Bạn đang đọc Một Màu Xuân FULL – Chương 1
Suốt cả đời người sẽ luôn có mấy vết nhơ.
Mà cả đời Nam Sương lại dính hết vết nhơ này đến vết nhơ khác, đến nỗi không thể vãn hồi khiến nàng cảm thấy bực bội, ấm ức.
Sự việc phải kể lại từ năm các Vạn Hồng kết minh với phái Thiên Thủy đó.
Nam Sương là đại tiểu thư phái Thiên Thủy.
Người giang hồ thường cưới muộn nên nàng đến cái tuổi mười chín mới bị cha gọi đến trước mặt mà rằng: “Gần đây phái ta kết minh với các Vạn Hồng, cha thấy nhị công tử nhà họ không tệ, vẻ ngoài tuấn tú, sống lưng thẳng tắp, con gả đến đó nhé?”.
Nam Dương nghĩ thầm gái lớn gả chồng, thế là gật đầu, trịnh trọng đáp: “Vâng ạ”.
Nam Cửu Dương lại không khỏi ngẩn ngơ, lát sau mới lắc đầu thở dài: “Con gái lớn rồi”.
Đội đưa dâu xuất phát vào đúng cuối hè, hương hoa quế thoang thoảng trong không khí.
Phái Thiên Thủy ở trong nội thành của kinh thành, mở cửa sát đường, trang nghiêm như nhà quan.
Cành cây xanh um tươi tốt điểm xuyết trên mái cong của cánh cửa đỏ, Nam Cửu Dương đứng ở cửam nhìn con gái vận cát phục, tô son điểm phấn thì cảm khái, không cầm được nước mắt.
Nào ngờ sau khi Nam Sương ngẩng đầu sải bước vào trong kiệu một lúc lại vén rèm thò đầu ra, gọi: “Cha chớ buồn, con gái gả xong lại về mà”.
Biểu cảm đau buồn của Nam Cửu Dương lập tức cứng đờ, ánh mắt trở nên hết sức quái gở, lại nhìn Nam Sương cười hi hì nói với phu kiệu: “Đi thôi”.
Tức thì trống chiêng vang trời, tưng bừng náo nhiệt, Nam Cửu Dương nghĩ thầm chẳng lẽ con gái bảo bối coi việc lấy chồng như vận chuyển, không làm ầm ĩ là vì nó cho rằng vẫn có thể quay về.
Nam Cửu Dương bỗng có dự cảm cực kỳ xấu.
Thật ra Nam Sương chỉ định bàn với phu quân tương lai, cho phép nàng được về nhà với cha mỗi năm từ cuối mùa thu tới đầu xuân năm sau thôi.
Nàng đã nghĩ xong lí do rồi, nửa năm từ đầu xuân tới giữa hạ mà nàng ở lại các Vạn Hồng là lúc thời tiết tốt, khí trời ấm áp, thích hợp chuyện phòng the, sinh sôi nảy nở.
Cả đường thuận buồm xuôi gió, ngày nào thời tiết cũng trong xanh, có gió thổi mát mẻ.
Từ khi sinh ra tới nay, Nam Sương là một người có mệnh xuôi gió xuôi nước, chuyện vướng mắc lớn nhất gặp phải chính là lúc nhỏ đi học với mấy anh công tử nhà hàng xóm, phu tử giảng bài có nhắc tới từ “chuyện phòng the”, mấy đứa trẻ choai choai đều mắc cỡ đỏ bừng cả mặt, chỉ mình tiểu Nam Sương nữ cải nam trang là vỗ án đứng lên, học theo giọng điệu cha mà rằng: “Đó, là một chuyện tuyệt vời”.
Học đường lúc ấy im bặt không tiếng động, chim khách trên cành hót ríu rít, đang độ đầu xuân, mèo con cũng náo động ở bên ngoài, một tiếng “meo” làm cả người phu tử bảy tám mươi run lên, mấp máy nói: “Nghiệt, nghiệt chướng!” Cùng ngày, Nam Sương bị phu tử trục xuất khỏi học đường trong ánh mắt khinh bỉ.
Kỳ thậ năm ấy Nam Sương không biết hàm nghĩa huyền diệu của từ “chuyện phòng the”, nàng chỉ xem mèo vẽ hổ nói lại y nguyên lời của Nam Cửu Dương mà thôi, chẳng ngờ lại phải khóc nức nở một trận, còn trở thành vết nhơ lớn nhất cuộc đời.
Sau khi biết nguyên nhân con gái bị đuổi khỏi học đường, Nam Cửu Dương vô cùng xoắn xuýt, ông ngồi ngay ngắn trước kỷ án trong phòng sách, ưu sầu nhìn Nam Sương rồi thở dài hai tiếng, nói: “Lấy mình làm gương, mưa dầm thấm đất, là lỗi của vi phụ, là lỗi của vi phụ”.
