Nàng Dâu Cực Phẩm

Chương 1320


Bạn đang đọc Nàng Dâu Cực Phẩm – Chương 1320

Nghi An không có nhà mẹ đẻ, cũng không có người thân, vốn dĩ định đi ra khỏi phủ Tướng quân từ cửa sau rồi lại vào bằng cửa trước, coi như hoàn thành “lễ đón dâu” trong sáu lễ.

Tân nương không có ý kiến.

Nhưng tân lang lại không đồng ý. Nguyên bản lời của Vệ Kỳ: “Đã là gả thì phải gả thật vẻ vang.” Thế là, tòa nhà bị Nghi An đem cầm được chuộc về cách đây không lâu bắt đầu được sửa chữa.

Thợ thủ công làm ngày làm đếm, không2tới một tháng đã làm xong. Nghệ An liền dẫn theo mấy hạ nhân trở về đó ở. Vệ Kỳ còn cho thân binh tới làm hộ vệ, lại sắp xếp để Tịch Tam âm thầm bảo hộ cho nàng.

Giống như đang để phòng gì đó.

Nghi An hỏi hắn lý do.

Hắn chỉ nói: “Lo trước khỏi họa.”

Đầu tháng Giêng, bà mối tới cửa, hôm sau liền đưa tới một đôi “chim nhạn”, làm lễ Nạp Thái của nhà trai.

Nhưng dù sao cũng là thứ bay trên trời, không thể nào nuôi dưỡng, chỉ có5thể mua trong tay thợ săn, còn phải trùng hợp đụng phải mới có khả năng này. Thế nên, chim nhạn này được coi là của hiếm, có tiền cũng chưa chắc có thể mua được.


Thương nhân giàu có còn phải chờ vận may chứ nói gì tới bá tánh bình dân? Bởi vậy, tục lệ dùng chim nhạn làm lễ Nạp Thái dần dần được phát triển cho tới ngày nay, nhà trai đem mì sợi, bánh bao thịt đưa tới nhà gái, mà gia đình nhà gái sẽ trao lại khăn mỏng,6đường, trầu, vải lụa thể hiện tấm lòng là được.

Cha mẹ Vệ Kỳ đều đã qua đời, cũng không có quan hệ khăng khít với tông tộc thế nên ngày nạp thái, chính hắn tự mình tới cửa tặng đôi chim nhạn.

Khiến cho cả con phố đều kinh ngạc, chạy tới trước cửa xem náo nhiệt.

“Ồ! Chim nhạn sống kìa!”

“Một chàng trai thật đàng hoàng!” “Sao không có người trong tộc đi cùng thế, chỉ có một người tới sao?”

Bỏ qua tiếng bàn tán bên ngoài, ở bên trong, Nghệ An đang tò mò5nhìn ngắm đôi chim nhạn. “Ở đâu ra thế?” Vệ Kỳ bày ra tư thế giương cung bắn.

Nghi An không tin, “Tháng Giêng lạnh như thế, chim nhạn đều bay về phương Nam tránh rét hết rồi, chàng đi đầu bắn chứ?”

“Tất nhiên ở đâu có thì chạy tới đó săn rồi.”

Nghi An nhướng mày. Cao Xương ở phía sau không nhịn được, “Phu nhân, tướng quân phải đi một chuyến về phía Nam mới…”

“Ai cho ngươi lắm miệng.” Sau lễ Nạp Thái là Vấn Danh.

Lên chùa xin quẻ, quẻ phán duyên trời tác3hợp.

Ngày bảy tháng Ba, lễ Nạp Cát, lại gọi là “quá văn định“. Vệ Kỳ chuẩn bị tam sinh* rượu lễ, cũng chính thức gửi sinh thư**.

*Tam sinh: ba loại gia súc để cúng tế là bò, dê, lợn. *Sính thư: thư cầu hôn. Ngày mùng ba tháng Tư, ngày Nạp Trưng, cửa lớn rộng mở, rất nhiều rương gỗ đỏ được nâng ra khỏi phố, xuyên qua các con đường, cuối cùng đưa vào nhà gái. Trong lúc đưa lễ, có một người hầu sơ ý vấp ngã làm rơi một rương gỗ đỏ, bạc trắng lăn ra đầy đất.

Bốn phía vang lên tiếng hít khí lạnh của dân chúng đứng nhìn. Tuy nói vào ngày đưa sính lễ, nhà trai sẽ chuẩn bị “tiền biểu”, nhưng số lượng bao nhiêu lại tùy thuộc vào từng gia đình.


