Đọc truyện Nếu Không Đẻ Được, Anh Có Bỏ Em Không? – Chương 77
Tối đó trước khi ngủ, bác sĩ có chích tôi thêm 2 mũi và tôi ngủ ngon tới sáng ko sốt thêm cơn nào. Sáng dậy thấy khoẻ lắm, cảm giác mệt mỏi uể oải chỉ còn tầm 30 %, như là bị cảm thông thường ở nhà. Chỉ riêng đầu hơi nhức, sáng mẹ đỡ dậy vệ sinh, hôm nay cũng sạch kinh cũng thấy người thoải mái hơn. Rồi mẹ dắt đi thử máu, tay ko còn chỗ để tiêm nên phải chích máu ở đầu ngón tay, xong mẹ mới về, hôm nay cô Hà ko có vô mà là dì 2 vô chơi buổi sáng.
Nằm mới có 2 ngày ở bệnh viện mà tưởng như 2 tháng, bao nhiêu chuyện xảy ra, nội tâm phải mạnh mẽ lắm mới trụ được. Hôm nay ko vướng víu mấy chai nước biển tôi đã tự bưng đồ ăn, tự đi toilet được rồi.
Nghĩ lại hôm qua cũng phản ửng hơi quá với chị Vân thiệt, chị có làm gì mình đâu. Chậc, có khi chị về nói lại thiệt thì kiểu gì mà sống được nhà chồng, hèn gì mà sáng giờ ko thấy ai vô thăm nom gì hết. Kiểu này thì mệt rồi, đáng lẻ chỉ có ông Vinh sai mà giờ mình đã chửi cả nhà chồng rồi. Nhưng tôi cũng ko thể tha thứ cho ông Vinh, thôi thì tới đâu thì tới đi, mệt mỏi khi phải sống nội tâm, phải sống trong mọi sự khó chịu bức bối, ghét cảm giác ko nói chuyện với nhau, ko gặp nhau, chưa kể tôi dường như bị ám ảnh lúc Vinh nổi điên lên nữa, vợ chồng mà, nghĩ tới lại rùn mình. Rồi mọi việc cứ tới đâu hay tới đó đi, mệt mỏi quá, ước gì được nói ra 1 lần cho nhẹ lòng chắc sẽ hết bịnh liền.
– Bé Dung con nghĩ gì mà ngồi đực mặt ra đó? Mẹ con nói con ko được suy nghĩ nhiều đó nha. Bác sĩ chích thuốc cho con ngủ ngon và khoẻ nhưng thuốc đó ko có tốt, con ko được suy nghĩ hoài nha.
– Ủa, thuốc gì dì 2?
– Thuốc dành cho mấy người bị tâm thần đó, đừng có suy nghĩ nữa.
– Sao dì 2 biết?
– Mẹ con nói, dặn dì 2 đừng có nói cho con nghe mà tao thấy mày cứ ko nói chuyện mà ngồi thẩn thơ hoài. Bộ con muốn bị thần kinh hay sao?
– Con ko biết, dì 2 nhìn con giống thần kinh ko?
– Thôi đi bà, ăn uống ngủ nghỉ đàng hoài rồi về nhà, ở đó mà nói nhãm.
Thì ra là chích mấy thuốc đó, hèn gì tự nhiên tối hôm qua ngủ ngon, hôm nay dậy thấy tỉnh táo quá. Tôi thiệt biết cách làm khổ mẹ mình, vì ai mà phải đày đoạ bản thân như vậy. Tôi cầm điện thoại lên, vẫn ko 1 cuộc gọi hay tin nhắn từ Vinh, chắc kiểu này tôi với Vinh hết duyên rồi. Tôi nằm xuống, 1 ý nghĩ bắt đầu le lói, khi tâm trí tôi đã cố gắng hầu như trong mọi hoàn cảnh, tôi nghĩ có thể mình đã hạ mình quá thấp để tiếp tục chấp nhận, chịu đựng nhưng mọi thứ rồi sẽ ra sao khi trong 1 cuộc hôn nhân mà chỉ có 1 bên cố gắng, có phải nên ly hôn ko? Tôi lắc đầu ngao ngán.
