Bạn đang đọc Ngôi Làng Linh Thiêng FULL – Chương 24: Quả Báo – Thay Đổi
Không rõ hiệu quả của việc gọi vong, cúng vong có thực sự tốt hay không nhưng một số người vẫn tìm “thầy” Tâm để xin giúp đỡ.
Tâm trố vì thế không bị đói, hắn làm mọi cách để kiếm được tiền từ những người nhẹ dạ cả tin ấy.
Nhưng Tâm trố đâu ngờ, việc làm của hắn đã đụng chạm đến cả thần linh và những vong hồn thực sự.
Những hành động của hắn quá ngông cuồng coi thường thế giới tâm linh khiến cho hắn phải chịu quả báo nhãn tiền.
Vào một ngày thời tiết hanh khô, buổi tối Tâm trố uống rượu rồi nằm trên cái chõng tre ngủ.
Đến nửa đêm Tâm trố cảm thấy cơ thể đầy nóng bức và khó thở khiến hắn tỉnh giấc.
Khi mở mắt ra Tâm trố thấy căn nhà nhỏ của hắn đang bốc cháy ngùn ngụt, cảm giác khó thở ngày một tăng lên.
Tâm trố nhanh chóng bật ra khỏi cái chõng tre rồi dùng hết sức lực bê cái chõng tre ném vào cái cửa đang cháy để mở đường thoát thân.
Khi đã tạo được một lối thoát hắn lập tức lao ra.
Trong lúc lao người ra phía ngoài, Tâm trố bị đập mặt vào một cái khung nhà bằng tre đang cháy, khiến cho hắn bị bỏng đau đớn vô cùng.
Tâm trố lao luôn người vào trong bể nước nhà hắn để ngâm toàn bộ cơ thể vì nhiều chỗ đã bị lửa làm bỏng.
Người dân xung quanh phát hiện ra nhà Tâm trố cháy liền gõ kẻng báo hiệu.
Rất nhanh chóng nhiều người có mặt để dập tắt đám cháy.
Họ phát hiện ra Tâm trố đang bị bỏng nặng liền khiêng ra trạm y tế.
Mọi người cố gắng dập lửa nhưng vì căn nhà bằng tre nứa, ngọn lửa bùng cháy quá nhanh vì thế khi dập tắt được đám cháy thì tất cả cũng chỉ còn lại đống tro tàn.
Người dân bắt đầu bàn tán xôn xao:
– – May mà nhà chỉ có một mình ông Tâm…
– – Ông Tâm bị bỏng khá nặng, không rõ có sao không…
– – Chắc là do thắp hương nhiều quá, ngọn lửa bùng phát từ những nén hương…
– – Hay là do yêu ma hại nhà ông ấy…
– – Có mà bị thần thánh trừng phạt ấy…
Khi biết tin có cháy, thằng Nguyên cũng lập tức chạy đến để cùng dân làng dập lửa, tránh để lửa lây lan sang những nhà khác.
Nó biết ông Tâm trố bị bỏng thì lắc đầu thở dài nghĩ “quả thực không thể đùa cợt với thần linh”.
– ——————————————————————–
Tâm trố được chuyển ra bệnh viện huyện để điều trị.
Tâm trố bị bỏng khá nặng ở vùng nửa mặt, tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng cũng bị ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống sau này.
Một bên mắt của Tâm trố bị hỏng, một phần gương mặt bị biến dạng vì bỏng trong rất gê sợ.
Một đêm Tâm trố nằm trong bệnh viện mơ, có một người mặc áo quan bào dẫn theo một toán đầu trâu mặt ngựa đến gặp hắn nói:
– – Nhà ngươi biết tội chưa?
– – Dạ, thưa quan lớn con có tội gì ạ.
– – Nhà ngươi mang thần thánh ra để chuộc lợi cá nhân, lại còn đốt nơi an nghỉ của những vong hồn.
Đám cháy vừa rồi chỉ là lời cảnh tỉnh.
Nếu không ăn năn hối cải sẽ bị bắt xuống địa ngục trừng trị.
