Đọc truyện Mộng Đổi Đời – Chương 40
Type: nguyet hycass
Nhưng cuối cùng thì Tiểu Văn vẫn rời bỏ Uông Trường Xích. Sau đêm ấy một tuần, khi trở về phòng trọ, Uông Trường Xích không thấy Tiểu Văn, cũng không thấy va li hành lý, chỉ thấy một tờ giấy nằm trên bàn.
Họ Uông kia, mỗi lần anh làm chuyện ấy với tôi, anh đều dùng bao cao su. Anh không yêu tôi, anh chê tôi bẩn, tôi phải đi thôi. Họ Hạ.
Chữ viết rất to, nét ngang không thẳng, nét đứng thì nghiêng qua nghiêng lại. đây là lần đầu tiên Tiểu Văn viết nhiều chữ đến như vậy. Uông Trường Xích đứng ngây người nhìn tờ giấy, lẩm bẩm trong miệng. Anh đeo bao cao su vì không muốn có con. Chúng ta không thể nuôi được. Đồ ngốc!
Uông Trường Xích đến tiệm mát xa chân để hỏi thăm tin tức Tiểu Văn. Trương Huệ nói:
– Nhất định nó đã đi theo một thằng đàn ông có tiền nào đó rồi.
Uông Trường Xích lắc đầu:
– Cô ấy nhất định bị ai đó lừa rồi.
Sau đó, Uông Trường Xích đến đồn công an báo cáo Tiểu Văn đã mất tích. Viên cảnh sát trực bàn hỏi, nếu có tin tức gì sẽ liên hệ ngay với Uông Trường Xích. Căn phòng trọ giảm đi hai người lại trở nên quá rộng, hình như nó rộng lên khoảng hai phần ba, bàn ăn rộng, chiếc giường cũng quá rộng. Mỗi đêm, Uông Trường Xích tắt điện nằm trên giường trông ngóng tiếng bước chân đi lên cầu thang, hy vọng Tiểu Văn hồi tâm quay về. Hình như thính giác của cậu đã phát huy đến tột đỉnh, có thể nghe thấy tiếng trò chuyện của khách bộ hành ngoài đường phố, thậm chí có thể vượt không gian để nghe thấy tiếng khóc oa oa của Đại Chí trong ngôi nhà xa tít tắp ở phía bên kia bờ sông Tây Giang. Thính giác của Uông Trường Xích còn có thể vươn đến các đường phố, quảng trường, bến xe, bến tàu, bệnh viện, trường học… Lắng nghe tất cả những âm thanh trong thành phố ba tháng liền, có điều Uông Trường Xích không hề nghe thấy âm thanh của Tiểu Văn. Hình như cô đã như một viến đá cuội được ném xuống đại dương, ngay một tiếng “bõm” cũng không hề vang lên. Trước đây, trong thành phố này Uông Trường Xích còn có một người để nói những lời tâm tình, để mà giận hờn, để mà cãi cọ nhau, bây giờ người ấy không còn nữa, điều an ủi duy nhất của cậu lúc này là đến ngồi tren lan can của sông Tây Giang ngóng về ngôi nhà Đại Chí đang ở trong đó, nhin cái sân thượng của ngôi nhà có Lâm Gia Bách đang ở trong đó. Có khi, cậu vừa nhìn vừa nói mình nghe nhưng tưởng tượng là đang nói chuyện với Đại Chí hoặc Tiểu Văn, Uông Hòe hoặc Lưu Song Cúc. Có khi cậu chỉ ngồi nhìn, nhìn cho đến khi nhà họ Lâm tắt đèn mới đứng dậy quay về. Cho dù Uông Trường Xích đi làm ở hướng nào, cho dù là xa đến mấy đi nữa thì trên dường trở về, cậu đều mua một hộp cơm, nhảy lên xe buýt và đến bờ sông, vẫn vị trí cũ, vừa ăn cơm vừa ngắm nhìn, không bỏ phí ngay cả một phút. Chỉ cần ánh mắt Uông Trường Xích bắt gặp tòa nhà có Đại Chí ở trong đó là như thể cậu bắt được tín hiệu, cho dù có mỏi mệt đến đâu cậu cũng thấy mình khỏe lại, cho dù có buồn phiền đến đâu, cậu cũng cảm thấy vui hẳn lên. Dần dần, Uông Trường Xích đã đem cái sân thượng ấy như Đại Chí, xem cả ngôi nhà ấy là Đại Chí, thậm chí cả cây cối trong sân vườn ngôi nhà ấy là Đại Chí.
Trong thời gian đó, Uông Trường Xích nhận được một lá thư của Uông Hòe:
Trường Xích,
Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì? Bố mẹ lâu nay ngủ không được, tinh thần lúc nào cũng thấy hốt hoảng, lo sợ, thường ra mồ hôi trộm, cảm thấy có chuyện gì đó đã xảy ra. Nếu rảnh thì hãy gửỉ về mấy chiếc áo mà gần đây các con thường hay mặc để ba mẹ hỏi giúp con. Đại Chí có khỏe không? Chắc là biết đi rồi phải không? Gửi bố mẹ mấy tấm ảnh của nó nhé. Bố mẹ rất nhớ nó.
