Đọc truyện Mười Tội Ác: Bóng Ma Đêm Mưa – Chương 108: Đường Xuống Hoàng Tuyền
(*) Hoàng Tuyền (黄泉) nghĩa đen là suối vàng, nghĩa bóng (theo tín ngưỡng phương đông) chỉ âm phủ, nơi người chết cư trú, cũng có nghĩa là dưới lòng đất.
Ở thị trấn Ô Hữu có con đường mòn đất đỏ, người ta đổ đầy rác ven hai bên đường mọc um tùm cỏ dại, trên con dốc đắp đất gần đó là một cánh rừng nhỏ.
Chỉ cần nghe tên con đường này đã khiến người ta sợ mất mặt, chẳng ai dám lai vãng quanh đây một mình vào ban đêm.
Con đường đất ấy dẫn đến thôn Chương Hợp, trước đây người dân trong thôn đầu thường xuyên qua lại con đường này, sau đó người ta đắp con đường đá mới nên con đường đất này trở thành hoang phế.
Mặc dù vậy vì nó gần với con đường tỉnh lộ đông đúc người xe qua lại, gần cánh rừng nhỏ lại có cây cầu cạn và kho đông lạnh, nên nơi này không hề vắng vẻ, cũng không thiếu bóng người qua lại.
Mấy năm gần đây, không hiểu sao có chín thanh thiếu niên đột nhiên lần lượt mất tích ở khu vực quanh con đường, họ sống không thấy người, chết không thấy xác.
Mà điều kì lạ là họ đều mất tích vào ngay lúc ban ngày ban mặt, thời gian tập trung vào buổi sáng, danh sách nạn nhân mất tích bao gồm: Diệp Nhuận Lượng, Lưu Hào Bằng, Chương Hán Thành, Vĩ Quan, Lâm An Lan, Dương Tông Dũng, Lý Thành Phong, Lý Trường và Dương Triết.
Ban đầu, cảnh sát không mấy để tâm đến các vụ án mất tích này.
Người nhà của một trong số các thiếu niên mất tích đến trụ sở cảnh sát huyện báo án, nhưng cảnh sát chỉ ghi lại bút lục qua loa, thậm chí họ còn không đến hiện trường khảo sát.
Một tuần sau, người nhà của nạn nhân nóng lòng như lửa đốt, chạy đến đồn cảnh sát hỏi tung tích của con em mình, nhưng họ chỉ nhận được câu trả lời bực bội: “Chúng tôi không thừa cảnh sát để giúp nhà anh tìm con ngay lập tức được.”
Cậu thiếu niên đó tên là Nhuận Lượng, năm đó mới mười sáu tuổi, là công nhân thời vụ cho xưởng đông lạnh.
Một hôm, cậu ra khỏi cánh cổng nhà máy rồi mất tích từ đó, bố cậu tấp tểnh chạy đến báo án, nhưng khi cảnh sát đến nơi, họ chẳng buồn xuống xe, chỉ khuyên gia đình cậu nên đi tìm ở các quán internet, bố mẹ Nhuận Lượng phẫn nộ quát: “Con tôi còn không biết máy tính là gì thì làm sao mà lân la đến quán internet được?”
Một thời gian sau, lại thêm một cậu bé chơi đùa ở gan chân cầu cạn tên là Lưu Hào Bằng mất tích, trên người còn mang theo điện thoại di động, bố cậu bé yêu cầu cảnh sát tìm kiếm nhật kí cuộc gọi, nhưng ông chỉ nhận được câu trả lời là “Chưa xảy ra án mạng thì không thể điều tra!”
Lại một thời gian nữa qua đi, anh công nhân tên là Lâm An Lan cũng làm thuê ở xưởng đông lạnh đột nhiên mất tích một cách li kì trên con đường đất đó.
Anh trai của nạn nhân đến bảo án, cảnh sát nói: “Thanh niên chứ có phải con nít đâu mà lo mất tích? Chắc đi đâu đó thôi! Chúng tôi không thể lập thành hồ sơ vụ án được!”
