Đọc truyện Nhân Quả Phụ Giải Lương Hoàng Xám – Chương 15: Bốn Anh Em
BỐN ANH EMMột gia đình nọ có bốn huynh đệ, người anh cả trước 40 tuổi chuyên sát sinh ăn thịt, tính trong thập ác nặng nhẹ gì cũng đều phạm, không có ác nào mà chẳng làm.
Đến 40 tuổi nhờ đọc Lục Tổ Đàn Kinh mà phát tâm tu hành, tính đến nay đã 20 năm.
Tuy trải qua đủ mài giũa gian lao, nhưng anh trọn chẳng thối tâm.
Anh kể cho các bạn đồng tu nghe: Mình đã nhớ ra nhiều đời trước từng là đệ tử Phật, do dâm tâm chưa đoạn nên bị đọa làm rồng.
Đến đời này được gặp lại Phật pháp, nhờ Bồ-tát Quan Thế Âm từ bi cứu độ mà biết đường “về nhà”.
Nếu không nhờ tu học theo Phật pháp thì chắc chắn mãn đời này anh sẽ vào bụng bò, dê do anh ăn thịt bò, dê quá nhiều, nên biết mình chết rồi ắt sẽ làm bò, dê, e là phải nếm cảnh bị lột da xẻ thịt mấy trăm lần, rồi tiếp theo phải làm heo để trả nợ, kế đó là làm cá, tôm, kiến, trùng, muỗi v.v… nghĩa là phải làm súc sinh vô số kiếp để trả nợ sát sinh, như vậy thì biết đến bao giờ mới được mang thân người lại? Có tính cũng không xuể.
Nhờ tu mà anh mở sáng túc mệnh, nhìn thấu các đời.Anh kể về chú hai (em mình) lúc 30 tuổi bị chết vì bướu não.
Anh nhìn ra chú hai vốn là từ trong loài heo tới, giờ lại đầu thai làm heo nữa chính là con heo trắng đầu to trong nhà.
Biết rõ điều này rồi, vì thương em nên anh thiết lập bàn hương án, chí thành lễ Phật quỳ tụng 108 biến Chú Đại Bi cầu cho em, sau đó anh theo dõi thì thấy con heo đầu to bỗng lăn ra chết bất ngờ và được sinh lên cõi trời, anh nhìn thấy rõ cảnh chú em hiện giờ đang quét vườn hoa.
Anh nói thầm: “Được ở trên trời thì dù có quét hoa viên cũng còn sướng hơn là bị đọa trong cõi ác (địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ) anh hy vọng nhị đệ dưới lực gia trì của Chú Đại Bi, tương lai sẽ về nhân gian tu hành, học Phật, xuất ly tam giới, viên thành Phật quả…”Phần chú ba và chú tư, ngay từ lúc bé đã không ưa chơi đùa cùng nhau, lớn lên thường hay vì chút chuyện nhỏ mà đánh nhau, nên nhiều lần bị cha mẹ trách mắng.
Sau khi họ thành gia rồi lại vì nhà đất mà tranh giành, gây hấn nhau suốt mấy mươi năm.
Anh cả dùng đủ cách giáo hóa mà chú tư tuy có tin Phật nhưng nếu buộc phải bỏ tranh chấp thì khó hơn lên trời! Anh cả kể: Hai chú em này kiếp trước là hai con rồng xanh, kiếp đó họ cũng không hòa thuận, một bề gây đánh nhau cho đến khi đầu thai vào nhân gian kiếp này nếu họ không hóa giải oán hận, thì chắc chắn do những ác nghiệp đã tạo, họ sẽ xuống địa ngục.
Rồi từ địa ngục lên sẽ đọa vào súc sinh, tiếp tục tranh đấu dai dẳng không dứt.Anh cả tâm sự: Mình đã khuyên giải họ hơn hai mươi năm nay mà vô hiệu, đây là bởi nhiều đời họ tạo nghiệp ác sâu nặng, đối với Phật pháp không có lòng kính tin.Gia đình tụ hội cùng nhau, là do thiện duyên hay ác duyên, vô duyên thì không tụ.
