thể nói ra việc cô vào phòng mẹ tôi là gì đồng nghĩa với việc cô tự nhận mình có ý đồ xấu.

Đã là việc xấu thì phải trừng phạt thôi!
Khóe môi hắn khẽ nở một nụ cười đầy ý vị, trong đầu nghĩ ra đủ trò để hành hạ.

Lúc ông Phú còn tỉnh táo trong công ty Nhã Tịnh luôn là người đối đầu với hắn.

Thực lòng hắn cũng không có cảm tình với cô chỉ là muốn trêu đùa anh trai ngốc một chút.

Bây giờ Đình Phong lại quên mất cô, hắn muốn nhân cơ hội trả thù riêng.
Chí Viễn quay sang phía Yến Như ra lệnh:
– Lôi cô ta xuống nhà kho đánh cho một trận rồi bỏ đói ba ngày.
Yến Như nghe vậy hai mắt sáng rực lên.

Cô ta nhanh chóng lại gần chỗ Nhã Tịnh, tay phải cầm chắc cây roi.


Chỉ cần nghĩ đến việc được xả cơn tức giận, Yến Như đã muốn nhanh chóng hoàn thành hình phạt.
Niềm vui đó chưa được bao lâu bất ngờ bị chen ngang bởi giọng nói của Đình Phong:
– Khoan đã!
Ngoài bà Hằng, Đình Phong là người duy nhất không lên tiếng trong cuộc cãi vã từ đầu tới giờ.

Anh tiến lại gần phía Yến Như giật lấy cây roi trên tay vứt sang một bên.

Hành động nói đó khiến ai nấy đều bất ngờ.
Yến Như chau mày khó hiểu:
– Anh làm gì vậy?
Đình Phong từ tốn đáp:
– Đừng động vào cô ấy!
– Anh đang bảo vệ cô ta sao?
Đình Phong chỉ nghe, không đáp.

Ánh mắt sắc lạnh nhìn chăm chăm vào Yến Như.

Cảm giác áp bách quá nồng đậm, Yến Như nơm nớp lo sợ nói năng lộn xộn, nói ra những điều phật ý anh, khuôn mặt đã đông cứng tái nhợt, nghe ra thấy cảm giác vô lực mười phần.
– Vậy thì con định giải quyết thế nào?
Bà Hằng bỗng dưng lên tiếng.

Đột nhiên thấy Đình Phong đứng ra bảo vệ Nhã Tịnh, trong lòng bà hẳn có phần chột dạ.

Bà nghi ngờ anh đã nhớ ra được điều gì nên mới hành xử như vậy.
Đình Phong bỗng nở nụ cười, nụ cười kiêu ngạo, toát ra khí lạnh khiến người đối diện phải e dè.

Anh quay đầu lại nhìn Nhã Tịnh một lần rồi thản nhiên đáp:
– Đuổi cô ta ra khỏi Trần gia.
Anh vừa dứt lời, mọi sự chú ý đều đổ dồn vào anh.

Nhã Tịnh như không tin vào những gì mình nghe thấy.

Người chồng đầu ấp tay gối bao năm nay lại vì một chuyện không đáng đuổi cô ra khỏi nhà.

Lời anh nói nhẹ tựa lông hồng nhưng đối với cô nó lại là viên gạch đè nặng trong tim.

Cho dù phải nhẫn nhịn thân phận thấp hèn, đồng ý làm nhân tình trong khi bản thân là vợ nhưng cô vẫn chấp nhận.

Lý do duy nhất để cô làm vậy vì muốn ở bên anh, giúp anh lấy lại trí nhớ.

Đã từng có lúc đau đớn khi thấy anh bên cạnh người con gái khác, thậm chí đưa cô ta lên chính chiếc giường của hai người cô vẫn cố gắng ở lại bởi hết tình thì còn nghĩa.

Sau khi lấy được chìa khoá, cô đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện có nên dừng lại hay không nhưng bây giờ cô đã rõ câu trả lời.
Anh không cần cô!
Sự xuất hiện của cô ở đây là dư thừa!
Nhã Tịnh đứng như trời trồng, cổ họng nghẹn ứ không nói lên lời.


Nước mắt vô thức rơi xuống lăn dài trên gò má, ánh nhìn ấy vẫn hướng về phía anh chỉ là không còn tình thương mà tràn đầy thất vọng.
Giai Tuệ ấm ức, trong lòng một mực đứng về phía Nhã Tịnh.

Khi thấy Đình Phong quyết định như vậy, cô tức giận đến nỗi không kìm nén cảm xúc của bản thân:
– Trần Đình Phong! Anh bị điên hay sao mà đuổi vợ mình ra khỏi nhà hả? Có phải anh muốn bố khi tỉnh dậy thấy được cảnh này rồi tức chết không?
Đình Phong trố mắt ngạc nhiên trước thái độ lạ của Giai Tuệ.