Tâm trố nghe vậy hoảng sợ quỳ lạy rối rít:
– – Mong quan lớn tha tội chết cho con, từ giờ con xin chừa không dám làm việc xấu nữa ạ.
– – Lần này ta tha, nếu còn tái phạm sẽ bị hậu quả thế nào nhà ngươi tự hiểu.
Tâm trố giật mình tỉnh giấc mộng, mồ hôi hột toát ra khắp người, lần này hắn thực sự lo lắng sợ hãi.
Sau thời gian điều trị, Tâm trố được xuất viện về nhà trong gương mặt dị dạng mất một mắt, và biệt danh Tâm trố cũng biến mất theo.
Người ta bắt đầu gọi hắn là ông Tâm chột, từ đó cái tên Tâm trố không còn được nhắc đến nữa.
Tâm chột trở về nhà trong cảnh màn trời chiếu đất vì căn nhà nhỏ chỉ còn lại đống tro tàn.
Người dân làng thương cảm dựng tạm túp lều cho hắn có chỗ che mưa che nắng.
Vợ con Tâm chột thì phải tiếp tục ở nhà ngoại.
Lúc này hắn mới thấm thía về cái gọi là “Quả báo”.
Sau vụ cháy nhà, Tâm chột không còn tự nhận mình là “thầy”, là người trời phái xuống nữa.
Hắn bắt đầu chăm chỉ làm ăn, từ bỏ những thói hư tật xấu.
Làng Đình Long trở lại những ngày tháng yên bình, cũng không còn thấy xuất hiện ma quỷ quấy nhiễu.
– ——————————————————————–
Thằng Nguyên thời gian này không còn gặp những giấc mộng điềm báo, nó cũng không thể lý giải được vì sao lại như vậy, chẳng lẽ đây là sự bình yên trước một cơn giông bão lớn.
Hàng ngày thằng Nguyên chăm chỉ đi làm, đến ngày rằm mồng một hoặc ngày lễ tết nó mới đi các đền chùa để xem bói miễn phí cho mọi người.
Thời gian thấm thoát trôi đi, chẳng mấy chốc đã là mùa đông, nhờ buôn bán có lộc bà Cả cũng dành dụm được chút tiền, cộng với số tiền thằng Nguyên kiếm được do đi làm thợ hồ và đánh bắt tôm cá thì bà Cả quyết định cất gian nhà gói.
Bà Cả bàn với ông Quý, em trai bà:
– – Cậu Quý à? Tôi định làm một gian nhà ngói, ngói thì đã có sẵn rồi, tre thì nhà có cả bụi to tha hồ làm, giờ mua thêm ít vôi gạch nữa là được.
Cậu xem thời gian nào rảnh thì giúp tôi làm.
Ông Quý ngắm nghía khu đặt nhà bà Cả, rồi suy tính một lúc và nói:
– – Chị à? Nếu làm thì làm luôn hai gian để làm một gian buồng bên trong.
Thằng Nguyên đã lớn, ít nữa nó lấy vợ cũng cần một chỗ riêng tư.
Em đã tính qua cho chị rồi, có thể xây luôn chỗ hàng rào sát ngõ ấy, còn bên trong này cứ để đất đấy.
Biết đâu sau này đời con cháu nó có điều kiện nó làm nhà to hơn mà vẫn giữ được gian nhà cũ của mình làm.
Bà Cả suy tính một hồi rồi nói:
– – Cậu nói cũng đúng, thôi được rồi, để tôi vay mượn thêm ít tiền làm thành hai gian theo ý cậu.
– – Vâng, nhà em cũng còn chút tiền để dành, chị cứ lấy mà dùng.
– – Vậy thì tốt quá, cảm ơn cậu.
– – Nhà mình cũng nhỏ, để em với thằng Nguyên xây, chị rảnh rỗi thì ra phụ giúp là được, không phải thuê thợ đâu chị.
– – Ừ, cậu cứ tính toán sao cho hợp lý.
…
Sau đó vài ngày gia đình bà Cả bắt đầu đào móng xây nhà.
