Bạn đang đọc Ngôi Làng Linh Thiêng FULL – Chương 16: Nghiệp Âm
Buổi sáng hôm sau thằng Nguyên thức giấc trong sự ngỡ ngàng của bà Cả và chính nó.
Cơ thể thằng Nguyên nhiều chỗ sưng phù đau nhức.
Bà Cả nghe con trai mình kể lại giấc mộng đêm qua nó gặp phải thì bà chỉ biết nuốt nước mắt vào trong an ủi nó.
Bà Cả đi lấy gạo rang để chờm nóng cho thằng Nguyên.
Thời gian gần đây gia đình bà Cả đỡ nghèo hơn, đã có một chút gạo tích trữ trong nhà.
Nếu như trước đây có lẽ cũng chẳng dám dùng gạo như vậy.
Thằng Nguyên bị ốm vài ngày thì cái Như mới biết tin và đến thăm.
May mà mồng hai thằng Nguyên mới ốm, khi ấy Tết cũng coi như đã gần hết rồi.
Thằng Nguyên thấy cái Như vào thăm, nó sợ cái Như trông thấy những vết phù nề trên mặt vì thế nó trùm kín mít.
Cái Như khi ấy đi cùng em gái, hai chị em nó ngồi cạnh cái chõng tre, em gái cái Như gọi:
– – Anh Nguyên! Anh Nguyên! Chị Như đến thăm anh này.
– – Hụ hụ.
Ừm…!ừm…!- Thằng Nguyên giả vờ ho.
Con bé thấy thằng Nguyên không trả lời liền hỏi:
– – Sao anh trùm kín mặt thế?
Thằng Nguyên tìm cách né tránh:
– – Cảm ơn hai chị em, về đi kẻo lây bệnh từ anh.
Cái Như lúc này lên tiếng:
– – Cậu ổn chứ, tớ không sợ lây bệnh gì cả, nghe nói cậu ốm mấy hôm rồi, giờ tớ mới biết tin.
Thằng Nguyên trả lời:
– – Tớ ổn, Như cứ về đi, khi nào khỏi tớ sẽ qua nhà cậu.
Cái Như thấy thằng Nguyên như vậy, nó hiểu là thằng Nguyên muốn được ở một mình, nó nói:
– – Vậy cũng được, cậu nghỉ ngơi cho nhanh khỏe rồi qua dậy học cho lũ trẻ.
Cái Như nói rồi cùng em gái chào thằng Nguyên ra về.
– ——————————————————————–
Cậu Quý thấy thằng Nguyên bị ốm mãi không khỏi, hết Tết là cậu kiên quyết bắt thằng Nguyên phải đi khám ở bệnh viện xem bệnh gì.
Cậu Quý không phải là không tin vào thần thánh, nhưng cậu từng đi bộ đội nhiều năm, vì thế cậu tin vào sự tiến bộ của y học hiện tại.
Sau một hồi thuyết phục thì bà Cả cũng đồng ý để cậu Quý đưa thằng Nguyên đi khám.
Số tiền bà Cả tích góp được thời gian qua để dồn vào việc cất một gian nhà ngói, nay đưa hết cho cậu Quý để cậu mang đi chi trả tiền viện phí.
Thời bao cấp dân được khám bệnh miễn phí, tuy nhiên thuốc thì rất hiếm và đắt đỏ.
Thằng Nguyên được trùm kín mít từ đầu tới chân rồi được cậu Quý chở ra trạm y tế.
Khi ấy trạm y tế thiếu thốn đủ thứ, cả trạm chỉ có hai người mà cùng một lúc phải kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau.
Cậu Quý chở thằng Nguyên ra trạm y tế là để xin giấy giới thiệu ra bệnh viện huyện.
Chứ trạm y tế không thể khám được ra bệnh.
Sau đó cậu Quý chở thằng Nguyên ra bệnh viện huyện, người ta cho thằng Nguyên cặp nhiệt độ, rồi lấy nướƈ ŧıểυ và máu kiểm tra (không phải xét nghiệm máu vì hồi ấy chưa có máy xét nghiệm như bây giờ).
