Bạn đang đọc Ngủ Quên Trong Hồi Ức Thanh Y Dao – Chương 22: Thanh Y
“Năm 1922
Trước ngày khởi hành, nàng ra chợ một chuyến.
Đang đi trên đường, nàng lại bắt gặp Khải Trạch.
Dường như hắn cũng chuẩn bị đi đâu đó nên ăn mặc vô cùng tươm tắt, còn ra dáng của một công tử nhà giàu.
Gặp nàng, hắn lại đắc ý phe phẩy quạt mà hỏi:
– Muội lại đi đâu mà vội thế này? Đừng nói có ai đuổi theo đấy nhé.
– Hắn bỡn cợt.
– May cho huynh, ta vẫn rất an toàn.
– Nàng nở nụ cười đầy tự tin – Huynh đi đâu mà trông có vẻ hào hứng đến vậy? Ra mắt cô nương nào sao?
– Đương nhiên là…!Không! – Hắn nói – Ta diện bộ y phục này là để cho muội xem thôi.
– Huynh chỉ hay ghẹo ta.
– Nàng dẩu môi.
– Đùa muội một chút thôi.
– Hắn nói – Ta vừa từ tiệm may về, thấy chủ quán vừa tốt tính lại có tài nghệ, hay là muội ghé qua xem thử.
Trùng hợp là nàng cũng đang có ý định tìm mua vài bộ y phục nên cũng không từ chối lời mời của Khải Trạch.
Nàng và hắn vừa đến cửa thì đã bắt gặp Hạc Hiên bước từ tiệm ra.
Gặp nàng, chàng có chút ngạc nhiên nhưng vì có Khải Trạch ở đó, chàng chỉ nhanh tay kéo nàng về phía mình, lên tiếng nhắc nhở:
– Hẳn huynh là bằng hữu mà Thanh Ca hay nhắc đến.
Không biết, huynh và nương tử của ta đi cùng nhau là có chuyện gì?
Hắn nghe xong mới biết hóa ra nàng đã gả cho Tuệ Vương.
Hắn còn lạ gì mặt chàng và cái phủ rộng lớn của chàng ngay giữa kinh đô Hồng Thanh, chỉ là không ngờ nàng sớm đã là hoa có chủ.
Vậy ra chỉ có hắn là tự mình đa tình.
– Ồ, hóa ra đây là phu quân của Thanh Ca muội sao? Thất lễ quá.
– Hắn giả vờ ngây thơ – Ta với muội ấy chỉ vô tình gặp nhau trên đường.
Vì ta muốn giới thiệu tiệm may y phục cho Thanh Ca nên mới dẫn muội ấy tới đây.
Không ngờ lại gặp huynh.
– Vậy không phiền đến huynh nữa, ta sẽ đưa nương tử của ta về trước.
Không đợi hắn trả lời, chàng đã kéo tay nàng rời đi.
Từ lúc gặp chàng đến giờ, nàng không dám nói nửa lời, phần vì nàng còn chưa biết giải thích thế nào, phần vì nàng chưa từng thấy chàng giận đến vậy, nên cũng chỉ biết ngoan ngoãn đi theo.
Bấy giờ nàng mới để ý, trên tay chàng đang cầm cái bọc vải gì đó, xem chừng là thứ được lấy về từ tiệm may.
Mãi đến khi cả hai về đến phủ, chàng mới đưa cái bọc vải ấy cho nàng, ý bảo nàng mở ra.
Thanh Ca do dự đón lấy, hai tay tháo nút trên bọc.
Hóa ra ở trong ấy là ba bộ y phục được đặt riêng cho nàng ở tiệm, toàn là thứ vải lụa quý hiếm mà chỉ có người trong hoàng tộc mới có.
Ngoài đường may tinh xảo, dáng dấp vừa vặn, bộ y phục còn mang một màu xanh trong tinh khiết – màu mà nàng thích nhất.
Hóa ra từ lâu chàng đã biết được sở thích này của nàng.
Hầu như bộ y phục nào của Thanh Ca cũng đều có màu xanh, kể cả những bộ nàng mua cho Tiểu Thục cũng vậy.
Màu xanh ấy rất hợp với tính cách nàng, nhẹ nhàng, mềm mại nhưng khi cần cũng có thể mạnh mẽ, quyết đoán.
