Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám

Chương 4: Bần Nữ Nan Đà


Đọc truyện Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám – Chương 4: Bần Nữ Nan Đà


BẦN NỮ NAN ĐÀ“Thời Phật ở Xá Vệ nơi vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, trong nước có một nữ nhân nghèo khổ cô đơn xin ăn sống qua ngày tên Nan Đà.

Cô thấy quốc vương đại thần và bao người cúng dường Phật và chúng tăng.

Trong lòng hết sức hổ thẹn buồn bã.

Biết mình do đời trước tạo tội mà bị nghèo hèn.

Nay đã được gặp ruộng phước mà lại không thể cúng dường chi thì rất uổng, thế là cô bèn đi xin, mong có được vật gì đó để cúng dường Tam bảo.Nhưng xin cả ngày mà chỉ được một xu.

Cô liền đến tiệm mua dầu.

Chủ quán hỏi:- Một xu đâu có mua được bao nhiêu dầu, cô dùng làm chi?Nan Đà liền thổ lộ ước mơ được cúng dường Tam bảo của mình, người bán dầu nghe vậy cảm thông, liền bán cho cô nhiều gấp đôi.

Nan Đà vui lắm, cô chế ra một cây đèn dầu nhỏ đem đến tịnh xá cúng Phật.

Cô đặt vào hàng đèn đầu tiên trước Phật và phát nguyện:- Con hiện nay quá nghèo, chỉ có cây đèn nhỏ xíu này cúng dường Phật, nguyện nhờ công đức này, khiến đời sau con đắc đại trí huệ, có thể chiếu soi diệt trừ u ám cấu uế cho tất cả chúng sinh.

Phát thệ xong, cô lễ Phật rồi đi.Lúc trời sáng, chỉ duy nhất ngọn đèn nhỏ của Nan Đà còn cháy mạnh, lúc này Mục Kiền Liên là đệ tử thần thông bậc nhất của Phật đang trực ngày hôm đó, thấy trời sáng bèn đi thu dọn đèn.

Phát hiện cây đèn tuy nhỏ mà cháy sáng dữ, tim đèn cứ như mới thắp, không có bất kỳ tổn hoại nào, Mục Liên thầm nghĩ: “Ban ngày đâu cần để đèn cháy làm chi”…, bèn cầm lên quạt tắt nó, nhưng quạt mấy nó cũng không tắt, nó vẫn cháy mãnh liệt… Phật thấy vậy bèn bảo Mục Liên:- Cây đèn này không phải hàng Thanh văn La hán như các ông có thể làm lay động được, dù ông có dùng thần thông lấy hết nước bốn biển hay hiện cuồng phong mà dập tắt thì cũng chẳng được, bởi vì đây là đèn của một người cúng dường đã phát đại Bồ đề tâm sẽ quảng tế chúng sinh…Phật nói xong thì vừa vặn lúc đó Nan Đà đi đến bái kiến Phật.

Thế Tôn bèn thọ ký cho cô:Tương lai, vào khoảng hai A tăng kỳ trăm kiếp, Ngươi sẽ thành Phật hiệu là Đăng Quang (đèn sáng) có đủ mười danh hiệu của Phật.Nan Đà được thọ ký hết sức vui mừng, cô vội quỳ xuống xin xuất gia.

Phật đồng ý độ cho cô thành Tỳ-kheo-ni”.Mọi người xem, cây đèn nhỏ của một cô gái nghèo cúng dường, phát tâm Bồ đề nguyện cứu độ tất cả chúng sinh, khiến bậc thần thông đệ nhất như Mục Kiền Liên không thể nào dập tắt được, đủ thấy sức mạnh của tâm Bồ đề vi diệu không thể nghĩ lường.

Vì vậy nếu không phát Bồ đề tâm ắt chẳng thể thành Phật, chúng ta tu hành nhất định phải phát Bồ đề tâm, mà phát Bồ đề tâm đầu tiên chính là: Phải Quy y Tam bảo.Sám văn:Chư Phật thương xót chúng sinh vượt xa cha mẹ.


Cha mẹ thương con chỉ một đời, còn lòng Phật thương chúng sinh là vô tận.

Cha mẹ thấy con vong ân bội nghĩa thì sinh giận hờn, tình thương giảm sút.