Bố Uông Hòe
Uông Trường Xích quyết định về quê một chuyến. Về đén đầu thôn, cậu khôn chạy thật nhanh như những lần trước, mà từng bước một rất chậm, hình như có một sức kéo ở phía sau kéo cậu thụt lùi, mỗi bước đi đều như muốn ngã dúi dụi. Lúc ấy là buổi chiều, còn hơn hai tiếng nữa trời mới tối. Thực ra thì Uông Trường Xích không muốn người trong thôn trông thấy cậu nên đã chui vào một khóm cây ven đường. Cậu nghĩ, một người ở thành phố lâu ngyaf về lại quê hương mà không dám xuất hiện giữa ban ngày, đó chỉ là kẻ thất bại, thậm chí là thất bại nhát trong những kẻ thất bại. Nấp trong khóm cây um tùm, mùi cây khô, mùi lá mục, mùi cỏ dại, mùi hoa quyện lẫn vào nhau xộc vào mũi, tiếng muỗi vo ve bên tai, dãy núi trước mặt vẫn nguyên hình dáng cũ nhưng hình như làng xóm đã thay đổi khá nhiều, xem ra thì tiêu điều xơ xác hơn xưa, trong đó tiêu điều xơ xác nhất vẫn là ngôi nhà của chính mình. Vẫn là ngôi nhà cũ ấy nhưng hình như độ nghiêng của nó đã khá lớn, có cảm giác là chỉ cần một cơn gió, nó sẽ lăn kềnh ra đất thôi. Tiếng côn trùng đã bắt đầu rên rỉ, trời đã sập tối, những làn khói xanh mờ tỏa lên từ các mái nhà bị bóng đêm khỏa lấp, trâu bò cũng đã trở về thôn, tiếng nói chuyện lao xao quen thuộc củ người trong thôn vang lên trên đường. Nhờ chút ánh sáng còn sót lại ở chân trời phía tây, Uông Trường Xích tìm ra lối đi tắt từ lùm cây cắt qua vườn chè, rồi từ đó luồn ra cửa sau nhà mình. Cánh cửa kêu lên ken két khi bị Uông Trường Xích đẩy nhẹ. Tiếng Uông Hòe hỏi vọng từ nhà trên: Ai đấy? Uông Trường Xích không trả lời, đi thẳng lên ian chính. Uông Hòe và Lưu Song Cúc đang ăn tối, vừa trông thấy Uông Trường Xích thì cả hai đồng loạt ngừng nhai. Uông Hòe hỏi:
– Sao lại về đây? Đại Chí đâu? Tiểu Văn đâu? Tại sao hai đứa nó không cùng về?
– Thôi, con rửa mặt đi cái đã, mẹ đi nấu thêm cơm.
Uông Trường Xích đặt hành lí xuống, chăm chú nhìn hai cây sam đã bị lột vỏ dựng đứng giữa nhà. Thì ra chúng đang chống đỡ cái rường nhà đã bọ mục sắp gãy. Ánh mắt Uông Hòe cũng lần theo ánh mắt của Uông Trường Xích nhìn lên, hai luồng ánh mắt gặp nhau ngay chỗ bị mục.
– Không sao, vẫn còn đứng được hai năm nữa.
– Không phải là con đã đưa bố hai mươi nghìn đồng để sửa nhà hay sao.
– Khi Tiểu Văn sinh con, bố đã đưa lại cho chúng mày rồi còn gì.
–
– Con nghĩ số tiền ấy là bố ăn xin được trên đường đi đến thành phố.
–
– Tiền xin được cũng chỉ đủ ăn, đủ ngủ thôi.
–
Uông Trường Xích mở túi hành lý, lấy ra một xấp tiền, nói:
– Đây là tiền con kiếm được nhờ làm nghề thợ sơn, đủ để sửa lại ngôi nhà chưa?
–
– Đủ thì đủ nhưng bố không nhẫn tâm nhận của mày. Chúng mày càn phải thuê phòng, cần phải nuôi Đại Chí, lại phải tiết kiệm tích cốp để Đại Chí ăn học.
–
– Đại Chí không… – Suýt chút nữa thì Uông Trường Xích đã nói “không cần chúng ta nuôi nữa.” Nhưng đã kịp dừng lại, nói tiếp. – Con vẫn còn nhiều cơ hội để kiếm tiền.
–
Uông Hòe thở dài:
– Gia đình ở nông thôn dựa vào mày, gia đình ở thành phố cũng dựa vào mày, hai bên đều nặng, cái gánh này mày làm sao nhấc lên nổi đây?
–
– Từ từ rồi nó sẽ nhẹ thôi.
–
Nửa đêm, Uông Hòe đặt giấy vàng mã, rượu, gà trống và gạo lên bàn, đốt hương, bắt đầu cũng vái. Một năm trước, ông đã bái Quang Thắng làm thầy, chính thức trở thành thầy cúng. Trước khi làm công việc này, Uông Hòe cũng do dự lắm, nhưng suy đi tính lại, ông nghũ tuy thân tàn ma dại nhưng ý chí vẫn còn, muốn làm một cái gì đó đỡ gánh nặng cho gia đình, trong hoàn cảnh này làm thầy cúng là chọn lựa duy nhất. Trình độ văn hóa của Uông Hòe cao hơn nhiều so với Quang Thắng nên trình độ làm thầy cúng của ông cũng cao cường hơn. Lúc ấy, tất cả người trong thôn muốn cúng bái, xua tà đuổi quỷ đều mời Uông Hòe, không nhờ Quang Thắng nữa. Ai muốn mời Uông Hòe đều phải nhờ người đén khiêng ông ta đi, rượu ngon, thức ăn ngon, trà ngon, thuốc thơm đều cung phụng đầy đủ. Những khách lạ từ nơi khác đến thường nói đùa là thầy Uông làm cái gì cũng rất chu đáo, ngay cả ghế ngồi cũng mang theo mỗi khi đi cúng. Ý của câu đùa này là, mỗi khi Uông Hòe “làm phép” đều không cần chuẩn bị ghế ngồi, bởi ông ngồi trên xe lăn. May mắn của Uông Hòe là, thế giới này vẫn có những công việc mà người thực hiện nó không cần phải đứng, nếu không thì ông tìm đâu ra đường sống. Mỗi khi “làm phép” xong, Uông Hòe có thể nhận được một ít tiền mặt, lại còn có thể cầm con gà vốn là vật hiến tế dể mở đường xuống âm u địa ngục đặt trên bàn mang về nhà. Uông Hòe được người trong thôn tôn kính vì trình độ “làm phép” của ông ban đầu đã vượt qua Quang Thắng, sau đó lại vượt qua cả thầy giáo dạy tiểu học họ Bàng ở thôn bên cạnh. Mỗi lần được người ta khiêng trên vai đón đưa, Uông Hòe nghĩ mình là “Đại sứ trú tại dương gian” của thế giới cõi âm, lúc ấy ông thường nhớ đến cổ ngữ “Có cùng mới có biến, có biến mới có thông, có thông mới được lâu bền.”