Sau đó thằng Nguyên được đưa đi chụp x-quang (chưa hề có máy siêu âm) bằng một thứ máy cồng kềnh cũ kỹ.
Không rõ vì y học khi ấy quá lạc hậu, không đủ trang thiết bị, hay vì bệnh thằng Nguyên quá lạ mà cả ngày trời đi khám thằng Nguyên vẫn chưa biết nó bị bệnh gì.
Bác sĩ chỉ đoán nó bị thận hoặc đại loại như vậy vì cơ thể nó nhiều chỗ bị phù nề.
Một đơn thuốc sơ sài được kê ra, cậu cháu thằng Nguyên thất thểu ra về.
Cậu Quý than thở:
– – Bệnh của cháu chắc phải đi khám ở bệnh viện trung ương thôi.
Chứ cậu thấy bệnh viện huyện khám không ăn thua rồi.
– – Dạ cậu.
– – Giờ về nhà nghỉ ngơi xem tình hình thế nào, nếu nặng cậu sẽ đưa cháu đi.
Về nhà thằng Nguyên nằm nghỉ ngơi, còn cậu Quý nói chuyện với bà Cả.
Đi khám ở bệnh viện huyện không hết bao nhiêu tiền thuốc nhưng lại không tìm ra bệnh.
Cậu Quý bàn với chị gái mình là một thời gian nữa không khỏi sẽ cho thằng Nguyên đi khám ở trung ương.
Bà Cả đồng ý với cậu Quý, nhưng bà vẫn nghĩ đến một khả năng khác.
Bà Cả sắm sửa đồ lễ rồi đi hết Đình chùa trong làng để cầu khấn với hi vọng thằng Nguyên được tai qua nạn khỏi.
Hôm sau thì bà Cả lặn lội đến chùa của Sư thầy (thầy của thằng Nguyên) để bàn với thầy về việc làm lễ Tứ phủ cho thằng Nguyên.
Gặp Sư thầy, bà Cả trình bày về tình hình hiện tại của thằng Nguyên, và mong muốn Sư thầy giúp đỡ thằng Nguyên.
Sư thầy rất hiểu cho bà Cả, số phận thằng Nguyên đã được tiên đoán trước là phải làm con nhà Phật, theo hầu cửa Phật mới được an lành.
Nhưng bà Cả không muốn thằng Nguyên phải đi tu, bà muốn nó lấy vợ sinh con vì nó là đứa con độc nhất của bà.
Sau khi bàn bạc kỹ, Sư thầy thống nhất với bà Cả là cách duy nhất và tốt nhất có thể làm cho thằng Nguyên lúc này là làm lễ mở phủ cho nó.
Còn điều kiện chưa đủ thì một số nghi thức sẽ xin khất lại sau.
Sư thầy sẽ liên hệ với ông Nhị để nhờ ông làm lễ cho thằng Nguyên.
( Phật giáo khác tín ngưỡng thờ Mẫu, việc lễ mở phủ là tại điện thờ tư gia, không phải tại chùa.
Những người tu hành theo đạo Phật càng không thể làm những việc lễ bái như những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu).
*****
____________________________________________
Trình đồng mở phủ là nghi thức bắt buộc đối với một người muốn trở thành tín đồ của đạo Mẫu nói chung và trong đạo Mẫu Tứ Phủ nói riêng.
Lễ mở phủ còn gọi là lễ ra đồng của một người có căn đồng, số lính.
Sau khi làm lễ thì người có đồng mới chính thức là một con đồng Tứ phủ.
Trước khi gia nhập đạo Mẫu, người theo đạo, còn gọi là “tín đồ” phải có một niềm tin mãnh liệt vào các vị “sinh vi tướng, tử vi thần” hay các vị thần linh được lịch sử hóa, gắn với các triều đại, các trận chiến lịch sử, các chiến công dựng nước, giữ nước của dân tộc.