Còn chư Phật, Bồ-tát thì không như vậy, thấy chúng sinh bội nghịch lòng càng xót thương.

Đến nỗi các Ngài còn vào ngục Đại Hỏa Luân, địa ngục Vô Gián… mà thay chúng sinh chịu vô lượng khổ.Chư Phật, Bồ tát thương chúng sinh hơn cha mẹ, nhưng do chúng sinh bị vô minh che lấp trí huệ, phiền não làm mờ tâm, đối với chư Phật, Bồ-tát không biết quy hướng.

Dù gặp các Ngài thuyết pháp giáo hóa, không những họ chẳng tin mà còn buông lời phỉ báng, nói năng thô lỗ, chừa từng có chút lòng nhớ ân chư Phật.

Do bởi không tin nên chúng sinh cứ tạo tội rồi đọa vào các đường ác: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; chịu vô lượng khổ.Khi tội hết được ra, tạm sinh làm người, thì tai mắt không đủ, thân thể xấu xa, không biết tu thiền định và ngu si vô trí.

Chúng sinh có những quả báo làm chướng ngại như vậy là do không có lòng tin.Giải thích:Do không tin chánh pháp, tất nhiên sẽ chẳng thèm tu, tương lai ắt mãi luân hồi nơi cõi ác, lăn lộn trong tam đồ.

Thọ tội xong thì sinh vào nhân gian, lại bị mang thân tàn tật, xấu xí, mắt tai mũi lưỡi thân ý không được vẹn toàn hoặc bị chướng ngại.

Đây là tự làm tự chịu, vì không có định lực trí huệ, do chẳng tin Phật pháp mà tạo thành.

Những người này rất đáng thương.Chư Phật, Bồ-tát đều có nguyện lực thay chúng sinh thọ khổ.

Trong kinh Bát Đại Nhân Giác, điều thứ tám của Bồ tát là:“Sinh tử mênh mông, khổ hải vô lượng, phát tâm phổ độ tất cả, nguyện thay chúng sinh thọ vô lượng khổ, khiến chư chúng sinh an lạc”.Chúng ta thường nghe chư cao tăng đại đức phát nguyện: “Nguyện bệnh khổ chúng sinh trong thiên hạ mình tôi chịu thay, nguyện phúc báu hiện đời xin thí hết cho chúng sinh trong thiên hạ…”Như Hòa thượng Hư Vân, Quảng Khâm, Tuyên Hóa, v.v… đều là từng phát tâm thay chúng sinh chịu khổ mà thị hiện thân bệnh để gánh bớt nghiệp thay chúng sinh, giảm nhẹ thống khổ cho họ.Hòa thượng Hư Vân, lúc tuổi cao còn bị ngược đãi, bị đánh đến ngất đi, cũng là thay chúng sinh tiêu nghiệp.

Nếu không có bậc thánh nhân như ngài thay chúng sinh gánh bớt nghiệp khổ, thì lúc đó bá tính bị thảm nạn còn trầm trọng hơn.Thay chúng sinh gánh nghiệp, giống như “Kinh Địa Tạng” từng mô tả: “Nếu gặp thiện tri thức ra sức gánh phụ, hoặc gánh vác hết dùm, là vị tri thức ấy có đại lực…” người tu hành đức hạnh cao, chỉ cần phát nguyện chia sớt nghiệp tội giúp chúng sinh, thì khổ đó sẽ gánh ngay trên thân mình.

Giống như người dốc toàn lực chăm sóc bệnh nhân, thì thân cũng bị mệt nhọc ảnh hưởng lây vậy.Tình huống các hành giả khi gánh nghiệp phụ cho người khác thường bị sinh bệnh hoặc thọ khổ rất thường xảy ra.Chỉ người nghiêm trì giới luật, có đủ định huệ mới là Thiện tri thức có đại lực.

Cho nên người đại tu hành mà bị bệnh nặng, cũng có thể do “đại nguyện tạo thành”, chuyện này trong sử Phật giáo ghi rất nhiều.