Lại nhức đầu rồi, chắc dì 2 nói thiệt, đúng là cứ nghĩ là cái đầu căng đét. Lại cầm điện thoại lên, tin nhắn hôm qua vẫn còn, khi đọc lại thì giống như tự cầm dao nhọn đâm vào tim mình vậy, tôi vò đầu xoa thái dương, nằm xuống, bất lực đến nhu nhược, nước mắt lại chảy ra …. những lúc thế này chồng tôi anh ấy đang làm gì? Có nghĩ tới tôi ko? Ôi, xót xa cho cái phận đàn bà.
– 2 vợ chồng con đang gây lộn hay sao mà ko thấy nó?
– Ảnh đi công chuyện ở miền Tây rồi dì.
– Đi công chuyện, có nghe nói nhưng mà ko thấy gọi điện gì, kỳ quá?
– Thôi dì 2 đừng hỏi nữa, dì 2 đi ra gặp bác sĩ nói là con nhức đầu, xin thuốc dùm con đi.
– Rồi, bà ngồi yên đó, đừng có nổi điên lên nha bà hai! Chờ chút dì 2 vô liền.
1 lát bác sĩ đi vô luôn chứ ko có đưa thuốc cho dì 2. Bác sĩ này lạ, ko phải bác sĩ 2 ngày nay. Bác sĩ tới, kéo ghế ngồi đối diện giường tôi, bác sĩ nữ tầm ngoài 40, bà ta lật lật cái hồ sơ bệnh móc ở đầu giường ra đọc.
– Em hay nhức đầu hả?
– Dạ
– Lâu chưa?
– Dạ ko, mới mấy nay thôi.
– Nhức đầu dẫn tới bấn loạn như em là ko phải triệu chứng của sốt xuất huyết nha.
– Dạ?
– Em đang bị 1 cú sốc, nếu cần chia sẻ cứ nói với tôi. Tôi là bác sĩ tâm lý.
– Ý bác sĩ nói là em ….. bị thần kinh hả?
Bà bác sĩ quay ra nhìn dì 2
– Làm phiền người nhà bệnh nhân ra ngoài, để cho tôi nói chuyện riêng với bệnh nhân 1 chút.
– Dạ.
Dì 2 đi ra, đóng cửa lại. Bà bác sĩ nhìn ko hối hả, bà bắt đầu nắm bàn tay của tôi lên, rồi bàn tay bên kia – bàn tay vẫn còn mấy vết hằn mờ mờ. Tôi cảm thấy hồi hộp lắm, tim đập nhanh, bà bác sĩ đó ánh mắt bà như là nhìn thấu, mỗi khi bà nhìn vào mắt tôi tôi lại thấy tim đập mạnh, nhưng ánh mắt đó rất hiền, như an ủi tôi vậy.
– Tôi là bác sĩ, chuyện em và tôi nói hôm nay ko ai biết. Em bị chồng em bạo hành phải ko?
– Dạ ko?
– Vết hằn trên tay em là gì?
– Chồng em chỉ mới nắm tay lôi em thôi, chưa đánh em.
– Chồng em lôi em đi đâu?
– Lôi em ra ngoài
– Ra ngoài đâu, lúc đó hoàn cảnh như thế nào?
– Em ở trong phòng đang ngủ, chồng em về ……
Tôi bắt đầu nghẹn, bác bác sĩ nắm tay tôi trấn an, em cứ nói nhưng thả lỏng sẽ ko thấy nhức đầu, đừng suy nghĩ 1 mình rồi dấu diếm rồi tím cách nói dối, ko sao đâu.
– Chồng em lôi em bắt em đi xin lỗi bạn ảnh.
– Em làm gì bạn chồng em?
– Em ko làm gì hết
– Vậy tại sao mà chồng em lại bắt em đi xin lỗi?
– Là em đi chơi với chồng và bạn chồng, em đau bụng kinh xin về trước, chồng em kêu em thích thì về, rồi em đi về. Rồi tối chồng em về gây với em.
– Bạn chồng em là con trai hay con gái?
– Dạ có trai có gái.
– Em uống miếng nước đi, nhớ là thả lỏng, kể bình tĩnh và chậm thôi, ko có sao hết nha.
