Bạn đang đọc Ngủ Quên Trong Hồi Ức Thanh Y Dao – Chương 29: Chia Ly
“Năm 1922
Sau khi về phủ, Đức Khải được Nhị Hoàng tử cho ăn học đàng hoàng.
Ban đầu, hắn còn cứng đầu lắm, không chịu văn ôn võ luyện mà chỉ biết tối ngày ăn chơi, có khi còn bỏ đi biền biệt mấy ngày không về.
Nhưng chàng vẫn vậy, đối đãi với hắn tử tế, ngày đêm nhắc nhở hắn chăm chỉ tập luyện.
Về sau, hắn cũng không còn chống đối nữa mà bắt đầu chuyên tâm học hành, tình nguyện hầu hạ chủ tử của mình.
Có đôi lúc hắn tự hỏi, vì sao ngày ấy chàng lại sẵn sàng thu nhận hắn? Lẽ nào niềm tin của chàng quá dư thừa nên mới đặt vào một kẻ đầu đường xó chợ như hắn? Mãi sau này, hắn mới nghiệm ra chân lý rằng, chủ tử của hắn là một người rất tinh tế.
Chàng thấy được điểm tốt của hắn, ngay cả trong tình cảnh éo le nhất, để rồi tin tưởng trao cho hắn một chức vụ mà hắn chưa từng mơ tới.
Thế nên hắn cũng chẳng lạ gì khi Tuệ Vương dắt hai mẹ con Thanh Ca về phủ, cho người chăm sóc tận tình, chu đáo.
Đó là bởi chàng cũng đã nhìn ra được ưu điểm của nàng, nên mới tin tưởng để nàng tham gia bàn chuyện đại sự.
Hắn mải mê suy nghĩ, quên luôn cả chuyện Hạc Hiên vừa hỏi.
Chàng mà không hắng giọng, có lẽ Đức Khải sẽ còn hồi tưởng đến trưa.
– Điện hạ…!- Hắn gãi đầu – Tại hạ chịu thôi, câu hỏi khó quá…
– Ta nghĩ là…!- Nàng lên tiếng – Có thể Phạm Bằng đã hành động rồi.
Hẳn là ông ta lo sợ chuyện xấu mình làm sẽ bại lộ, nên mới định gϊếŧ người diệt khẩu.
Đúng không, Điện hạ?
– Đúng.
Nhưng càng như vậy, chúng ta càng dễ tiếp cận được với hang ổ buôn người của ông ta.
– Chàng quay sang hỏi nàng – Nàng có thể tả lại đại lao nơi nàng từng bị giam giữ không?
– Ta ở trong đại lao gần một năm.
– Nàng nhớ lại – Ta nhớ nơi ấy nằm hoàn toàn trong rừng, chỉ có một buồng giam lớn và một ô cửa sổ nhỏ.
Từ sáng đến trưa, các cô nương trong ấy sẽ thi nhau sưởi ấm qua ô cửa sổ, nhưng đến khi mưa thì lại phải tránh đi vì sợ nước mưa hắt vào.
Chỉ vậy thôi.
– Vậy người có nhớ hướng ra không? – Đức Khải lập tức hỏi lại.
– Khi ấy ta cuống quá, không nhớ được gì.
– Nàng thở dài ngao ngán.
– Vậy là, sáng sớm thì sưởi nắng còn khi mưa phải né đi? – Chàng tóm gọn lại ý chính – Có phải vào giữa năm, mưa không còn hắt vào đại lao đúng không?
– Đúng rồi.
– Nàng nói.- Nếu ta nhớ không nhầm thì gió ở rừng Bạch Dương, toàn bộ thổi theo hướng Đông Nam.
Chỉ trừ đến giữa năm, vì gặp phải gió mùa nên hướng gió đổi sang phía Nam.
– Chàng ngừng một lát rồi nói tiếp – Khi xưa Phạm Bằng và con gái sống ở vùng giáp ranh với trấn Bạch Dương.
Với bản tính của ông ta, chắc hẳn sẽ lựa chọn một nơi gần mình nhất để làm căn cứ.
Ta cho rằng, đằng sau phủ Phạm gia cũ sẽ có đường dẫn đến đại lao.
Có lẽ chỉ cần đi theo hướng Đông Nam là có thể tìm ra.
– Điện hạ…!Sao ngài có thể suy luận ra được như vậy? – Đức Khải bật ngửa ra sau.
Tuy sống ở phủ Tuệ Vương đã hơn mười năm nhưng Đức Khải vẫn chưa bao giờ hết ngạc nhiên bởi tài năng của chủ tử mình.
Hắn hết lòng khen ngợi, vỗ tay tán thưởng, còn chàng chỉ mỉm cười đáp lại:
– Khi xưa ngươi chăm chỉ đọc sách thì bây giờ đã có thể thay ta lo chuyện chính sự rồi.
– Ơ kìa…!- Hắn phản ứng – Điện hạ nỡ nói xấu tại hạ như vậy…
– Thôi không sao.