Phong phú như thế này quả thực hiếm có.

Mà đây mới chỉ là một tương đấy, còn vô số rương khác đang không ngừng được nâng vào trong nữa kìa. “Cô nương nhà này tốt số thật!”

“Tướng quân đón dâu, làm sao có thể keo kiệt được chứ?”

Bào ngư, hàu, sò điệp, nấm đông cô, tôm, mực, hải sâm, vây cá, bong bóng cá, đủ mọi loại hải sản.

Trái dừa, ý là sớm có con trai. Long nhãn khô, cành khô, hồ đào khô, cành cây tươi, mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở.

Tráp nhỏ, bên trong có hạt sen, bách hợp, cây trắc bách diệp, hai cặp cau, hạt vừng, đậu đỏ, đậu xanh, táo đỏ, hồ đào, long nhãn, còn có dây tơ hồng, bao lì xì đỏ, vàng, trang sức, cùng với một cặp nến long phượng, một đôi câu đối.

Bên trên gọi là “lễ bánh“.

Nghi An nhận lễ thì tất nhiên phải đáp lễ. Có điều Vệ Kỳ đã cho người chuẩn bị nên bản thân nàng vô cùng nhàn nhã.

Ngày năm tháng Năm, ngày đón dâu. Nghệ An được nha hoàn gọi dậy từ sớm, mặc quần áo, chải đầu, trang điểm. Vệ Kỳ mặc hỷ bào màu đỏ, cưỡi trên chiến mã, theo sau là thần binh. Dòng người cuồn cuộn tiến vào phố nhỏ.

Vốn dĩ tân nương sẽ được huynh trưởng cũng lên kiệu, nhưng vì Nghi An không có, Vệ Kỳ lập tức tiến quân thần tốc, bế nàng lên rồi đưa vào kiệu hoa. “Từ nay về sau, ta không chỉ là phu quân của nàng mà còn là người nhà mẹ đẻ của nàng.” Nghi An khoanh tay ôm lấy đầu vai người đàn ông, nhoẻn miệng cười.

“Được.” Về đến phủ tướng quân, người xướng lễ đã chờ từ lâu, “Tân lang tân nương, hai họ hợp làm một, trước thời phụng tổ tiên, sau sinh con đẻ cái.”


“Nhất bái thiên địa!” Vệ Kỳ và Nghệ An đồng thời xoay người ra phía cửa chính vái lạy. “Nhị bái tổ tiên!”

Đúng lúc này, một giọng nói cao vút đè âm thanh của người xướng lễ xuống. “Bệ hạ giá lâm!” Khách khứa đồng thời ồ lên, ánh mắt Vệ Kỳ nghiêm nghị, khẩn trương, Nghệ An túm chặt làn váy theo bản năng. Toàn trường tĩnh mịch đến mức có thể nghe cả tiếng kim rơi. Thú Thành Để bước vào chính đường trong bầu không khí như thế.

Mọi người quỳ lạy: “Cung nghênh thánh giá…”

Vệ Kỳ và Nghệ An cũng không phải ngoại lệ. Thú Thành Đế ngồi xuống ghế đầu, vung tay lên: “Bình thân. Trẫm nghe nói nhà Vệ khanh gia có hỷ nên tới chia vui.”

“Mạt tướng có tài đức gì mà làm phiền thánh giá…” “Không sao.” Tiêu Quý Thừa nở nụ cười, tầm mắt tùy ý nhìn sang phía tân nương, ánh mắt sắc bén tựa như muốn nhìn xuyên qua khăn che mặt để thấy rõ gương mặt che giấu bên trong.

Vết thương của Hòa Tuyền đã sớm lành lại, hiện giờ việc hầu hạ Hoàng để lại trở về tay hắn. Giờ phút này, ánh mắt hắn nhìn tân nương chẳng khác gì với Thú Thành Đế cả.

Lúc trước tới phủ Tướng quân bắt người, hắn đã cảm thấy nữ tử này rất quen mắt, khuôn mặt xinh đẹp như vậy, nếu đã gặp qua thì chắc chắn sẽ không quên.

Nhưng mà hắn lại nghĩ mãi cũng không nhớ ra được. Trong thời gian dưỡng thương, hắn vừa hận Vệ Kỳ, vừa cố đào trong ký ức, hắn đã nhớ ra rồi!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.