Nhưng liệu có được mấy người tin và hiểu?Có người chẳng những không tin, lại còn phỉ báng:- Thấy chưa? Tại Sư X tu hành không tốt nên mới bị bệnh nặng vậy đó!Và họ thốt lên lời gièm chê chỉ trích đủ hết…Đây là lời của người cống cao ngã mạn.


Bọn họ nào biết: “Phỉ báng bậc đại Thiện là tạo tội địa ngục, là đang bị vô minh che huệ, tự cắt đứt đường tu của mình”.Giải thích đến đây tôi bỗng nhớ tới chuyện Phật phái ngài Văn Thù đi thăm bệnh Cư sĩ Duy Ma Cật.

Đoạn văn đối thoại rất hay:Ngài Văn Thù hỏi:- Nay bệnh của cư sĩ dễ chịu không? Điều trị có bớt mà chẳng thêm không? Thế Tôn gởi lời vô lượng ân cần để hỏi thăm cư sĩ.

Bệnh do đâu mà khởi? Đã bao lâu rồi? Làm sao mới khỏi được?Cư Sĩ Duy Ma Cật đáp:- Từ Si có Ái thì bệnh Ngã sanh.

Vì tất cả chúng sanh bệnh nên tôi bệnh, nếu tất cả chúng sanh chẳng bệnh thì tôi khỏi bệnh.

Tại sao? Bồ Tát vì độ chúng sanh nên vào sanh tử, có sanh tử thì có bệnh.

Nếu chúng sanh được lìa bệnh thì Bồ Tát chẳng còn bệnh.

Ví như trưởng giả chỉ có một đứa con, con bệnh thì cha mẹ cũng bệnh, nếu con lành bệnh thì cha mẹ cũng lành.

Bồ Tát cũng như thế, đối với chúng sanh thương mến như con ruột, nếu chúng sanh bệnh thì Bồ Tát bệnh, chúng sanh lành bệnh thì Bồ Tát cũng lành.

Còn nói về bệnh này do đâu mà khởi, bệnh của Bồ Tát do Đại Bi khởi.Cư sĩ Duy Ma Cật đã giảng giải rõ như thế, chúng ta tuyệt không nên vừa nghe Hòa thượng X hay Cư sĩ Y… bị bệnh, thì liền khởi tâm khinh dễ miệt thị:“Tại họ không tu hành!”.Đây có thể là nghiệp tiền sinh hoặc do họ phát nguyện thay chúng sinh gánh bệnh.

Những người đối với chư đại đức cao tăng bị bệnh mà sinh nghi, thốt lời hủy báng, thì nên mau mau sám hối.

Như lỡ buông lời phỉ báng qua sách hoặc băng đĩa, thì phải lập tức đính chính sám hối sửa sai ngay, mới có thể làm tiêu tan ảnh hưởng chẳng lành, bằng không sẽ đọa A tỳ địa ngục.Sám văn:Ngày nay đại chúng đã biết tội nghi nặng hơn các tội, khiến người tu hành lâu mà vẫn không được thấy Phật.Từ nay trở đi, cho đến ngày thành Phật, nguyện khởi lòng tin kiên cố, không thối chuyển.Khi xả thân nầy dù sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, hay những nơi có đủ khổ não khó kham, chúng con xin thề: Không vì khổ ấy mà mất lòng tin hôm nay.Nguyện Chư Phật, Bồ-tát, đồng gia tâm cứu hộ, khiến đệ tử… tín tâm kiên cố, chúng ma, ngoại đạo cũng không thể phá hoại.

Xin chí tâm, tha thiết, đầu thành đảnh lễ…Giải thích:Do đối với lời Phật dạy không tin, nên nhiều người cả đời chẳng được nghe Phật pháp.

Tin là mẹ của đạo, là cội nguồn công đức giúp trưởng dưỡng tất cả thiện pháp.


Cho nên nói: “Bất tín là thiệt thòi nhất”.Hôm nay đại chúng dự hội lễ bái, đồng nghe sám văn phát lộ tội, sinh lòng hổ thẹn, nhất định đã biết lỗi thì phải sửa, phải tu dũng mãnh tinh tấn, dùng tâm bi thống vạn phần, chí thành đảnh lễ cầu chư Phật, Bồ-tát gia trì tiêu tan nghiệp tội.

Khi tội tiêu thì nhất định không tạo thêm nữa.

