Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản)

Chương 46: Mông Đồng Thuyền


Đọc truyện Ngược Về Thời Lê Sơ (tái bản) – Chương 46: Mông Đồng Thuyền

Cả tám chiếc Mông Đồng thuyền được dùng dòng dọc thả trượt từ từ xuống mặt biển theo máng gỗ đặc biệt. Nhứng tay chèo và xạ thủ đều đã yên vị trong Mông Đồng thuyền. Tám chiếc Mông Đồng rẽ sóng mà lao về phía trước, loại thuyền nhỏ với vận tốc khả quan này ngoài việc đánh chặn ra còn có thể đảm nhận chức năng do thám một cách tuyệt vời. Tám chiếc Mông Đồng thuyền rẽ sóng mà lướt lên phía trước. Phía sau chúng là một dãy bọt nước trắng xóa đang lóc lóc cuộn lên. Đây là hệ quả của chân vịt quay tạo nên lực đẩy. Nếu có người hiện đại ở đây mà không biết có thể nghĩ rằng cái thuyêng Mông Đồng này là cano gắn động cơ có công suất hơi nhỏ chút.

Chỉ còn cách quân cảng Giang Môn 4km nhưng hạm đội quân rừng Thần không hề gặp bất kì một đội thuyền tuần tra nào của Quảng Đông thủy quân. Đây là một sự tắc trách quá lớn của Thủy quân nơi đây, có thể là họ chủ quan, cũng có lẽ là một nguyên nhân nào khác. Tóm lại việc lơi lỏng của thủy quân nhà minh tạo điều kiện rất thuận lợi cho hạm đội quân Nguyên Hãn tiếp cận quân cảng.

Mãi đến khi quân Đại Việt tiếp cận 2km thì danh trại quân cảng Giang Môn mới nhốn nháo tiếng cảnh báo, kẻng báo động rồn rập vang lê khắp nơi. Binh lính như kiến trên chảo nóng mà bó lộn xộn khắp trốn, người chuẩn bị vũ khí, kẻ hùng hục chạy lên càu tàu để lên thuyền chuẩn bị chiến đấu.


Quân cảng Giang Môn cũng như cấu tạo của rất nhiều quân cảng khác ở thời này, đó là được thiết lập trong một vùng nước biển đủ sâu để neo thuyền. Tiếp đó vùng này phải giống như một cái vịnh mà lõm vào trong đất liền. Do đó chỉ cần thiết lập cầu phao và lưới giăng phía ngoài vịnh là trở thành quân cảng nội bất xuất ngoại bất nhập. Hai bên mép vịnh quân cảng thường bố trí các chòi cao kiên cố để phòng chống địch tập quân cảng. Xong việc quan trọng nhất là phải tuần tra cẩn thận, vì loại quân cảng như thế này việc xuất quân đồng loạt là không thể, mà chỉ có thể lần lượt từng tàu đi ra. Nếu để địch nhân áp sát thì rất khó khăn.

Quân cảng Giang Môn có cả thảy 23 chiến hạm lớn nhỏ khác nhau, lớn nhất là Phúc Hạm dài 53m rộng 20m, loại nhỏ coa các thuyền va chạm kiểu tương tự Mông Đồng của Đại Việt. Hai bên lối vào quân cảng có vách đá nhô khá cao tạo nên một khoảng thiên nhiên bình chướng cho nó. Trên hai vách đá này có xây đựng các đài gỗ khá lớn chứa cung thủ,và một số súng thần công cỡ to, cự nỏ cũng có khá nhiều. Có lẽ vì có hai bên công sự hoành tráng như vậy bao bọc nên họ không hề sợ bị tập doanh, việc tuần tra trở nên lười nhác.


Trong khi binh lính Giang Môn đang đổ ra cầu tàu dài ngoằng để tiến lên thuyền chiến của họ thì hạm đội của Nguyên Hãn đã tiếp cận vị trí hai cứ điểm phòng thủ trên núi đá vôi hai bên quân cảng rồi. Trong khi đó tám chiếc thuyền Mông Đồng chứa ngư lôi đã tiếm cận cầu phao đang khóa kín lối ra vào của quân cảng. Tám chiếc Mông Đồng thuyền có nhiệm vụ phá tan hai ụ tời kéo cầu phao, từ đó sẽ khóa chặt chiến hạm của Giang Mông trong quân cảng. Nếu lính Giang Môn muốn Giải phóng cầu phao mà không có bàn tời thì cực kí tốn công sức và thời gian.

– Quay từ từ lại… hãm lại… bẻ lái qua bên phải… ngư lôi chuẩn bị… mấy thằng kia chuẩn bị bắn yểm hộ


Tiếng hét ý ới từ trong lòng khoang thuyền Mông ĐỒng vang lên khắp nơi binh sĩ Đại Việt cũng khá hồi hộp vì đây là lần thủy chiến chính thức đầu tiên của họ. Mông đồng thuyền đã tiếp cận cầu phao khoảng cách 150m đây là vị trí thuận lợi để tấn công. Họ không sợ các đại hình vuc khí từ hai bên vách đá tấn công bởi vì hai chiếc chiến Hạm có trang bị pháo mới đang nã pháo ầm ầm vào hai công sự này để áp chế. Phải nói là độ chính xác của Pháo Thần Cơ không thể khen tặng nổi. Vì tránh gặp phải sự tấn công từ các cứ điểm trên vách đá mà chiến hạm tiến hành tấn công từ vị trí cách 300m, sau loạt đạn đầu tiên thì không một viên đạn nào chính xác. Chúng đập bùm bụp vào vách đá phía dưới công sự mà rơi xuống biển. Cũng may là công sự đứng yên, còn chiến hạm đáy bằng khá là ổn định dưới nước vậy nên loạt đạn thứ hai đã lác các có viên trúng đích. Đến loạt đạn thứ ba mới thấy được hiệu quả rõ ràng của Pháo Thần Cơ loại mới của quân sĩ rừng Thần. Gần như 6 viên đạn sắt đường kính 20cm đều trúng đích. Công sự bằng gỗ quả thật có thể chống lại tên bắn nhưng lại nó tay trước loại đạn pháo này chúng đang bị bóc ra từng mảng một.