Đúng như bà bác sĩ nói, bà ko cho tôi hấp tấp, kể từ từ, thì tôi ko cảm thấy nhức đầu nhiều nữa. nhưng lúc đó tôi đã khóc lúc nào rồi ko hay
– Em ko chịu đi, má chồng qua la em.
– Em ở chung với nhà chồng hả?
– Dạ
– Thôi bỏ chuyện đó, vậy sáng hôm qua sao em lại bị bức xúc?
– Chồng em với em giận nhau mấy ngày rồi, ảnh ko liên lạc từ khi em vô bệnh viện ….
– Tôi chỉ hỏi lý do em bức xúc sáng qua thôi?
– Vì có 1 con nhỏ nhắn tin đang ở với chồng em.
– À, thì ra là vậy. Em ghen
Ko hiểu như thế nào mà trước mặt 1 người lạ tôi lại cảm thấy an tâm như vậy, bà ta ko hỏi tất cả, hỏi từ chuyện này chưa hết lại qua chuyện khác. Kiểu như bà ta đang coi 1 cuốn phim, khi nào ko thích thì bà ta bấm qua, còn quên thì bà ta tua lại. Còn tôi thì cứ trút ra
– Em nghĩ những hành động của em có ích gì ko?
– Em ko biết.
– Em đau ko? Hay ai đau?
– Em đau, mẹ em đau.
– Ko, mẹ em ko đau, đó chỉ là cảm giác còn thân xác thì chỉ có em đau. Em từng nghĩ tới chuyện chết chưa?
– Em có nghĩ, nhưng bác ơi em sợ chết lắm.
Rồi tôi bắt đầu khóc nhiều hơn, bắt đầu khóc lớn hơn. Nhưng sao vẫn ko thấy nhức đầu như 2 ngày nay.
– Em có thương chồng em ko?
– Sao bác hỏi vậy, ko thì sao em phải ghen phải đau lòng.
– Ừ, bây giờ thì sao?
– Bây giờ em muốn ly dị.
– Vì sao?
– Vì em sợ, em sợ lại ko vượt qua được, em sợ lại bị chồng em vô tâm với em. Em sợ ảnh đánh em.
– Thật sự chồng em chưa đánh em hả?
– Chưa.
– vậy sao em lại sợ?
– Vì lúc ảnh đanh giơ tay lên thì em bỏ chạy rồi.
– Vậy là có hành động rồi mà tại em bỏ chạy chứ gì?
– Dạ.
– Vậy em nghĩ coi, nếu em đứng lại chồng em có đánh em ko?
Tôi bắt đầu khóc nhiều hơn, giọng tôi lạc đi, nước mắt giàn giụa nhớ lại đêm đó, nhưng tôi vẫn ko kể lễ, chỉ có bác sĩ hỏi tới đâu thì tôi trả lời tới đó.
– Nếu em đứng lại, chắc chồng em sẽ đánh em, vì ảnh đập hết đồ trong phòng rồi.
– À, đập đồ. Vậy có ai can ko?
– Vì em bỏ chạy rồi nên ko ai kịp can.
– À. (Bà bác sĩ gật gù)
– Bác sĩ, bộ em bị tâm thần rồi hả bác sĩ, sao mà em nhức đầu hoài, em nhức lắm em ko chịu nỗi.
– Ko, em chỉ bị căng thẳng, nếu ko can thiệp kịp thì có thể bị trầm uất, trầm cảm. Cộng thêm em đang bị bệnh, cơ thể yếu đuối, đề kháng kém. Em ko bị tâm thần.
– Dạ, vậy bác sĩ chữa cho em làm sao cho hết đi bác sĩ, hôm qua em đập đầu ngủ dậy em đau đầu lắm.
– À, cái này em tự chữa cho mình. Trường hợp của em chưa đến mức phaỉ trị liệu gì hết, chỉ do em yếu đuối, bản thân thích hay có thói quen tự hành xác. Giờ em muốn gì?
– Em muốn về nhà.
– Nhà em hay nhà chồng em?
– Nhà em
– Rồi sau đó?
