Người Bình Xuyên

Năm 47 Hai Vĩnh Được Kết Nạp Đảng Chi Đội 7 Ngày Càng Hùng Mạnh


Bạn đang đọc Người Bình Xuyên: Năm 47 Hai Vĩnh Được Kết Nạp Đảng Chi Đội 7 Ngày Càng Hùng Mạnh


Tháng ba năm 1947, Hai Vĩnh được thư của Việt Hồng mời qua tiểu đoàn 300 có việc cần. Tiểu đoàn 300 mới thành lập, lấy tên tiểu đoàn Dương Văn Dương, là cái khung huấn luyện sĩ quan lục quân, Việt Hồng là dân Phú Xuân, Nhà Bè, làm thầy ký hãng xăng Seo (Shell), tên thật là Huệ. Thầy ký Huệ sớm có ý thức cách mạng nên cùng anh Đinh Văn Nhị – thường được gọi là Hai Nhị – bí mật hoạt động trong giới thợ thuyền. Trong các cuộc diễn thuyết tại trụ sở xã Nhơn Đức, Hai Vĩnh có nhiệm vụ bảo vệ cho các diễn giả. Nhờ đó hai người quen nhau, Việt Hồng nắm Đoàn Thanh niên Cứu quốc Nhà Bè gồm cả trăm đoàn viên trong khi Hai Vĩnh nắm Thanh niên Tiền phong bên Chánh Hưng.
Sau ngày Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Việt Hồng chuyển Đoàn Thanh niên Cưu quốc thành đoàn dân quân cách mạng, tập quân sự, đại khái học các động tác cơ bản, đi đứng, quay bên trái, quay bên phải. Rồi học cầm súng, nhắm bia, rồi đâm lê… công việc học quân sự rất vất vả kiên trì và có nhiều người kém đến nổi không nhớ đưa chân nào trước khi nghe tiếng hô bước đều bước ” Một hai… một…”.
Công việc nuôi quân mới là vấn đề sống chết. Trong việc này, Việt Hồng nhờ anh Ba Xuân, cũng là công nhân hãng Seo. Ba Xuân có tài tháo vát nắm quản trị đoàn Dân quân cách mạng, sau lấy tên bộ đội Nhà Bè, đặt trụ sở tại ngã ba Sô-cô-ny. Trong cuộc biểu tình ngày Việt Minh cướp chánh quyền ở Sài Gòn, ngày 25-8 năm 1945, bộ đội Nhà Bè của Việt Hồng kéo hai lá cờ: Cờ búa liềm và Cờ đỏ sao vàng. Năm 46, Việt Hồng được chọn đi học trường võ bị Sơn Tây khóa 7 ở Quãng Ngãi, sau đó anh theo tiểu đoàn I Nam Tiến. Tiểu đoàn này kết hợp với Chi đội 13 của Tổng công đoàn trở thành Tiểu đoàn 300 để làm nòng cốt cho Liên khu Bình Xuyên. Việt Hồng là chánh trị viên của tiểu đoàn 300, Nguyễn Chí Sinh là tiểu đoàn trưởng.
Hai Vĩnh qua Tiều là nơi tiểu đoàn 300 đóng, thắc mắc về mấy chữ “có việc cần” như trong thư mời. Việt Hồng vỗ vai bảo:

– Chính ủy Hai Trí chỉ thị tụi này kết nạp Hai Vĩnh. Hai Vĩnh tính sao?
Hai Vĩnh hoàn toàn bất ngờ. Anh không hề nghĩ tới vấn đề này. Việt Hồng cười:
– Có tính xin hoãn lại như lần trước nữa không?
Hai Vĩnh suy nghĩ:

– Khi nghe nói kết nạp, điều suy nghĩ đầu tiên của tôi là “mình có xứng đáng không? Mình đã làm gì ích quốc lợi dân? Về đạo dức, mình có lột xác chưa?”. Chính câu hỏi sau cùng đã buộc tôi từ chối khi được hai anh Của và Quới giới thiệu hồi năm trước…
Việt Hồng gật gù:
– Biết suy nghĩ như vậy là đã tiến bộ nhiều rồi đó. Theo tôi thì anh rất xứng đáng. Vì hồi năm 40 anh đã tiếp xúc với Bảy Trân tại nhà ông Tám Mạnh và tham gia cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa tại tổng Tân Phong Hạ. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi với anh cũng đã họp mít tinh mừng Quốc tế Lao động tại ngã ba Nhớn Đức. Nhưng hiện tại mới là điều quan trọng. Mấy năm nay, anh nắm Chi đội 7 đảm bảo tốt công tác xây dựng và tác chiến. Như vậy là đủ tiêu chuẩn để vào Đảng.
Thế là Hai Vĩnh được kết nạp chính thức vào Đảng do Việt Hồng và Lê Hiền, chánh trị viên Chi đội 21 giới thiệu. Anh là một trong số ít dân Bình Xuyên đầu tiên được vinh dự kết nạp vào Đảng kể từ sau Cách mạng tháng Tám. Lễ kết nạp được tổ chức đúng nghi thức. Có Đảng kỳ, hát Quốc tế ca, đọc Điều lệ Đảng…

