Đọc truyện Nam Quốc Nguyên Phi Sử Ký – Chương 21
Bầu trời sụp tối đã lâu, khi mọi thứ xung quanh tĩnh lặng, tôi vẫn ngồi im lặng trên giường:
“Người đâu…” Tôi gọi, chợt Ngữ Ngữ vội mở cửa ở ngoài chạy vào.
“Nương nương có gì sai bảo?” Ngữ Ngữ cung kính nói
“À! Ta cảm thấy hơi đói, mau gọi ngự thiện phòng chuẩn bị bữa tối cho ta…”
Ngữ Ngữ nhanh nhẹn “dạ” một tiếng rồi chạy đi ngay.
Thừa lúc đó bên ngoài chỉ còn lại Vân Vân và hai tên quan binh ngoài cửa, tôi vội điềm đạm đi ra:
“Nương nương, Người đi đâu vậy?”
“Ta có chút chuyện, tí nữa ta sẽ về…”
Vân Vân vội đáp lại
“Nô tì đi với Người…”
“Không cần đâu, ta tự đi được, ta không phải trẻ con…” Tôi nghiêm túc đáp lại, vẻ mặt Vân Vân có vẻ hơi đanh lại
“Nhưng…”
“Được rồi, ta đảm bảo với ngươi sẽ không sao, nếu thật sự có gì, thì đây là do lệnh của ta, có hai người này ( gác cửa) làm chứng, sẽ không thiệt thòi gì đâu”
Đoạn tôi vội chạy đi thật nhanh mặc cho Vân Vân khó xử nhìn tôi đi, trông cũng đáng thương nhưng không thể để cô ấy phá hỏng chuyện của tôi được.
Đến ngự hoa viên, chỉ còn những ngọn đèn lồng thấp thoáng, tôi chẳng thấy ai cả, chẳng nhẽ anh ta gạt tôi như vậy sao? Tôi khẽ đưa tay mình sờ lên lớp vải băng trắng quanh cổ, thầm mắn anh ta không phải quân tử.
chợt xa xa thấy thấp thoáng con thuyền nhỏ, trên chiếc thuyền là bóng dáng một người lái đò đầu đội nón lá che mặt lại, rốt cuộc là ai?
Tôi liền đi đến, trong lòng không khỏi tò mò, là Đăng tướng quân?
Gần đến hơn, người đó kéo chiếc nón lá lên
“Thì ra là anh… vậy mà tôi cứ tưởng anh không đến…”
Anh ta khe khẽ mỉm cười với tôi, rồi vội thu lại nét cười trên gương mặt thanh tú:
“Mau lên thuyền…”
Tôi vội lao lên thuyền, chợt nhớ ra mình cần phải làm việc cuối cùng trước khi rời khỏi nơi này.
Tôi vội cởi đôi hài đang mang đặt bên bờ sông, sau đó ném một cái áo tôi thường mặc xuống sông:
“Người làm gì vậy nương nương?” Anh ta sững sốt nhìn tôi
Tôi cười cười lại đưa tay lên phẫy phẫy như kiểu “anh đừng bận tâm”
Cuối cùng, bức thư “tuyệt mệnh” tôi cất trong người đem ra rồi vứt ở gần đó.
Sau đó tôi vội nhảy lên thuyền.
Đăng Tuấn Kiệt nhàn nhã chèo thuyền như một người chuyên nghiệp, tôi có chút ngỡ ngàng:
“Anh chèo thuyền giỏi thật!”
“Từ nhỏ, thần thường về quê ngoại chơi, vì là vùng sông nước nên cũng biết đôi chút…”
Nhưng chợt anh ta nhớ ra điều gì đó:
“Nương nương người có thấy chiếc hộp bên trong thuyền không?”
Tôi nghe theo anh ta, quay vào trong mui thuyền thì y như anh ta nói, một chiếc hộp gỗ tròn vừa lòng bàn tay.
“Có! Thì sao?”
