Bạn đang đọc Người Bình Xuyên: Mỹ Tung Tiền Mua Hai Tướng Cao Đài Dương Văn Minh Tảo Thanh Rừng Sác
Đang chuẩn bị đánh Bình Xuyên một trận quyết định, Diệm nhận được điện của Bảo Đại gọi trình diện tại Cannes ngày 9-5. Đồng thời tính báo của nhà Ngô cũng báo cho Diệm biết là Bảo Đại còn gửi một bức điện chỉ định tướng Nguyễn Văn Sỹ giữ chức Tổng tư lệnh quân đội.
Tin này làm Diệm hoang mang. Vì miền Nam chưa có quốc hội, người cầm quyền cao nhất không ai khác hơn là Bảo Đại. Nếu chống Bảo Đại thì vô tình chống lại chính mình vì chính Bảo Đại phong chức thủ tướng cho Diệm, Diệm bàn với Nhu và tướng Lăn-xđên. Cả ba đồng ý là Diệm không thể bay qua Pháp trình diện Bảo Đại, vì ý đồ của Bảo Đại là đưa Diệm đi để tướng Vỹ lên thay. Đây là một cuộc đảo chính không hơn không kém. Cả ba đồng ý là phải ra tay trước, phải đảo chính, phải hạ bệ Bảo Đại và công việc khẩn cấp là ngăn chặn không có tướng Vỹ nắm quyền Tổng tư lệnh. Lập tức các tổ chức chính trị thân Pháp bị khủng bố, hàng ngàn chính khách thân Pháp bị bố ráp bắt giam và thủ tiêu, không một ai được đem ra xét xử. Hầu hết nạn nhân đầu tiên của nhà Ngô là những phần tử chống cộng.
Trước cơn sốt khủng bố trắng đó, tướng Vỹ hoảng sợ ở miết trên Đà Lạt. Vỹ rút lên thành phố sương mù này sau khi tướng Hinh thất bại trong cuộc đảo chính Diệm và phải bỏ xứ sang Pháp. Khi nhận được điện của Bảo Đại phong chức Tổng tư lệnh, tướng Vỹ bậm gan đáp phi cơ về Sài Gòn vào chiều 29-4. Lúc nhà Ngô hay tin tướng Vỹ sắp đáp xuống Tân Sơn Nhất thì cũng được tin tướng Hinh từ Pháp bay về Sài Gòn thi hành một sứ mạng của Bảo Đại. Thế là quá rõ: Bảo Đại quyết tâm dùng quân đội đảo chính nhà Ngô. Diệm càng hoang mang mặc dù các tướng Mỹ luôn luôn sát cánh.
Tướng Vỹ đến vi-la của tướng Hinh ở ngoại ô Sài Gòn. Đúng lúc đó tướng Trịnh Minh Thế được lệnh của Diệm đưa 2.500 lính Cao Đài bố trí chống đối tướng Vỹ. Hồi tháng hai vừa qua, tướng Thế đã “đớp” hai triệu đô la để về với nhà Ngô. Và đây là sứ mạng đầu tiên tướng Thế nhận sau khi phản bội Cao Đài Tây Ninh.
Tình hình đảo chính và phản đảo chính lan rộng khắp nơi. Mọi người đều không tin là nhà Ngô có thể tồn tại. Ngay cả đại sứ Trần Văn Chương, cha vợ Ngô Đình Nhu, cũng không tin anh em Diệm Nhu đứng vững. Thế nên ông ta không thèm trả lời các công điện hay điện thoại của Diệm đánh sang thủ đô Washington (Oa-sinh-tơn).
Tướng Vỹ làm một hành động táo bạo: vô dinh Độc Lập cùng với tướng Lê Văn Tỵ vừa được Vỹ phong chức tham nưu trường. Lê Văn Tỵ xuất thân thiếu sinh quân Vũng Tàu. Ngày ta cướp chính quyền năm 45, Tỵ mới làm quan hai. Hắn ngả theo cách mạng và được phân công phá cầu trong Mặt trân số 4 của đồng chí Bảy Trân. Nhưng không bao lâu sau, Tỵ xin được trở về quê. Nhận thấy Tỵ không có tinh thần chiến đấu, đồng chí Bảy Trân đồng ý và cho tiền lộ phí để hắn về quê Bến Tre. Hai tướng Vỹ, Tỵ ngồi xe jeep đến sào huyệt nhà Ngô vào sáng thứ bảy, mở đường là một đoàn mô-tô Hác-lây nhấn còi inh ỏi trước sự ngẩn ngơ của dân chúng Sài Gòn. Cũng trong ngày này, có thêm 2.500 người Bắc di cư vừa được tàu Danial Webster đưa tới bến cảng Sài Gòn.
