Đọc truyện Ngốc! Em Là Của Anh – Chương 6: Giao trứng cho ác
Cất sách vở vào cặp, Thùy Dương nhanh tay tét vào má Hạ Dương 1 cái:
– Này, chưa tỉnh mộng sao em? Vẫn say tin vui nên mặt mày thẫn thờ như thế?
– AAA! Đồ con lợn! Ko thể dùng mồm gọi tao sao? Ai chẳng biết tay bà đẹp chứ. Vừa nói vừa đưa tay xoa xoa má.
– Chính xác! Bởi vì tay đẹp nên mới phải tích cực khoe. Nghệ thuật đối xứng cũng đẹp đó. Cười toe toét, giơ tay chuẩn bị tặng cho Hạ Dương 1 cái vào má bên kia.
– Ko ko! Xin tha! Hạ Dương xua tay cầu xin.
– Vậy còn ko mau về? Thu lại chưởng cước, Thùy Dương…nhéo tai Hạ Dương, đứng lên mau…, xoay người ngắm nghiá: mông bà có đinh nhá, chục phân đó, thảo nào ngồi riết ko đứng dậy haha. Nói cười rồi xách cặp co cẳng chạy.
– Bà cứ liệu hồn đó, dám trêu chọ tui hả? Đào Thùy Dương! đứng lại mau. Giả bộ đuổi theo khiến Thùy Dương tức tốc, vận hết 10 tầng công lực của lăng ba vi bộ phi xuống cầu thang.
– Đuổi được tôi mai khao bà khoai nướng đó. hehe nhe răng le lưỡi, Thùy Dương ở dưới sân trường ngẩn đầu nhìn lên hành lang tầng 2, hứa hẹn với Hạ Dương.
Tất nhiên Hạ Dương ko thèm đẻ ý, nói đúng hơn là ko có khả năng đuổi kịp. Thùy Dương là ai chứ? Quán quân điền kinh cấp thành phố đó. Hao phí sức lực chi bằng quay lại lớp sắp sách vở về thôi.
Cũng may hôm nay ko có tiết của gió bão đại ca, nếu ko thì mình…mới nghĩ thôi mặt đã đỏ lựng lên rồi. Sáng nay quả là bất cẩn, vừa đi nàng vừa tự trách.
Dưới ánh nắng buổi trưa, Hạ Dương vẫn thong thả đạp xe, cười thầm 1 mình. Ông trời sáng mưa trưa nắng, thay đổi thất thường cũng ko làm nàng khó chịu nha.Tất cả là nhờ vào tin vui của bà tắc kè hoa đó.Vậy là nàng được nằm trong đội tuyển 2 người đi thi văn cấp thành phố rồi.
Tắc kè hoa chính là biệt hiệu của cô giáo dạy văn lớp nàng ấy. Người thì như màn hình sony, vậy mà mỗi ngày lên lớp luôn là 1 bộ đồ sặc sỡ sắc màu, làm ko ít người chóng mặt. Gọi như vậy âu cũng chỉ là do quá ư ngưỡng mộ.
Người xưa có câu lấy công chuộc tội, nay nàng sẽ lấy tin vui sát tin buồn nha. Tin buồn của nàng ko cái gì khác chính là mời phụ huynh đến gặp giáo viên chủ nhiệm. Sắp đến ngày hẹn rồi mà nàng vẫn chưa thông báo với bố mẹ, nay đúng là cơ hội trời cho, ko thể bỏ lỡ.
– Ủa, hôm nay bố ko ra phường sao? Hạ Dương đặt câu hỏi thay cho lời chào.
– Ừ, nay hội văn nghệ nghỉ. Giải thích rồi nhắc nhở con gái: Cái con bé này, về đến nhà gặp thầy giáo mà ko chào sao?
Nàng còn chưa hết giật mình thì tiếng nói bắt đầu quen thuộc vang lên bên kia bàn uống nước:
– Chào em! Học về rồi hả, có khát nước ko? Lại đây uống cốc nước này. Thăm hỏi thiệt chu đáo. Như Phong đứng dậy, quay mặt lại nhìn về phía Hạ Dương mà quan tâm.
– A! Hồn đã trở về với xác. Sao thầy lại ở đây? Nàng nghi ngờ nhá. Tự dưng lão sang đây làm chi? Ko phải sang để mách lẻo với bố mẹ nàng chứ? Kế hoạch của nàng còn chưa thực hiện mà, tính phá hỏng sao? Thảm rồi.
– Ơ hay! Lại còn hỏi nữa? Thầy giáo là hàng xóm mới nhà mình sao con ko nói để bố mẹ sang chào hỏi? Để thầy phải qua nhà thật là ngại quá. Quay sang hướng Như Phong tiếp lời sau khi trách cứ Hạ Dương.