Hoặc vì đòi nợ hay trả nợ mà tìm đến, không nợ thì chẳng tới.Sau này anh cả đã vì cha mẹ và hai em tụng 108 bộ Kinh Địa Tạng.
Hai tháng sau, mẫu thân bắt đầu thay đổi trước tiên.
Tiếp theo là chú ba, chú tư quyết định buông bỏ oán thù xưa, không còn tranh giành ầm náo với nhau nữa.Cho dù đây chỉ là bắt đầu, nhưng mối oán kết suốt hơn ba mươi năm được chuyển hóa trong một ngày, đây không thể không ca ngợi oai thần công đức của Kinh Địa Tạng.Tôi kể câu chuyện có thực này ra, là mong các đệ tử Phật sớm buông bỏ hết mọi ân oán cá nhân, đừng do dự nữa.
Vì một khi vô thường tới, những ân oán chưa kết thúc này sẽ biến thành chướng ngại mạnh mẽ ngăn cản bạn ra khỏi tam giới.Có câu rằng: Chịu thiệt thòi chính là chiếm ưu thế! Buông xả chính là được tất cả.
Xả: Có nghĩa là quên triệt để tất cả yêu, hận… trong dĩ vãng, đắc quả liễu sinh thoát tử, lìa khổ được vui.Bất kể bạn sinh ra là nữ hay nam, bạn đâu biết lúc nào mình chết? Cho dù có sống đến trăm năm, bạn cũng không rõ cách chết của mình ra sao: Là bệnh hoạn hành chết hay bị hoạnh tử? Hoặc chết lành? Đã có sinh thì phải có tử!Bất kể cả đời bạn sống trong nghèo túng hay vinh hoa phú quý, thì cuối đời rồi ai cũng phải lìa đời tay không, ra đi trong tiếng khóc vĩnh biệt của thân quyến.
Giống như bài “Hảo liễu ca” đã viết:Người đời đều cho thần tiên hay,Mà chuyện công danh lại vẫn say!Xưa nay tướng soái nơi nào đây, Một dãy mồ hoang cỏ mọc đầy!Người đời đều cho thần tiên hay.Những hám vàng bạc lòng không khuây!Suốt ngày những mong chứa cho đầy,Đến lúc dầy rồi nhắm mắt ngay!Người đời đều cho thần tiên hay!Nhưng thích vợ đẹp lòng không khuây!Lúc sống ái ân kể suốt ngày, Lúc chết liền bỏ theo người ngay!Người đời đều cho thần tiên hay!Muốn đông con cháu lòng không khuây!Xưa nay cha mẹ thực khờ thay,Con hiền cháu thảo ai thấy đây?Đây là bài ca mà đạo nhân hay ngâm nga.
Giải thích rất rõ: Vạn sự trên đời, liễu (ngộ) là tốt nhất, nếu muốn tốt, thì tu cho liễu.
Chữ liễu trong đây chính là khai ngộ: Buông tất cả thế gian, tu đạo Bồ đề, lìa khổ được vui tức là liễu, cũng là hảo.Thế nên chớ vội phê bình người tin Phật là kẻ chán đời, không có tâm hướng thượng.
Ngược lại là khác! Người tin Phật chân chánh luôn có nhiều cống hiến tốt đối với xã hội quốc gia.
Bởi việc họ nghĩ đến đầu tiên là lợi ích của quốc gia, là chuyện được mất của tha nhân.
Bao giờ họ cũng nghĩ cho người trước nhất và lấy lợi ích của tha nhân làm lợi ích của mình.Vì vậy việc người Phật tử cần làm trước tiên là phải nghĩ cho chúng sinh, dùng lòng từ bi bình đẳng mà đối với tất cả chúng sinh.
Tuyệt không có lòng muốn an thịt chúng sinh.
Người học Phật chân chính nhất định là không có chút mảy may vị kỷ, chuyên nghĩ đến lợi người, luôn tuân thủ kỷ luật, giữ phép tắc, hiếu kính song thân.