Trong thời gian ở Tiều, Hai Vĩnh hiểu về mảnh đất “địa linh nhơn kiệt” này bởi xưa nay, đã có nhiều đơn vị võ trang về đây đóng quân lập căn cứ. Tiều là một phần của xã Lý Nhơn, nằm dọc sông Soài Rạp và sông Vàm Sác, có rất nhiều rái, cá nược, và sấu. Các con sông rạch chảy quanh, nước mặn, chèo thuyền ban đêm mặt nước nổi sao. Cây cỏ vùng này là chà là, bần, rán, đước v.v…
Các cơ quan cất chòi trên rễ đước, đốn chà là làm sàn. Sống lâu ngày trên sàn chà là, chân cẳng rất thèm nước. Nuốc uống là cả một vấn đề, phải lên đất giồng gánh về. Chỉ cực nước, còn ăn thì gạo, thịt, cá ê hề. Thịt heo rừng ở Tiều ngọt đặc biệt vì heo rừng ăn đọt chà là. Thỉnh thoảng cung săn được nai. Chuyện là lạ vùng ngập nước này cũng có cọp. Đêm đêm chèo tam bản trên các rạch nhỏ, anh em phải đề phòng cọp vồ. Được cái cọp ở Tiều chưa quen ăn thịt người như Cọp Ba Móng ở Đất Cuốc, Đất Đạo trên chiến khu Đ. Nhưng sấu mới là đặc điểm của Tiều. Không đâu sấu nhiều như ở đây. Ít ai dám lội ra xa vì sợ sấu “gắp”. Anh Ba Kim phụ trách trại heo của tiểu đoàn kể chuyện sấu bắt heo nghe “lạnh mình”. Nửa đêm nghe heo kêu, Ba Kim sách súng chạy ra chuồng, đinh ninh có trộm. Nhưng trước mặt anh là một con “hạm” – loại sấu sống lâu năm, to và dài hơn chiếc xuồng ba lá – Sấu ta từ bờ rạch xăm xăm bò tới chuồng heo, khi thấy Ba Kim chạy tới, sấu đổi mục tiêu, nhắm ngay Ba Kim sấn tới, há rộng cái miệng đầy răng lởm chởm. Ba Kim hoảng kinh hồn vía lùi ra phía sau. Anh lùi mãi cho tới khi sụp lỗ trâu, quỵ xuống. Sấu ta lao tới gắp miếng mồi ngon. Đúng vào lúc ấy, Ba Kim tỉnh lại, chĩa súng bóp cò. Anh bắn liền ba phát, con “hạm” mới chịu chết. Hạ được con sấu rồi Ba Kim muốn xỉu luôn.
Anh Ba Ngưu cũng góp một chuyện sau tát để chứng minh sấu không “ngu” như nhiều nhà khoa học nhận định – Các nhà khoa học căn cứ vào bộ óc rất nhỏ, không cân xứng với thể xác để quyết cá sấu không có trí thông minh. Anh Ba Ngưu chứng mình ngược lại. Chính mắt anh trông thấy sấu tát cá bên lán trại của anh. Sấu xĩa mõm sát bờ rạch, cong mìn lại như chữ V dùng cái đuôi đập đập để gom cá vô vòng vây. Khi cái đuôi khép lại thành chữ O thì cái đầu chỉ việc gắp những con cá bị ép văng lên bờ.
Nhưng con người mới là đối tượng Hai Vĩnh chú ý tìm hiểu hơn hết. Dân địa phương ở Tiều không đông. Phần lớn là người Tiều chuyên sống về nghề trồng rẫy. Hàng bông ở Tiều chỉ có hành, kiệu, ớt… Trái cây chỉ có ổi và khóm. Ở đất này khá nhất là hai anh em Tiều Ba và Tiều Tư. Chuyện con gái Tiều Ba trai gái với ai có chửa là một thời sự nóng bỏng vào những năm đầu kháng Pháp. Tiều Ba cột cô con gái lại, quơ gậy khảo tra: “Mày lấy ai? Công an? Hành chánh?” Con gái thú nhận “bộ đội”. Tiều Ba càng làm dữ: “Bộ đội nào? Nếu mày không lấy Chi đội 21 thì mày lấy Chi đội 7”. Chuyện nhỏ mà có mòi xít ra to. Các Chi đội đóng trên đất Tiều gồm có Chi đội 7 của Hai Vĩnh. Chi đội 9 của Bảy Viễn và Chi đội 21 của Tư Hoạnh. Ba đơn vị này phải truy cho ra thủ phạm để tiến tới làm lễ tuyên bố, cứu vãn tình thế không hay cho cô gái, cho Tiều Ba và cho các cơ quan quân sự, hành chánh đóng nhờ nơi này. Tiền hung hậu kiết! Không cần phải điểm binh cho nạn nhân nhìn mặt, mà vào giờ chót, thủ phạm đã đứng ra nhận tội và xin bồi hoàn bằng cách… làm rể Tiều Ba. Vậy là vui cả làng!
Liền sau khi đươc kết nạp, Hai Vĩnh trở về xây dựng Chi đội 7 theo phương hướng của cấp trên đề ra để tiến tới chính quy hóa, – chi đội phiên chế thành trung đoàn – thống nhất các lực lượng võ trang trên toàn quốc thành Vệ quốc đoàn. Kỷ luật phải nắm vững. Hai Vĩnh buộc phải hy sinh hai binh sĩ có nhiều thành tích nhưng phạm nhiều tội nghiêm trọng.

