Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Chương 152: Lời mở đầu


Bạn đang đọc Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên – Chương 152: Lời mở đầu

“SAN FRANCISCO, THÀNH PHỐ THÂN YÊU CỦA TOÀN THẾ GIỚI”
Khách viếng thăm yêu thích San Francisco, Thành Phố Ưu Ái của Mọi Người, từ thời Cơn Sốt Vàng năm 1849. Hai cạnh của khu bán đảo rộng bốn mươi bốn dặm vuông được vịnh San Francisco khuôn kín trong đó một cạnh là những hải cảng thiên nhiên tuyệt đẹp của thế giới và cạnh thứ ba nằm bên biển Thái Bình Dương mà những người da đỏ địa phương Costanoan vẫn gọi là Biển Mặt Trời Lặn. Thuở sinh thời Laura Ingalls Wilder, phần lớn cạnh thứ tư là rừng Sutro, một vùng rộng lớn gồm toàn cây khuynh diệp do học trò trồng.
Rồi, như ngày nay, những ngôi nhà củaSan Francisco tràn lan khắp bốn mươi hai ngọn đồi tựa hồ chen nhau tắm nắng. Về đêm, hoặc là sương mù bao quanh ánh đèn đường, hoặc là bầu trời sáng trong đến nỗi một thi sĩ đương thời là George Sterling đã viết “Cuối những con phố nhà nàng là các vì sao”. Đó là một thành phố trẻ trung nồng nhiệt đầy sức sống, đã tự chứng tỏ mình bằng sự tái tạo chỉ trong vòng sáu năm sau cơn tàn phá của trận Động đất và hỏa hoạn năm 1906.
[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại . .com – gác nhỏ cho người yêu sách.]
Thêm vào kiểu mẫu hoàn hảo của các ngôi nhà là một thế giới kỳ lạ gồm những ngọn tháp, lâu đài, cột đá, sân trống, vườn hoa, công trình điêu khắc và các vòi phun nước dọc theo khu bến cảng bằng phẳng kéo dài suốt hai dặm. Đây là “Thành Phố Trong Mơ” với cuộc Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Panama – Pacific. Cuộc hội chợ tổ chức nhân dịp hoàn thành kênh đào Panama mở ra một thời kỳ kinh doanh trên toàn thế giới cho miền Tây. Cửa hàng trưng bày phong phú của hai mươi tám quốc gia được dựng lên. Các công trình nghệ thuật trên khắp thế giới được gom tụ lại. Ba mươi trong số bốn mươi tám tiểu bang tái tạo những công trình kiến trúc tự hào nhất của mình trên khu đất triển lãm.
Illinois và Ohio xây các phiên bản viện dân biểu. Texas dựng lại căn cứ Alamo. New Jersey tái tạo doanh trại Trenton Barrack, nơi đặt đại bản doanh của George Washington. Oregon không thua kém với phiên bản đền Parthenon của người Athens làm bằng những khúc gỗ thông Douglas. Mười tòa lâu đài vĩ đại, sự cống hiến phong phú nhất cho mỹ nghệ. Ngọn Tháp Đá Quý hình thành bằng 135.000 lăng kính cắt thật đặc biệt ghép với nhau. Ban ngày, tháp chiếu long lánh tất cả những màu đá quí và về đêm bùng lên rực rỡ với ánh sáng của hai trăm ngọn đèn pha đặt kín đáo. Còn có những thính phòng, những đạo sảnh và những khu vườn khó tin nổi sáng tạo bởi John McLaren, người nổi tiếng với công trình nghệ thuật trên công viên Golden Gate. Và một vùng giải trí bao quanh mười sáu khu phố cung cấp đủ thứ thú vui, cưỡi ngựa và các trò chơi.
