Người Tình Sputnik

Chương 2Part 2


Đọc truyện Người Tình Sputnik – Chương 2: Part 2

 
Ở trường đại học, tôi trên cô hai khóa, mỗi người lại học một ngành riêng nên chúng tôi ít có cơ hội gặp nhau. Cuộc gặp đầu tiên cưa chúng tôi rất đỗi tình cờ. Đó là một ngày thứ hai của tháng Năm, sau chuỗi ngày nghỉ, tôi đứng ở bến xe buýt trước cổng chính của trường, đọc một cuốn tiểu thuyết của Paul Nizan kiếm được ở hiệu sách cũ. Một cô gái dáng người thấp đứng cạnh tôi cúi nhìn cuốn sách và hỏi tôi, tại sao lại là Nizan, trong số tất cả tác giả khác? Cô nói nghe như đang tìm cách gây sự. Như thể cô muốn đá bay một cái gì đó, nhưng vì không có mục tiêu thích hợp nên đã chuyển sang công kích sự lựa chọn sách đọc của tôi.
Sumire và tôi rất giống nhau. Niềm đam mê sách vở đến với cả hai đều tự nhiên như hơi thở. Hễ có được chút thời gian rảnh rỗi là chúng tôi rúc vào một góc vắng vẻ nào đó, không ngừng lật hết trang này đến trang khác. Tiểu thuyết Nhật Bản, tiểu thuyết nước ngoài, sách mới, sách cổ điển, tác phẩm theo xu hướng mới cho đến sách bán chạy – hễ cứ thấy trong sách có gì đáng chú ý là chúng tôi đọc. Hai đứa chúng tôi lang thang khắp các thư viện, dành cả ngày đọc lướt qua các quyển sách trong Kanda, một thánh địa sách cũ tại Tokyo. Tôi chưa từng gặp một ai đọc ngấu nghiến, đọc sâu rộng như Sumire, và tôi chắc cô cũng cảm thấy như vậy.
Tôi tốt nghiệm cùng khoảng thời gian Sumire bỏ học, sau đó cô thường ghé lại chỗ tôi mỗi tháng vài ba lần. Đôi khi tôi cũng đến căn hộ của cô, nhưng gần như không thể nhét nổi hai người vào đó, vì vậy đa phần cô đến chỗ tôi. Chúng tôi trò chuyện về những cuốn tiểu thuyết đã đọc và trao đổi sách cho nhau. Tôi nhiều lần nấu bữa tối. Tôi không thấy phiền khi phải nấu nướng, và Sumire thuộc kiểu người thà nhịn đói còn hơn vào bếp. Cô tặng tôi những món quà kiếm từ chỗ làm bán thời gian để tỏ lòng cám ơn. Có lần cô làm việc ở kho hàng của một công ty dược và mang về cho tôi cả sáu tá bao cao su. Có lẽ chúng vẫn còn nằm đâu đó tận góc trong cùng của ngăn kéo.
Các tiểu thuyết – hay nói đúng hơn là các đọan tiểu thuyết – mà Sumire viết không kinh khủng như cô nghĩ. Thực ra, đôi khi văn phong của cô giống như một tấm chăn vá víu do các bà già ương nhạnh, mỗi bà một ý thích, một sự phàn nàn, khâu vá lại trong sự im lặng tàn nhẫn. Thêm vào đó thỉnh thoảng cô lại mắc chứng trầm cảm, và mọi chuyện có lúc vượt ra ngòai tầm kiểm soát. Dường như thế vẫn chưa đủ, Sumire còn quyết chí sáng tạo ra một Tiểu thuyết Tổng hợp đồ sộ theo phong cách văn chương thế kỷ XIX, một kiểu rương chật ních mọi sự kiện có thể để nắm bắt tâmhồn và số phận con người.
Phải nói rằng những gì Sumire viết ra đều đặc biệt mới mẻ, cô muốn khắc họa một cách trung thực những điều cô thấy là quan trọng. Thêm nữa, cô không tìm cách bắt chước văn phong của bất kỳ ai khác và không có ý định chưng cất mọi thứ thành những mẩu nhỏ bé cầu kỳ, khéo léo. Đó là điều tôi thích nhất trong cách viết của cô. Thật không phải nếu làm giảm bớt sức mạnh trực tiếp trong cách viết của cô chỉ để cho nó có thể có được một hình thức dễ chịu, vừa ý nào đó. Chẳng cần phải vội vã làm gì. Cô vẫn còn nhiều thời gian để đi vòng. Như một câu ngạn ngữ nói, “nuôi chậm thì lớn tốt.”