– Dạ, ko sao ạ! Chàng hết mực kính trọng người lớn. HạDương bận nhiều bài vở, quên mất cũng là chuyện thường, với lại, cháu là người dưới, đâu dám để bác phải đi lại .
– Đừng nói thế chứ, uống nước đi cháu. Ông Kim gật gù, thầm đánh giá chàng trai trẻ lễ độ, hiểu biết trước mặt. Nói thế cháu hiện giờ là chủ nhiệm lớp Hạ Dương hả?
– Vâng ạ! Cháu mới chính thức nhận lớp ngày hôm qua. ko ngờ lại là hàng xóm nhà mình, có gì nhờ bác giúp đỡ ạ!
– Úi giời, khách sáo thế làm gì? Láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau, có chuyện gì cứ nói với bác, nếu giúp được nhất định bác ko nề hà.
– Được thế thì còn gì bằng ạ? Như Phong cười hì hì đáp chuyện.
– À, mà cháu có dạy thêm ở nhà ko? Ông Kim chợt nghĩ ra 1 chuyện quan trọng.
– Dạ ko! Cháu chưa sắp xếp được thời gian.
– Vậy à? tiếc nhỉ. Tưởng cháu có, bác gửi Hạ Dương sang học bên đó cho tiện. Nắng nôi mưa gió thất thường thế này, cứ nghĩ nó lóc cóc đạp xe đi học thêm cũng khổ.
Hạ Dương lúc này vừa kịp bưng đĩa hoa quả đặt lên bàn, nghe bố nói vậy, động lòng yêu thương, càng quí trọng bố hơn, thuận tiện mà chen lời:
– Ko sao đâu bố ạ. Con cũng ko mệt hay vất vả gì, bao nhiêu năm con vẫn đạp xe đi học đấy thôi. Hơn nữa, quay sang liếc ông thầy 1 cái, thầy giáo con cũng bận nhiều việc, bố ko nên làm phiền ha.
Nói chính xác là nàng thật sự ko muốn học ông thầy này nhá. Ấn tượng ngay từ đầu đã ko hay, tâm trí đâu mà học với hành? Nếu bố mà để nàng theo học lão, nàng chỉ có nước trượt tốt nghiệp thôi. Như vậy chẳng phải đã giao gà con cho diều hâu sẵn ăn sao? Ngàn vạn lần ko muốn.
– Ai nói là tôi sẽ phiền hà? Giọng Như Phong đính chính. Chẳng qua là cháu chưa thu xếp được thời gian để dạy ngoài thôi, tuy nhiên, nếu là Hạ Dương, cháu có thể sẵn sàng giúp đỡ, quay qua Hạ Dương, có bài vở gì ko hiểu em có thể trực tiếp gặp riêng thầy, hàng xóm sát vách với nhau, ko cần quá câu nệ.
– Oa được thế thì quá tốt! Có người mừng ra mặt. Vậy thì Hạ Dương nhà bác đành phải nhờ cháu rồi.
Hạ Dương chết đứng, nhăn nhó như khỉ. Ko phải định củ hành nàng đấy chứ? ” Gặp riêng thầy” …xí, ai thèm! Bố cũng thật là, ko nghe lời mình gì cả, nhẫn tâm đem con bỏ chợ, giao trứng cho ác, uổng công mình cảm động suýt khóc nãy giờ. Hận ko thể tung ra 1 nắm đấm, nàng đành cắn răng tung ra 1 “khẩu chưởng”:
– A, đã hơn 12h rồi cơ à, nhanh nhỉ? Nàng ngước nhìn đồng hồ. Kín đáo đuổi khách mà vẫn trắng trợn.
– À phải, bố cũng quên mất. Có lẽ là cháu cũng chưa ăn cơm nhỉ? Hướng mắt về Như Phong phỏng đoán.
– Dạ! Quả thật là cháu cũng chưa ăn,…trưa nay em trai ko về, cháu cũng chưa biết ăn cái gì, bồi thêm 1 câu, thành thật mà vẫn thâm hiểm.
– Vậy hả? Thế thì ở lại dùng cơm với nhà bác cho vui, đâu phải lúc nào cũng có dịp tốt như vầy. Ông Kim thật lòng mời.
– Được vậy thì hay quá, chỉ ngại…ngập ngừng ko nói hết, Như Phong ngước mắt nhìn Hạ Dương ẩn ý cười nơi khóe mắt.
– Ko có gì phải ngại, thêm đôi đũa cái bát thôi mà, hàng xóm thân thiết cả, trước lạ sau quen, đừng khách sáo. Ông Kim xuề xòa nói nhanh, cười ha hả.
Hạ Dương lòng dạ quặn đau, lần thứ 2 phải cùng lão ăn cơm. híc, Chính mình buộc thòng lọng mà vẫn phải nhắm mắt, ko cam chịu mà chui đầu vào, khởi nghĩa thất bại đành nhẫn nại đi dọn cơm.