Ta cũng không cần ngươi quá chăm chỉ đâu.
Chỉ cần Xuân Kỳ không chê ngươi là được.
Sau chuyến này, lo mà yên bề gia thất đi.
Thanh Ca bấy giờ nghe xong mới biết hóa ra Xuân Kỳ muội đơn thuần có chút ngốc nghếch của mình lại được Đức Khải để ý đến vậy.
Nàng tròn mắt hỏi:
– Đức Khải huynh, huynh thích Xuân Kỳ thật hả? Để ta dạm hỏi cho huynh.
Kèo này, ta chắc chắn sẽ trở thành một bà mai tốt.
– Nàng tự tin khẳng định – Huynh cứ tin ta.
Đức Khải cười trừ đáp lại, trong lòng chỉ muốn trút giận lên cái bàn gần đó.
Không ngờ hắn giấu kĩ như vậy vẫn bị Tuệ Vương nhìn thấu, quả thật hắn bái phục chủ tử trăm ngàn lần.
Sau khi tư vấn cho Đức Khải một hồi về chuyện tình cảm lứa đôi, nàng bắt đầu thu dọn đồ đạc trong phòng để chuẩn bị lên đường.
Nhưng như thế nghĩa là nàng sắp phải tạm biệt Tiểu Thục.
Từ xa, nàng đã thấy Lý Quang cùng cô bé đang chơi đùa ngoài khuôn viên.
Lý Quang đã thành công chiếm trọn niềm tin của Tiểu Thục và đã học cách chơi cùng với trẻ con.
Thấy thế, nàng cũng mừng thầm cho hai cha con họ.
Chỉ là nàng không biết làm cách nào để nói ra lời chúc phúc cho cả hai vì cổ họng nàng đã nghẹn ứ lại.
Nhưng Hạc Hiên thì khác.
Chàng chậm rãi bước ra khỏi phòng, đón nhận cái ôm của Tiểu Thục rồi cùng Lý Quang chuyện trò một hồi lâu.
Đoạn, chàng vẫy tay, ngỏ ý muốn nàng ra khuôn viên để nói lời chia tay với cha con Tiểu Thục.
Nàng lấp ló ngoài cửa không dám ra, nhưng Tiểu Thục đã chạy đến kéo tay nàng.
– Mẹ ơi.
Xem này, Tiểu Thục có những hai người cha.
Cha nào cũng tốt với Tiểu Thục hết.
Tiểu Thục cũng có hai người mẹ.
Mẹ Thanh Ca thì đang ở đây cùng Tiểu Thục, còn mẹ Lan Hương đang ở trên trời dõi theo Tiểu Thục.
Còn gì tuyệt vời hơn, đúng không mẹ?
Nàng xúc động gạt nước mắt, quỳ xuống ôm lấy Tiểu Thục:
– Đúng rồi.
Tiểu Thục ngoan lắm.
Sau này mẹ đi rồi, không được làm ông nội và cha phiền lòng, nghe không?
– Mẹ phải đi sao? – Tiểu Thục dẩu môi, hai mắt lóng lánh như sắp khóc đến nơi.
– Mẹ và cha Hạc Hiên phải lo chuyện, không thể ở cùng Tiểu Thục được.
Sau này, mẹ sẽ ghé qua thăm Tiểu Thục, có được không? – Nàng dỗ dành Tiểu Thục, vuốt ve mái tóc mềm mại của cô bé.
Cô bé vòng tay ôm lấy nàng lần nữa.
Chàng cũng ở đó, vỗ về Tiểu Thục.
Sau rồi, cả chàng và nàng ghé qua phòng Lý Quy nói lời từ biệt.
Lão xúc động cầm tay nàng, dặn dò đủ chuyện:
– Con gái, ta không có gì quý giá để cho con và phu quân, chỉ có vài con ngựa chiến mới nuôi, con nhận lấy coi như là quà đi đường của ta.
– Cha.
Được làm nghĩa nữ của cha là diễm phúc của con.
Sau này con sẽ viết thư về, cha cứ yên tâm chờ tin của con.
– Nàng lễ phép đáp lại.
Lão vỗ vai nàng, gật đầu đồng ý.
Cuối cùng, lão, Lý Quang và Tiểu Thục ra tận cửa sơn trại để tiễn bọn họ lên đường.
Được biết Khải Trạch sau khi tỉnh dậy đã rời đi từ sớm nên chặng đường sắp tới chỉ còn có ba người là Hạc Hiên, Thanh Ca và Đức Khải cùng đồng hành với nhau.
Chàng dắt ngựa ra khỏi cổng, ân cần hỏi Thanh Ca:
– Nàng có biết cưỡi ngựa không?
– Ta…!biết.
– Nàng do dự.
– Vậy nếu không được, có thể đi chung với ta.
– Chàng nói.
Nàng gật đầu hiểu ý rồi tự mình lên ngựa, lóng ngóng điều chỉnh dây cương.
Được một lúc, cả ba khởi hành, tiếp tục tiến về biên cương Lam Thành.