Cũng may năm đó Nam Sương giả nam đi học, duy chỉ có tiên sinh dạy học biết thân phận thật của nàng.
Nam Cửu Dương dùng tiền bịt miệng lão tiên sinh nên Nam Sương không bị cái danh vô liêm sĩ.
Cùng năm ấy, Nam Cửu Dương mời một tú tài thi rớt đến phủ dạy học, từ đó Nam Sương không đến học đường nữa.
Không có bạn cùng lứa cạnh tranh, nàng học thi từ ca phú bập bõm chữ được chữ không.
Con gái không tài thì được đức nên Nam Cửu Dương không bận tâm.
Bảy năm sau, phái Thiên Thủy kết minh với các Vạn Hồng, vẻ ngoài của nhị công tử các Vạn Hồng đó quân tử như ngọc, anh tuấn tiêu sái.
Nam Sương đã đến tuổi hiểu chuyện, Nam Cửu Dương nghĩ thầm, đứa bé hiểu biết từ sớm, nếu gả cho thì nhất định am tường thuật ngự phu, chắc chắn quan hệ của phái Thiên Thủy và các Vạn Hồng có thể nâng cao một bước.
Nào ngờ một câu “Ít ngày nữa con sẽ về” của Nam Sương đã khiến Nam Cửu Dương hết sức sợ hãi.
Vạn Hồng Các tọa lạc trong núi Ngọc ngoài thành Phượng Dương.
Đường núi có mười tám chỗ rẽ, chỉ thoáng thấy chân hành lang có mái và lầu các tường trắng nguy nga sừng sững, dưới sự che đậy càng thêm phần u tĩnh trang nghiêm.
Lúc bấy đầu thu, lá phong đã biến thành vàng màu cam.
Các Vạn Hồng vốn tên là các Vạn Hồng[1], chỉ vì vào tiết cuối thu, phiến là phong đỏ như lửa bay xuống giữa lầu đài đình tạ như vạn đốm đỏ lướt qua, đẹp đẽ mà duyên dáng.
Nhưng địa vị của các này ở trên giang hồ bình bình, hai chữ “Vạn Hồng” không khỏi khiến người ta liên tưởng đến chốn ong bướm nên gọi đùa là “bang Kỹ Viện Giang Hồ”.
Bởi thế sau đó đổi tên thành “Vạn Hồng Các”, lấy hình tượng hồng nhạn bay cao để lấy lại thanh thế.
Kiệu tới trước các.
Ánh dương buổi chính ngọ rực rỡ, trời thu trong xanh thư thản, ngày tốt giờ lành.
Một đoàn người đứng trước cửa chính của các Vạn Hồng, kẻ mặc áo gấm đỏ đứng hàng đầu chính là tân lang Âu Dương Hi.
Tiếng tăm của Nam Sương ở bên ngoài cực tốt, đều nói là đại tiểu thư phái Thiên Thủy có tri thức hiểu lễ nghĩa, đẹp người đẹp nết, chịu thương chịu khó, vóc người thướt tha, thân thể mềm dẻo… không cần lắm lời.
Âu Dương Hi cảm giác mình có phúc tu từ tám đời mới cưới được cô vợ ốc[2] như thất tiên nữ.
Hắn ta đứng thẳng tắp đến cứng đờ ở cửa, trong cương có nhu, trong nhu còn dính một chút dịu dàng như nước.
Ai hiểu mà trông thấy sẽ biết hắn ta đang khẩn trương, người ngoài mà ngó thấy thì lại nghĩ đến dáng vẻ như dưa muối thì đều than là hoa nhài cắm bãi phân trâu.
Hạ kiệu xuống đi bộ, một cơn gió thu thổi tới vén một góc khăn đội đầu lên.
Nam Sương thoáng liếc thấy vóc dáng dong dỏng của tân lang thì cong khóe miệng cười, trong lòng cảm thán lời cha không sai, quả là sống lưng thẳng tắp.
Kính rượu và bái thiên địa xong, tân nương liền được đưa vào phòng tân hôn.
Bên trong ba gian đại viện của các Vạn Hồng có vô số tiểu viện, mặc dù không lớn nhưng bố cục quanh co lắt léo.
Phòng tân hô của Nam Sương ở hướng nam của viện giữa.
Ban đêm, tiệc cơ động[3] bên ngoài viện vẫn huyên náo.
Trong phòng cột phượng kèo loan, Nam Sương hơi buồn bực, bèn tự vén khăn voan lên, cầm ít bánh ngọt ở trên bàn mà ăn.
Đang ăn lại ngửi thấy một mùi thơm, nàng ngẩng đầu thấy nến đỏ trong phòng lờ mờ, chập chờn, cảm thấy hơi buồn ngủ.
