Ngược Về Thời Minh

Chương 1134: Ly gián (3)


Đọc truyện Ngược Về Thời Minh – Chương 1134: Ly gián (3)

Nhóm của Thôi Oanh Nhi chỉ có ba người là nàng, Phong Lôi và Kinh Phật Nhi được lọt vào ngày thi đấu cuối cùng của cuộc thi mã thuật. Ở hai cuộc thi trước, họ đều thể hiện được kỹ thuật cưỡi ngựa cô cùng cao siêu, và đã thu hút được sự chú ý của tất cả các bộ lạc, nhất là khi ba người họ công khai thân phận của bản thân: đến từ bộ lã Tháp Tạp lưu vực sông Oát Nan, thì càng thu hút được sự chú ý của nhiều người.

Bộ lạc Tháp Tạp vốn dĩ là do Bá Nhan quản lý, sau đó bộc tộc Ngõa Lạt cướp lấy sông Oát Nan thì họ liền trở thành người của Ngõa Lạt. Hiện tại nơi đó trở thành hiên hạ của Bạch Y Quân, bộ tộc Tháp Tạp đã mất liên lạc với các bộ lạc khác từ rất lâu rồi, và không còn ai biết được tung tích của bọn họ.

Dựa theo lời của ba người này, từ sau khi Bạch Y Quân xâm chiến lưu vực sông Oát Na, cả bộ lạc liền di chuyển về phía đông, trốn tới tận vùng Đại Hưng An Lĩnh. Hiện tại, bọn họ là một bộ lạc tự do, sớm đã không lệ thuộc vào Bá Nhan hay là Diệc Bất Lạt, đến đây tham gia đại hội thi đấu với mong muốn được vào Đoán Nhan Tam Vệ.

Các bộ lạc trên thảo nguyên không ngừng thay đổi lãnh chúa, họ lựa chọn những người hùng mạnh nhất để đi theo, cho nên chuyện này không phải là một chuyện mất mặt, cũng không bao giờ bị người khắc để ý, dèm pha. Bọn họ mong muốn được gia nhập vào Đóa Nhan Tam Vệ, chính là một sự khẳng định Bá Nhan Tam Vệ là một bộ lạc hùng cường đủ sức mạnh chống lại những cường nhân như Bá Nhan, Hỏa Si,…Đây chính là một chuyện tốt khiến cho tất cả mục dân của Đóa Nhan Tam Vệ cảm thấy tự hào. Sau khi bọn họ thể hiện thân thủ khỏe mạnh, cường tráng của mình, đương nhiên là không tránh khởi sự nghi kỵ của các bộ lạc khác, khi tất cả đều muốn giành được chiến thắng, và được liên hôn cùng với nữ vương.


Thôi Oanh Nhi chải vuốt bờm ngựa cho con chiến mã, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc thi sắp tới. Cuộc tranh tài này, trong ba người là lớn nhất, nàng là người kỳ vọng nhiều nhất. Bởi vì thể trọng của nàng là nhẹ nhất, còn đường đua dài tới 70 dặm, thì chuyện tiết kiệm sức ngựa là quan trọng nhất.

Ngựa phải là ngựa tốt, những nam nhân của các bộ lạc được lọt vào trận chung kết, chiến mã của mỗi người đều là những con ngựa có thể lực cường tráng, lực lưỡng, cước trình xuất sắc. Ngựa của bọn họ đều là những con ngựa tốt nhất, được tuyển chọn kỹ càng, cẩn thận từ hàng vạn con. Hơn nữa, hai mươi ngày trước, những con ngựa này đã bắt đầu một khóa huấn luyện đặc biệt: treo ngựa- mỗi ngày dùng cọc buộc ngựa kéo và treo con ngựa lên cao. Hằng ngày đều phải cắt giảm lượng cỏ khô và thời gian uống nước, sau đó thì dùng cọc treo ngựa treo con ngựa lên cao khiến cho ngựa bị giảm cân, thể lực nhẹ đi.

Một vị phu nhân quý tộc của Phúc Dư Vệ mặc bộ quần áo đẹp đẽ nhất và đeo những trang sức lộng lẫy nhất, xách theo thùng sữa dùng để hiến tế, bước tới điểm xuất phát. Sau màn chào hỏi, những kỵ sĩ đang cười tươi, nói chuyện thoải mái lập tức trở nên nghiêm túc, nắm chắc dây cương. Ngựa chưa được chuẩn bị yên, kỵ sĩ không đi giày đeo tất. Tất cả bọn họ đều mặc những bộ áo choàng sặc sỡ, đầu quấn khăn lụa màu đỏ tươi.

Thảo nguyên vô cùng yên tĩnh, tất cả ánh mắt đều nhìn hướng về vị phu nhân quý tộc đó. Vị phu nhân này khoảng hơn 50 tuổi, bà bước đến trước mặt các kỵ sĩ, lấy một ít sữa ngựa tinh khiết vẩy vẩy ra xung quanh để thể hiện sự tôn kính với trời đất. Đang ngửa mặt lên trời cầu nguyện, bỗng nhiên vị phu nhân này lên tiếng, giọng nói cao vút và vang vọng.