Jules Guérin, người sử dụng màu hoàn hảo nhất giữa các họa sĩ đương thời, được trao việc tuyển lựa màu sắc cho Hội Chợ. Ông ta đã tô điểm vẻ lãng mạn cho các tòa nhà bằng các gam màu trời biển, núi non “thay đổi từ màu xanh rêu đậm tới màu vàng nâu và từ màu ánh sáng sớm mai đến màu chiều”. Theo báo cáo chính thức ghi nhận, “ông ta đã làm việc cật lực để đạt hiệu quả cho nguồn sáng tạo một cảnh tượng thần tiên vào ban đêm thậm chí vận dụng cả màu sắc sương mù”. Điện vẫn còn là một thứ rất mới đối với cuộc sống. Mọi người đều lạ lùng khi Tổng Thống Woodrow Wilson bật nhẹ chiếc nút điện tại Washington để thắp sáng lần đầu những bóng đèn điện tại Hội Chợ. Điều này hình như là một kỳ công nhỏ so với quang cảnh sáng rực hàng đêm của Hội Chợ. Những ánh đèn sáng ở đây không khác những dải sáng đậm màu của trời đêm Bắc Cực. Những vũ điệu ánh sáng và những trái pháo hoa không phun lửa vụt đến từ chiếc máy phát đặt trong Vịnh. Trước những ánh sáng lấp lánh, những tòa nhà nối tiếp nhau, sau nửa đêm ngày 4 tháng Mười Một 1915, mười tám triệu khách viếng thăm tuôn chảy qua những khung cửa. (Con số dự báo lạc quan nhất là mười triệu).
Giữa số người này có Laura, đang viếng thăm con gái, Rose Wilder Lane, cây bút đang nổi trên tờ báo hàng ngày của Fremont Older, nhật báo The Bulletin. Laura đến vào cuối tháng Tám để sống hai tháng trên ngọn đồi Russian Hill, vùng nghỉ ngơi dành cho các nhà văn, họa sĩ, kiến trúc sư.

Từ đây, bà có thể nhìn và thả bộ tới khu Chinatown, trung tâm thành phố, bãi biển Bắc, cầu tàu Fisherman, đồi Nob, tòa nhà Ferry và sự vươn lên mà Will Irwin gọi là “sự tinh khôn điên dại của đồi Tellygraft”.
Ngôi nhà mà Rose đang cư ngụ nằm tại phố Vallejo, thiết kế bởi Willis Polk, giám đốc kiến trúc của Hội Chợ. Từ đây có thể đi bộ một trăm thước tới hàng lan can để ngắm các chiếc phà Oakland và Berkeley đang kéo dài những chiếc đuôi công sáng trắng lui tới khu Hội Chợ. Cũng tại góc cạnh này, Laura có thể ngắm phi công Art Smith khi ông ta liệng quanh các tòa nhà Hội Chợ và sà xuống giữa chùm tia sáng lấp lánh của Tháp Đá Quí. Phía sau ngôi nhà, tất cả là những hàng cây tạo thành chiếc khung mái vòm lộng lẫy của Lâu Đài Mỹ Nghệ. Bernard Maybeck đã sáng tạo ngôi nhà này, hình ảnh nổi bật nhất của khu Hội Chợ trong bức tranh kỳ ảo của Brooklin, “Đảo Tử Thần”. (Công trình kiến trúc lãng mạn này với một hồ nước phản chiếu rất được người San Francisco yêu mến và không chịu để cho nó hoang tàn biến dạng. Trong thập niên 1960, một người ngưỡng mộ tòa nhà là Walter Johnson đã bỏ tiền riêng của mình để lo tu trì tốn 2,3 triệu đô Laura. Hiện nay tòa nhà là một nhà bảo tàng, The Exploratium).
Không ngạc nhiên chút nào khi việc làm đầu tiên của Laura cùng con gái là đi dạo. Thuở đó và ngày nay, đi bộ quanh thành phố San Francisco vẫn là một niềm vui. Đúng thế, yếu tố quyết định trong việc chọn địa điểm tổ chức Hội Chợ là “phải dễ dàng cho việc đi bộ tới mọi nơi trong thành phố”.