Miệng Uông Hòe rì rầm đọc thần chú, lắc lư toàn thân như đang cưỡi ngựa phóng xuống cõi âm. Mồ hôi túa ra, quần áo ướt sũng, dại khái khaongr nửa tiếng đồng hồ thì thân thể mới bắt đầu ổn định. Uông Trường Xích đưa quần áo của Đại Chí cho Uông Hòe, ông ta dùng ngón tay vẽ một lá bùa trên đó, lại đọc một câu thàn chú rồi đột nhiên mở to mắt ra, nói:
– Đại phú đại quý, một đời không lo lắng gì về chuyện ăn chuyện mặc!
–
Uông Trường Xích nghĩ thầm, xem ra mình đã đưa Đại Chí đến đúng chỗ nó cần phải đến rồi. Uông Hòe tiếp tục nhắm mắt, hình như tiếp tục đi xuống cõi âm. Uông Trường Xích đưa quần áo Tiểu Văn cho ông. Ông vẽ mấy lần bùa, niệm mấy lần thần chú, mở mắt ra nói:
– Không thấy Tiểu Văn đâu cả!
–
– Có thể tìm thấy không?
–
Uông Hòe nhắm mắt, hai tay vung lên hạ xuống rất nhiều lần như muốn một cái mò mẫm một cái gì đó ngay phía trước mặt, sau đó thì dùng một ngón tay chọc thẳng về phía trước mặt. Uông Trường Xích hỏi:
– Chọc cái gì thế?
–
– Có một cánh cửa sổ rất mờ ảo ở ngay trước mặt nhưng không thể chọc thủng, không thể phá cửa được.
–
– Có phải Tiểu Văn trốn đằng sau cánh cửa ấy không?
–
Uông Hòe gật đàu, Uông Trường Xích nói:
– Cố gắng phá đi, nhất định phải phá cho bằng được cánh cửa ấy.
–
Uông Hòe dùng ngón tay chọc thẳng về phía trước liên tục, nhưng hai mươi phút sau, ông mở mắt ra nói:
– Cố gắng hết sức rồi, thôi bỏ đi.
–
– Thử thêm tí nữa.
–
– Đó là ý trời, không nên miễn cưỡng.
–
– Uông Trường Xích đưa cho Uông Hòe một cốc nước, ông cầm lấy hớp một ngụm rồi phun ra bốn phía, tiếp tục xuống cõi âm. Mặt ông lúc này đẫm mồ hôi, chiếc áo đã có thể vắt ra nước. Uông Trường Xích đưa quần áo của mình cho Uông Hòe. Ông tiếp tục vẽ bùa và niệm chú, nét mặt xuất hiện vẻ hoài nghi, tiếp tục vẽ bùa, tiếp tục niệm chú đến hai lần nữa, cuối cùng mở mắt ra, nói:
–
– Tốt, tốt, quá tốt. Tất cả đều tốt, gia đình hạnh phúc, sống lâu trăm tuổi.
–
Khi Uông Trường Xích và Lưu Song Cúc đã ngủ, Uông Hòe trở dậy ngồi uống rượu một mình, uống cho đến lúc trời hửng sáng, Lưu Song Cúc thức dậy. Bà liền hỏi:
– Có gì buồn mà ông lại uống rượu cả đêm thế?
–
Uông Hòe bảo vợ đẩy xe vào buồng ngủ của hai vợ chồng, đóng cửa lại.
– Bà có thể giữ bí mật không?
–
Lưu Song Cúc gật đầu.
– Khi đêm tôi xem quần áo thằng Xích, tôi thấy toàn là máu. Đại hung! Có thể là nhà tan cửa nát, tính mệnh khó toàn.
–
Sắc mawtjLưu Song Cúc xám như tro:
– Liệu ông có thấy sai không?
–
– Xem đến ba lần.
–
– Thế phải làm sao?
–
– Không để nó rời khỏi nhà, giữ nó ở lịa.
–
– Nó không trở lịa thành phố thì ai chăm sóc Đại Chí, Tiểu Văn. Ông đừng cso mà mượn quỷ dọa người. Liệu ông xem cso đúng không?
–
– Cho dù có đúng hay không đúng thì bà cũng không được phép hé răng với thằng Xích, nói ra là hại chết nó ngay đấy.
–
– Đi cúng cho người khác ông nói có đúng không?