Được thanh tịnh rồi, từ này về sau, phải nghiên cứu kinh tạng để hiểu sâu mà như pháp tu hành, tuyệt chẳng nên hoài nghi, thối tâm, mới có thể nhập vào của chánh tín Phật giáo.

Nếu không làm vậy, thì trên đường tu sẽ gặp chướng ngại trùng trùng.

Giả như sinh ra vẫn không thể thoát sinh tử, thì bất kể tương lai sinh vào cõi nào, mang thân gì, chúng ta cũng chẳng mất lòng tin hôm nay.

Ngưỡng nguyện chư Phật, Bồ-tát từ bi gia hộ.Sám văn:Cõi trời, cõi người đều huyễn, mong manh, biến hóa vô cùng.

Do chúng sinh chìm đắm mãi trong vòng sinh tử, trôi lăn hoài trong biển ái khổ đau.

Thấy chúng sinh đau khổ như vậy, Phật rất thương xót.Giải thích:Kinh Bi Hoa dạy: “Nguyện lực chư Phật, Bồ-tát mỗi mỗi không đồng nhau, Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện tướng đoản thọ, vì thương chúng sinh trôi nổi đắm chìm trường kỳ trong biển khổ, nên dùng thân phú quý, đoạn dục khử ái, tìm phương giải thoát sinh tử, thị hiện cho chúng ta thấy cảnh sáu năm khổ hạnh nơi núi tuyết, ngoài tâm cầu pháp không thể thành, cuối cùng buông hết tất cả vọng tưởng, ngồi dưới cội Bồ đề giác ngộ thành Phật”.Điều này khai thị cho chúng ta: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, chỉ cần buông bỏ vọng tưởng phân biệt chấp trước đối với ngũ ấm, đều có thể thành Phật.Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm bôn ba gian khổ, không ngại nhọc nhằn, giảng kinh thuyết pháp, giáo hóa điều phục những chúng sinh cang cường như chúng ta, những gì cần giảng đã giảng xong, chúng sinh cần độ đã độ hết, thì thị hiện nhập Niết bàn! Nếu Ngài còn trụ lâu ở đời, đệ tử Ngài sẽ ỷ lại mà chẳng thèm tinh tấn, giống như cha giàu sang còn sống ở đời, thì con cái hay có tâm ỷ y, không chịu tự lập gánh vác gia nghiệp.Thực ra Phật chưa từng rời bỏ chúng ta.

Đúng như “Kinh Địa Tạng” từng giải thích: Đến nay Phật Thích Ca vẫn dùng trăm ngàn vạn ức hóa thân, tại vô lượng thế giới giáo hóa cứu độ chúng sinh, hoặc hiện thân nam, nữ, thiên long, quỷ thần, thậm chí còn hiện làm núi, rừng, sông, ngòi, ao, hồ, giếng, suối… để làm lợi ích cho tất cả.

Nhưng hạng chúng sinh như ta bị vô minh che lấp trí huệ, giống như con kiến bò trên đất không nhìn được bao la.

Chư Phật, Bồ-tát xưa nay chưa từng bỏ đi hay lìa xa chúng ta, thậm chí còn ở lẫn lộn ngay trong đám chúng ta, có nhiều Đại đức đều là Bồ-tát, La hán tái lai!Giống như các ngài: Ma Đằng Trúc Pháp Lan, Tổ sư Đạt Ma, Hòa thượngHư Vân, Đại sư Hoằng Nhất, Đại sư Ấn Quang v.v… thậm chí cả trong đám bá tính, những vị vì nước vì dân hy sinh quên mình, tất cả ngôn hạnh đều nhắm vào làm lợi ích cho người, có thể nói đều là hóa thân chư Phật, Bồ-tát.

Vì vậy, chúng ta nhất định phải có lòng tin kiên cố, phải lấy giới làm thầy, tu cho đến chứng Bồ đề.Sám văn:Chư Phật, Bồ-tát chưa bao giờ không lưu tâm hoằng hóa, tế độ, làm lợi ích cho chúng sinh.