Ngày khai mạc, dân San Francisco dậy sớm “đi bộ tới, đứng ngoài cổng chờ tham dự chen chúc nhau như một trận tuyết lở” theo sự tả lại của Inez Haynes Irwin, một cây bút rất nổi danh. Trong số những người đó có Thị trưởng “Sunny Jim” Rolph, một chàng trai của thị trường miền Nam, luôn luôn là con người của đám đông.
Hướng dẫn chính thức cho Hội Chợ đề nghị “đi bộ dọc theo khoảng đất trống dài bên bờ vịnh, khiến máu lưu thông mạnh hơn bằng sự hít thở nhiều khí biển, nghỉ ngơi trong ánh nắng êm dịu của những khuôn sân khuất, vượt qua nhiều dặm lối đi thú vị nối tiếp giữa các khu lâu đài hội chợ với tiện nghi vật chất hoàn hảo là một trong những kinh nghiệm vui thích khi viếng thăm Hội Chợ Triển Lãm Quốc Tế Panama-Pacific”.
Đi bộ đã mang lại một trong những thành công ban đầu cho Rose Wilder Lane trong nghề làm báo. (Loạt bài phỏng vấn những người trồng mận và mơ trên những khu vườn ngày nay không còn nữa ở thung lũng Santa Clara). Đi bộ là việc cần làm. Hơi đáng ngạc nhiên là Rose và mẹ thường đi bộ quanh Land’s End, rừng Sutro và bãi biển. Nhiều tuần lễ, hai chục ngàn cư dân đã đưa những chiếc phà nhỏ và đường sắt CliffHouse tới Land’s End để thoải mái đi bộ trong vùng đất đẹp đẽ này.
Khi Laura có mặt tại đây, bà đã nhìn vào phía dưới bộ mặt nổi để tự hỏi thành phố có thực sự thịnh vượng không. Rải rác đó đây, xương cốt của thành phố cũ-cái thành phố từng có-vẫn bày ra khắp nơi sau cơn đổ vỡ khủng khiếp là trận động đất và hỏa hoạn năm 1906. Nhiều nơi vẫn còn những khu đất trống nằm giữa các hàng rào sắt hoen rỉ. Vài nơi ở đó những bậc đá hoa nằm trơ dẫn lên những khoảng không. Inez Irwin đã diễn tả những thứ đó “giống như một bóng hình ma quái giữa phố phường đông đúc”. Các di tích của nỗi gian khó đó có thể khiến Laura đắn đo cân nhắc, dù có động đất hay không, trong ý nghĩ, San Franciscohiện là thành phố giàu có nhất của duyên hải phía Tây và là thành phố giàu có thứ năm trong nước. Sự cân nhắc này cũng do tác động từ các mỏ bạc Comstock. Sự suy nghĩ của Laura cũng có thể chịu ảnh hưởng cuộc sống khắc khổ do cuộc Thế Chiến Thứ Nhất. Cuộc chiến này đã đe dọa chính Hội Chợ cho tới khi có những người mạo hiểm tới tận Âu châu mang về những nghệ phẩm quý giá để trưng bày. Nỗ lực của những người đó vô cùng giá trị. Những người tới tham dự Hội Chợ đều say mê các họa phẩm và những công trình điêu khắc.

Hai tác phẩm của Mỹ từng nổi tiếng khắp thế giới là Cuối Nẻo Đường Mòn và Bà Mẹ Mạo Hiểm. Nhưng trong năm 1916, những tác phẩm này đã diễn tả hai điều – sự thừa nhận thành quả của những chuyến xe lửa Conestoga hướng về miền Tây từ sáu mươi lăm năm trước và nỗi khát khao ánh sáng văn hóa của miền Tây. Đó là sự hòa trộn khả ái của những ý tưởng hiện hình thành sự nhận thức về sức sống, long dũng cảm và tính táo bạo.
Chính tinh thần này đã thấm nhập toàn thành phố trong đêm bế mạc Hội Chợ như lời thuật của Inez Irwin: “ở lại cho tới nửa đêm với những nghi thức chấm dứt và sau đó không ngắt một đóa hoa tràn ngập, mọi người lặng lẽ tản bộ trở về trong nỗi luyến tiếc”.