Nam Sương nghĩ thầm chi bằng chợp mắt một lát để dưỡng sức thì mới mây mưa tới bình minh được.
Trong lúc mê man, dường như trong tân phòng có tiếng động.
“Nhẹ thôi, chớ để ngã xuống đất”.
Tiếng nói du dương như nước suối róc rách.
“Công tử, con bé này nom thì nhẹ mà khiêng mới biết nặng ghê”.
Bên cạnh lại truyền tới tiếng một giọng trẻ hơn.
“Nặng á?”
“Công tử, khiêng con bé này thì tôi không dùng khinh công được, lỡ bị người ta phát hiện thì không hay đâu”.
“Ồ… Cô ta nom như cây giá đỗ thế này thì không nặng đâu, là áo cưới cô ta nặng đấy.
Nào, cởi [email protected] áo cô ta ra”.
“Công tử, việc này… không hay lắm đâu”.
“Bốp” một tiếng, cây quạt đánh lên đầu một người: “Dù sao ném cô ta lên trên giường thiếu chủ thì cũng phải cởi [email protected] áo thôi”.
“Công tử, không phải nói đặt lên giường người sao? Lẽ nào… người người người bỏ thuốc thiếu chủ rồi ư? Độc ác quá!”
“Thiếu chủ thì dễ trấn áp thôi”.
Thế là lại một trận sột soạt.
“Ôi, ôi, bảo cậu cởi áo cưới thôi, mặc áo lót vào cho cô ta”.
“Công tử, dây đeo của cái yếm này lỏng rồi, làm sao mới được đây…”
“… Để ta”.
Ngoại trừ ba vườn trong phủ, các Vạn Hồng còn có một ngoại viện tên hiên Nghênh Khách, nếu có khách mang thân phận vô cùng tôn quý tới thì sẽ vào trong hiên.
Cạnh hiên Nghênh Khách có một hành lang bày tranh dọc theo thế núi cao thấp chập chùng, hợp với hai viện.
Đêm ấy, ngoài hành lang thấp thoáng bóng cây, dưới hành lang nước chảy róc rách, trong hành lang cảnh xuân chợt đến.
Một thiếu niên mặt như thoa phấn, mắt hạnh long lanh, độ mười lăm mười sáu tuổi, đang vác Nam Sương bị cởi áo cưới.
Bên cạnh thiếu niên có một người dong dỏng, xoay lưng lại với sắc núi mênh mông, gió đêm hất tung mái tóc y, tựa như một dòng thủy mặc chợt trút xuống bóng đêm, áo dài màu xanh nhạt giọi lại ánh trăng, như đang tự phát sáng.
“Đồng Tứ, đi”.
Người áo xanh cười nhạt một tiếng, giơ tay ném áo cưới lên không trung.
Bộ áo cưới đó mở ra một mảng đỏ xán lạn ở chân trời, mũi chân người áo xanh điểm trên đất, mượn lực bay vọt lên, đưa tay vừa kéo vừa xoay tròn, thu mảng đỏ đó vào tay.
Thiếu niên được gọi là Đồng Tứ than thở vài tiếng, vác Nam Sương nhảy phắt lên, đi theo bóng người kia.
Hôm sau Nam Sương tỉnh lại thì tinh thần sảng khoái, trong núi xanh ngắt, cây cối che khuất bầu trời, thi thoảng còn truyền đến mấy tiếng chim líu lo.
Cửa sổ góc đông nam gian nhà được mở ra, mấy cành phong đỏ rủ vào.
Trông vài phiến lá phong rơi xuống đất, trong lòng Nam Sương vô cùng buồn bực.
Rõ ràng phòng tân hôn ở lầu một, lẽ nào cây phong hôm nay đều thấp bé dập dờn như vậy, khom lưng khăng khăng thò vào phòng tân hôn để rình trộm cảnh xuân.
Nghĩ vậy, Nam Sương chợt thấy lạ lùng.
Nàng xoay người nhìn vào phía trong lại đối diện với một gương mặt xa lạ.
Chàng trai mơ mơ màng màng, chép miệng khi đương cơn mộng rồi từ từ mở mắt, sửng sốt.
Nam Sương cũng sửng sốt, nhưng hai người trái ngược nhau, tâm thái hoàn toàn bất đồng.
Ánh mắt Nam Sương chuyển từ hàng lông mày nhếch lên của hắn đến đôi môi mềm mại đang mím chặt, cuối cùng chuyển tới cái cổ đỏ rực trong cổ áo nửa mở của hắn ta rồi thu mắt cụp mi, thẹn thùng gọi câu: “Phu quân”.
Cả người chàng trai co giật, nhảy phắt lên, trỏ vào Nam Sương quát to: “Cầm thú!”.