–
– Lúc đúng lúc sai.
–
– Như vậy chỉ là chuyện mê tín thôi.
–
– Mong là…
–
Thực ra thì toàn thân Uông Trường Xích run bắn lên suốt đêm hôm đó. Cậu nằm trên giường, hình ảnh Tiểu Văn choán hết đầu óc. Cô gánh nuuwocs, nấu cơm, cho lợn ăn, giặt giũ, quét nhà,… tất cả những gì gắn với Tiểu Văn đã từng diễn ra trong ngôi nhà này đều giống như những thước phim quay chậm tái hiện trong đầu óc Uông Trường Xích. Đến bữa trưa, Uông Hòe nói:
– Thật là kì lạ! Đêm qua tại sao tôi lại khong mở được csnh cửa ấy nhỉ?
–
– Có lẽ là công phu của bố chưa đủ. – Uông Trường Xích nói.
–
– Ông dùng trò hề này lừa người khác cứ coi là được đi, có lẽ nào ông lại lừa cả người trong gia đình? – Hình như Lưu Song Cúc vãn chưa hoàn toàn tin hoặc không muốn tin và những gì Uông Hòe nói, lên tiếng trách móc:
–
– Không phải là quần áo tôi ướt sũng cả à? Lừa người ta thì mồ hôi không thể tự động chảy ra nhiều thế đâu.
–
Không ai nói thêm gì nữa. Bữa trưa đã xong, Uông Trường Xích cũng đi tắt qua vườn chè, chui vào lùm cây và lén lút rời khỏi thôn, đến nhà Tiểu Văn. Bố mẹ, anh trai, chị dâu Tiểu Văn hình như đã biets được gì đó nên ai nấy đều tỏ ra lạnh nhạt với Uông Trường Xích, ngay cả việc mời một cốc nước cũng không có. Bố Tiểu Văn nói:
– Cậu đừng đến đây làm phiền chúng tôi nữa, cậu mà tiếp tục làm phiền thì tôi sẽ tính ổ vói cậu đấy.
–
Uông Trường Xích đành líu ríu đứng dậy rời khỏi nhà họ Hạ. Về đến nhà, cậu nhận ra người trong xóm đang ngòi chật nhà. Vương Đông đã bị mất hai ngón tay, lý do mà gã nói với mọi người là khi đến Thâm Quyến làm thuê, máy tiện đã tiện đứt hai ngón tay của gã. Lưu Bách Nhiên đánh bạc thua cháy túi, muốn đến gặp Uông Trường Xích để mượn tiền. Trương Tiên Hoa vì sinh con thứ hai nên không những bị phạt tiền mà chồng cũng bị thắt ống dãn tinh. Đại Quân nói Trương Ngũ mắc phải một chứng bệnh rất quái dị, chú Hai bèn chen vào nói bẹnh quái dị cứt chó gì, bị lậu thì nói thẳng ra… Uông Trường Xích nghĩ thầm, Trương Huệ bán thân kiếm tiền, kiếm được tiền thì gửi cho Trương Ngũ. Trương Ngũ lại dùng tiền của con đi mua dâm, lieuj đó có phỉa là một vòng tròn khép kín có tính tuần hoàn hay không?
Đang nói thì Trương Ngũ xuất hiện, mọi người mời gã ngồi nhưng thái độ ai ai cũng có vẻ miễn cưỡng, làm như sợ căn bệnh Trương Ngũ đang mang lây sang cho họ. Trương Ngũ hỏi Trương Huệ sống có tốt không, Uông Trường Xích nói rất tốt. Gã hỏi tiếp Tiểu Văn, Đại Chí như thế nào, Uông Trường Xích cũng nói rất tốt. Khi nói “rất tốt”, một cơn đau nổi len trong lòng cậu.
Uông Hòe và Lưu Song Cúc ngày nào cũng tìm cách giữ Uông Trường Xích ở lại, làm như hễ con trai bước chân lên thành phố là không có cơ hội quay lại nữa. Những ngày ấy Uông Trường Xích đứng ngồi không yên, tụt xuống khỏi giường là đòi về thành phố, Uông Hòe nói:
– Đại Chí đã có Tiểu Văn chăm sóc, mày gấp gáp làm gì.
–
Thực ra thì Uông Trường Xích cúng không biết là mình sốt ruột lên thành phố để làm gì nữa. Đại Chí đã giao cho người ta, Tiểu Văn đã bốc hơi, mình vội vã lên thành phố để làm gì nhỉ? Ở thành phố thì nhớ quê, ở quê thì nhớ thành phố. Uông Hòe nói:
– Thực sự cần phải đi thì mày nen mang theo một chiếc ghế.
–
Cả Uông Trường Xích lẫn Lưu Song Cúc tròn mắt nhìn Uông Hòe, không hiểu ông định nói gì.
– Chỉ caadn ngồi ghế của nhà mình thì dù di đến đâu cũng giống như ngồi ở nhà mình thôi, co dù có gặp phải nguy hiểm gì thì tổ tiên cũng sẽ độ trì cho tai qua nạn khỏi.