Còn chưa kịp định thần lại, Giai Tuệ đã tiếp tục:
– Tên khốn kiếp này! Anh mà đuổi Nhã Tịnh đi, tôi sẽ…
Bác Long nhanh chóng cắt ngang lời Giai Tuệ:
– Cậu chủ, mong cậu suy nghĩ lại chuyện này.

Tôi nghĩ mọi chuyện không nghiêm trọng đến vậy đâu ạ!
Bà Hằng nhìn cảnh tượng hỗn độn liền cảm thấy chướng mắt khó chịu nói:
– Cứ làm theo lời của Phong.

Nể tình cô đã làm việc ở căn nhà này, hơn nữa tôi cũng không mất thứ gì quý giá, tôi cho cô ở lại qua đêm.

Sáng mai lập tức rời đi.

Chuyện này chấm dứt ở đây được rồi!
Dứt lời, bà Hằng quay người bỏ lên trên đầu.

Chí Viễn và Yến Như cũng nhanh chóng rời đi.

Trong phòng khách bây giờ chỉ còn lại bốn người, bầu không khí tĩnh lặng bao trùm xung quanh.
Giai Tuệ không muốn nhìn mặt Đình Phong, cô quay sang phía bác Long nói:
– Bác đưa chị ấy vào phòng nghỉ ngơi đi.
Bác Long gật đầu hiểu ý, Nhã Tịnh như người mất hồn đi theo bác về phòng.

Cuối cùng trong phòng chỉ còn lại hai người.

Đình Phong im lặng không lên tiếng, lặng lẽ nhìn Giai Tuệ từ phía sau.

Anh không thắc mắc vì sao Giai Tuệ lại nổi giận, anh chỉ đang nghĩ về những lời mà cô vừa nói.

Còn Giai Tuệ sau khi thấy Nhã Tịnh trở về phòng mới quay lại nhìn Đình Phong.
Cô hỏi:
– Anh không cảm thấy có lỗi khi đuổi chị ấy ra khỏi nhà hay sao?
Đình Phong điền nhiên trả lời:
– Tôi tự biết mình cần phải làm gì.

Và tôi nghĩ chúng ta cần có cuộc nói chuyện riêng.
Giai Tuệ không suy nghĩ gì nhiều mà gật đầu đồng ý theo anh lên lầu.
Bác Long đưa Nhã Tịnh về phòng dìu cô ngồi xuống giường rồi đi lấy hộp y tế.


Nhìn Nhã Tịnh như người thất thần, bác phần nào hiểu được tâm trạng bây giờ của cô.

Cầm hộp thuốc lặng lẽ ngồi xuống kế bên, bác ân cần:
– Để bác bôi thuốc cho cháu.

Xong rồi, thì ngủ một giấc mọi chuyện sẽ qua thôi.

Ngày hôm nay đã kết thúc rồi.
Nhã Tịnh đưa đôi mắt ngấn lệ của mình nhìn bác, nói:
– Ngày hôm nay kết thúc cũng giống như cuộc đời của cháu đã chấm dứt.

Bác biết không mặc dù ngoài miệng nói nuốn ly hôn, muốn từ bỏ nhưng khi nhớ về khoảng thời gian cùng nhau chung sống, cùng vượt qua những lời đàm tiếu của mọi người.

Bản thân cháu đột nhiên có cảm giác thôi thúc nên tiếp tục cố gắng.

Nhưng hôm nay suy nghĩ đó đã hoàn toàn biến mất.

Cháu thực sự quá thất vọng!
Nước mắt trong lòng không kìm nén được mà bật khóc.

Bác Long biết ở thời điểm hiện tại dù bác có nói gì khuyên nhủ ra sao thì cũng không thay đổi hiện thực.

Bác đưa tay vỗ nhẹ vào lưng cô mấy cái trấn an, ngoài việc là nơi để cô giãi bày tâm sự thì bác không thể làm gì hơn.

Những lần trước Đình Phong làm sai, bác có thể đứng ra thay mặt khuyên nhủ Nhã Tịnh nên suy nghĩ lại còn bây giờ thì không thể cứu vãn.
Phải chăng tình yêu là thứ luôn khiến con người ta đau khổ?
Anh đã ba lần làm cô tổn thương.
Lần thứ nhất, anh nhầm lẫn Yến Như là vợ mình rồi xảy ra quan hệ với cô ta.

Nhã Tịnh từng nghĩ bản thân không thể tha thứ cho lỗi lầm này vì đó là một phần trong quá khứ đau thương ở tuổi thơ.

Bởi chính bố cô đã ngoại tình và khiến mẹ cô qua đời.

Thế rồi cô vẫn tiếp tục cố gắng bởi cô nghĩ biết đâu một ngày nào đó anh sẽ nhớ lại.

Hơn nữa cô nghĩ đến đến tình thương mà ông Phú dành cho cô những ngày cái ông còn tỉnh.