– Em ko biết …
Tôi lấy tay xoa xoa 2 bên thái dương, bà bác sĩ nhẹ nhàng.
– Khi em gặp chồng em, em hãy nói hết những gì em cảm thấy, những nỗi đau tinh thần, những cơn đau thể xác em đã trải qua, còn nhà chồng em ko quan trọng lắm đâu.
– Rồi sau nữa bác?
– Em nói hết với chồng em rồi em sẽ biết làm gì tiếp theo, còn em ko biết cứ tới đay tìm tôi. Tôi là bác sĩ Tuyết, sẵn sàng chia sẻ với em khi em cần. Tôi sẽ lưu hồ sơ bệnh của em.
– Vậy thôi hả bác sĩ?
– Em thấy đỡ hơn chưa?
Bà bác sĩ nói tôi mới nhớ, đúng là tôi thấy đỡ hơn, lòng tôi nhẹ hơn, đầu tôi cũng nhẹ hơn. Mặc dù vẫn khóc nhưng tôi ko thấy vật vã hay thê thảm nữa, đúng là kỳ diệu.
– Nhưng em chưa kể hết mà bác?
– Tôi chỉ cần nghe bao nhiêu đó thôi. Giờ em có muốn ngủ ko?
– Dạ ko.
– Có muốn uống thuốc hay chích thuốc nữa ko?
– Dạ ko.
– Uhm, vậy được rồi, cảm ơn em, chào em.
– Dạ xong rồi hả bác sĩ?
– Uhm, xong rồi, chúc em mau khoẻ, khi cần nhớ tìm tôi, mà tôi thì ko mong gặp lại em.
Bà bác sĩ cười hiền, nói chuyện từ tốn và thấu hiểu.
– Em muốn kể chuyện cho mẹ em nghe, để em nhẹ lòng, nhưng em sợ mẹ em lo.
– Nãy giờ em chưa thấy nhẹ lòng sao?
– Dạ, có ….
Thấy tôi ấp úng, bà bác sĩ đứng dậy, vuốt vuốt tóc tôi như mẹ vuốt tóc con. Bà rút miếng khăn giấy trên tủ để tôi lau nước mắt.
– Giờ tôi đi ra, em cứ thả lỏng trong suy nghĩ là được, kể cả khi em khóc, em giận hay em ghen, thay vì kìm nén thì em cứ thả lỏng … đừng quan tâm xung quanh, em cứ nhẹ nhàng thì mọi chuyện sẽ kết thúc nhẹ nhàng. Em hãy cố gắng tập thành thói quen đi.
– Thôi bác sĩ cho em số điện thoại đi, khi nào em ko gặp được thì em sẽ gọi cho bác.
Bà bác sĩ lấy giấy ăn, ghi số điện thoại cho tôi, xong bà còn vỗ vỗ vai tôi. Nhẹ nhàng, rồi bà đút 2 tay bà cho vô 2 túi áo blouse và từ tốn đi ra cũng giống như lúc bà mới bước vô vậy.
– Cảm ơn bác.
Bác sĩ vừa đi vừa gật đầu.
Dì 2 thấy bác sĩ ra liền chạy vô, thấy tôi nước mắt đầm đìa
– Bộ bác sĩ mới chích hả con?
– Dạ, bác sĩ mới chích.
– Đau lắm hả?
– Đau lắm.
– Mà ko biết mấy giờ mẹ mày vô, hồi nãy dì 2 với con nói tới đâu rồi?
– Con quên rồi. Giờ con nằm chút.
– Uhm, ngủ đi cho mau hết bịnh.
Tôi nằm xuống, quay mặt vô tường, suy nghĩ lại từng lời bác sĩ Tuyết nói, tự nhiên lòng tôi thấy nhẹ tênh, tôi rõ ràng đã trút được 1 cục nợ mà ko hay biết. Giờ tôi mong mình sẽ đủ bình tĩnh, vượt qua mọi khó khăn, giận Vinh tôi vẫn giận mà tôi hứa sẽ đối mặt mọi chuyện 1 cách nhẹ nhàng và thả lỏng.
Vậy mà, mọi việc lại 1 lần nữa lại vượt xa tầm tay của tôi.