“Đầu tớ y như một cái kho chứa đầy những thứ tớ muốn viết ra,” cô nói. “Các hình ảnh, khung cảnh, ngôn từ…tất cả chúng đều vô cùng sống động trong tâm trí tớ. Viết đi! Chúng hét lên với tớ thế. Một câu chuyện mới mẻ tuyệt hay đang hình thành, tớ có thể cảm thấy nó. Nó mang tớ đến một nơi nào đó hoàn toàn mới. Nhưng rắc rối là một khi tớ ngồi vào bàn và trút tất cả ra giấy thì tớ lại thấy không diễn tả được cái chính yếu. Chúng không kết tinh lại được, chỉ là đá cuội chứ không phải pha lê . Và tớ chẳng đi đến đâu cả.”
Với vẻ tư lự, Sumire nhặt viên sỏi có lẽ là thứ hai trăm năm mươi ném xuống hồ.
“Có lẽ tớ thiếu cái gì đó. Một cái gì đó nhất thiết phải có để trở thành nhà tiểu thuyết.”
Im lặng nặng nề. Hình như cô đang chờ đợi ý kiến chẳng có gì đặc biệt của tôi.
Một lúc sau tôi lên tiếng. “Thuở xưa ở Trung Quốc có những thành phố tường cao, cổng lớn. Những chiếc cổng không chỉ là đường ra lối vào của người dân mà còn có ý nghĩa lớn lao hơn. Dân chúng tin rằng linh hồn thành phố nằm ở các cổng thành. Hoặc ít nhất nó lẽ ra phải nằm ở đó. Giống như ở châu Âu thời Trung cổ người ta tin rằng trái tim của một thành phố nằm ở thánh đường và quảng trường trung tâm của nó. Đó chính là lý do thậm chí cho tới ngày nay ở Trung Quốc vẫn còn giữ lại được rất nhiều cổng thành tuyệt đẹp. Cậu có biết người Trung Quốc xây cổng thành thế nào không?”
“Tớ không biết,” Sumire đáp.
“Dân chúng kéo xe đến các bãi chiến trường xưa và thu lượm các mảnh xương trắng được chon ở đấy hay nằm rải rác xung quanh. Trung Quốc là đất nước khá cổ kính – rất nhiều chiến trường xưa – nên họ chẳng phải tìm đâu xa. Tại lối vào thành phố họ xây một cái cổng to và gắn xương bên trong. Họ hy vọng với việc tưởng niệm các tử sĩ theo cách này, các chiến binh sẽ tiếp tục bảo vệ thành phố của họ. Còn hơn thế nữa. Khi cổng xây xong họ dắt mấy con chó đến, cắt họng chúng và rưới máu lên cổng. Chỉ bẳng cách trộn máu tươi với xương khô đó, những linh hồn cổ xưa của người chết sẽ sống lại một cách thần kỳ. Ít ra thì đấy cũng là một quan niệm.”
Sumire im lặng chờ tôi nói tiếp.
“Viết tiểu thuyết cũng giống vậy. Cậu phải gom xương về xây cổng, nhưng cho dù cái cổng có đẹp đến mấy thì chỉ riêng nó cũng không làm nên một cuốn tiểu thuyết sống động, có hồn. Một câu chuyện không phải một cái gì đó thuộc về thế giới này. Câu chuyện thực sự đòi hỏi phải có một kiểu rửa tội thần bí nối thế giới bên này với thế giới bên kia.”
“Theo như cậu nói thì tớ phải dựa vào sức mình và phải tìm thấy con chó của riêng mình?”
Tôi gật đầu.
“Và lấy máu tươi?”
Sumire cắn môi suy nghĩ về điều này. Cô ném một viên sỏi không may khác xuống hồ.

“Tớ thật sự không muốn giết một con vật nếu tớ có thể giúp được nó.”
“Đó là một ẩn dụ,” tôi nói. “Cậu không thật sự phải giết cái gì cả.”
Chúng tôi ngồi sát bên nhau như thường lệ trong công viên Inogashira, trên chiếc ghế ưa thích của cô. Hồ nước trải rộng trước mặt chúng tôi. Một ngày đứng gió.Những chiếc lá nằm y nguyên tại nơi chúng đã rơi xuống và dán trên mặt nước. Tôi có thể ngửi thấy mùi khói rác ở đâu đó đằng xa. Không khí đậm đặc mùi vị cuối thu, những âm thanh xa xa cũng nghe thấy rất rõ.