Ông cho cô tình thương của một người bố.

Nếu bây giờ cô ly hôn anh thì chẳng phải cô đã thất hứa với ông lời hứa sẽ ở bên cạnh Đình Phong hay sao?
Lần thứ hai, anh ngang nhiên dẫn người con gái khác về nhà mặc dù lý do anh nói là vì muốn đảm bảo sức khỏe cho mình.

Cô không rõ mối quan hệ giữa Đình Phong và Giai Tuệ ra sao nhưng dẫn một người phụ nữ khác ở nhà khiến cô không hài lòng.
Và cuối cùng, chính anh là người đuổi cô đi trong khi không biết rõ sự thật.

Thời khắc anh đứng ra ngăn cản Yến Như, cô đã nghĩ có lẽ trong tâm trí của anh đã phục hồi một phần ký ức đền bù cho bao nỗ lực của cô những ngày qua để rồi thứ cô nhận lại là sự thất vọng.
Đêm muộn.
Bà Hằng ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn.

Thứ ánh sáng vàng hắt ra từ chiếc đèn ngủ làm sáng một vùng nhỏ.

Trên bàn có đặt một ly rượu và một chai rượu vang.


Chất lỏng màu đỏ rượu sóng sánh trong chai, mang theo hương thơm mê hoặc.

Ánh mắt bà nhìn chăm chăm về một hướng, tay khoanh trước ngực đăm chiêu suy nghĩ.

Trong đầu bà bây giờ hiện lên biết bao điều mông lung rồi lại bất chợt bắt gặp chiếc hộp nhỏ màu đen trong tủ kính.

Bà đứng dậy từng bước đi về phía tủ, tiện tay lấy chiếc hộp đó xuống.

Mở nắp hộp, bên trong là một sợi dây chuyền với một tấm ảnh của một đứa bé sơ sinh.

Bà ngắm nhìn nó thật lâu, đôi mắt trắng đục rưng rưng ngấn lệ bất giác nói thành tiếng:
– Cũng đã hai mươi mấy năm rồi chắc bây giờ tôi đã trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và tài giỏi phải không? Mẹ xin lỗi vì đã không bảo vệ được con để con rời xa vòng tay của mẹ.

Nếu có thể quay lại mẹ chắc chắn sẽ không để con chịu khổ.
Giọt nước mắt lăn dài trên má bà rơi xuống tấm ảnh cũ kỹ.

Bà đưa tay lau nước mắt trên ảnh rồi cẩn thận cất vào chiếc hộp đỏ.

Đây là thứ mà bà coi là báu vật, là món quà duy nhất bà có được từ đứa con gái đã mất tích nhiều năm.
Hơn 20 năm qua không ngày nào là bà không nhớ tới con gái mình.

Dù đã cho người tìm kiếm ở rất nhiều nơi, rất nhiều thời gian nhưng kết quả nhận lại vẫn chỉ là con số 0.
Bà vu vơ nghĩ những chuyện quẩn quanh trong đầu, đột nhiên tiếng chuông điện thoại bất ngờ reo lên.

Bà lau nước mắt còn đọng lại trên khóe mi, sụt sịt vài tiếng rồi cầm điện thoại xem.

Lướt nhìn màn hình, số máy gọi đến là số máy của bệnh viện.

Bà chau mày khó hiểu rồi nhấc máy:
– Tôi nghe! Có chuyện gì mà gọi giữa nửa đêm thế này?
Từ đầu dây bên kia vang lên giọng nói của một cô gái.

nghe ngữ điệu xem chừng rất gấp gáp và nghiêm trọng:
– Thưa bà đã có chuyện lớn xảy ra rồi.
Bà Hằng vẫn thản nhiên như không đi lại về phía ghế sofa.

Nhấp một ngụm rượu vang, hỏi:
– Chuyện lớn là chuyện gì? Không lẽ chồng tôi tỉnh dậy?
– Dạ không còn nghiêm trọng hơn như vậy nữa.

Tôi nghe nói đã có người làm thủ tục chuyển viện cho ông chủ.

Và và bệnh viện đã đồng ý, còn ông chủ đã được chuyển đi từ chiều nay rồi thưa bà.
Không còn sự điềm tĩnh cũng hay vào đó là nét mặt bàng hoàng, sửng sốt.

Bà cáu gắt:
– Bệnh viện các người làm ăn kiểu gì thế hả? Không có sự đồng ý của người nhà bệnh nhân ai cho các người tùy tiện chuyển viện.
– Nhưng thưa bà người làm làm đơn xin chuyển viện có quan hệ huyết thống với ông chủ nên bệnh viện không thể làm khác.
– Có phải là mấy thằng con trai tôi làm không?
– Dạ không thưa bà, là một người khác!
Bà Hằng chị nghe không đáp.

người có quan hệ huyết thống với ông Phú ngoài Đình Phong và Chí Viễn thì còn ai khác nữa?.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.