Tất nhiên từ trong công sự cũng có sự phản công mạnh mẽ trong…. vô vọng, vì pháo và cự nỏ của họ hoàn toàn vo dụng. Pháo chỉ bắn được 150m tất cả đều rơi xuống mặt biển phía trước các chiến hạm Đại Việt tung lên những đám nước trắng xóa nhìn dọa ngươi mà thôi. Nhưng cũng có một thứ vũ khí có thể vươn tới vị trí của các chiến hạm Đại Việt, đó chính là các đại nỏ bắn đi các mũi tên thô to như cây lao. Nhưng tầm bắn hiệu quả của loại vũ khí này là 200m mà thôi, khi bay được đến khoảng cách 300m thì chúng đã cạn đà rồi. Những mũi tên dọa người này va vào thân thuyền hoặc các tấm chắn phía trên bong tàu mà rơi xuống biển mà thôi. Tất nhiên nếu để chúng xuyên vào da thịt thì sẽ gây thương tích cực lớn, xong trong lúc đấu viễn trình công kích như lúc này không có một thằng điên nào thò đầu ra ngoài mà hứng tên với đạn cả. Tất cả binh sĩ của Đại Việt đã trốn sau các công sự hoặc nấp kĩ sau khiên lớn của mình rồi.


Ngay lúc chiến hạm Đại Việt và hai cứ điểm phòng thủ của Giang Môn nỏi thăm nhau bằng mũi tên hòn đạn thì phía cầu phao cũng diễn một cuộc đọ súng rất căng thẳng. Vì Mông Đồng thuyền phải tiến lại gần mới có thể thả ngư lôi chính xác nên họ nằm hào toàn trong tầm tên bắn và Nỏ lớn của đối phương. Rất may mắn là trên hai ụ nổi của cầu phao không thể bố trí nhiều Nỏ lớn nếu không thì tám chiếc Mông Đồng thuyền rất khó tiếp cận. Chỉ thấy vị trí hai Ụ nổi của cầu phao đang bị 8 chiếc thiền nhỏ chia làm hai nhóm xâu xé. Các xạ thủ từ trong lòng Mông Đồng thuyền thông qua lỗ châu mai thoải mái nhắm bắn các cung thủ của Đại Minh đang nhấp nhô trên Cụ nổi. Các cung thủ Đại Minh cũng đáp trả mãnh liệt bằng cung then, nhưng chiếc mái che dày đến 3cm được ém dán bởi 3 lớp thép và 4 lớp mây ngâm dầu cản lại tất cả cung tên. Từng mũi tên đập vào mái chắn vòm hình nón rồi văng ra rồi văng ra theo, việc duy nhất chúng có thể làm đó là cào đi lớp sơn mài chống hỏa của tấm chắn mà thôi.

Uy hiếp lớn nhất đến từ ba cự nỏ đến từ mỗi bên Ụ nổi. Chúng có thể bắn xuyên qua tấm chắn mạn thuyên, công kích của nỏ là bắn thẳng. Cũng may hai thuyên Mông Đồng trúng tên nhưng không có thiệt hại nhiều vì tấm thắn hai bên mạn thuyền được bố trí cực mạnh với nhiều lớp lưới thép hơn. Hiệu quả phòng ngự của nhiều lớp mỏng kết dính cao hơn nhiều một lớp dày cùng kích cỡ và chất liệu đã được chứng minh ở thời hiện đại và nó cũng thể hiện ra sức mạnh tại nơi này. Vốn dĩ mũi tên có thể xuyên thuyền bọc thép mỏng này chỉ có thể cắm chặt trên tấm phòng ngự nhiều lớp của Mông Đồng thuyền mà thôi. Mũi tên không hề gây tổn thương cho binh sĩ bên trong. Rất may là số lượng nỏ cực có hạn, thòi gian lên đạn của chúng rất lâu, cùng với độ chính xác không quá tốt vậy nên chỉ có hai thuyền trúng tên mà thôi.

Lúc này các lực sĩ Đại Minh đang hì hục xoay trục lên dây cho cự nỏ thì một cánh cửa ở bên mạn thuyền Mông Đồng được mở ra. Tiếp đó là một vật hình thù kì lạ được thả xuống nước. Đây là một chiếc thuyền mini siêu nhỏ như thuyền đồ chơi, dài 2m rộng tầm 30cm. Binh sĩ Đại Minh tận mắt nhìn thấy những chiếc thuyền nhỏ kia đột ngột bốc cháy ở đuôi rồi lao vù vù về phía họ… chỉ một khắc sau đó là tiếng nổ, là lửa, rồi vụn gỗ bay khắp nơi, tiếng người gào thét kêu khóc vang lên khắp nơi. Mỗi ụ nổi hứng chịu đủ 4 quả ngư lôi đã triệt để vỡ tan tành. Vốn dĩ những quân sĩ rừng Thần trên các Mông Đồng thuyền định tấn công thêm một lượt ngư lôi nhưng họ dừng lại, vì lượt đầu đã có hiệu quả quá tốt rồi. Việc lien tục tập phóng ngư lôi không đâu đạn trong thời gian qua đã giúp ích rất nhiều cho lần tấn công chính xác này của họ. Trong lòng thuyền các Chiến sĩ đang vỗ tay cùng chúc mừng chiến công đầu tiên của họ.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.