Ngân Hồ

Chương 62: Trọc thế hoành lưu dũng thanh tuyền (thượng)


Đọc truyện Ngân Hồ – Chương 62: Trọc thế hoành lưu dũng thanh tuyền (thượng)

(*Trọc thế hoành lưu dũng thanh tuyền – Dòng nước lành quét sạch đời ô trọc).

– Thật thái quá! Người chỉ thích nghe chuyện kỳ quái. Không cần mở đầu, không hỏi kết cục, chỉ một lòng muốn nghe chuyện lạ.

– Cổ có bốn hạng người, kim hiện nay có sáu.

– Cổ dạy ngươi một chuyện, kim lại dạy đến ba.

– Một nhà làm nông, sáu nhà no đủ.

– Một nhà thủ công, sáu nhà đủ vật dụng.

– Cổ chỉ một nhà, lo cho sáu hộ.


– Hà cớ gì mà dân lại khổ, bần cùng đến mức phải thành trộm vậy?

Thiết Tâm Nguyên lại đọc bản trung thiên trong ‘Nguyên Đạo’* một lần nữa rồi để sách xuống, hỏi tiên sinh:
– Tiên sinh, sách nói ‘cổ hữu tứ dân’ chính là chỉ sĩ nông công thương. Hiện tại, chúng ta có lục dân, chính là sĩ nông công thương, cộng thêm hòa thượng và đạo sĩ nữa.
(*Nguyên Đạo trung thiên: một thiên văn chương trong tập Vấn Tâm Điêu Long của Lưu Hiệp. Bạn đọc muốn nghiên cứu xin tự tra – A Lạ).

– Cứ như thế, người trồng trọt sẽ giảm, thợ thủ công cũng giảm, thương nhân buôn bán cũng giảm nhưng những kẻ không làm mà hưởng thì lại nhiều thêm, tự nhiên công – nông – thương phải chi ra nhiều hơn trước đây. Một khi tình huống này xuất hiện, có phải thiên hạ sẽ đại loạn hay không? Dân chúng có tạo phản hay không?

Mắt thấy con trai của Trương đại hộ đang ăn thước bản, tiếng khóc thê lương của nó đã khiến Thiết Tâm Nguyên không chịu nổi nữa. Hôm qua, trong giờ học đối ngẫu, thằng nhãi này đã bị ăn đòn nát đít rồi.

Nể tình thằng nhãi này mỗi ngày đều hiếu kính mình một đống trái cây, thôi thì cứu nó một lần vậy!

Quách tiên sinh nghe Thiết Tâm Nguyên hỏi mình về học thuật chính quy, ông bèn ném cây thước bản sang một bên. Sau khi thở gấp một hồi thì trầm giọng giải đáp.

– Khi đọc văn chương của thánh hiền thì phải chú ý hoàn cảnh của người lúc ấy. Năm xưa, Văn Chính Công đang cực lực hạn chế sự phát triển của tăng – đạo, giọng điệu tự nhiên sẽ thiên vị ít nhiều. Trong bài văn nói rất đúng về kết quả, nhưng nó không phải là sự kiện sẽ lập tức xảy ra.

– Nhưng mà con nhất định phải nhớ kỹ, thiên cương tứ duy* không thể loạn, cũng không thể tự tiện cắt giảm. Nông quá nhiều thì quốc gia sẽ thiếu tiền, thương quá thịnh thì quốc gia thiếu lương thực. Thủ công quá vượng thì tất nhiên quôc gia sẽ tu bổ và xây mới nhiều công trình kiến trúc, thủ công yếu thì không đủ vật dụng hằng ngày.
(*Thiên cương tứ duy: đạo vua tôi và tầng lớp sĩ – nông – công – thương).

– Vấn đề con vừa hỏi chính là một vòng tuần hoàn. Lúc suy nghĩ về vấn đề của dân, nhất định phải cân nhắc thật kỹ chuyện ‘tứ dân’, nếu không ắt sẽ xảy ra vấn đề.

– Mà vấn đề ấy chính là thiên hạ đạo phỉ sẽ nổi lên khắp bốn phương!

Thiết Tâm Nguyên thấy con trai của Trương đại hộ đang nhìn mình bằng ánh mắt cầu khẩn, bèn thích chí mở miệng hỏi tiếp:
– Tiên sinh, nếu có kẻ bẩm sinh đã là giặc thì sao?


– Giết ngay!