Tới dinh Độc Lạp, hai tướng lên các bậc tam cấp lát đá hoa tiến về văn phòng thủ tướng Diệm. Nhưng chưa kip mở miệng thì tướng Thế và đàn em đã chỉa súng bao vây. Tương Tỵ bị giật văng một cầu vai và suýt bị hành hung nếu Diệm không xuất hiện kịp lúc bao tin “Hai ông bị bắt giữ. Muốn được an toàn, phải ký vào văn kiện tuyên bố trung thành với thủ tướng Ngô Đình Diệm và truất phế Bảo Đại”.
Trong khi ấy thì tại Tòa đô chanh, Ủy ban Cách mạng Quốc gia cấp tốc nhóm họp đại hội lấy tên là Đại hội Phong trào Cách mạng Quốc gia, một tổ chức do Nhu nặn ra để làm tuyên truyền cổ động cho nhà Ngô. Chiều thứ bảy ây, 33 nhân vật ký tên vào một bản tuyên ngôn, tự xưng đại diện 16 đảng phái ủng hộ thủ tướng Ngô Đình Diệm và truất phê Bảo Đại. Khoảng 200 người dự cuộc họp này. Một số người trong bọ họ leo lên hạ bức chân dung Bảo Đại treo trước cửa Tòa đô chánh, xé toang và chà đạp lên. Đại hội giao cho “Ngô chí sĩ” nhiệm vụ thành lập một chính phủ lâm thời Cộng Hòa Việt Nam.
Cũng trong lúc đó, tay chân của Nhu chia nhau đi khắp nơi hô hào sinh viên học sinh xé ảnh Bảo Đại, hoan hô Ngô chí sĩ…
Nguyễn Bảo Toàn, người đã đọc diễn văn hô hào vứt hình Bảo Đại, được bầu Chủ tịch phong trào. Nhị Lang, người đã chỉa súng vào mặt tướng Vỹ hồi sáng, được bầu nhân vật số 3, còn nhân vật số 2 thì dành cho Hồ Hán Sơn…
Tư lệnh binh chủng dù, Đỗ Cao Trí, vừa được Diệm đặc cách phong đại tá, chờ hoài không thấy hai tướng Vỹ và Tỵ trở về, vội vàng điện vào dinh Độc Lập. Được tin hai thượng cấp mình bị bắt giữ trong ấy, Trí liền cảnh cáo: “Hai tướng Vỹ và Tỵ vô dinh với thiện chí, nếu hai tướng không được thả trở về thì Trí sẽ đưa quân đội tới giải vây”. Trước đe dọa của Tư lệnh Dù, Diệm phải trả tự do cho Vỹ và Tỵ.
Trở về bộ Tổng tham mưu sáng chủ nhật hôm sau, tướng Vỹ được 90 phần trăm tướng lãnh bỏ thăm tín nhiệm và tuyên thệ trung thành với vị tân Tổng tư lênh. Tướng Lê Văn Tỵ đòi được giao nhiệm vụ trở vô dinh Độc Lập báo tin này cho Ủy ban Cách mạng của Diệm biết để Diệm có thái độ thích nghi. Vỹ cho hai sĩ quan cấp tá cùng đi với Tỵ; đó là trung ta Dương Văn Minh và trung tá Trần Văn Đôn.
Vào ba giờ chiều, một mình trung tá Đôn trở về báo tin cực kỳ khủng khiếp là tướng Lê Văn Tỵ, ba tiếng đồng hồ trước đó đã từng tuyên thệ triệt để trung thành với tướng Vỹ, nay đã trở cờ theo nhà Ngô và trung tá Minh cũng một ý với Tỵ.
Thế là sau hai tướng Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương, tướng Lê Văn Tỵ và trung tá Lê Văn Minh trơ trẽn bán mình cho đồng đô la! Báo chí Mỹ gọi giờ phút này là “giờ phút huy hoàng nhất trong đời Diệm”.
Liền sau khi bỏ Vỹ theo Diệm – hay nói cách khác là bỏ Pháp theo Mỹ – trung tá Minh được giao trọng trách tổng chỉ huy lực lượng chinh phạt Bình Xuyên, lấy tên là chiến dịch Hoàng Diệu. Sứ mạng của trung tá Minh không nặng nhọc lắm bởi trước đó khá lâu, trùm CIA Lăn-xđên đã thả củ cải ra dụ được tên tham mưu trường Bình Xuyên là Thái Hoàng Minh qua trung gian của linh mục Hoàng Quỳnh.