Kinh Tam muội dạy: “Tâm chư Phật là tâm đại bi; chỗ tâm của Phật chiếu đến là nơi chúng sinh thọ khổ”.Phật thấy chúng sinh chịu khổ thì đau như tên bắn vào tim, tâm thương xót không yên, nên muốn diệt khổ ngay cho chúng sinh được an vui.Chư Phật hóa độ chúng sinh luôn bình đẳng, Đức Thích Ca ai cũng ca ngợi Ngài là Đấng dũng mãnh, khéo nhẫn chịu khổ để độ chúng sinh, cho nên phải biết từ ân của Bổn sư rất sâu nặng.

Ngài hay ở nơi chúng sinh khổ đau thuyết pháp, làm lợi ích cho tất cả.Giải thích:Người nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta mãi đến nay vẫn chìm trong biển khổ chưa thoát ra, thảy đềudo nghiệp lực chướng ngăn… Do tâm ích kỷ tự lợi không có chút từ bi, nên chẳng nghe được một câu từ kim khẩu Phật thuyết, còn nói chi đến chuyện được chứng kiến cảnh Thế Tôn thị hiện nhập Niết bàn chói lọi dưới cội Sa la? Mãi đến hôm nay ta mới kết được Phật duyên hội tụ lễ sám, sinh tâm bi luyến Như Lai, đây thực khiến chúng ta hổ thẹn đau lòng, ảo não không thôi, xin chí thành đảnh lễ… Sám văn:Nguyện vì quốc vương chủ nước, nhân dân, phụ mẫu, sư trưởng, tín thí đàn việt, thiện ác tri thức, chư thiên, chư tiên thông minh chánh trực, thiên địa hư không, hộ thế tứ vương, chủ thiện phạt ác, thủ hộ trì Chú, ngũ phương Long vương, Long Thần Bát Bộ… mà đảnh lễ Tam bảo.Giải thích:Tín thí: Người dùng tài vật cúng dường có lòng tin đối với Phật pháp.

Đàn việt: Thí chủ.Long Thiên Bát Bộ: Tức Thiên Long Bát Bộ (gồm có 8 loại): 1.

Chư thiên Phạm thiên Đế thích, 2.

Rồng, 3.


Dạ xoa, 4.

Càn thát bà (nhạc thần), 5.

Atu-la: Thuộc loài quỷ thần (gần như trời mà không phải trời, vì không có đức độ lại ưa tranh đấu), 6.

Ca lâu la (là Kim Xí Điểu tức chim đại bàng cánh vàng), 7.

Khẩn na la (cũng gọi là phi nhân, trên đầu có sừng, là thần âm nhạc múa hát của Đế Thích), 8.

Ma hầu la già: Tức thần đại mãng xà.Tám bộ này thường ủng hộ Phật pháp, mắt người thường không nhìn thấy họ.

Dù không thể thấy, nhưng họ thực sự có tồn tại.Xin thay hết thảy chúng sinh chí thành đảnh lễ Quy y mười phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng…Chư Phật là bậc đại thánh, thấu rõ hết thảy pháp, là Đạo sư của Trời người, nên con nguyện Quy y.Tôn pháp tánh thường trú, tâm địa hằng thanh tịnh, hay trừ bệnh thân tâm, nên con nguyện Quy y.Đại địa chư Bồ-tát, Vô trước tứ Sa môn hay cứu hết thảy khổ, nên con nguyện Quy y.Sa môn: Gọi chung người xuất gia.Tứ Sa môn: Gồm có bốn loại Sa môn:1. Thắng đạo Sa môn: Chỉ người nghiêm trì giới luật, khéo diệt phiền não.2. Thị đạo Sa môn: Là người có thể tuyên giảng chính pháp, khiến chúng sinh vào đạo.3. Mệnh đạo Sa môn: Khéo điều phục phiền não, siêng tu thiện pháp, trí huệ tăng trưởng.4. Ô đạo Sa môn: Chỉ người xuất gia phạm giới sát, đạo, dâm, vọng… nhưng lại thọ người cúng dường.Bốn hạng Sa môn này đều phát huy tác dụng giáo hóa tha nhân (Ô đạo Sa môn khiến người nhìn ra những tệ lậu mà không làm giống như họ).Sám văn:Chúng con tên… ngày nay xin thay các chúng sinh mà Quy y Tam bảo.

