Đọc truyện Mười Sáu Năm Sau Ta Không Còn Là Ta Nhưng Ngươi Vẫn Là Ngươi – Chương 35
ĐĂNG LÚC 06:12:48 NGÀY 28-04-2017
Sưởi ấm là sưởi ấm, chẳng có chuyện gì khác.
Làm ấm lưng xong, nhìn thấy nàng đã tiến vào giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (Rapid Eye Movement (REM) Sleep – giấc ngủ REM, hay còn gọi là ngủ nghịch lý, ngủ mơ), ta bèn tự giác quay lưng về phía Tần Hoan đang ngủ, nếu nói nhịp tim không tăng nhanh, thì chắc chắn là giả dối, bây giờ nhớ lại, quay người chắc là do chột dạ.
Tần Hoan cứ nói bản thân bị mất ngủ từ nhỏ, ngủ không ngon, nằm mơ cả đêm.
Thực ra nàng chìm vào giấc ngủ rất nhanh, nhưng tương đối ngắn.
Ta đếm qua chu kỳ ngủ của nàng, về sau khi học y học giấc ngủ (sleep medicine), ta còn phân tích chuyên môn một phen.
Mấy năm gần đây thịnh hành vòng đeo tay (smartband – vòng đeo tay thông minh), nàng đeo rồi đo thử, cũng rất chuẩn, cái này nói sau.
Lúc gần tới cuối kỳ, bầu không khí học tập đột nhiên tăng đậm, cuộc sống hàng ngày chính là lên lớp, tự học, ăn cơm, đi ngủ, khâu ăn cơm này cũng có thể bỏ bớt khi cần thiết.
Tới mỗi khâu, Tô Mộc đều sẽ đến tìm ta để cùng đi, Tần Hoan có lúc cùng đi với chúng ta, phần lớn thời gian là đi tìm Phương Phương và Tuyết Mai.
Cho đến một ngày cuối tuần,
Vào buổi tối thứ sáu, ký túc xá của chúng ta lại nằm nói chuyện tới rất khuya, vốn là bắt đầu kể về mỹ thực ở các nơi, đúng là kể không hết, nhất là cái miệng của Tần Hoan ấy, miêu tả làm buồn cười chết mất.
High quá rồi, càng kể càng đói, Phương Phương không kiềm chế nổi, mà đứng dậy pha mì.
Mì thịt bò Khang Sư Phụ (hay Master Kong, là nhà sản xuất mì ăn liền lớn nhất Trung Quốc) đúng là rất có ma lực.
Mùi thơm vừa mới tỏa ra, đã làm toàn bộ sâu thèm (sự thèm ăn mãnh liệt) trong bụng của mọi người tỉnh giấc!
Mặc dù ăn vào chẳng ra sao cả, nhưng có mùi tuyệt đối tràn đầy hấp dẫn.
Không thể ngủ được nữa, mọi người đều ngồi dậy ăn khuya với mì ăn liền,
Tần Hoan nói, hay là chúng ta hãy kể chuyện ma《 Câu Chuyện Về Hồng Mã Giáp Trong Trường Y 》đi.
(“hồng mã giáp” là áo gi-lê màu đỏ, là chiếc áo được các tình nguyện viên mặc)
Má ơi, ta sợ chuyện ma nhất, nhưng Phương Phương và Tuyết Mai có hứng trí rất cao, nên đành phải kiên trì nghe tiếp…!
May mà năng lực kể chuyện ma của Tần Hoan cũng bình thường, nhuộm đẫm (1) và trải thảm (2) nhiều quá, ma còn chưa lên sân khấu, thì phía đối diện đã truyền tới tiếng ngáy khe khẽ của Tuyết Mai,
Nhưng mà Tần Hoan chìm đắm trong câu chuyện của chính mình, đợi nàng hoàn hồn trở lại, đến lúc bị bản thân hù dọa, đang muốn rúc vào lòng ta, thì lại phát hiện trong ký túc xá trừ nàng ra đã ngủ cả rồi, bao gồm ta là đứa sợ ma nhất, mà còn quay lưng về phía nàng để ngủ.