“Ầm” một tiếng, hơn một trăm kỵ sĩ như phụng mệnh tướng quân, lập tức phi người lên lưng ngựa, ngồi vững trên lưng ngựa trơn trượt, giơ cao cây roi ngựa phi thẳng về phía trước, ai cũng muốn lên phía trước, cùng một lúc tất cả đều lao như điên về phía trước, trông họ xuất phát giống như những mũi tên được bắn cùng nhau. Bầy ngựa giống như thủy triều, xô về phía thảo nguyên rộng lớn nơi có những cánh đồng cỏ bát ngát đến tận chân trời.

Ô ô ô tiếng sừng trâu ngân dài. Mục dân của các bộ lạc cùng nhau hò hét ra trợ uy, âm thanh vang vọng, chấn động cả một vùng quê. Danh ca xuất sắc nhất của Đóa Nhan Vệ hát vang bài ca ca ngợi bằng tiếng Mông Cổ: “Ngựa phi như bay qua bên đường, mọi người không kịp nhìn, phi như bay nhưng bốn vó không dính một hạt bụi, giống như chú dê vàng nhảy múa, lại giống cho chim bay ra khỏi lồng. Lông bờm mềm mại, bóng mượi như đồng cỏ xanh mướt, mềm mại, xoay tròn theo gió, màu lông thì giống như ánh nắng chiếu rọi trên mặt nước ….”


Bài hát vẫn chưa được hát xong thì hơn một trăm kỵ sĩ đã biến mất ở cuối thảo nguyên. Dương Lăng lo lắng đứng ở bên cạnh lều vải, đưa mắt nhìn về phía xa. Bầu trời xanh thăm thẳm một màu, mênh mông bát ngát. Những cơn gió nhẹ thoảng qua như một bàn tay của ai đó đang nhẹ nhàng lướt quan thảo nguyên rộng lớn, trong tiếng gió xào xạc, màu xanh lá cây tít tắp, căn bản là không nhìn thấy được bóng người.

Vang vọng bên tai chỉ còn là tiếng hát du dương, réo tắt vẫn chưa hết, khiến mọi người nhìn thấy bầu trời rộng lớn, thảo nguyên bát ngát, nghe thấy tiếng hát ca vút không kìm lòng nổi tự nhiên hướng ánh mắt về những nơi mà mắt thường nhìn không thấy…

Người trên thảo nguyên có bản tính xâm lược. Có lẽ tính cách này cũng có liên quan đến hoàn cảnh sống của họ. Thảo nguyên rộng lớn, bao la đã giúp cho phần lớn người thảo nguyên có được một trí tuệ hơn người và tinh thần dũng cảm, khiến họ ấp ủ một khát vọng được khám phá vùng đất cuối cùng của thảo nguyên. Khát vọng được khám phá thôi thúc họ không ngừng di chuyển về những nơi xa hơn, mới mẻ hơn. Nếu như đó là hành động của một người, một cá nhân thì hành động này được coi là thám hiểm, nếu như nó là hành động của một bộ lạc lớn mạnh thì đó chính là xâm lược!

Khi mà đám người Hồng Nương Tử, Bố Hòa, Tô Hách Ba Lỗ giống như tên được phóng ra khỏi cung, rong ruổi trên thảo nguyên bao la, thì ở một nơi rất xa, ở Hòa Lâm – nơi tiếp giáp của ba thế lực của Thát Đát, Ngõa Lạt và Hồng Nương Tử, đang có một bộ tộc Ngõa Lạt đang nhàn nhã chăn thả trên thảo nguyên.


Sông Ngạc Nhĩ Hồn bắt nguồn từ chân núi phía nam của dãy Hàng Ái, sau đó chảy về hướng bắc, hòa dòng chảy với sông Sắc Lăng Cách, cuối cùng là chảy vào hồ Baikal, cho nên nơi đây có đồng cỏ tươi tốt, nguồn nước dồi dào. Mùa này lại đúng là mùa mưa, nước sông dồi dào, thêm vào đó, mấy ngày trước vừa mưa một trận rất to, cho nên nước lũ dâng lên cao và phá hủy một cây cầu sông. Bộ lạc này vốn dĩ là sống ở phía tây của con sông đành phải tạm thời ở lại phái đông của con sông.

Nhưng bọn họ vốn dĩ là lưu lạc khắp nơi, mặc dù cây cầu bị phá hủy, bọn họ cũng có thể đi về phía nam, men theo dọc bờ sông quay về bộ lạc của họ, sở dĩ họ không đi như vậy là vì phương nam tiếp cận với phạm vi thế lực của người Thát Đát, với tư cách là một bộ tộc của người Ngõa Lạt, hiện tại cả hai bên đều trong tình thế nỏ đã giương dây, bọn họ không muốn mạo hiểm, cho nên bọn họ đành phải đóng trại ngay bên cạnh bờ sông.

Rất nhanh sau đó, cây cầu đã được sửa lại, cầu ở nơi đây năm nào cũng phải sửa chữa, đều là những cây cầu vô cùng đơn giản. Một khi bị nước lũ phá hỏng, đợi sang năm rồi mới sửa lại cũng chẳng khó khăn gì. Thời tiết lúc này cũng rất tốt, dưới ánh nắng ấm áp, từng bây cừu giống như những đám mây nhỏ nhắn, xinh xắn chạy tung tăng trên những cánh đồng cỏ xanh mơn mởn. Những đám mây trắng trên trời như cũng muốn hòa mình vào khung cảnh nên thơ đó, chầm chậm nhẹ trôi trên bầu trời xanh thăm thẳm, và trong veo như mặt hồ mùa thu.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.