Nếu đã xác định mình có “căn số”, những người theo đạo Mẫu sẽ phải làm lễ trình đồng mở phủ để gia nhập đạo.
Hay ta có thể coi đây là nghi thức “nhập môn” được tiến hành giữa con người với thần linh.
Nếu không có nghi thức này thì tín đồ theo đạo không thể hầu Thánh được.
Nghi lễ trình đồng mở phủ có một số yếu tố quan trọng, bao gồm: nghi thức thờ cúng, âm nhạc, trang phục và nghi thức hành đàn.
Các nghi thức hành đàn là yếu tố đặc trưng, thể hiện đầy đủ nghi lễ của bốn phủ trong Tứ phủ.
Hành đàn gồm có: Trứng (nam 7 quả, nữ 9 quả), trầu cau, gạo, gương lược, sách bút, dao kéo, nước hoa, xà phòng, khăn mặt, mâm son, tráp triện, chóe, nước sông, khăn phủ (phủ nào thì khăn màu đó).
Mỗi phủ trong Tứ phủ đều có một mẫu, một vua và các vị trong phủ đó cai quản.
Đức thần chủ (mẫu Liễu Hạnh) nổi lên với vai trò ở 2 phủ là: Thiên phủ và Địa phủ.
Thánh mẫu chỉ giáng phàm vào đồng nhân ở vai trò chủ giáo đàn nên thông thường trong nghi lễ mở phủ trình đồng, các ông đồng, bà đồng hầu từ 6 đến 7 giá đồng chính, mỗi người giữ 1 vai trò nhất định như 5 quan lớn đệ Nhất, Nhị, Tam, Tứ và quan lớn đệ Ngũ được phân theo sắc áo.
Mỗi quan lớn theo sắc áo của hành đàn để về phủ đó hành lễ.
Bốn quan lớn từ đệ nhất tới đệ Tứ mỗi người mở 1 phủ.
Quan lớn đệ Ngũ (quan lớn Tuần Tranh) thì tiễn đàn.
Tân đồng khi làm lễ trình đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều thứ trong đó quan trọng là phải có 1 khăn phủ diện, 1 áo công đồng, khăn tấu hương.
Nguyên tắc chung là mỗi giá phải sắm một bộ khăn áo nhưng tùy vào điều kiện, còn nhiều khi chỉ cần 5 bộ áo dài 5 màu gồm: đỏ, xanh, trắng, vàng và xanh lam hoặc mượn khăn áo của người khác.
Tuy nhiên, khăn áo công đồng (do tiên thánh sang khăn sẻ áo cho) thì không được mượn và không được cho ai mượn.
– St-
*****
____________________________________________
???? #Ngôi_Làng_Linh_Thiêng
???? Facebook tác giả:
https://.facebook.com/vanba.nguyen.5074
____________________________________________
Cuối cùng cũng đến ngày thằng Nguyên được làm lễ mở phủ trình đồng, vì điều kiện kinh tế khó khăn và thời điểm ấy chính quyền cũng rất khắt khe trong hoạt động thờ cúng nên nghi lễ cũng được tối giản hết mức.
Sau một ngày làm lễ miệt mài liên tục ở điện thờ riêng tại nhà ông Nhị thì mẹ con bà Cả khăn gói ra về.
Thằng Nguyên quả nhiên có căn số, sau khi hầu đồng được vài ngày thì bệnh tình thuyên giảm dần, những chỗ phù nề trên cơ thể biến mất như chưa hề xuất hiện.
Theo lời ông Nhị thì thằng Nguyên hàng năm đều phải làm lễ hầu đồng, nghiệp âm sẽ theo nó hết phần đời còn lại, có muốn dứt bỏ cũng không được.
Thằng Nguyên khỏe mạnh lại bình thường nó trở về với cuộc sống hàng ngày.
Nhưng sự việc thằng Nguyên bị ốm, rồi có căn số phải đi cúng lễ cả làng Đình Long đều biết.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nó.