Bố mẹ của những thanh thiếu niên bị mất tích đầu là người nông dân thật thà, chất phác, trong tay lại không quyền không thế, họ chỉ biết tự mình đi tìm con cái, dán đầy thông báo tìm người mất tích ở các cột diện gần đó.
Mãi đến khi một sinh viên đại học đột nhiên mất tích, thì cảnh sát mới bắt đầu chú ý đến loạt án mất tích này.
Cậu sinh viên đại học đó tên là Vĩ Quan, cậu ta có ông chú làm quan to trên huyện.
Vĩ Quan vẫn chưa tốt nghiệp đại học, mới đi thực tập ở địa phương để thám trắc địa chất, hôm Vĩ Quan mất tích, có người nhìn thấy cậu ta đi bộ về phía con đường đất vào lúc tầm tám giờ sáng, có lẽ cậu ta muốn đi đường tắt để về công trường cho sớm, nhưng các đồng nghiệp ở công trường không hề thấy cậu ta trở về.
Sau khi người nhà nhận được tin Vĩ Quan mất tích, họ vội vàng chạy đến và tìm kiếm dọc theo con đường, thậm chí còn bởi tung các đống rác và mọi ngóc ngách trong cảnh rừng nhỏ gần đó cũng như trên cây cầu cạn, nhưng đều chẳng thấy bóng dáng của Vĩ Quan.
Vài ngày sau đó, gia đình cậu sinh viên vẫn không ngừng tìm kiếm xung quanh thôn Chương Hợp và bất ngờ biết rằng trong vòng vài năm trở lại đây đã có chín người lần lượt mất tích trên con đường này.
Người nhà Vĩ Quan đến từng hộ gia đình có con cái bị mất tích, liên kết với họ viết đơn phản ảnh vụ việc với cảnh sát, đồng thời nhờ phương tiện truyền thông giúp đỡ.
Đối diện với sức ép nhiều mặt, cuối cùng cảnh sát cũng chịu lập hồ sơ vụ án, đồng thời báo cáo tình hình lên bộ công an.
Phó cục trưởng Bạch Cảnh Ngọc thấy mức độ vụ án rất nghiêm trọng nên lập tức cử tổ chuyên án xuống ngay địa phương hỗ trợ cảnh sát điều tra phá án.
Giáo sư Lương nói: “Không có dấu hiệu bắt cóc tống tiền, có lẽ những đứa trẻ đó lành ít dữ nhiều, chắc chắn ở đó đang ẩn nấp con ác quỷ giết người.”
Bao Triển thở dài: “Vụ án mất tích đầu tiên đã xảy ra mấy năm rồi mà bây giờ mới lập hồ sơ vụ án! Hầy!”
Họa Long ngán ngẩm: “Thế mà cũng dám tự xưng là cảnh sát, phụ huynh người ta nóng lòng như ngồi trên đống lửa, thế mà họ thờ ơ.
Họ không hiểu nuôi một đứa con phải hao tốn biết bao tâm huyết sao?”
Thị trấn Ô Hữu thuộc huyện Cát Bá, một huyện nằm ven biên giới, cảnh sát huyện Cát Bá kết hợp với tổ chuyên án thành lập đội chuyên án điều tra tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Giám đốc phòng cảnh sát huyện Cát Bối họ Mao, anh ta là con người có đầu óc rất nhanh nhạy, các nhân viên cảnh sát ở đây đều gọi anh ta là sếp Mao.
Sếp Mao dẫn tổ chuyên án đến địa điểm gây án con đường mòn nơi chín thanh thiếu niên đã mất tích.
Dưới trời mưa, trên sườn dốc hai ven đường có vài người dân đội mưa chạy đến xem, mấy viên cảnh sát đứng đó duy trì trật tự hiện trường, họ yêu cầu quần chúng lùi sâu về phía sau.