“Người mau hóa trang thành một người bị bệnh truyền nhiễm đi, trong đó là nguyên liệu để giúp người hóa trang…”
“Hóa… hóa trang?” Tôi không thể thốt tròn câu, trước giờ tôi có bao giờ biết người bị bệnh truyền nhiễm như thế nào đâu. “Nhưng ta…”
“Mau đi nương nương, nếu Người muốn rời khỏi đây… Sắp đến cổng thành rồi, không khéo bọn quan binh sẽ phát hiện thì nguy, bên cạnh là bộ y phục cung nữ, người mau mau thay vào đi”
“Được được…” Tôi vội liều một phen, vội chấm thật nhiều chấm đỏ đỏ không rõ hình dạng lên khắp vùng da của mình, kể cả trên mặt. Rồi vội thay y phục cung nữ vào, tất nhiên Tuấn Kiệt vội quay đầu đi hướng khác, có chết cũng không dám nhìn, nếu như không muốn tôi đạp cho một phát nhào xuống sông thì thử xem.
Sau đó nằm xuống như người bị bệnh thật.
Tôi nhắm mắt lại, tim vẫn đặp hối hả không dứt, hy vọng sẽ không bị phát hiện và lôi đầu trở về, bằng không thì tôi chết thật.
Trong tâm trí tôi tối sầm lại, sau đó thì tiếng người nói chuyện rôm rả, nhộn nhịp vô cùng, không khí xung quanh cũng lạnh hơn hẳn.
Tiếng cười nói rõ dần và to hơn trước, đâu đó tiếng nói gắt gõng nghiêm trang của quan binh, sau đó thì tôi chìm vào giấc ngủ và không biết gì, tóc đã che hết khuông mặt của tôi.
Không biết tôi đã chìm dần vào giấc ngủ bao lâu rồi, cũng chẳng thể nhớ nỗi đêm qua xảy ra chuyện gì.
Nhưng tôi mơ hồ ” âm mưu đào tẩu” của tôi đã thành công trót lọt.
Hồ như có thứ ánh sáng chói chang đang xông thẳng vào mắt tôi, muốn xuyên qua lớn mí mắt thẳng đến đồng tử của tôi.
Bất chợt đưa tay dụi dụi, tinh thần đã lấy lại phần nào ý thức, tôi mở mắt ra, quả thật mặt trời đang ngắm vào tôi.
Tôi bật ngồi dậy:
“Chúng ta đang ở đâu?” Đăng tướng quân vẫn thông thả chèo thuyền, đoạn thấy tôi đã dậy, anh ta vội đặt mái chèo xuống đến ngồi bên cạnh.
“Vẫn còn trong khu vực quản lý của Long Thành, nhưng không bao lâu nữa sẽ ra khỏi địa phận Long Thành…”
“Vậy tốt rồi…” Tôi bật cười
“Nhưng tại sao Người lại muốn rời khỏi Long Thành…”
“Đừng xưng hô như thế nữa! Gọi ta là Thiên Tuệ được rồi, ta sẽ là em gái của ngươi… OK?”
Cứ nghĩ anh ta sẽ làm ra nét mặt khó xử, lặp tức anh ta phản ứng ngược lại:
“Cũng được, thần cũng định nói với nương nương như vậy…”
“Ok! Dù sao anh cũng hơn tuổi tôi mà!”
“À phải rồi Thiên Tuệ à! Muội thật sự không về thật sao?”
Câu nói của anh ta cũng không khiến tôi ngạc nhiên lắm, bởi tò mò là điều tất nhiên.
Thậm chí tôi có quyền nghi ngờ tại sao anh ta lại chịu đồng ý đưa tôi rời khỏi hoàng cung dễ dàng như vậy, chắc chắn không hoàn toàn là vì tôi uy hiếp anh ta.
Rốt cuộc anh ta nghĩ gì? Nếu nhỡ bị bắt được thì… Mặc dù tôi có nói rằng sẽ “bảo kê” nếu bị bắt trở về, nhưng chỉ là tôi buộc miệng, thực chất tôi không dám chắc bảo toàn tính mạng của mình thì làm sao đến anh ta
” Đúng vậy, muội sẽ không trở về nữa…” Tôi quả quyết
“Nhưng hoàng thượng, Người sẽ…”
“Huynh không sợ thì muội sợ gì, chẳng phải sao? Nếu không sao huynh dám đưa muội ra khỏi hoàng cung như vậy…”
Anh ta không đáp lại mà chỉ mỉm cười, thật ra anh ta đang nghĩ gì vậy chứ?