Margot Patterson Doss
Russian Hill, San Francisco
LỜI MỞ ĐẦU
Xô bồ trong chiếc hộp các-tông giữa những công thức nấu nướng, những tấm hình cũ nhòa nhạt, những mẩu báo nói về các nhân vật hoặc các biến cố đã qua, tôi tìm thấy những lá thư này và những tấm bưu thiếp do Laura gửi về cho chồng, Almanzo. Một số thư đầu viết bằng bút chì, đề gửi ông A.J.Wilder, Mansfield, Missouri với những con tem giá hai xu của Bưu Điện Mỹ dán trên bao thư.

Những lá thư sau hầu hết nằm trong các bao thư có địa chỉ gửi là “Báo The Bulletin, San Francisco”, bao thư đánh máy và dán tem riêng.
Laura lúc nào cũng chi li tiết kiệm. Giấy viết Laura dùng là loại rẻ tiền và không có đường kẻ. Không có sẵn mực nên bà dùng bút chì mềm. Tại San Francisco, thỉnh thoảng bà đánh máy trên loại giấy đánh máy rẻ tiền màu vàng mà con gái bà, Rose, dùng viết bài cho tờ báo. Tất cả bó thư được buộc với một sợi dây buộc hàng ngắn màu trắng và đã bị sợi dây cứa đứt các mép bao thư sau nhiều năm. Hoặc Manly hoặc Laura đã thu góp tất cả những lá thư này, cất giữ để có thể đọc lại vào những năm sau.
Sau khi Laura qua đời năm 1957, Rose trong nỗi đau buồn của mình đã gom hết giấy tờ của mẹ và bỏ vào những chiếc hộp với ý nghĩ sẽ có lúc xem lại về sau. Nhưng không bao giờ Rose có thể làm nổi việc này. Rồi khi Rose từ trần năm 1968, tôi, với tư cách là bạn và là người thi hành di chúc, có bổn phận phải kiểm tra lại mọi thứ giấy tờ. Tôi đã có cùng một cảm giác và đã gạt tất cả số giấy tờ này sang bên cho tới những ngày gần đây mới thực sự muốn nhìn tới. Lúc đó tôi đã mở chiếc hộp ra.
Như bạn đọc của bộ sách Ngôi Nhà Nhỏ đã biết, Laura là một cô gái mạo hiểm từng đi khắp miền Trung Tây trong thời gian mới lớn. Bà đã kết hôn năm 1885 với Almanzo và họ dựng nhà gần De Smet trong vùng Dakota. Giông bão, hỏa hoạn, nạn châu chấu và khô hạn cuối cùng đã buộc họ phải bước vào một chuyến đi mới tới Mansfield, Missouri – Vùng Trái Táo Lớn Màu Đỏ như những người bảo trợ cho vùng này thường gọi.
Cuộc sống trên trang trại mới là một sự cào cấu khó khăn. Trong những năm đầu, đất đai không thể nuôi nổi một gia đình nhỏ nên Almanzo làm công việc bán xăng dầu cho công ty Waters Pierce Oil Company. Laura phải sắp xếp các phiếu thanh toán của khách hàng, tính toán các khoản tiền chi phí để Almanzo có thời gian rảnh làm những công việc cần thiết ở trong trại. Dĩ nhiên, trại bắt đầu khá lên và cuộc sống của họ càng trở nên hạnh phúc. Người con duy nhất của họ, Rose, đã kể lại một cảnh tượng gia đình như sau:
Về đêm, tôi mang một cuốn sách từ trường về nhà và sau bữa ăn tối, cha tôi rang một chảo bắp lớn, còn mẹ Bess (tên đệm của Laura là Elizabeth nên trong gia đình gọi như thế để tránh lẫn lộn với người chị gái của Almanzo cũng có tên là Elizabeth) lớn tiếng đọc cuốn sách trong lúc hai cha con tôi ngồi ăn. Mẹ ngồi bên chiếc bàn trên đó có một cây đèn. Mái tóc mẹ chải về phía sau thật mượt và kết thành một bím nặng trịch lóng lánh phản chiếu ánh đèn.