Nguyện nhờ công đức này khiến các chúng sinh đều được mãn nguyện.Nguyện các chúng sinh ở trong loài trời hay tiên… hết nghiệp hữu lậu , ở trong loài A tu la xả bỏ tánh kiêu mạn, ở trong loài người thì không còn khổ đau.

Nếu ở trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì được tức khắc thoát ly.Lại nữa, nguyện hôm nay những ai được nghe và không nghe danh Tam bảo đều nhờ thần lực của Phật mà được giải thoát, hoàn toàn thành tựu Vô thượng Bồ đề.

Giải thích:Đoạn văn trên cầu Phật lực gia trì tất cả chúng sinh trong lục đạo, nhờ quy y Tam bảo mà lìa khổ được vui, chứng đắc trí huệ sớm thành Phật.Công đức quy y Tam bảo không thể nghĩ lường, trong “Chúng Kinh Tạp Thí Dụ” có kể một câu chuyện nhờ quy y Tam bảo mà chuyển đổi số mệnh như sau:“Có một vị trời hưởng phúc trời đã hết, sẽ phải đầu thai xuống nhân gian làm con của một ả heo nái ghẻ chốc nơi một nhà nghèo nọ.

Nhờ các thiên nhân bạn nhắc nhở nên ông vội quy y Tam bảo, nhờ vậy mà kịp thời sinh vào một gia đình trưởng giả phú quý, thông minh trí huệ, sinh ra rồi mà miệng vẫn còn niệm:Xin quy y Phật, Pháp, Tăng… và ngay từ thuở bé thơ đã được gặp Phật, nghe Pháp chứng Vô sinh pháp nhẫn.Nghe xong câu chuyện thực này, người đã quy y Tam bảo cần kiên định niềm tin đối với Tam bảo, và người chưa quy y lại còn do dự hay sao? Là đệ tử Tam bảo, khi gặp những chúng sinh chưa học Phật, bao gồm súc sinh, quỷ thần v.v… ta cũng có thể truyền Tam quy cho họ, đây gọi là giúp chúng cùng Tam bảo kết duyên, trồng thiện nhân giải thoát tương lai.Ắt sẽ có người hỏi: Thay chúng sinh quy y sám hối, tạo công đức có hiệu quả chăng?- Có! Trong “Kinh Địa Tạng” nói: – Như có người nam cùng người nữ nào lúc sanh tiền không tu tạo phước lành mà lại gây lấy những tội ác, sau khi người mạng chung, hàng thân quyến kẻ lớn người nhỏ vì người chết mà tu tạo phước lợi làm tất cả việc về Thánh đạo, thời trong bảy phần công đức người chết nhờ đặng một phần, còn sáu phần công đức thuộc về người thân quyến hiện lo tu tạo đó.Cho nên, vì quyến thuộc hiện tại hoặc quá khứ tu phúc, sám hối, lý này cũng giống vậy.

Đại sư Ấn Quang tại pháp hội “Hội Quốc Tiêu Tai” nơi Thượng Hải từng kể một câu chuyện:“Mẹ cư sĩ Hoàng Hàm ở Thượng Hải, không thể ăn chay, hơn nữa bà không tin ăn chay là cần thiết cho việc tu học theo Phật.

Hoàng Hàm bèn thỉnh giáo ngài Ấn Quang và được dạy: Hằng ngày nên ở trước Phật, sớm tối sám hối nghiệp chướng thay cho mẹ.

Do mẫu tử tình thâm, nhờ mối tương quan thiêng liêng cộng thêm lòng chí thành sẽ chiêu được cảm ứng…Hoàng Hàm vâng lời làm theo.

Hơn một tháng, mẹ ông phát tâm ăn chay trường, năm đó bà 81 tuổi, mỗi ngày bà siêng năng niệm Phật hai mươi ngàn câu, đến 93 tuổi thì qua đời”.Mẫu thân Hoàng Hàm vốn là một người ngoan cố, trước đây bà thà ăn cơm trắng chứ nhất quyết không dùng chay, sau khi được con tụng kinh sám hối thay cho rồi thì bà bỗng thay đổi, tự phát tâm ăn chay.

Lời thuật của Đại sư Ấn Quang dạy rất đáng để chúng ta noi theo..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.