(Đoạn này là do chính nàng kể, bởi vì ngày hôm sau chúng ta đều không còn nhớ phần kết của chuyện ma là gì, hỏi nàng à, nhưng làm thế nào nàng cũng không chịu kể lần thứ hai).
Sáng ngày hôm sau, ai cũng dậy không nổi, Tô Mộc đến gõ cửa rủ ta cùng đi tự học, nhưng một khung cảnh yên lặng.
Gõ nữa, thì Tuyết Mai với đôi mắt ngái ngủ ra mở cửa.
Miêu tả của chính Tô Mộc là thế này: “ta chỉ trông thấy đầu của Tần Hoan thò ra khỏi giường của ngươi, tiếp theo là ngươi, áo mũ không ngay ngắn.”
Toàn bộ trông giống như một đôi bị bắt gian tại giường.
Phương Phương giải thích: bởi vì bệnh tình của Tần Hoan cần làm ấm lưng.
Nét mặt của Tô Mộc đều co lại, nói: “được, vậy ta đi tự học trước.”
Ngày hôm đó ta đành phải đi cùng với Tần Hoan.
Đối với việc tự học một chút thiện cảm ta cũng không có, bởi vì học kỳ này học toàn nào là toán cao cấp y dụng (dùng cho ngành y), vật lý y dụng (dùng cho ngành y), hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ, chính trị, lý luận quân sự, quả thực là cao tứ (3) mà.
“Chi bằng ra ngoài dạo chơi chút đi, ánh nắng bên ngoài đẹp như vậy.”
Quả thực là ăn nhịp với nhau nha.
Cuộc dạo chơi này cũng không gấp, vì ta đã tìm được một nơi thế ngoại đào nguyên (“chỉ cảnh giới lý tưởng có cuộc sống an lạc, tách biệt với xã hội hiện thực”, giống như “Shangri-La”) khác trong trường học —- vườn dược dụng thực vật.
(“dược dụng thực vật” có nghĩa là thực vật được dùng làm thuốc hay còn gọi là thảo dược)
– —————————————————
CHÚ THÍCH
(1) Nhuộm đẫm (渲染) là một hoạ pháp của hội hoạ Trung Quốc, dùng mực loãng hoặc màu nhạt tô phủ lên tranh đã vẽ để tăng hiệu quả nghệ thuật.
Nhưng trong chương này nó có nghĩa là một loại thủ pháp biểu hiện trong văn học, thông qua việc tường thuật chi tiết, hình dung hoặc tô điểm nhiều phương diện như hoàn cảnh, cảnh vật hoặc ngoại hình, hành vi, tâm lý của nhân vật để làm nổi bật đối tượng chính hoặc phương diện chính trong miêu tả, tăng cường hiệu quả nghệ thuật biểu hiện, đi sâu vào chủ đề hơn.
(2) Trải thảm (铺垫) là một loại thủ pháp biểu hiện trong văn học, tạo cơ sở hoặc làm nền, tô điểm, để làm cho sự xuất hiện của nội dung tiếp sau đó trở nên hợp lý, tất yếu, hoặc tạo ra sự tương phản, hồi hộp, hoặc xúc động để đẩy câu chuyện lên cao trào.
(3) Cao tứ: tạm dịch là lớp 13, hàng năm đều có rất nhiều học sinh thi rớt đại học, hoặc mặc dù được nhận vào, nhưng không phải trường học lý tưởng, thì sẽ lựa chọn tiến hành học lại một năm nữa (để thi lại đại học), với hy vọng có thể có một nền tảng mới.
Bởi vì do học lại một năm nữa sau khi kết thúc lớp 12, cho nên lớp học lại thế này được gọi là cao tứ, các học sinh được gọi là học sinh cao tứ.
Tác giả viết: “đối với việc tự học một chút thiện cảm ta cũng không có, bởi vì học kỳ này học toàn nào là toán cao cấp dùng cho ngành y, vật lý dùng cho ngành y, hoá học vô cơ, hoá học hữu cơ, chính trị, lý luận quân sự, quả thực là cao tứ mà.” Có nghĩa là đang ví von chương trình học giống như ôn thi lại đại học..