Cha (người mà Laura gọi là Manly) ngồi bên một chiếc bàn khác với chảo bắp rang đặt giữa hai đầu gối chậm chạp nhấm nháp từng hạt một. Cha thích ngắm hình dáng từng người và thường bảo hai mẹ con tôi không giống nhau nhưng cả hai đều hoàn toàn đẹp. Đó là những giờ thoải mái an vui với tất cả chúng tôi. Bữa tối đã ăn xong, gian phòng ấm áp, chúng tôi quây quần riêng với nhau, những con ngựa cũng đã ăn no đang ngủ trong chuồng, không có việc gì cần ưu tư cho tới ngày mai và mẹ Bess đang đọc sách. Thật là không gì sánh bằng.
Sau này, sự thành công của Rose – trở thành cây bút nổi tiếng trên thế giới từ trước khi Laura được biết đến ở ngoài vùng Ozarks – đã có sự góp phần không nhỏ của cá tính và sự thông minh hưởng từ cha mẹ. Rose bắt đầu vào đời với tư cách một nhân viên dây thép của Western Union, rồi với tư cách nữ nhân viên mậu dịch đầu tiên ở California và năm 1914 là người chuyên viết đặc ký cho tờ Bulletin tại Cựu Kim Sơn do nhà báo nổi danh nhất tại Mỹ là Fremont Older chủ trương.

Đây là thời gian Rose lập gia đình, tràn đầy thành công ban đầu và nôn nóng chia sẻ niềm vui của mình với mẹ. Từ trước, Rose đã hối thúc mẹ về miền tây, tới San Francisco nhưng các dự tính chưa được thực hiện.
Bây giờ, năm 1915, cuộc Triển Lãm Thế Giới vĩ đại, Hội Chợ Quốc Tế Panama-Pacific, đã được trù liệu khai mạc tại San Francisco để chào mừng việc hoàn thành thông kênh đào Panama.
Đây là quang cảnh huy hoàng chứng tỏ rằng California thực sự gia nhập đời sống thế giới bằng mọi cách riêng của mình.
Rose nôn nóng mong mẹ tới viếng vùng này hơn bất cứ thời gian nào khác. Lá thư của Rose mời mẹ không ghi rõ ngày tháng nhưng có những chi tiết về các sự việc đã qua có thể nêu rõ tương quan với lá thư thứ nhất của Laura. Một vấn đề đặt ra cho cả Laura và Manly Laura là ai sẽ đi – vì một người phải ở lại trông nom nhà cửa. Luôn luôn hào hiệp và có lẽ luôn là người có máu nông dân hơn là người thích đi lại đó đây như Laura nên Manly đề nghị vợ đi và Laura đã làm theo. Nhưng không hẳn không có gì hứa hẹn là bà sẽ nhìn khắp miền tây và cuộc Hội Chợ thay cho những con mắt của Manly không thua gì những con mắt từng nhìn thay cho người chị bị mù, Mary, thuở nhỏ.
Chính nhờ sự sắp xếp đó mà chúng ta có thể trở lui khá nhiều với một kỷ nguyên lẽ ra đã bị chìm khuất mãi mãi. Chúng ta chia phần du ngoạn trên chuyến xe lửa xuyên lục địa với người con gái mạo hiểm từng là người đầu tiên vượt qua những thảo nguyên trong một cỗ xe ngựa buông kín mui; thưởng thức những phản ứng của bà đối với những sở thích của Henry Ford và Charlie Chaplin; cùng bà than phục đại dương, khu Chianatown tại San Francisco, những cuộc nhào lộn của máy bay trên không trung và trên hết thảy là cuộc Triển Lãm vĩ đại.
Nắng lại chiếu sáng trong mùa hè năm 1915 và tại đây, Laura bước vào tuổi bốn mươi tám cùng với người con gái hai mươi chin tuổi bước vào một cuộc phiêu lưu mới cho riêng họ, và cho cả chúng ta.
Roger Lea MacBride
Miami Beach, Florida


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.