Sếp Mao nói nhỏ với viên cảnh sát phụ trách chụp ảnh: “Cậu chụp thêm vài tấm hình chung cho tôi với tổ chuyên án nhé! Chú ý đừng chụp phải những người không liên quan.”
Viên cảnh sát phụ trách chụp ảnh hiểu ý sếp, sếp muốn chụp ảnh chung với lãnh đạo để mai sau dễ bề thăng quan tiến chức.
Sếp Mao cúi lom khom, ân cần nói với giáo sư Lương: “Mưa rồi! Chúng ta xem hiện trường rồi mau trở về thôi!”
Giáo sư Lương gạt tay: “Chúng ta phải làm một chuyến xuống hoàng tuyền trước đã!”
Hoạ Long đẩy xe lăn cho giáo sư Lương, mưa bụi nhẹ rắc hạt, mặt đường trơn nhuồi, đôi giày da của sếp Mao lấm lem.
Đoàn người men theo con đường đất đi sâu về phía trước để thảm sát thực địa.
Bao Triển và Tô My vẽ tấm bản đồ đơn giản và ghi chú những từ then chốt quanh khu vực mất tích như: đường đất, kho đông lạnh, nhà vệ sinh, cánh rừng thưa, khu đất trồng rau, cầu cạn, thôn xóm.
Phía sau kho đông lạnh có một khu vệ sinh lộ thiên đơn sơ, Bao Triển vào nhà vệ sinh nam, còn Tô My vào nhà vệ sinh nữ kiểm tra xem có các dấu vết khác thường như dấu máu trên tường hay không.
Khi đến gần cánh rừng thưa, tổ chuyên án đã thấy ven đường nhốn nháo khác thường, nhiều người giơ tay dán ảnh tìm người thân, họ đều là gia quyến của những nạn nhân bị mất tích.
Thấy tổ chuyên án đi đến gần, tinh thần họ hơi mất kiểm soát, mấy viên cảnh sát phải tạo thành hàng rào người ngăn họ lại, một người phụ nữ nông thôn lao thục mạng tới, hai viên cảnh sát cuống quýt vừa lôi vừa kéo bà ta lại.
Sếp Mao lớn giọng quát: “Mọi người về nhà đợi thông báo đi! Đừng đứng đây gây sự nữa!”
Giáo sư Lương vẫy tay ra hiệu cho người phụ nữ nọ đến gần, bà loạng choạng chạy đến, rồi quỳ sụp xuống trước mặt giáo sư Lương.
Hoạ Long vội vàng đỡ bà dậy, an ủi đôi câu, người phụ nữ nọ oà khóc nức nở thuật lại sự tình.
Một năm trước, con trai bà là Lý Trường mất tích trên con đường này, kể từ đó hai bố mẹ bắt đầu bước chân vào con đường kiếm con đầy gian nan, họ tìm khắp các thôn xóm quanh đây, tiêu tốn hết mấy chục ngàn tệ, giờ đây gia đình gần như khuynh gia bại sản.
Dẫu vất vả là vậy nhưng hai bố mẹ chưa bao giờ từ bỏ công cuộc tìm kiếm con trai, ngày nào họ cũng gửi gắm hi vọng vào mấy tờ giấy dán thông báo tìm người thân và tấm ảnh của con trai.
Sau khi con trai mất tích, đêm nào người mẹ cũng khóc từ khuya đến tận sáng mai, mỗi lần tìm đều đau thắt đến nỗi muốn ngất xỉu, người héo gầy, hao mòn đi trông thấy.
Sau khi Lý Trường mất tích, người nhà nghi ngờ đứa bé bị bắt vào mấy xưởng ngói chui làm công nhân, họ tìm tất cả các xưởng gạch ngói quanh thị trấn.
Rất nhiều phụ huynh bắt chước họ đến các xưởng gạch ngói tìm con, nhưng chẳng thấy bóng dáng bọn trẻ đâu cả.