“Cái cậu cần là thời gian và kinh nghiệm,” tôi nói.
“Thời gian và kinh nghiệm,” cô trầm ngâm, nhìn chăm chăm lên trời. “Về thời gian thì cậu chẳng thể làn được gì nhiều, nó cứ thế mà trôi qua. Nhưng kinh nghiệm à? Đừng nói điều đó với tớ. Tớ không tự hào về chuyện này, nhưng tớ chẳng có chút ham muốn tình dục nào.
Và một nhà văn có thể có loại kinh nghiệm nào nếu cô ta không cảm thấy đam mê chứ? Như một bếp trưởng mà không thèm ăn.”
“Tớ không biết ham muốn tình dục của cậu đã biến đi đâu mất,” tôi nói. “Có thể nó chỉ đang ẩn nấp ở một nơi nào đó thôi. Hoặc đã dạo chơi và quên không về nhà. Nhưng việc yêu đương lúc nào cũng là một thứ hơi điên khùng. Nó có thể xuất hiện rất bất ngờ và túm lấy cậu. Ai mà biết được, có thể ngay ngày mai cũng nên.”
Sumire rời mắt khỏi bầu trời và nhìn thẳng vào mặt tôi. “Giống như cơn lốc vậy hả?”
“Có thể nói như thế.”
Cô trầm ngâm suy nghĩ. “Cậu đã bao giờ thực sự thấy một cơn lốc chưa?”
“Chưa,” tôi đáp. Nhờ trời, ,Tokyo không phải Hẻm Lốc xoáy.
Khoảng nửa năm sau, đúng như tôi tiên đoán, hết sức bất ngờ và rồi dại, một tình yêu tựa như cơn lốc đã chộp lấy Sumire. Với một phụ nữ hơn cô 17 tuổi. Người tình Sputnik của riêng cô.
Khi Sumire và Miu ngồi cùng bàn tại đám cưới đó, họ đã làm điều mà tất cả những ai trên thế giới này đều làm trong hoàn cảnh đó, tức là tự giới thiệu. Sumire rất ghét tên mình nên bất cứ khi nào có thể cô đều tìm cách giấu nó đi. Nhưng khi có ai hỏi tên bạn thì điều lịch sự duy nhất phải làm là hiên ngang nói nó ra.
Theo lời bố cô thì chính mẹ cô đã chọn cái tên Sumire. Bà thích bài hát cùng tên của Mozart nên đã quyết định từ trước đó rất lâu là nếu có con gái bà sẽ đặt cho nó tên đó. Trên giá đĩa đặt trong phòng khách của họ có một đĩa hát gồm các bài của Mozart, chắc chắn đây là chiếc đĩa mẹ cô đã nghe và khi còn nhỏ Sumire đã cẩn thận đặt chiếc đĩa to nặng này lên máy hát nghe đi nghe lại bài đó. Elisabeth Schwarzkopt đơn ca, Walter Gieseking chơi piano. Sumire không hiểu lời ca nhưng từ motif êm đềm của nó cô cảm thấy chắc chắn bài hát là khúc tụng ca những bông hoa violet xinh đẹp nở trên cánh đồng. Sumire thích hình ảnh đó.
Nhưng khi lên trung học, cô tình cờ phát hiện ra bản dịch tiếng Nhật của bài hát trong thư viện trường và cảm thấy choáng váng. Lời bài hát kể lại câu chuyện cô con gái nhẫn tâm của người chăn cừu đã giẫm nát một bông violet nhỏ bé thiếu may mắn trên cánh đồng. Cô gái thậm chí còn không nhận ra mình đã giẫm nát bông hoa. Bài hát phỏng theo một bài thơ của Goethe, và Sumire thấy nó không sao có thể bào chữa, không có gì hay ho để mà học hỏi.
o O o
“Sao mẹ lại có thể đặt tên em theo tên cái bài hát khủng khiếp ấy chứ?” Sumire cáu kỉnh nói.
Miu sửa lại chiếc khăn ăn trên lòng mình cho ngay ngắn, mỉm cười bình thản, và nhìn Sumire. Mắt Miu khá sẫm. Nhiều màu sắc trộn vào nhau nhưng trong sáng, thanh thản.