Vụ thứ nhất là đội viên tên Ba Du, liên lạc của Chi đội, đã lợi dụng danh nghĩa bộ đội mượn tiền của Đạo Ông Trần ăn chơi phè phỡn. Tội thứ hai là dụ dỗ, cưỡng bức con gái rồi hắt hủi, nạn nhân lại là tín đồ của Đạo Ông Trần.
Vụ thứ hai là một binh sĩ Nhật theo Chi đội từ đầu. Hai Vĩnh đặt tên cho hắn là Đội Ba. Đội Ba lập nhiều chiến công trên chiến trường, lại biết sửa chữa súng máy, phục hồi khẩu đại liên Lơ-vít (Lewis)… Nhưng Đội Ba đã trở thành kiêu binh, công thần, ngang nhiên cướp chiến lợi phẩm cất trong kho, cuỗm chiếc cặp da đựng tiền lương của địch trong trận đánh giao thông trên đường Phước Hòa; dùng tiền và chiến lợi phẩm ấy dụ dỗ con gái trong vùng đóng quân. Ngoài ra Đội Ba còn lợi dụng lúc vào binh công xưởng sửa chữa súng, liên lạc với tay trong làm chỉ điểm áy bay lên bỏ bom nơi này.
Hai Vĩnh lập tòa án quân sự đưa hai tên Du và Đội Ba ra xử. Khi toàn tuyên án tử hình, binh sĩ Nhật trong Chi đội 7 được hỏi ý kiến. Số này rất đông, gần một trăm người. Tất cả đều nhìn nhận Đội Ba đáng tội chết. Hai Vĩnh dành cho Đội Ba một ân huệ cuối cùng là được tự do tâm sự trăn trối vói các bạn người Nhật sau khi anh chết, thì thi hài sẽ được tẩm liệm và mai táng theo phong tục người Nhật.
Để nắm số lính Nhật này, Hai Vĩnh đã nhờ bốn đội viên Trung, Tâm, Hiếu, Nghĩa mà anh đã tiếp xúc đầu tiên vào năm 46. Hay tin quân Nhật ở Bà Rịa có khẩu đại liên Lơ-vit, Hai Vĩnh tốc xuống Bà Rịa ngoại giao. Lúc đó Lê Văn Huề – cũng gọi là Phán Huề – làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh. Phán Huề cấp giấy giới thiệu Hai Vĩnh tiếp xúc với đơn vị Nhật đóng ở Bà Rịa. Khẩu La-vit này do bốn tên Nhật phụ trách. Hai Vĩnh trỗ tài ngoại giao thuyết phục lính Nhật giao súng. Kết quả mỹ mãn. Chẳng những chúng chịu giao súng mà còn tình nguyện gia nhập bộ đội Việt Nam chiến đấu tới cùng thay vì bó tay nạp mình cho đồng minh. Hai Vĩnh mừng rỡ làm tiệc đón nhận bốn chiến sĩ quốc tế này đồng thời long trọng đặt tên cho họ là Tâm, Trung, Hiếu, Nghĩa. Anh cũng giao cho họ phụ trách khẩu đại liên đó luôn. Ngoài lính Nhật còn có một số linh Âu, phần lớn là lê dương. Ông Bảy Trân đã phái Perrier (Pe-ri-ê) đến Chi đội 7 giúp Hai Vĩnh lãnh đạo đội quân quốc tế này, quân số trên một trăm năm mươi người.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.