Nam Sương thộn ra, lấy tay chống người lên rồi quan sát quần áo của nhau, lại nhìn chiếc giường trắng tinh, tự cho là đã đoán được sự thực, cười nói: “Xem phu quân nói gì này, mặc dù bây giờ hai ta chưa thành vợ chồng thật, song đã là vợ chồng trên danh nghĩa rồi.
Phu quân không thể trách phu nhân như tôi là cầm thú vì bản thân bất lực chứ?”.
Nói đoạn nàng lại nhìn dò xét “phu quân” mình hai cái, chỉ thấy hàng lông mày của hắn nhếch lên, mắt phượng sắc bén, mũi cao tựa núi, môi như đao gọt.
Nói tóm lại là một vẻ ngoài anh tuấn rất có thần thái, thậm chí còn đẹp hơn gấp chục lần so với dự liệu của nàng.
Nhưng nhớ tới hắn chẳng thể chăn gối thì hết sức tiếc hận, không khỏi lại thở dài ba tiếng liền.
Tiếng thở dài đó vô cùng cực kỳ xúc động.
Chàng trai trên giường tức đến run bắn như con mèo xù lông ngày xuân.
Liếc thấy ánh mắt Nam Sương không kiêng dè, hắn lại kéo chăn, che khuất vị trí yếu hại, cố gắng trấn định rồi hạ giọng, nói: “Cô, cô đi ra ngoài! Tôi không phải phu quân của cô gì hết”.
Nam Sương khinh thường thở dài, trong lòng hoàn toàn không màng đến lời của hắn, bình tĩnh tiếp một câu được rồi xuống đất đi giày tìm quần áo mặc vào.
Vừa tìm, nàng bỗng ngẩn tò te.
Gian phòng thanh nhã yên tĩnh, trên bình sứ lớn trong góc nhà in hoa nhỏ màu xanh lam, bên cạnh bình sứ có một chiếc bàn dài, trên bàn đặt một cây đàn cổ.
Nam Sương nhớ rõ phòng tân hôn được trang hoàng màu đỏ vui mừng, sao lại trở nên mộc mạc như thế.
Bụng nói thầm “không xong”, chợt nghe phòng ngoài truyền tới tiếng huyên náo.
Lại nghe trong tiếng xì xầm có người đang tạ tội, nói gì mà đều đã lục soát hết trong ngoài trên dưới rồi, chỉ còn hiên Nghênh Khách của thiếu chủ, còn bảo gì mà tân nương mất tích là chuyện lớn, không chỉ liên quan đến hạnh phúc của thằng thằng Hi mà còn can hệ đến tình nghĩa giữa phái Thiên Thủy và các Vạn Hồng.
Nam Sương nghe một lát mới chợt hiểu ra, quay lại thì vừa hay đối diện với chàng trai vừa rồi.
Mặt hai người đều rất bất đắc dĩ, nhất tề thở dài nói: “Người có thù oán với các Vạn Hồng, vì sao cũng lôi cả tôi xuống nước?”.
Lời vừa nói ra, hai người nhìn nhau một chốc lại nhất tề bảo: “Nào có thù oán gì, đầu tôi cũng đang mơ hồ đây”.
Thế là hai người lại nhìn nhau, chợt bừng tỉnh: “Bị người ta mưu hại rồi!”.
Trong nháy mắt, Nam Sương chạy ngay lên giường, cướp lấy chăn quấn mình trong đó.
Chàng trai giơ tay lên tóm Nam Sương xuống giường, kéo đến bên tủ rồi ném một bộ áo dài màu tím cho nàng, nói: “Thay nhanh rồi chạy mau”.
Nam Sương bảo: “Nhưng người ta đã tới cả rồi”.
Chàng trai nói: “Nhảy cửa sổ ra ngoài ấy”.
Nam Sương gật đầu, đang định thay quần áo thì nghe tiếng người đã đến cửa phòng, cửa mở “Rầm” một tiếng.
Ba người đi vào thấy trên giường không có ai, vừa định xoay người nói hiểu lầm thì thoáng trông thấy nơi góc tường có hai người quần áo xộc xệch đang đứng, cô gái túm áo choàng của chàng trai, chàng trai thì vịn hai vai cô gái đặt ở trên tủ, cùng tò tò nhìn về phía cửa.[1] Hai chữ Hồng khác nhau.
Chữ Hồng trước là 鸿 (có nghĩa hồng nhạn; thư tín; to lớn).
Chữ Hồng sau là 红 (có nghĩa là màu đỏ; còn có ý chỉ kỹ nữ)
[2] Nguyên văn là Điền Loa phu nhân, chế từ Điền Loa cô nương, một nhân vật trong truyền thuyết dân gian của tỉnh Phúc Kiến, tương tự với chuyện nàng tiên ốc bên mình nhưng khác là không phải bà lão mà là một anh chàng.
[3]Ai đến trước thì ăn trước..