“Em thấy bài hát hay chứ?”
“Vâng, bản thân bài hát tự nó thì hay.”
“Nếu nhạc hay thì chị nghĩ thế là được rồi. Xét cho cùng, đâu phải mọi vật trên thế gian đều đẹp cả, đúng không? Mẹ em chắc phải yêu bài hát đó nhiều đến nỗi không còn bận tâm đến lời ca nữa. Ngoài ra, nếu em cứ giữ bộ mặt như thế thì sẽ bị mấy vết nhăn vĩnh viễn đấy.”
Sumire dịu xuống.
“Có lẽ chị nói đúng. Em chỉ cảm thấy thất vọng thôi. Ý em là cái hữu hình duy nhất mẹ để lại cho em là cái tên đó. Tất nhiên, ngoài bản thân em.”
“Ồ, chị nghĩ Sumire là một cái tên hay. Chị rất thích nó,” Miu nói và hơi nghiêng đầu như để nhìn sự vật dưới một góc nhìn mới. “À mà bố em có dự đám cưới không?”
Sumire nhìn quanh. Phòng đặc biệt rộng nhưng bố cô có dáng người cao và cô dễ dàng nhận ra ông. Ông ngồi cách đó hai bàn, mặt quay nghiêng, đang nói chuyện với một người đàn ông lớn tuổi dáng thấp, mặc áo đuôi tôm. Nụ cười của ông tin cậy và ấm áp đến độ làm tan được cả băng. Dưới ánh sáng những ngọn đèn chum cái mũi đẹp đẽ của ông nổi bật lên thanh tú như một món đồ trang sức đá chạm tinh tế, và ngay cả Sumire vốn đã quen nhìn bố mà cũng thấy rung động trước vẻ đẹp của nó. Bố cô thực sự thuộc về cuộc tụ họp trang trọng kiểu này. Chỉ riêng sự có mặt của ông đã làm cho nơi đây thêm phần rực rỡ. Giống như bó hoa cắm trong chiếc lọ to hay chiếc xe limousine dài đen nhánh.
Khi nhìn thấy bố Sumire, Miu như bị á khẩu. Sumire có thể nghe thấy tiếng hít thở sâu. Giống như âm thanh của bức màn nhung được vén sang một bên trong buổi sáng thanh bình để ánh nắng đánh thực một người nào đó rất đặc biệt đối với bạn. Có lẽ mình phải sắm một chiếc ống nhòm, Sumire tư lự. Nhưng cô đã quá quen với phản ứng xúc động của người khác, nhất là đám phụ nữ trung niên, trước vẻ đẹp trai của bố mình. Đẹp là gì? Nó có giá trị gì? Sumire luôn thấy nó thật kỳ lạ. Nhưng không một ai trả lời cô. Chỉ có cùng cái hiệu quả bất di bẩt dịch đó.
“Có ông bố đẹp trai như vậy em thấy thế nào?” Miu hỏi. “Chị chỉ tò mò thôi.”
Sumire thở dài – con người có thể dễ đoán biết như thế đấy. “Em không thể nói là em thích được. Mọi người đều nghĩ như nhau: thật là một người đẹp trai. Một nhân vật thật sự nổi bật. Nhưng con gái ông ta, ờ – cô ta chẳng có nhiều thứ cho người ta nhìn, đúng không. Họ nghĩ chắc hẳn đó là cái được gọi là sự lại giống.”
Miu quay sang Sumire, nhẹ ngàng kéo cằm cô và chăm chú nhìn thẳng vào mặt như đang chime ngưỡng một bức tranh trong phòng triển lãm nghệ thuật.
“Nếu đây là điều em cảm thấy từ trước tới nay thì em đã nhầm,” chị nói. “Em rất đáng yêu. Thứ gì của em cũng y như bố em vậy.” Chị nhoài người, và với thái độ khá tự nhiên, chạm nhẹ vào cánh tay Sumire đang đặt trên bàn. “Em không nhận ra em hấp dẫn thế nào đâu.”
Sumire nóng bừng mặt. Tim cô đập thình thịch như tiếng ngựa phi trên cây cầu gỗ.