Vì thế nên trước lúc đi xa, chàng đã đặt riêng cho nàng một vài bộ y phục, tự mình đến lấy để tạo bất ngờ cho nàng.
Nào ngờ, nàng lại đi với một nam nhân khác, vui vẻ cười đùa, chàng không khó chịu không được.
– Nàng có gì để nói với ta không? – Chàng bất ngờ lên tiếng, xé tan bầu không gian tĩnh lặng giữa hai người.
– Ta…!Ta chỉ là…!Vô tình gặp được Khải Trạch trên đường, tiện nên ghé qua tiệm may xem thử vài bộ đồ chứ không hề có ý gì.
Cơ mà…!ba bộ y phục này là Điện hạ tặng cho ta sao? – Nàng ngập ngừng.
– Nếu nàng không thích, có thể trả lại.
– Giận chưa nguôi, chàng định một mực trở về thư phòng nếu như không có tiếng gọi của nàng kéo lại:
– Thích,…!ta thích! Đều là lụa quý, đường nét mềm mại, tinh xảo.
Hơn nữa còn là màu ta thích nhất.
Ta không ngờ, Điện hạ cũng biết ta thích màu xanh…!
– Nàng thích là tốt.
– Chàng tươi cười trở lại.
Trong nháy mắt, nàng không còn thấy sự giận dữ hiện hữu trên khuôn mặt chàng nữa.
Xem ra chàng cũng không phải là người nhớ lâu thù dai – Sau này không có ta, đừng nên gần gũi với nam nhân khác.
Dặn dò xong, chàng bình thản bước về thư phòng, để nàng ở lại thoải mái thử đồ.
Chủ tiệm may này quả thật cũng rất khéo tay, may bộ nào bộ nấy đều vừa vặn.
Trước giờ, y phục của nàng chỉ toàn đồ cũ, không rách cũng mục.
Lần này được mặc đồ mới, nàng vui hơn hẳn.
Giống như ngày bé, được mẹ mua đồ mới, nàng cũng háo hức như vậy.
Nàng lại bất giác nhớ mẹ.
Từ ngày không có mẹ che chở, nàng chẳng mấy khi được hạnh phúc thế này.
Suốt ngày phiêu bạt dân gian, sáng kiếm ăn, tối đến chui vào tấm bạt nào đó ngủ tạm.
Ngày ấy, nàng cũng chỉ mới mười ba tuổi, chưa trải sự đời.
Thế nên nàng mới chọn làm tì nữ cho Phạm phủ, vì nghĩ chỉ cần có nơi để ngủ, đồ để ăn là được.
Nào ngờ, nàng lại vướng phải nghiệt duyên khi chịu sự quản thúc và hành hạ của Phạm Khánh Nhã.
Khi thoát khỏi Phạm phủ, nàng lại rơi vào bẫy của những kẻ buôn người.
Nếu không nhờ Lan Hương cứu nàng một mạng, có lẽ nàng và Tiểu Thục cũng không thoát ra khỏi đại lao rồi gặp chàng.
Đây có lẽ là một chút an ủi của ông trời dành cho Thanh Ca sau bao biến cố mà nàng phải gánh chịu.
Chỉ cần một vài bộ y phục mới, một vài lời nói quan tâm và những người bằng hữu tốt cũng đã đủ để khiến nàng quên đi quá khứ.
Nàng thử đồ xong thì gấp lại cẩn thận, cho vào bọc vải.
Cảm kích vì món quà bất ngờ mà chàng tặng, nàng quyết định ghé xuống bếp trổ tài nấu nướng.
Thanh Ca từng là hầu nữ nên cũng biết làm nhiều loại bánh khác nhau, nhưng ngon nhất vẫn chỉ có bánh quế hoa.
Nàng xin nhà bếp một chút bột, vừa nhào vừa trò chuyện với gia nhân.
Từ lúc nàng xuất hiện trong phủ đến khi nàng trở thành Vương phi, không ai là không quý nàng.
Họ không quan trọng vì sao nàng trở thành chính thất, chỉ biết nàng vẫn dễ gần như ngày nào và chưa từng coi họ như người ngoài.
Rất nhiều tì nữ xung phong giúp nàng nhào bột, đến công đoạn nặn bánh cũng không để nàng đụng tay.
Chẳng mấy chốc, món bánh quế hoa nóng hổi đã ra lò.
Ai ai cũng hào hứng, giục nàng mau đưa lên thư phòng cho Tuệ vương nếm thử.