Hôm đào móng cũng có khá đông họ hàng và hàng xóm đến giúp nên một ngày là xong.
Thời ấy sống tình cảm, giúp nhau làm nhà chỉ ăn bữa cơm trưa là đủ.
Cậu Quý xây nhà cho bà Cả cũng chỉ ngày ăn hai bữa trưa tối, chứ không hề lấy một đồng tiền công nào.
Thằng Nguyên khi thì xây, khi thì làm phụ cùng với bà Cả chẳng mấy chốc căn nhà đã được hình thành.
Với khả năng đắp vẽ của mình, dù không thật sự đẹp như thợ chuyên nghiệp nhưng thằng Nguyên cũng có thể tự trang trí họa tiết cho ngôi nhà nhỏ của mình.
Bên trong nhà được ngăn làm hai, một bên như một gian buồng nhỏ để thằng Nguyên ngủ, bên còn lại rộng rãi hơn giống như phòng khách, cũng là nơi bà Cả ngủ.
Vậy là gia đình thằng Nguyên cũng đã có nhà xây tường gạch, mái lợp ngói.
Từ đây không còn lo bị mưa dột, có gặp gió bão cũng yên tâm hẳn.
____________________________________________img
#Ngôi_Làng_Linh_Thiêngimg
Facebook tác giả:
https://.facebook.com/vanba.nguyen.5074
____________________________________________
Có được căn nhà mới là niềm vui rất lớn với thằng Nguyên, nhưng xây nhà thường sẽ gặp hạn.
Vừa mới tận hưởng niềm vui chưa được bao lâu thì thằng Nguyên nghe tin cái Như lấy chồng, cuối tháng sẽ diễn ra đám cưới.
Dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng thằng Nguyên vẫn không tránh khỏi đau buồn.
Nó biết ngày này sớm muộn cũng sẽ xảy ra, đã một thời gian nó và cái Như không nói chuyện, không gặp nhau.
Những tưởng đã có thể quên được cô gái ấy, vậy mà giờ đây khi nghĩ tin người ta đi lấy chồng thằng Nguyên vẫn thấy nhức nhối trong tim.
Từ sau ngày biết tin cái Như sắp cưới, thằng Nguyên lao đầu vào công việc.
Nó đi làm từ sáng sớm đến tối muộn mới về.
Bà Cả biết con trai buồn cũng động viên an ủi, bà hiểu hoàn cảnh của gia đình, số phận của con trai mình như vậy đâu thể đòi hỏi gì được.
Một hôm thằng Nguyên gặp con bé Ly, giờ con bé tuổi trăng tròn, đã không còn là trẻ con nữa mà đang dần trở thành một thiếu nữ.
Con bé Ly tuy không xinh xắn như cái Như, nhưng bù lại gương mặt nó nhìn rất duyên, lại là đứa hay cười nói.
Gặp thằng Nguyên nó hỏi:
– – Anh Nguyên.
– – Ừ, Ly à.
– – Không em thì ai.
Anh dạo này làm gì mà em rất ít khi nhìn thấy anh.
– – Anh bận đi làm mà.
– – Anh có nhà mới mà không mời em đến chơi à?
– – Nhà bé thôi mà em, đâu được to đẹp như nhà em.
– – Chị Như mấy hôm nữa sẽ cưới, anh biết tin chưa?
– – Anh biết rồi.
– – Anh có buồn không?
– – Một chút.
– – Anh còn thích chị ấy à?
– – Anh không biết nữa.
– – Còn thích thì mới buồn chứ.
Em biết thừa.
– -…
– – Một phần tại anh.
– – Tại anh? Vì sao?
– – Anh đừng giận nhé, em nói thật.
Anh thay đổi, anh để tóc dài rồi ăn mặc lòe loẹt, rồi anh suốt ngày đi lang thang xem bói, lại còn hay đi lễ bái linh tinh…!thật sự kỳ quái kiểu gì ấy.
Thử hỏi có ai chấp nhận được một người con trai như vậy.