Sau đó Sumire và Miu mải mê trò chuyện riêng với nhau. Đám cưới đông vui, với những cuộc chuyện trò thường lệ sau bữa tiệc (hiển nhiên tham dự gồm cả bố Sumire), và tiệc thì không dở. Nhưng chẳng có chút gì của bữa tiệc cưới này đọng lại trong ký ức Sumire. Món thịt chính ư? Hay cá? Cô có dung dao nĩa hay để ý đến cung cách của mình không? Hay ăn bằng tay bà liếm đĩa? Cô không biết gì cả.
Hai người họ trò chuyện về âm nhạc. Sumire là người hâm mộ cuồng nhiệt của nhạc cổ điển và ngay từ hồi bé đã thích mân mê bộ sưu tập đĩa nhạc của bố. Hóa ra cô và Miu có sở thích giống nhau. Cả hai đều yêu nhạc. piano và tin rằng bản Sonata số 32 của Beethoven là đỉnh cao tuyệt đối trong lịch sử âm nhạc. Rằng ngón đàn vô song của Wihhelm Backhaus khi trình diễn bản sonata dành cho Decca là chuẩn mực của sự diễn tấu. Nó mới ngân vang, vui vẻ và thú vị làm sao!
Những đĩa Chopin đơn âm của Vladimir Harowitz, nhất là những khúc scherzos, nghe thật tuyệt, đúng không? Friedrich Gulda trình tấu các bản dạo đầu của Debussy thật dí dỏm, đáng yêu. Grieg của Gieseking thì ngọt ngào từ đầu tới cuối. Prokofiev của SviatoslavRichter xứng đáng nghe đi nghe lại – màn trình diễn của ông ta đã nắm bắt chính xác những bước chuyển thất thường của tâm trạng. Còn những bản sonate của Mozart di Wanda Landowska trình bày chan chứa sự nồng ấm và dịu dàng đến mức thật khó hiểu nổi vì sao chúng không được tôn vinh nhiều hơn.
“Em đang làm nghề gì?” Miu hỏi khi cuộc thảo luận về âm nhạc đã dứt.
Em bỏ học, Sumire giải thích, và hiện em đang làm một số công việc bán thời gian trong khi viết tiểu thuyết. Loại tiểu thuyết gì? Miu hỏi. Thật khó giải thích, Sumire đáp. Thôi được, Miu nói, vậy em thích đọc loại tiểu thuyết nào? Nếu em mà kể hết ra thì chị em mình sẽ phải nhồi lại đây mãi mất, Sumire nói. Thời gian gần đây em đang đọc Jack Kerouac. Và đó chính là lúc phần trò chuyện về Sputnik của họ bắt đầu.

Ngoại trừ một số cuốn truyện giải trí để giết thời gian, Miu ít khi động đến tiểu thuyết. “Chị không bao giờ gạt bỏ được cái ý nghĩ chúng hoàn toàn là bịa đặt”, chị giải thích, “nên chị không thể cảm thấy chút đồng cảm nào với các nhân vật. Chị luôn như vậy.” Đó chính là lý do việc đọc sách của chị được giới hạn ở những cuốn mô tả thực tế đúng như thực tế. Những cuốn sách, phần lớn, giúp chị trong công việc.
Công việc của chị là gì? Sumire hỏi.
“Chủ yếu là làm việc với nước ngoài,” Miu nói, “Mười ba năm trước chị tiếp quản công ty kinh doanh của bố, vì chị là con cả. Chị đang học piano thì bố chị qua đời vì bệnh ung thư, mẹ chị không khỏe lắm lại không thạo tiếng Nhật. Em trai chị vẫn đang học trung học, nên cả nhà quyết định trong khoảng thời gian đó chị phải điều hành công ty. Có nhiều họ hàng sống nhờ vào công ty vì thế chị không thể để công ty lụn bại được.”
Miu dừng lại kèm theo tiếng thở dài.
“Thời kỳ đầu, công ty của bố chị chuyên nhập khẩu đồ khô và dược thảo từ Hàn Quốc, nhưng hiện giờ các mặt hàng của nó đã mở ra đủ loại. Thậm chí cả linh kiện máy tính. Trên danh sách chính thức, chị vẫn là người đứng đầu công ty, nhưng chồng và em trai chị đã tiếp quản nên chị không phải thường xuyên đến văn phòng. Thay vào đó, chị chuyển sang kinh doanh riêng.”
“Kinh doanh gì?”
