Đọc truyện Ngược Về Thời Lê Sơ – Chương 229: Sri Lanka
Trong nhóm chiến hạm này có một dị loại đó là Lôi Hạm, thằng cu tí hon này không hề có lò hơi mà chỉ có ac quy và 2 động cơ một chiếc động cơ 1100 mã lực. Nên bết thằng này dài có 20 m và rộng 4,5 m thôi thế nên với hai động cơ bá cháy như vậy nếu hết công suất mà phang thì kể cả 30 hải lý một giờ nó cũng có thể đạt được. Nhược điểm duy nhất là không thể hoạt động độc lập, không kè kè bên tàu khu trục thì cũng bám đuôi Hộ Tống Hạm. Cách 18 tiếng hoạt động liên tục chúng phải sạc ắc quy một lần. Chính ra trong kế hoạch trước đây là cả hạm đội phải dừng để chờ Lôi Hạm sạc ắc quy, thế nhưng dây điện vỏ cao su đã thay đổi tất cả. Những cầu tiếp liệu dài 30m được chế tạo trên các Khu trục hạm, Hộ tống hạm và nhiều nhất là của hai tàu vận tải. Các đâu tiếp liệu này giúp Lôi Hạm vừa chạy được động cơ và vừa sạc ắc quy do đó không hề ảnh hưởng tốc độ hành quân của cả Hạm Đội.
Ferrid rất thông thạo vùng biển này thế nên hắn dẫn dắt hạm đội dọc theo các dòng hải lưu của biển, tuy đường đi có hơi zích zắc một chút nhưng tốc độ cực mau. Vậy nên chỉ sau 5 ngày Hạm đội Nam Việt đã tiến nhập vùng biển của Đảo quốc xinh đẹp này. Tại sao Nguyên Hãn không tiến hành đánh chiếm luôn Ấn Độ mà phải thôn tính Sri Lanka trước. Đơn quốc đảo này có vị trí chiến thuật quân sự rơi vào tầng thứ quan trọng nhất. Cứ nhìn lịch sử của nó bị hết đế quốc này đến cường quốc kia tranh dành là biết. Mà với 2 vạn bộ binh thì chiếm quốc đảo này có vẻ phù hợp hơn so với việc tiến công Ấn độ khổng lồ.
Sri Lanka luôn là một cảng biển và đầu mối thương mại quan trọng của thế giới cổ đại, và các tàu buôn từ Trung Đông, Ba Tư, Myanma,Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng như các vùng khác ở Đông Nam Á ngày càng lui tới đây đông hơn. Các nhà thám hiểm Châu Âuđầu tiên tới vùng Đông Nam Á đã biết tới hòn đảo này và nhiều thương gia Ả rập cũng như Malaysia đã định cư ở nơi đây. Ở thời điểm này, hòn đảo gồm ba vương quốc, là Yarlpanam ở phía bắc,Kandy ở vùng Đồi Trung tâm và Kotte ở bờ biển phía tây.
Vì quốc gia Kandy của người Shinhala ở vùng đồi trung tâm địa hình khá phức tạp nên Nguyên Hãn chọn đổ bộ tại phái bắc của đảo tiến hành thôn tính Yarlpanam, còn đi vòng về phía tây tiến hành tấn công Kotte thì quá tốn thời gian nên Nguyên Hãn không nghĩ tới.
Sau khi nghỉ ngơi 1 ngày ngoài biển thì đến ngày 22 tháng bảy hạm đội trùng điệp tiến quân vào vịnh Palk của vùng đất Raffna phía bắc của Đảo. Chỉ cần Nam Việt chiếm được eo biển Sri Lanka sao đó tiến hành xây dựng các hệ thống phòng thủ tại đây thì có bố Tây cũng đừng mong mà vượt qua.
Tiến nhập vào vịnh Palk thì cả hạm đội Nam Việt đều ngỡ ngàng với vẻ đẹp thần kỳ của vùng đất này. Họ được chứng kiến cây cầu Adam( hay còn gọi là cầu Ramma) dài 50km nối từ lục địa Ấn độ đến đảo Mannar. Tương truyền nó được xây dựng cách đây 3500 năm bởi vua Ramma lúc bấy giờ. Vị vua hùng mạnh của Ấn Độ muốn xây một cây cầu từ lục địa dài 50km tiến ra Sri Lanka để tiến hành xâm lược. Tuy rằng giờ đây có đến 1/3 của cây cầu lấp biển nằm dưới mực nước, thế nhưng sự hùng vĩ của nó cũng khá gây xúc động cho thị giác.
Dân chài tại Raffna là những người phát hiện ra Những con quái thú bằng sắt nhả những cột khói khổng lồ lên bầu trời đang tiến về phái họ. Hệ thống báo động của tiểu quốc Yarlpanam khá hoàn thiện, quân đội phòng thủ bờ biển tập trung khá nhanh. Có lẽ họ thường xuyên phải đối mặt cùng uy hiếp của Ấn Độ nên đã rèn luyện được tinh thần chiến đấu khá tốt. Quân số của bộ binh trên bờ tầm 5 ngàn, rất nhiều thuyền hai hàng mái chèo chỉ dài tầm 30m và thuyền bồm tam giác loại nhỏ túa ra từ các bến cảng. Nguyên Hãn đúng là đang cười khổ, trang bị của những chiến binh Yarlpanam quả thật rất tinh xảo nhưng là kiểu của thế kỷ trước rồi, đến một khẩu súng hỏa mai cũng không có. Giáp sắt miếng đặc chỉ che phần ngực, để trần hai tay, mũ sắt, vũ khí chính của thủy quân Yarlpanam là cung tên. Với kiểu trang bị này Nam Việt chả cần tấn công, để yên cho bọn họ phá hoại thì ít nhất một ngày trời chiến Hạm Nam Việt mới có thể chìm. Thế nhưng tinh thần của họ thì rất tốt, rất hăng hái chiến đấu, đi thực dân ngại nhất là gặp kiểu dân tộc như vậy, rất khó quản lý về sau. Kể ra cũng lạ mẹ cái dân Indian nhát còn hơn chuột,mấy trăm năm hết bị Bồ, Pháp, Anh thực dân mà chẳng ho he một câu, không có một cuộc khởi nghĩa nào ra hồn, thế nhưng cái dân tộc tại quốc đảo Sri Lanka nhỏ bé này thì rất chăm chỉ làm cách mạng. Nếu không nhìn các nét văn hóa tương đồng thì không thể biết được 2 dân tộc này chung một nguồn gốc.