Như vậy mới là người học Phật có chánh tín, chánh tri, chánh kiến, chánh hạnh.Nếu là người sơ cơ muốn nghiên cứu kinh Phật, tôi đề nghị trước tiên bạn nên tìm đọc “Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh” do ngài Tuyên Hóa giảng.
Hãy nghiên cứu cho tỉ mỉ kỹ càng, tôi chăc rằng bạn sẽ ưa thích Phật pháp.
Bạn chỉ cần chăm chỉ đọc bộ kinh này, thì đã có thể tăng trưởng trí huệ, có được “hỏa nhãn kim tinh” (là đôi mắt sáng thần kỳ), bất kể yêu tà nào cũng bị bạn nhận ra, nhìn thấu hết.
Đương nhiên nếu có chút sai lệch thì bản thân bạn cũng sẽ biết rõ thông suốt.
Nếu bạn nghe người nói “Kinh Lăng Nghiêm là giả, chẳng phải Phật thuyết…” thì tuyệt đối không nên tin.
Vì người tuyên bố kia chưa làm được những điều như trong “Tứ chủng thanh tịnh minh hối” nơi Kinh Lăng Nghiêm dạy, nên họ rất sợ mọi người đọc Kinh Lăng Nghiêm sẽ phát hiện ra bộ mặt thật của họ.
Nếu lời này là sai, tôi xin chịu đọa địa ngục.Xem kinh rồi thì bạn hãy bắt đầu thử bỏ mặn ăn chay chừng nửa tháng xem? Tôi không dám nói thử một tháng vì sợ bạn thiếu kiên nhẫn không làm nổi nhưng ít nhất thì khi đọc Kinh Lăng Nghiêm, trước đó ba ngày bạn hãy khởi sự bỏ mặn ăn chay, như vậy càng biểu lộ tâm thành tôn kính Phật.Hằng ngày những lúc rãnh thì bạn ngồi hay quỳ tụng một bộ Kinh Địa Tạng, nếu nhà có người bệnh nặng thì tụng cho người bệnh, nếu có thai phụ thì tụng cho thai nhi, nếu có đại khổ nạn lớn gì chưa thể giải quyết, chẳng hạn như vợ chẳng thể mang thai, công tác không thuận lợi, thì hãy vì những con vật mình từng đã giết, ăn qua mà tụng kinh.
Bạn chỉ cần tụng thành tâm, ắt sẽ có chuyển biến tốt.
Bởi vì Phật pháp là thuốc hay vi diệu không thể lường, mà bạn không cần tốn tiền nộp phí chữa trị.Tính ra nửa tháng hay một tháng bạn thí nghiệm bỏ mặn ăn chay đó, chẳng những không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bạn, ngược lại còn khiến nó tốt hơn lên mà chẳng tốn tiền, quả thực là thế.
Nhất định bạn sẽ thấy được sức mạnh Phật pháp và điều kỳ diệu không thể nghĩ lường, nếu bạn thành tâm thực hành đúng như tôi khuyên mà không có cảm ứng thì quả là vô lý.
Khi bạn chứng nghiệm được điều hay rồi, có tín tâm kiên định rồi, dần dần sẽ bước vào chánh đạo tu hành.Chúng ta tạo vô biên tội, chư Phật đều thấy rõ, chỉ có sám lỗi trước dứt lỗi sau, cải đổi tu sửa, mong nhờ lực gia trì của Phật, phát tâm Bồ đề, nguyện như pháp tu hành mới có thể tiêu hết tội.Những người chuyên nghiên cứu tướng học, vừa thấy mặt hoặc xem tay bạn, thì có thể đoán biết vận mệnh bạn ra sao, là bởi vì tướng mạo một người cũng tùy thuộc nhân gieo đời trước đến nay mà kết quả, khi nhìn quả trổ đương nhiên có thể suy ra nhân đã gieo.
Thí như chúng ta thấy một người có tướng lưỡi rộng dài, mềm mại, khi thè ra nếu có thể che mặt và liếm đến mí tóc, thì biết đây chính là một trong các quả lành do nhiều đời họ không nói vọng ngữ.