“Nhập khẩu rượu là chính. Thỉnh thoảng chị cũng tổ chức hòa nhạc. Chị thường sang châu Âu vì kiểu kinh doanh nàu phụ thuộc vào các mối quan hệ cá nhân. Đó là lý do vì sao tuy phải một mình xoay sở nhưng chị vẫn có thể cạnh tranh với một số hang hàng đầu. Nhưng tất cả cái mạng lưới này đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Điều duy nhất có thể mong chờ, chị cho là…” Chị ngước lên, dường như vừa nhớ ra điều gì. “Em nói tiếng Anh được không?”
“Em nói tiếng Anh không tổt lắm nhưng cũng tàm tạm. Tuy nhiên, em rất thích đọc tiếng Anh.”
“Em biết sử dụng máy tính chứ?”
“Không hẳn, nhưng em đang dung một chiếc máy xử lý văn bản, và em chắc mình có thể quen được.”
“Lái xe thì sao?”
Sumire lắc đầu. Hồi mới vào đại học cô đã có lần thử lùi chiếc Volvo của bố vào garage và làm cái xe va mạnh vào cột. Từ đấy cô ít khi lái xe.
“Thôi được, em có thể giải thích, trong khoảng trên dưới hai trăm từ, sự khác nhau giữa dấu hiệu và biểu tượng không?”
Sumire càm chiếc khăn ăn đang dặt trên lòng lên, chấm nhẹ vào miệng rồi đặt xuống. Người phụ nữ này đang muốn gì đây? “Dấu hiệu và biểu tượng à?”
“Không có gì quan trọng đâu. Chỉ là một ví dụ thôi.”
Sumire lại lắc đầu. “Em không biết.”
Miu mỉm cười. “Nếu em không phiền, chị muốn em cho chị biết em có những kỹ năng thực tế nào. Em thành thạo cái gì. Ngoài việc đọc nhiều tiểu thuyết và nghe nhạc.”
Sumire lặng lẽ đặt dao nĩa xuống đĩa, nhìn chằm chằm vào khoảng không mông lung phía trên bàn ăn và ngẫm nghĩ câu hỏi.
“Thay vì những thứ em thành thạo, có lẽ sẽ nhanh hơn nếu em liệt kê những việc em không thể làm. Em không biết nấu ăn hay lau dọn nhà cửa. Phòng em rất bừa bộn và em luôn bị mất đồ đạc. Em thích nhạc nhưng không hát được nốt nhạc nào. Em là đứa vụng về và hiếm khi khâu được lấy một mũi kim. Cảm giác định hướng của em rất tồi, và đến một nửa thời gian em không thể phân biệt nổi bên phải bên trái. Khi giận dữ em hay đập phá mọi thứ. Bát đĩa, bút mực, đồng hồ báo thức. Sau đó thì em hối tiếc, nhưng đang trong cơn giận thì em không kiềm chế được. Em không có tiền trong nhà băng. Em thường rụt rè vô cớ và gần như không có người bạn nào để kể với chị.”
Sumire hít một hơi thở nhanh và tiếp tục.
“Tuy nhiên em có thể đánh máy rất nhanh. Em không phải vận động viên nhưng trừ lần mắc bệnh quai bị, cả đời mình em chưa ốm một ngày nào. Em luôn chính xác, chưa bao giờ trễ hẹn. Em ăn cái gì cũng được. Em không bao giờ xem tivi, và ngoài mấy lời ba hoa ngớ ngẩn, em hầu như chẳng khi nào phải nói lời xin lỗi. Mỗi tháng một hai lần vai em cứng ngắc đến không ngủ được, nhưng thời gian còn lại thì em ngủ như chết. Kinh nguyệt của em đều. Em không bị hở chân răng. Và tiếng Tây Ba Nha của em tốt.”

Miu ngước lên. “Em nói được tiếng Tây Ba Nha à?”
Hồi học trung học, Sumire từng ở một tháng tại nhà ông chú là doanh nhân làm ăn ở Mexico City. Tận dụng triệt để cơ hội này cô đã miệt mài học tiếng Tây Ba Nha. Cô cũng học tiếng Tây Ba Nha ở trường đại học.
Miu cầm chân ly rượu giữa hai ngón tay và nhẹ nhàng xoay xoay như đang xiết một cái đinh ốc vào máy. “Em nghĩ sao về việc đến chỗ chị làm một thời gian?”