Một vài phụ huynh nghĩ nếu bọn trẻ bị bắt vào xưởng gạch ngói làm công thì còn đỡ, chứ lỡ đấu gặp phải bất trắc gì thì biết phải làm sao.
Người phụ nữ vừa khóc vừa kể: “Con trai tôi học rất giỏi, lại ngoan ngoãn, thật thà, sao bỗng dưng lại mất tích thế chứ?”
Giáo sư Lương trấn an: “Cảnh sát sẽ dốc toàn lực giúp đỡ tìm kiếm, các chị đừng quá lo lắng!”
Đoàn người lại âm thầm tiến vào tận cùng con đường đất, phía trước đã là thôn Chương Hợp.
Trong thôn có một thiếu niên tên là Chương Hán Thành bị mất tích.
Đầu thôn là ao tù hôi thối, trên bờ trồng một cây liễu già, dưới gốc liễu có bà lão tóc bạc phơ, lưng gù gập thẩn thờ ngồi đó.
Sếp Mao kể: “Nạn nhân đầu tiên bị mất tích chính là cậu bé Chương Hán Thành ở thôn này, cậu bé mới mười ba tuổi, mấy năm trước đột nhiên mất tích.
Bà lão này là người cuối cùng nhìn thấy cậu bé, thường ngày bà ta chẳng có sở thích gì, chỉ tối ngày ngồi bần thần dưới gốc cây liễu.”
Khoảng chín giờ sáng hôm ấy, Chương Hán Thành ra đồng làm việc cùng bố mẹ, khoảng mười rưỡi trưa, hai bố mẹ bảo con trai về nhà nấu cơm.
Cậu bé nấu cơm xong, liền đựng vào làn mang ra đồng cho bố mẹ ăn, khi rời khỏi thôn và bước vào con đường đất, cậu bé liền mất tích một cách thần bí kể từ đó.
Người cuối cùng nhìn thấy cậu bé chính là bà lão thường ngồi thẩn thờ dưới gốc liễu suốt cả ngày, khi ấy cây ngô trồng hai bên đường đã rất cao, cậu bé đi được một đoạn đường liền chui vào ruộng ngô, bà lão không nhìn thấy chuyện gì xảy ra trong ấy nữa.
Trước đây, cảnh sát đã thẩm vấn bà lão mấy lần, bà lão hơi nghễnh ngàng nên chẳng cung cấp được bao nhiều thông tin có ích.
Tổ chuyên án quyết định trở về phòng cảnh sát triệu tập cuộc hợp, họ đang định trở về theo con đường lúc đến thì thấy trưởng thôn Chương Hợp đuổi theo sau, ông ta định bày tiệc thết đãi tổ chuyên án và sếp Mao.
Sếp Mao là giám đốc phòng cảnh sát huyện, trưởng thôn muốn nhân cơ hội này để kết thân với ông ta.
Tiếc là tổ chuyên án lại cảm ơn và từ chối lời mời của trưởng thôn.
Trong lúc hàn huyên, trưởng thôn đã cung cấp một manh mối rất đáng quan tâm.
Trưởng thôn nói: “Các đồng chí đã đến đây rồi mà không bớt được chút thời gian ở lại ăn với tôi bữa cơm.
Tôi có mời các đồng chí ăn thịt người đâu cơ chứ?”
Sếp Mao đãi bôi: “Tôi nhận tấm lòng của đồng chí là được rồi! Thời gian này ắt có lúc phải làm phiền đồng chí, nếu có chuyện gì mong đồng chí hết lòng phối hợp công tác với chúng tôi!”
Trưởng thôn dông dài: “Nói đến đây tôi lại chợt nhớ đến chuyện thôn mình từng có người ăn thịt người thật đấy!”
Sếp Mao kinh ngạc hỏi: “Ai vậy?”
Trưởng thôn nhỏ giọng thì thào: “Chính là bà lão mà các anh gặp ở dưới gốc liễu đầu thôn đó!”.