Bước sang tuổi mười bảy, một số bạn bè thằng Nguyên đã lấy vợ gả chồng.
Là con trai độc nhất trong nhà, thằng Nguyên được bà Cả giục đi tìm hiểu dần những cô gái trong làng, và cái Như được hướng đến đầu tiên.
– ——————————————————————–
Thằng Nguyên trong lòng thực sự thích cái Như, nó lại được bà Cả ủng hộ, vì thế nó rất quyết tâm trong việc tán cái Như.
Thời ấy tán gái không phải chỉ đơn giản lấy lòng cô gái, mà phải lấy lòng cả gia đình họ hàng bên nhà cô gái ấy.
Đó thực sự một thử thách không hề đơn giản.
Gia đình thằng Nguyên nghèo, bố mất sớm đã là một điểm trừ, lại thêm căn số của nó thì cả làng ai cũng biết quả thực muốn lấy vợ cũng rất gian nan.
Một lần nó đến nhà cái Như chơi, mẹ cái Như gọi riêng thằng Nguyên ra nói:
– – Cháu là đứa ngoan ngoãn hiền lành lại chăm chỉ, thực sự cô chú rất quý cháu, coi cháu như con cháu trong nhà.
Cháu làm bạn hay làm anh trai cái Như cô chú đều ủng hộ.
Còn nếu cháu có ý định khác thì không được đâu…
Thằng Nguyên thất thần nói:
– – Cháu hiểu ạ.
Hôm sau, cái Như gặp thằng Nguyên khi đi làm chung ở hợp tác xã, nó hỏi:
– – Mẹ tớ có nói gì với cậu không?
Thằng Nguyên không muốn nói thật với cái Như, nó nói tránh:
– – Có chuyện gì à cậu?
Cái Như ấp úng:
– – Tớ…tớ…
Thằng Nguyên thấy cái Như khó nói thì nó đoán được một phần câu chuyện mà cái Như định nói ra.
Nó không muốn cái Như khó xử, nó nói:
– – Có gì khó nói thì để sau đi, giờ phải đi làm việc thôi.
Hai đứa vẫn chơi với nhau, vẫn thường xuyên đi chung với nhau, nhưng phía gia đình cái Như đã để ý hơn trước.
Họ không muốn mối quan hệ của hai đứa đi quá xa, chỉ giới hạn là bạn, là hàng xóm mà thôi.
Nhất là những người phụ nữ như mẹ và bà ngoại của cái Như, họ không bao giờ muốn con cháu mình lấy một người có căn số rồi theo nghiệp âm.
– ——————————————————————–
Thằng Nguyên không muốn bị cô lập bởi cái gọi là căn số.
Nó nhiệt tình tham gia hoạt động đoàn thanh niên ở địa phương.
Nó vẽ đẹp nên thường xuyên được cử làm chân vẽ tranh cổ động, hay tranh giáo dục hoặc tuyên truyền…
Thời kỳ ấy từ trung ương đến địa phương đều bài trừ mê tín dị đoan, việc đi lễ ở đình chùa còn bị hạn chế chứ đừng nói tới việc hầu đồng.
Thằng Nguyên tham gia đoàn thanh niên được giáo dục giác ngộ rất nhiều điều, từ việc phòng chống dịch bệnh, đến việc khám chữa bệnh, nó còn được bảo để không tin vào chuyện ma quỷ thần thánh.
Đi đầu trong phong trào thanh niên ở địa phương là thằng Huy, nó là người học cao nhất trong đám thanh niên ở làng Đình Long nên nó được phụ trách việc dạy học xoá mù chữ.
Thằng Huy vốn tin vào khoa học công nghệ, nó không bao giờ tin chuyện ma quỷ thần thánh, đối với nó nhưng người đi lễ bái là những người thiếu hiểu biết, mù quáng…!vì thế nó cực ghét thằng Nguyên.
Tất nhiên thằng Huy được đa số thanh niên trong làng ủng hộ.