Nàng mỉm cười cảm tạ rồi bưng dĩa bánh lên cho chàng.
Lúc nàng bước vào, chàng vẫn còn đang chăm chú đọc sách.
Thấy Thanh Ca lấp ló ngoài cửa, chàng úp vội cuốn sách lên bàn như thể đang làm điều gì đó mờ ám.
Nàng có chút nghi ngờ, liền đến bên bàn xem thử, tiện thể đưa bánh mời chàng.
– Ta tự tay làm ít bánh, muốn đưa Điện hạ dùng thử.
Nàng nói nhưng không quên ngó qua cuốn sách.
Đó là y thư cổ thường thấy ở thái y viện.
Nhưng chàng thì cần y thư để làm gì? Không lẽ chàng bị bệnh nên muốn tự mình chữa trị? Nàng sợ chàng giấu bệnh, liền chụp lấy tay chàng bắt mạch.
Chàng có hơi bất ngờ nhưng vẫn để nàng cầm tay.
Đợi sau khi nàng buông ra, mới từ tốn hỏi chuyện:
– Vừa nãy nàng cầm tay ta làm gì?
– Ta…!- Sau khi phát hiện mạch tượng chàng không có vấn đề, nàng bỗng dưng thấy ngượng ngùng vì hành động có hơi nóng vội của mình, liền tìm cớ chối bay – Ta muốn kiểm tra sức khỏe cho Điện hạ thôi.
– Nàng chỉ cần bảo, ta sẽ đưa tay ra kia mà.
Không cần đè lên người ta như vậy đâu.
Chàng nói, nàng mới nhận ra tư thế kì cục của mình, tá hỏa đứng dậy, trong lòng chỉ muốn chui đầu xuống đất cho xong chuyện.
Nhưng chàng nào có thể để nàng đi dễ dàng như vậy.
Đến món bánh nàng làm, chàng còn chưa nếm thử, sao có thể nói đi là đi?
– Ở lại đây, ta có làm gì đâu mà nàng sợ? – Chàng giữ lấy cổ tay nàng không buông – Cùng ta ăn bánh rồi hẵng đi.
Thấy chàng chân thành như vậy, nàng lại mủi lòng, quay lại cùng chàng dùng bánh.
Lúc bấy giờ, chàng mới lên tiếng hỏi Thanh Ca:
– Có thể kể cho ta nghe về cha mẹ của Tiểu Thục được không?
– Cha mẹ Tiểu Thục? – Nàng do dự – Thực ra cũng không có gì đáng kể, nhưng nếu Điện hạ muốn nghe, ta sẽ thuật lại mọi chuyện.
Gần một năm trước, ta bị lũ buôn người giam vào đại lao.
Những lúc chúng đánh ta đến trọng thương, chỉ có Lan Hương – mẹ ruột của Tiểu Thục là đến chăm sóc.
Sau này hỏi ra mới biết Lan Hương bị Triệu Hưng bắt lại làm tì nữ, ngay lúc này đang có mang được bảy tháng.
Không lâu sau, Lan Hương hạ sinh Tiểu Thục ngay trong đại lao.
Cô ấy phải cầu xin lắm mới giữ được đứa bé lại.
Đến lúc ta gặp Lan Hương thì Tiểu Thục đã gần bốn tuổi.
Biết ta có ý định vượt ngục, Lan Hương xin ta cho mẹ con cô ấy đi cùng.
Ta đồng ý.
Không ngờ lúc thoát ra được thì bị cai ngục phát giác, Lan Hương, cô ấy…!đã hi sinh tính mạng để ta và Tiểu Thục chạy thoát.
– Nàng rưng rưng nước mắt – Trước khi chết, cô ấy có dặn Tiểu Thục phải gọi ta là mẹ, không được rời khỏi ta nửa bước và cũng van xin ta tìm cho ra người cha đã thất lạc của Tiểu Thục.
– Vậy đó là khi ta gặp nàng ở trong rừng sao?
– Đúng vậy.
Ta biết Tiểu Thục có một vết bớt ở bả vai như cha con bé, nhưng lại không biết người đó đang nơi phương trời nào.
Thế nên đến giờ, Tiểu Thục vẫn phải ở đây với ta, lại năm lần bảy lượt bị bắt cóc.
Ta thật không biết phải làm sao để bảo vệ con bé nữa.