“Chúng ta sẽ đi đâu?”
“Về quê nhà của huynh, trấn Thái Bình, lần trước huynh đã xin Hoàng thượng cho về thăm quê nhưng vì có việc bận nên đến bây giờ mới về…”
Chiếc thuyền của chúng tôi vẫn trôi chậm rãi trên dòng sông rộng lớn, xa xa là những cánh rừng xanh phủ khắp, bên bờ kia là những đụn phù sa đang trôi nổi dưới làn nước trong trong màu ngọc bích.
Phù sa! Thứ dưỡng chất tốt cho đất, là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho những cây lúa để chúng có thể nảy mầm sinh trưởng tốt, cho nhiều quả (hạt).
Không khí thật trong lành, đâu đó vẫn thoang thoảng mùi thơm của một vài loài hoa nào đó, tiếng chim ríu rít có lúc vang lên dữ dội như bản hòa tấu nhộn nhịp, có khi trầm lắng như bản tình ca, sau lại im bặt, rồi lại tiếp tục vòng tuần hoàn như vậy.
Tôi ngã người nằm xuống, đang xen hai bàn tay lại với nhau kê lên đầu làm gối.
Nhìn những chiếc lá xanh ngắt đang lướt nhanh qua tầm mắt tôi, bất giác không hiểu sao tôi nhìn xuống, hướng Tuấn Kiệt đang ngồi, ánh mắt ấy như đang dõi theo tôi không rời, bất ngờ chạm vào anh mắt của tôi, anh ta vội lơ đi, nét mặt có chút gì đó bối rối.
Bỗng dưng trong lòng tôi len lõi một cảm xúc khó ta, cảm giác lòng ngực mình thổn thức một thứ cảm xúc đặc biệt.
Chắc không có gì đâu, tôi khẽ mỉm cười, dù biết Tuấn Kiệt không nhận ra nụ cười này, bởi anh ta chẳng dám nhìn tôi nữa khi tôi cứ nhìn anh ta chòng chọc như vậy.
Nếu như so sánh giữa Tuấn Kiệt và Thiệu Anh thì cả hai đều chẳng khác nhau cho mấy, nhưng xét kỹ hơn, nét mặt Tuấn Kiệt điềm đạm thanh nhã, không sắc sảo nhưng lại rất thu hút.
Còn Thiệu Anh thì gương mặt toát lên vẻ đẹp của bậc đế vương kiêu hùng, ấn tượng với đôi mày như hai thanh kiếm oai dũng.
Nghĩ đến, khi không gặp Thiệu Anh nữa tôi sẽ có chút gì đó luyến tiếc, không đâu, chắc chỉ là quen có hắn ta bên cạnh nói năng làm tôi phải rối lên, cuộc sống của tôi bình thường vẫn nhàn nhã, trầm tĩnh, khi có Thiệu Anh thì giống như viên đá nhỏ ném xuống nước gây ra dao động, khiến mọi sự tĩnh lặng biến mất, khiến mọi thứ có chút gì đó thú vị hơn, thật ra là rối loạn hơn.
Nhưng suy đi nghĩ lại, quyết định rời khỏi Long Thành thì tôi vẫn giữ, không thay đổi!
Nhưng tôi sẽ làm gì khi ra khỏi Long Thành? Đi đâu, về đâu đây? Trước giờ tôi chỉ nghĩ đến mình phải thoát ra khỏi đó, mà không nghĩ đến tiếp theo mình sẽ làm gì để có một cuộc sống ổn định ở bên ngoài, lấy chồng “mới” à? Chuyện này viễn vong thật, hay là xin làm nha đầu cho một bá hộ nào đó nhĩ? Nhỡ gặp một lão háo sắc thì toi rồi.
Ôi sao đây?
Phải rồi, Tuấn Kiệt! Khi đến quê nhà anh ấy, tôi sẽ xin anh ấy giúp cho một cơ ngơi tốt, sau đó sẽ tính chuyện trả ân sau. Quyết định vậy đi.!