“Làm việc ư?” Không chắc chắn cách diễn đạt nào sẽ phù hợp nhất trong tình huống này, Sumire đành dung đến vẻ khắc khổ thường ngày của mình. “Cả đời em chưa bao giờ có một công việc thực sự, và em thậm chí còn không biết cách trả lời điện thoại. Em cố tránh đi tàu hỏa trước 10 giờ sáng, và chắc chị cũng đã thấy qua cách nói chuyện của em là em không biết nói năng lịch sự.”
“Không sao,” Miu nói đơn giản. “Nhân tiện, trưa mai em có rảnh không?”
Sumire gật đầu ngay tắp lự. Thậm chí cô không cần phải nghĩ ngợi về điều đó. Xét cho cùng, thời gian rảnh rỗi là tài sản chủ yếu của cô.
“Vậy thì sao chúng ta không ăn trưa cùng nhau nhỉ? Chị sẽ đặt một bàn yên tĩnh ở nhà hàng gần đây,” Miu nói. Chị cầm ly rượu vang đỏ người hầu bàn vừa rót, chăm chú ngắm nghía, hít ngửi hương thơm rồi lặng lẽ uống ngụm đầu tiên. Cả chuỗi cử động đó toát lên vẻ thanh nhã tự nhiên như một đoạn cadenza được người nghệ sĩ dương cầm trau luyện nhiều năm.
“Rồi chúng ta sẽ bàn kỹ hơn. Hôm nay chị thấy rất vui. Em biết đấy, chị không chắc nó được nhập từ đâu nhưng loại rượu Bordeaux này cũng không phải tồi lắm.”
Sumire giãn nét mặt và hỏi thẳng Miu:” Nhưng chị chỉ mới gặp em, và chị gần như chưa biết gì về em.”
“Đúng vậy. Có lẽ chị chưa biết,” Miu thừa nhận.
“Vậy tại sao chị nghĩ em có thể giúp chị?”
Miu lắc rượu trong cốc. “Chị luôn trông mặt mà bắt hình dong,” chị nói. “Nghĩa là chị thích khuôn mặt em, thích cách em nhìn.”
Sumire cảm thấy không khí xung quanh đột nhiên loãng ra. Bầu vú căng lên dưới làn áo. Cô máy móc với cốc nước và uống cạn một hơi. Người hầu bàn có bộ mặt diều hâu lặng lẽ bước nhanh đến phía sau cô và rót nước lạnh vào chiếc ly không. Tiếng đá lanh canh vang lên trong tâm trí rối bời của Sumire.
Nghe như tiếng lầm bầm rên rỉ của một tên trộm đang nấp trong hang.
Chắc hẳn mình yêu người phụ nữ này rồi, Sumire giật mình nhận ra. Không nhầm được. Nước đá thì lạnh; hoa hồng thì đỏ. Mình yêu rồi. Và mối tình này sẽ đưa mình đến một nơi nào đó. Cái dòng chảy ấy quá mạnh; mình không có bất kỳ sự lựa chọn nào. Nó rất có thể là một nới đặc biệt, một nơi nào đó mình chưa đến bao giờ. Nguy hiểm có thể rình rập ở đấy, một thứ gì đó có thể sẽ làm mình bị trọng thương, tử thương. Có thể rồi cuối cùng mình sẽ mất hết. Nhưng không quay lại được. Mình chỉ có thể xuôi theo dòng thôi. Ngay cả nếu điều đó có nghĩa là mình sẽ bị cháy rụi, mãi mãi tiêu tan.
Bây giờ, sau sự kiện này, tôi biết hóa ra linh cảm của cô đã đúng. Đúng một trăm hai mươi phần trăm.
Chú thích
[1] “Sirakaba” ( tiếng Nhật – “Bạch Dương” ) là một nhóm gồm các nhà văn theo khuynh hướng tân nhân văn, hoạt động trong khoảng thời gian 1910 -1923. (Theo chú thích bản tiếng Nga).
[2] “Beatnik” là tên gọi nhóm nhà văn nhà thơ thuộc “thế hệ Beat” (Beat Generation) nổi lên ở Mỹ cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960. Ba nhân vật Beatnik chủ chốt là Allen Ginsberg, William S. Burroughs và Jack Kerouac. (ND).
[3] Thời Trùng hưng Kenmun (1334) – sự khôi phục chính quyền một hoàng đế ở Nhật Bản do nhà vua Go-Daigo tiến hành sau thời kỳ quyền lực thực sự của đất nước năm trong tay chính quyền quân sự, tức “mạc phủ.” (Theo chú thích bản tiếng Nga).
 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.