–
Lúc này thì Lưu Song Cúc đã hiểu nhưng Uông Trường Xích vẫn mơ mơ hồ hồ, Lưu Song Cúc cột một chiếc dây thừng vào một chiếc ghế, khi Uông Trường Xích xách túi chuẩn bị rời khỏi nhà, bà quàng chiếc dây thừng lên vai con, Uông Trường Xích đặt chiếc ghế xuống, Lưu Song Cúc lại quàng lên, lặp đi lặp lại đến mấy lần. Cuối cùng Uông Trường Xích ém chiếc ghế ra thật xa, Lưu Song Cúc bụm mặt khóc. Bà biết Uông Hòe bày đặt ra chuyện chiếc ghế này thực chất là một cách giải trừ tà ma đang ám lấy cuộc sống của Uông Trường Xích, có điều ông không nói thẳng ra mà thôi. Lưu Song Cúc tất nhiên cũng không thể nói, chỉ có thể khóc. Uông Hòe nói:
– Xích à, con mang chiếc ghế đi cũng có thể coi là đang mang bố mẹ bên người con. Có người nhà bên cạnh, lúc cần cũng có thể giúp cho con thêm một chút sức lực.
–
Trong khi đi bộ ra đường quốc lộ, Uông Trường Xích cứ ngẫm nghĩ mãi về câu nói cuối cùng của Uông Hòe. Cậu nhớ lại rằng, ngày xưa cũng từng vác một chiếc ghế rời khỏi nhà. Chiếc ghế ấy đã từng theo sát cậu trên sân của Phòng Giáo dục huyện và sau đó là trên giảng đường khi ôn thi đại học trấn huyện, đến thăm thầy chủ nhiệm lớp cũ. Chiếc ghế ấy vẫn được thầy chủ nhiệm giữ lại. Uông Trường Xích đeo chiếc ghế trên lưng, ngồi xe khách đường dài lên thành phố.
56 Đêm ấy, Uông Trường Xích mang Đại Chí đi thẳng đến cổng nhà họ Lâm, có điều khi xe buýt đến bến thứ hai thì cậu thoáng do dự. Cậu nghĩ, mang đến trực tiếp như thế này rất dễ làm cho Phương Trì Chi hoảng sợ, do vậy cậu đang dao động giữa hai cách “trực tiếp” và “không trực tiếp”. Xe buýt lại vượt qua một bến nữa, Uông Trường Xích nghĩ, không thể tiếp tục do dự nữa, nếu cứ do dự thì Đại Chí sẽ khóc. Cho nên Uông Trường Xích cắn răng xuống xe ở bén thứ tư, đổi sang xe số 21 để đến cô nhi viện.
Sau khi nhận điện thoại của Triệu Định Phương, Phương Trì Chi vội vàng đến cô nhi viện. Ngay lập tức, cô ta bị mê hoặc bởi đứa trẻ bụ bẫm, kháu khỉnh ngay trước mắt mình: mắt thanh mày tú, các bộ phận tren cơ thể nó đều cân đối hài hòa, khỏa mạnh, nhóm máu B, thính giác nhanh nhạy, phát âm to cao, quần áo sạch sẽ không giống với một đứa trẻ xuất thân trong một gia đình bàn hàn phải đem đi vất bỏ. Điều làm cho trái tim Phương Trì Chi đập liên hồi là khi chuẩn bị ra về, thằng bé lại nắm lấy ngón tay của cô ta và bập bẹ hai tiếng “mama”. Cô ta muốn mang ngay nó về nhà nhưng dù sao cũng phải làm tất cả các thủ tục cần thiết. Lâm Gia Bách, Lục San San và cả Phương Nam Phương cũng đã đến và cùng phán đoán về lai lịch của đứa trẻ. Trong một tuần, họ đến cô nhi viện hai lần, các thủ tục nhận con nuôi đã xong, Phương Trì Chi đặt tên cho nó là Lâm Phương Sinh. Ngày đón Lâm Phương Sinh về, Lâm Gia Bách tự tay lái xe, Phương Trì Chi ôm đứa bé vào trong lòng. Suốt thời gian đi đường, Lâm Phương Sinh mở to mắt nhìn mọi người và không hề khóc tiếng nào.
Cho dù Lâm Phương Sinh đã có thể dừng bú mẹ nhưng Phương Trì Chi lại muốn nó tiếp tục bú. Cô ta xin nghỉ ba tháng, ăn nhiều loại thực vật kích thích sữa sinh sản, uống rất nhiều thuốc đông y, tây y. Cuối cùng ngực cô ta cũng đầy sữa, Lâm Phương Sinh tham lam vồ lấy, Phương Trì Chi sẵn sàng chờ đón, hình như cả hai đều muốn thông qua phương thức này mà gắn kết quan hệ, xác lập địa vị của mình trong mắt người còn lại. Dần dần, mùi hương thân thể Lâm Phương Sinh đã có sự thay đỏi, cả bốn người họ đều thừa nhận là từ Lâm Phương Sinh, họ đã ngửi thấy mùi của họ Phương, từ việc thích bồng bế đã chuyển sang việc thích ngửi, thích hôn nó. Lâm Phương Sinh đã hoàn toàn dung hợp với cái gia đình này, còn những người lướn thì dường như đã quên một sự thật là, Lâm Phương Sinh là do họ nhặt về.