Thấy thần sắc của tiên sinh bắt đầu trở nên bất thường, Thiết Tâm Nguyên vội vàng gật đầu tỏ vẻ đã thụ giáo, lại tiếp tục cầm lấy thiên văn chương ‘Nguyên Đạo’ của mình đọc tiếp.

Nhất tâm nhị dụng chính là bản lĩnh gần đây Thiết Tâm Nguyên tự thân khai phá. Cho nên, dù trong miệng đang đọc bài vanh vách nhưng trong lòng lại đang suy nghĩ tí nữa sẽ đối mặt với nhóm Âu Dương Tu như thế nào đây!?

Đối với một kẻ lừa đảo mà nói, điều hạ lưu nhất là gạt một người cho đến chết.

Nếu một kẻ lừa đảo gạt được một trăm xâu tiền nhưng chúng đến từ mấy trăm người, thì đó không phải là chuyện gì to tát. Chẳng qua, nó chỉ là tài phú chia đều mà thôi.

Nếu như bắt được một kẻ đã lừa người ta đến cả trăm xâu tiền, điều này có thể dẫn đến án tử khi bị quan nha xử tội. Một khi bị phan phủ điều tra, lừa đảo chính là lừa đảo nên căn bản là không thể nào được xét miễn giảm tội. Kẻ lừa đảo tất nhiên ra đường một bước khó đi, chuyện ‘làm ăn’ tất nhiên sẽ lâm vào tuyệt lộ.

Thủy Châu Nhi sớm đã cho rằng mình không phải là khất cái.

Quả thật, quần áo nó mặc trên người còn xịn hơn con cái nhà bình thường đôi chút. Nếu trên tay lại cầm một tấm mễ cao* thì nó lại càng giống như một đứa trẻ con nhà giàu có.
(*Mễ cao: bánh gạo hấp).


Cho nên, giờ này nó ưỡn ngực rất cao, không nỡ ăn mễ cao nhưng lại luôn luôn giơ tấm bánh lên. Lúc đi ngang qua những đứa trẻ ăn xin dọc trên những con phố, nó còn cố ý bắt chước bộ dạng của người lớn, hắng giọng mấy lần như ra ý bảo: “Mấy nhóc khất cái, nhìn mễ cao của chụy nè!”

Trong quá khứ, những đứa trẻ đó có Cái bang làm chỗ dựa nên ăn uống còn ngon hơn bọn chúng rất nhiều. Lúc đó, Thủy Châu Nhi có nằm mơ thì cũng luôn thấy mình đang ăn một mẩu bánh bách hoa hấp…

Thiết Tâm Nguyên tất nhiên sẽ chú ý đến phương hướng khác xa Thủy Châu Nhi. Hắn thấy hồ ly đang đứng trước một của hàng son phấn không ngừng vẩy đuôi, tựa như một chú cún ngoan ngoãn đang muốn lấy lòng chủ vậy.

Loại chuyện này nếu phát sinh trên một con chó thì vốn rất bình thường nhưng hồ ly nhà mình vốn luôn kiêu ngạo, cho đến giờ chưa từng vì một con gà hay bất kỳ món ngon nào mà phải bỏ nguyên tắc, đi lấy lòng người khác. Hôm nay vì sao lại như vậy?

Đến gần xem xét, Thiết Tâm Nguyên suýt nữa đã tức đến ná thở. Có thể khiến hồ ly nhà mình trở thành một kẻ vô nguyên tắc đến như vậy, nguyên nhân nằm ở chỗ: Trong lòng tiểu cô nương nhìn khá quen cũng có một con hồ ly… Mà dường như nó lại là một con hồ ly cái.

Thiết Tâm Nguyên muốn kéo con hồ ly đi nhưng tên này lại đang chơi trò ‘chó chết’. Nó nằm gục dưới đất bất động, cho dù Thiết Tâm Nguyên nắm cổ lôi đi nhưng bốn vuốt vẫn bấu rịt xuống mặt đất, ra ý một tấc không đi – một ly không rời.

Một nắm tay mũm mĩm chợt bay tới, nên thẳng vào sống mũi Thiết Tâm Nguyên khiến mắt hắn nổ đom đóm, phải nháy nháy mất mấy lượt mới có thể xua đi mấy chục ngôi sao sáng lóe đang bay vòng vòng. Sau khi xuyên qua màn nước mắt lung linh, hắn mới thấy được ‘tên súc sinh’ đã đánh mình.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.