Lúc này thằng Nguyên mới sững người, nó thay đổi nhiều quá khiến mọi người nghĩ khác về nó mà nó lại nghĩ là bình thường.
Nó hỏi con bé Ly:
– – Em nghĩ anh bị điên?
– – Mọi người trong nhà em đều bảo vậy, nhưng em biết anh không điên.
Chỉ là em không hiểu được anh.
Thằng Nguyên thở dài, số phận nó long đong lận đận bị thần thánh hành đâu có cách nào tránh được.
Đến những người thân thiết với nó như cái Như cũng rời xa nó, rồi con bé Ly cũng thấy nó kỳ quái.
Thằng Nguyên buồn bã, nó thực sự không có bạn nữa rồi, không còn ai coi nó là bạn, cũng không ai hiểu được lỗi khổ tâm của nó.
– – Anh đừng buồn, em thấy thời gian này hình như anh khác trước rồi.
– – Ừm.
Thằng Nguyên gật đầu, nó quả nhiên đã khác trước, vì thời gian qua nó làm nhà, sau đó lại lao đi kiếm tiền phụ giúp bà Cả trả nợ.
Rồi khi biết tin cái Như sắp lấy chồng nó lại càng đâm đầu vào công việc, nó không còn đi xem bói cho mọi người nữa, cũng bỏ bê việc cúng lễ thần thánh.
– – Nếu anh chăm chỉ làm ăn không đi lang thang nữa mọi người sẽ nghĩ khác về anh.
Sẽ có nhiều gia đình muốn gả con gái cho anh.
– -…
– – Sao anh im lặng vậy, em nói không đúng à?
Thằng Nguyên đang mải suy nghĩ nên nó không kịp trả lời, nó giật mình nói:
– – Ừ, em nói đúng.
– – Thôi em phải về đây, gặp anh sau.
– -…L…y….
Con bé Ly đi mất, thằng Nguyên vẫn sững người sut nghĩ, khi nó định gọi cô bé thì đã không còn kịp nữa.
Nó tự nhủ “quả nhiên có ăn có học nói chuyện có khác”.
Con bé Ly gia đình có điều kiện hơn người, vì thế được cho đi học đầy đủ, hiếm đứa con gái nào trong làng mà được học cao như vậy.
Thấy bảo nó học ngoài trường huyện, hàng ngày phải đạp xe đi học khá xa.
Thằng Huy anh trai con Ly thì đã đi bộ đội, vì thế lâu rồi thằng Nguyên không gặp thằng Huy.
– ——————————————————————–
Thằng Nguyên đi về nhà, nó không khỏi suy nghĩ về những gì con bé Ly nói.
Tại bản thân nó mà mọi người mới xa lánh, mới không cho con cháu họ chơi với nó, càng không muốn gả con cháu cho nó.
Giờ nó tự nhủ phải thay đổi bản thân, không muốn mình như trước nữa.
Nó bàn với bà Cả:
– – Mẹ à? Con muốn đi làm xa nhà một thời gian.
– – Tại sao vậy con.
– – Con muốn thay đổi.
– – Có được không con.
Con cần suy nghĩ kỹ, mẹ sẽ không ngăn cản con, hãy làm điều gì con cho là đúng.
– – Vâng, con hiểu ạ.
Con quyết định rồi, con sẽ xa nhà một thời gian.
Chỉ có điều con lo cho mẹ.
– – Không cần phải lo, không có anh mẹ vẫn sống tốt.
– Bà Cả cười nói.
– – Vậy con yên tâm rồi.
…
Trước ngày cái Như cưới thì thằng Nguyên rời đi.
Nó theo một người bạn của ông Quý đi làm thợ hồ ở nơi khá xa quê nhà.
Nó muốn làm lại từ đầu, bắt đầu lại một cuộc sống mới để thay đổi bản thân, thay đổi số phận.
– ——————————————————————–
Những ngày đầu tiên ở một nơi xa lạ thằng Nguyên cảm thấy nhẹ nhõm hẳn.