Phương Trì Chi mua quần áo Ý, đồ chơi Anh, sữa Mỹ, sôcôla Thụy Sĩ về để đầy nahf phục vụ cho Lâm Phương Sinh. Ba tuổi, Phương Trì Chi đã cho nó nghe và nói những từ tiếng Anh đơn giản, bốn tuổi thuê thầy dạy đàn piano. dưới sự dạy dỗ của Phương Trì Chi, lúc năm tuổi Lâm Phương Sinh đã biết phân biệt âm mũi trước và âm mũi sau, biết đàn bài Bản sonat Ánh trăng của Beethoven. Bảy tuổi, Phương Sinh bước chân vào ngôi trương tiểu học danh tiếng nhất thành phố. Tám tuổi, Lam Gia Bách dẫn nó đến sân vận động đá bóng. Có thể khái quát là, Lâm Phương Sinh thông minh, ham học, từ nhỏ đến lón luôn đứng đầu lớp, giấy khen chất thành một đống. Năm lớp sáu, ông ngoại Phương Nam Phương nghỉ hưu, Lâm Gia Bách cũng chẳng quá lo lắng. Hắn thườn đi công tác xa, cho dù không đi công tác thì ngày nào cũng nhậu nhẹt tiếp khách, hai ba giờ sáng mới trở về nhà. Ngoài việc lên lớp, thời gian còn lại của Phương Trì Chi chỉ mỗi một việc chăm sóc Phương Sinh, rất ít khi hỏi han chuyện công việc của chồng, thậm chí lag không biết chuyện Lam Gia BÁch có tình nhan. Phát hiện ra bí mật của Lâm Gia Bách là người đêm đêm đã ngồi trước nhà hắn mười ba năm bất kể ngày mưa nắng, không ai khác hơn chính là Uông Trường Xích.
Mười ba năm qua, nếu không bận việc đột xuất hoặc bị đau ốm bất thường lag đêm nào Uông Trường Xích cũng ngồi trước căn nhà ấy, bên lan can của bờ sông Tây Giang. Cũng có khi cậu lần dò theo bóng dáng của Phương Sinh để đến tận sân vân động, mắt nhìn theo thằng bé đang tản bộ với Phương Trì Chi hoawvj đá bóng với Lâm Gia Bách và ngẫu nhiên Đại Chí cũng đến đó mua đồ linh tinh. Đã có lần, Uông Trường Xích không nhịn được, bèn đưa tay sờ đầu thằng bé khiến nó sợ xanh mặt, co giò bỏ chạy, trước khi chạy còn không quên đá chân vào Uông Trường Xích. Đại Chí đã chạy lên đến tầng năm nhưng Uông Trường Xích vẫn đứng đó, tay vẫn lơ lửng giwaxx không trung như thể dưới đôi bàn tay ấy vẫn còn có cái đầu xinh đẹp của Đại Chí, như thể cậu đang hưởng thụ dư vị của cái xoa đầu, như thể sợ rằng nếu mình thu tay về thì ai đó sẽ làm vỡ đầu Đại Chí. Mỗi lần nhìn thấy Đại Chí là máu Uông Trường Xích dồn lên đầu, cậu bị kích động bởi rát nhiều ham muốn, trong đó ham muốn nhất là được gọi tên thật của thằng bé, kế đến là muốn ôm lấy nó. Nhưng lúc nào cũng thế, có một giọng nói đã ngăn cản những ý muốn ngông cuồng ấy: Mày muốn hủy hoại chính công sức của mày sao? Mày muốn hủy hoại cuộc sống tốt đẹp của Đại Chí hay sao? Giọng nói này rất giống của Tiểu Văn, lại vừa giống của Uông Hòe, càng giống với của chính mình. Uông Trường Xích biết, chỉ cần mình tự chế ngự mới có thể khiến cho Đại Chí hạnh phúc. Tình cảnh của cậu lúc này chẳng khác nào một diễn viên xiếc đang đi trên một sợi dây, phải tập trung chú ý, nếu không, không biết hậu quả của nó sẽ như thế nào. Trong những năm qua, Uông Trường Xích đã ăn gạo, dầu mỡ mà Uông Hòe và Lưu Song Cúc gửi lên cho Đại Chí, mỗi lần ăn các thực phẩm ấy, lòng cậu luon trào dâng một nỗi tủi nhục như thể mình đang ăn mất phần của con vậy. Nhưng, liệu cậu có thể mang những gạo, những dầu mỡ ấy đến đưa cho Phương Trì Chi không? Đương nhiên là không thể, ngay cả nhân dịp sinh nhật Đại Chí cũng không thể. Mỗi năm đến sinh nhật Đại Chí, Uông Trường Xích đều mua một món quà, mang đến lan can bờ sông Tây Giang, hướng về sân thượng ngôi nhà Đại Chí đang ở. Giơ lên cao và gọi tên nó mấy lần, trong lòng thầm nghĩ Đại Chí đã nhận được quà của mình. Tuy đó chỉ là một sự đánh lừa về tâm lý nhưng sau khi làm việc ấy, nỗi đau tâm linh của Uông Trường Xích cũng có thể vơi đi phần nào.
Có điều, Uông Trường Xích tự lừa mình thì dễ, nhưng lừa được Uông Hòe và Lưu Song Cúc thì cực khó. Cả hai muốn xem ảnh của Đại Chí, Uông Trường Xích đành phải mua một chiếc máy ảnh, nằm phục ở công viên hoặc một nhà trẻ, mỗi khi Đại Chí xuát hiện là cậu dùng kỹ thuật máy ảnh phóng to nó lại gần mình, chụp vội mấy kiểu. Uông Hòe và Lưu Song Cúc muốn đưa nó về quê ăn Tết, lúc thì cậu nói Đại Chí vẫn còn quá bé, về quê dễ dàng sinh bệnh, bệnh nặng thì phải nhập viện; lúc thì nói nó phải luyện tập dương cầm; lúc thì nói Đại Chí đang lúc ôn thi cuối học kỳ rất căng thẳng; lúc thì nói Đại Chí phải ở lại thành phố ăn Tết vì còn phải đi thăm thầy cô… vân vân. Uông Hòe và Lưu Song Cúc muốn đọc thư Đại Chí, cậu đành bắt chước chữ viết của trẻ con viết thư về thăm¬ ông bà nội. Uông Hòe và Lưu Song Cúc muốn xem vở bài tập của Đại Chí, cậu bắt chước thầy giáo ra đề, dùng bút màu đen làm bài tập, sau đó dùng bút đỏ phê phê chấm lên đó rồi gửi về. Thành tích mà “Đại Chí” đạt được lúc nào cũng là 95/100 điểm trở lên. Xem vở bài tập của “Đại Chí”, những hy vọng đã tắt của Uông Hòe như được thắp bùng lên.