Thực ra không nói láo mà còn chiêu nhiều quả tốt khác nữa, thí như lời nói ra người người đều tin… do vậy mà chúng ta có thể căn cứ vào tướng mạo đặc trưng để nói ra số mệnh đặc định.
Thực ra, có nói tới nói lui, thảy đều là tác dụng của luật nhân quả mà Phật từng thuyết giảng thôi.Nhưng tu hành có thể cải đổi số mệnh, Phật giáo chủ trương tất cả đều do tâm tạo, mọi sự tùy thuộc nơi mình, chẳng chấp nhận hay cam chịu số mệnh, bởi chỉ có chính ta mới có thể cải đổi số mệnh mình.
Phật giáo không tán thành việc đoán mệnh xem tướng.
Bởi vì việc khăng khăng tin chấp theo bói mệnh đoán tướng, sẽ đóng bạn dính cứng vào định đặt của túc mệnh.Phật là bậc đại giác, là bậc thầy đức hạnh viên mãn của trời người, được gọi là Thế Tôn, lời Ngài dạy chắc chắn không sai.
Quan trọng ở chỗ: Khi nghe Phật pháp rồi bạn không thể không hồi tâm quy hướng Phật, khéo nắm bắt thời cơ, lo điều chỉnh nhịp sống của mình hướng thượng, tiến đến nẻo quang minh.Phật pháp luôn đem lợi lạc đến cho muôn loài như trận mưa cam lộ rưới xuống, vạn vật đều thọ ích.Hãy tranh thủ tham dự pháp hội lễ Lương Hoàng Sám hoặc lễ một mình tại nhà cũng được vì đây là dịp lành để sám hối.
Chỉ cần nương theo sám văn nhắc nhở, bạn sinh tâm tỉnh ngộ, nhận ra những tội mình đã phạm trong đời này và sinh tâm ăn năn, thệ chẳng phạm lại nữa thì có thể chuộc tội.Tất nhiên cũng đừng quên ngài Tuyên Hóa khai thị: “Làm thiện mà mong người ta biết thì không phải là chân thiện, làm ác mà sợ người ta hay mới là đại ác”.
Nếu như bạn phạm lỗi ác, không sợ người biết, thậm chí dám dũng cảm thổ lộ trước đại chúng, việc này có thể phát huy tác dụng giáo hóa người khác, thế thì bạn đã chuyển ác nhỏ thành đại thiện.Mỗi vị Phật, Bồ-tát đều có nguyện lực riêng để độ chúng sinh, chỉ cần chúng ta thành tâm sám hối, Phật, Bồ-tát đều nhìn rõ, thấy hết, biết hết, nhất định sẽ tiếp thọ tâm thành của ta, dùng lực đại thần thông gia trì cho ta.Tâm chân thành sám hối sẽ giúp chuyển biến vận mệnh, là then chốt quan trọng giúp ta lìa khổ được vui.
Đã phát nguyện thì nhất định phải làm cho được, cần phải hành trì bền bĩ, không nên vừa được chút như ý liền phóng túng tái phạm.
Phải hiểu: Cơ hội dành cho người sám hối chuộc lỗi chỉ có một lần duy nhất.Có thể ví dụ thế này: Nếu tôi lén trộm của bạn một ngàn đồng, tất sẽ bị bạn níu áo, đòi đưa lên quan.
Ngay lúc đó tôi khẩn cầu năn nỉ, xin bạn hãy cho tôi cơ hội để sửa lỗi.
Nhưng được một thời gian không lâu, tôi giở thói hư cũ, phạm tội tiếp: lén trộm của bạn ngàn đồng nữa.
Lúc này khi bị bạn bắt, tôi lại cầu xin bạn tha cho, thì xem như không được chấp nhận nữa rồi, bởi vì bạn đã mất lòng tin.
Lúc đó uy lực của mười phương chư Phật cũng không cứu vãn được, xem như nợ trước nợ sau gì cũng đồng tính hết.
Do vậy, hễ biết lỗi là phải sửa liền, đã hiểu thì nên thực hành ngay, làm thế không những được quỷ thần cung kính, mà còn được chư Phật, Bồ-tát gia trì..