Nó không còn nhớ về cái Như, không phải lo lắng về những giấc mộng, những điềm báo, cũng không quan tâm đến chuyện ma quỷ tâm linh gì nữa.
Giờ thằng Nguyên là một thợ xây, một người như bao người bình thường khác trong xã hội.
Ông Văn là bạn thân của ông Quý, cũng là người đứng đầu nhóm thợ.
Lần ấy ông nhận làm một căn nhà khá lớn cho một gia đình giàu có.
Thời bao cấp ấy cuộc sống đại đa số người dân đều khó khăn, nhưng có một số người lại khác.
Gia đình chủ nhà này là một trong số ấy, nghe nói ông chủ nhà mới đi nước ngoài về, khi về ông mang theo cả một đống “hàng xách tay” vì thế kinh tế gia đình bỗng chốc thay đổi hẳn.
Hôm ấy lần đầu tiên thằng Nguyên gặp ông chủ nhà khi ông ta đến giám sát thợ đào móng.
Ông ấy đội mũ cối, mặc áo khoác liên xô, tay đeo đồng hồ Poljot (thằng Nguyên nghe ông Văn bảo vậy chứ nó biết gì về thời trang đâu) nhìn qua đã toát lên vẻ đại gia có tiền, ông ta nói chuyện với ông Văn:
– – Liệu từ giờ đến Tết có xong được không ông Văn?
– – Giờ là giữa tháng 10, còn hai tháng nữa nếu thời tiết ổn định thì thoải mái bác ạ.
– – Ừ, bảo thợ làm cho tốt, làm tốt có thưởng, làm ẩu sẽ phạt.
– – Vâng, bác yên tâm.
Khi ông chủ nhà rời đi, ông Văn mới nói với đám thợ:
– – Ông này mới đi nước ngoài về có tiền, nhìn thấy áo Liên xô đồng hồ Poljot không, chắc là mới ở Liên Xô về.
Một anh thợ nói:
– – Nhìn tướng ông ấy cũng dữ dằn nhỉ.
Ông Văn gật gù:
– – Ờ, ông ấy đi nước ngoài bao năm như vậy đâu phải người bình thường.
– ——————————————————————–
Hôm thứ hai đào móng nhà, nhóm thợ thấy một cái tiểu(Quách – đựng hài cốt), mọi người liền dừng công việc, thắp hương sau đó báo lại cho ông chủ nhà.
Ông chủ nhà ra nhìn rồi nói:
– – Ngày xưa các cụ chôn cất linh tinh nên vậy đấy, không sao đâu, các ông cứ ném ra ngoài phía sau kia kìa.
Không phải của gia đình tôi đâu, của nhà nào nhà ấy tự ra mà nhận, làm tiếp khẩn trương cho kịp thời gian.
Ông Văn thấy vậy không ổn liền nói:
– – Hay mình cứ làm lễ rồi chôn cất lại sang một vị trí khác, chứ để lung tung e rằng không ổn.
Ông chủ nhà nói:
– – Không sợ, không phải của gia đình tôi.
Ông cứ làm theo lời tôi nói đi, trên đời làm gì có ma, tôi đi các nước tiên tiến họ toàn hoả thiêu người chết chứ có chôn cất như mình đâu.
Làm nhanh không hết ngày bây giờ.
Ông Văn không nói được gì nữa, vì thợ của ông làm công ăn lương cho chủ nhà, chủ nhà họ bảo sao phải nghe vậy.
– – Được rồi, bác cứ để tôi làm.
Sau đó ông Văn kêu nhóm thợ khiêng chiếc tiểu ra phía ngoài và lấp đất đắp nên qua loa.
Thằng Nguyên lấy mấy nén nhang đốt rồi cắm vào ngôi mộ mới hình thành ấy rồi nhanh chóng trở về với công việc vì bị chủ nhà giục.
Có lẽ chính bản thân thằng Nguyên và những người ở đó cũng không thể ngờ, hôm ấy chính là khởi đầu của những chuyện phức tạp ly kỳ xảy ra sau này.
Còn tiếp….