Chỉ có điều nó là thằng kiêu ngạo hống hách vì thế ít nhiều vẫn có người không ưa nó, trong đó có cái Như và cả thằng Nguyên.
Nhiều lần thằng Huy lợi dụng việc tuyên truyền giáo dục của đoàn thanh niên để nói xấu mẹ thằng Nguyên và những người thường xuyên đi chùa lễ.
Việc ấy thằng Nguyên cũng biết, nhưng nó không thể làm gì được, nó hiểu rằng thật khó để giải thích cho mọi người về những vấn đề tín ngưỡng, cứ để tự nhiên thì tốt hơn.
– ——————————————————————–
Bình thường người dân làng Đình Long vẫn lấy nước ở sông về nhà để sinh hoạt, mùa hè đến mọi người phải dậy gánh nước từ tờ mờ sáng để có thể lấy nước sạch.
Vì ban ngày rất nhiều người từ già đến trẻ sông để tắm gội, giặt giũ nước sẽ bị làm bẩn.
Thời gian gần đây mọi người đồn rằng ngoài bậc kệ chỗ gốc cây Gạo cổ thụ có ma, nhiều người buổi sáng sớm đi một mình ra lấy nước bị trêu ghẹo và bị kéo xuống sông.
May mắn chưa có một ai đuối nước.
Mọi người khi ấy bắt đầu rủ nhau đi nhiều người ra sông gánh nước, chứ không đi một mình để tránh bị ma trêu.
Hàng ngày bà Cả là người đi gánh nước, nhưng hôm nào bà Cả bận nấu rượu thì thằng Nguyên sẽ thay mẹ ra sông gánh nước.
Nó dậy từ rất sớm để đi ra bậc kệ phía bờ sông.
Trời nhiều sương mù mờ mờ ảo ảo dù là ngay trước mặt cũng rất khó nhìn.
Thằng Nguyên đi một mình vì nó đâu có sợ ma, nó đi sinh hoạt đoàn được hiểu thêm nhiều kiến thức mới, và tạm thời trong đầu nó tin tưởng vào những gì nó được nghe.
Thằng Nguyên ra đến bậc kệ, nó múc đầy hai thùng nước rồi gánh về.
Vừa bước chân lên bậc thứ hai thì nó bị ai đó kéo chân ngã nhào xuống sông.
Thằng Nguyên tuy ít tuổi nhưng gan dạ, lại trải qua nhiều tình huống khác nhau nên nó lập tức ngoi lên mặt nước và nhìn xung quanh.
Lúc này phía trên bờ sông, một cái bóng trắng xoã mái tóc dài che kín mặt nhìn về phía thằng Nguyên.
Thằng Nguyên thoáng chốc hơi giật mình rồi nhanh chóng lấy lại sự bình tĩnh, nó quát to:
– – Ai vậy?
– -…Hihi..
Cái bóng không trả lời mà chỉ phát ra tiếng cười khúc khích của con gái.
– – Này thì doạ!
Thằng Nguyên bực tức nói rồi nó cầm lấy đòn gánh ném thẳng về phía cái bóng trắng.
Cái đòn gánh bay qua cái bóng như chỗ không người và rơi bịch xuống đất.
Lúc này thằng Nguyên cảm giác lạnh sống lưng, nó tự nhủ Chẳng lẽ ma là có thật.
– – Hahaha..
Tiếng cười cất lên rồi đột nhiên cái bóng biến mất.
Thằng Nguyên vội vàng chạy đi nhặt cái đòn gánh rồi múc nước lại vào thùng để gánh nước về.
Vừa đi thằng Nguyên vừa suy nghĩ Dù ma có thật nhưng chúng chẳng có gì đáng sợ, mình sẽ có cách trị lũ ma quỷ này.
Sau đó nó lại nghĩ tiếp Tại sao trước kia mình chỉ mơ thấy ma, giờ lại gặp cả ngoài đời thực, phải chăng là có sự chuyển biến sau khi mình mở phủ trình đồng..