Năm ấy, đúng vào đêm cuối năm, Lưu Song Cúc mang theo mấy cân thịt lợn, đẩy xe Uông Hòe lên thành phố. Đứng dưới đất, bà nước lên gọi Trường Xích. Uông Trường Xích đã nghe thấy tiếng gọi nhưng không dám mở cửa, Lưu Song Cúc đành phải xách thịt lợn lên lầu hai rồi quay trở xuống cõng Uông Hòe lên, cuối cùng quay xuống lần nữa để vác chiếc xe lăn. Uông Trường Xích đã nghe thấy những tiếng động bên ngoài, lo lắng đến độ muốn nhảy qua cửa sổ. Cậu biết, cánh cửa lớn chính là tấm bình phong cuối cùng che đậy mọi sự thực, chỉ cần mở nó ra là mọi hy vọng của Uông Hòe và Lưu Song Cúc đều biến thành mây khói. Nhưng nó không thể không mở ra, vấn đề là mở chậm một chút hay nhanh một chút mà thôi. Hai người đứng bên ngoài hành lang chờ đợi nói gì đó với nhau. Uông Trường Xích nhìn gian bếp đầy bụi bặm và mạng nhện, nhìn quần áo vất bừa bãi trên giường, nhìn nấm mốc loang lổ trên tường, nhìn rác rưởi vương vãi dưới sàn mới sực nhớ là đã lâu lắm rồi, mình đã quên mất căn phòng này. Tại sao chỉ trước đây vài phút mình lại không nhìn thấy tất cả những thứ ấy nhỉ? Hai con gián nằm chết queo ở góc phòng từ khi nào vậy nhỉ? Lại còn có một đàn kiến hành quân trùng trùng điệp điệp trên tường nữa chứ… Hình như Uông Trường Xích đang đánh giá lại căn phòng của mình với ục đích là kéo dài thười gian, nhưng hai người bên ngoài đã vội lắm rồi. Lưu Song Cúc áp mặt vài cửa sổ bằng kính nhìn vào bên trong, Uông Hòe thì với tay gõ cửa, ông vẫn tin rằng bên trong có người. Uông Trường Xích nghĩ, cuối cùng thì sự thật sẽ không che giấu được nữa, công khai sớm vẫn tốt hơn công khai muộn, bây giờ chỉ còn một nhiệm vụ duy nhất là làm sao cho cả hai người không xỉu vì đột ngột mà thôi.
Uông Trường Xích mở cửa, đưa Uông Hòe và Lưu Song Cúc vào phòng. Ánh mắt cả hai quét một lượt khắp căn phòng và trong đầu họ đang xuất hiện muôn vàn câu hỏi. Tiếng Uông Hòe phá tan sự yên lặng:
– Cuối cùng thì chuyện gì đã xảy ra?
–
– Chúng con đã bỏ nhau.
–
– Đại Chí đâu?
–
Uông Trường Xích không trả lời.
– Có phải Tiểu Văn đã mang nó đi?
–
Uông Trường Xích vẫn không mở miệng.
– Bỏ nhau bao giờ?
–
– Năm con về nhà.
–
– Bọn chúng sống ở đâu?
–
– Không có tin tức gì cả.
–
– Không phải mày đã gửi thư của Đại Chí viết cho bố sa? Không phải mày đã gửi vở bài tập của Đại Chí cho bố sao?
–
– Vở bài tập là do con làm, thư là do con viết.
–
Vừa nói, Uông Trường Xích lôi từ dưới chiếu ra một cuốn vở bài tập. Uông Hòe chụp lấy, xem thật kỹ, hai tay run run, mặt xám ngoét:
– Thế còn ảnh của Đại Chí mày lấy ở đâu?
–
Uông Trường Xích chỉ im lặng. Uông Hòe vất cuốn vở bài tập lên bàn:
– Mày không nói ảnh của Đại Chí là giả đấy chứ?
–
– Con đã đem Đại Chí giao cho người ta nuôi rồi.
–
– Giao cho ai?
–
– Người có tiền.
–
“Bốp!”. Uông Hòe đã vung tay tát mạnh vào mặt Uông Trường Xích. Căn phòng đột ngột rơi vào yên lặng khoảng một phút. Uông Trường Xích sờ cái má bị đánh, nói:
– Nếu chúng ta không thể cho nó một cuộc sống tốt, tại sao chúng ta không để cho nó rời khỏi nhà. Bây giờ, nó ngồi xe hơi bóng lộn, ở trong một căn nhà to đùng, đi học ở một ngôi trường tôt nhất. Bố có thể cho nó những điều ấy không? Con đã nghĩ kỹ rồi, tình yêu có thể phân làm hai loại, có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nếu đứng ở nghĩa hẹp thì cứ giữ nó ở lại bên mình, cuộc đời nó không giống bố thì cũng sẽ giống con, cũng có thể giống Lưu Kiến Bình, Hưng Trạch, và thậm chí có thể giống Trương Huệ. Xét ở nghĩa rộng, thì phải cho nó hạnh phúc, tạo điều kiện cho nó thành tài, suốt cuộc đời nó không biết thế nào là thiếu thốn tiền bạc.
–
– Nhưng… nó lại phải gọi người khác bằng bố!
–
– Hạnh phúc cũng có mật mã của nó, giống như mở một cái két sắt vậy thôi, có điều người thì nói “hạt vừng”, người thì nói “bố” mà thôi.
–
– Đưa nó về, nếu không thì tao sẽ đoạn tuyệt quan hệ với mày.
–
– Cũng giống như một cây chuối, trước mắt là sẽ có quả, không việc gì phải chặt non. Cuộc sống lúc này của Đại Chí không phải đã từng là mơ ước của bố hay sao? Có rất nhiều hoa bày trên đường phố, cho dù chúng ta chưa hề tưới cho chúng giọt nước, bón cho chúng hạt phân nào nhưng chúng ta nhìn nó, không phải là có một chút khoái lạc của sự chiêm ngưỡng hay sao?
–
– Mày… mày chỉ giỏi ngụy biện thôi. Nói cho tao biết, nó ở đâu?
–
– Con không bao giờ nói cho bố biết đâu.
–
Uông Hòe lại giơ tay lên, nhưng có điều thì lần này bàn tay lại không giáng xuống. Trong vòng một phần mười giây, Uông Hòe đã nhân ra Uông Trường Xích đã không còn là một đứa trẻ nữa. Nét mặt của nó không có chút gì tỏ ra sợ hãi, thậm chí còn phảng phất vẻ cương nghị. Tuy chưa đến bốn mươi nhưng mái tóc của nó đã lốm đốm bạc, những nếp nhăn hiện rõ trên trán, đuôi mắt và khóe miệng nó. Sao mà nó già nhanh vậy nhỉ? – Uông Hòe nghĩ và một nỗi xót thương dâng lên trong lòng ông. Nhưng thương xót vẫn cứ là thương xót, tha thứ vẫn là tha thứ. Bàn tay của Uông Hòe không giáng xuống mặt Uông Trường Xích mà lại tự giáng xuống mặt mình mấy cái rồi nói:
– Lưu Song Cúc, chúng ta về! Nếu nó không đưa Đại Chí về thì từ nay đến chết, tôi không thèm nhìn mặt nó.
–
Lưu Song Cúc vẫn ngồi bất động. Uông Hòe lớn tiếng:
– Sao bà vẫn chưa đứng dậy hả? Có lẽ nào bà lại có thể tha thứ cho việc làm táng tận lương tâm của nó? Bà không đi thì tôi đi!
–
Nói xong, Uông Hòe đẩy cửa, tự lăn xe ra hành lang, đến cầu thang, một phần ba bánh xe đã lăn ra khỏi bậc tam cấp thì đứng khựng lại. Lưu Song Cúc nói:
– Ông đi đi! Ông nghĩ rằng trước mặt ông là một con đường lón rải đầy ngọc ngà châu báu sao? Đi qua đi lại, cuối cùng cũng chỉ là một vòng tròn, liệu ông có đi ra khỏi cái vòng tròn ấy không? Tôi đã đi, không phải, tôi đã bò quá nhiều rồi, đầu gối đau lắm, đi không nổi nữa đâu!
–
57 Liên tục mấy đêm liền, đến khoảng nửa đêm thì một chiếc xe màu đỏ đưa Lâm Gia Bách về đến bên dưới tòa nhà. Lần nào cũng vậy, khi chiếc xe tăng ga phóng vọt đi, Lâm Gia Bách vẫn đứng nguyên tại chỗ đưa mắt nhìn theo tống tiễn. Uông Trường Xích nhận ra là, mỗi khi chiếc xe màu đỏ trờ đến, cửa xe không mở ra ngay mà vẫn đóng im ỉm đến năm hoặc mười phút, sau đó thì Lâm Gia Bách mới từ trên xe bước xuống. Cậu rất muốn biết người lái xe là ai? Trong mấy phút dừng lại ấy, họ làm những gì ở trong xe? Nhưng Uông Trường Xích không dám tiếp cận. Một đêm, cậu cầm nửa chai rượu trắng ngồi bên lề đường, vừa uống rượu vừa chờ đợi chiếc xe xuất hiện. Đến nửa đêm, chiếc xe màu đỏ trờ đến. Nó vừa dừng lại thì Uông Trường Xích ngật ngà ngật ngưỡng đi đến. Nhận ra người trong xe không có phản ứng gì, cậu ghé mặt vào kính trước mặt nhìn vào trong. Trước mặt Uông Trường Xích là Lâm Gia Bách đang hôn một cô gái. Cả hai bị cái đầu dán sát vào kính chắn gió làm cho sợ hãi, rời nhau ra và nhìn cậu với ánh mắt giận dữ. Mượn men rượu, Uông Trường Xích vỗ vào cửa xe, nhưng chiếc xe đã rú ga chạy đi, Uông Trường Xích ngã quay đơ ra đất.
Đó là chuyện riêng của nhà họ, khong đến lượt mày phải xía vào. – Uông Trường Xích đã từng cảnh cáo mình nhiều lần như vậy. Nhưng cảnh cáo càng nhiều lần thì Uông Trường Xích càng bị ám ảnh bởi chiếc xe, giống như trông thấy người ta bị ngã mà mình không đỡ dậy, bỏ đi thật xa rồi mà vẫn còn ngoái đầu lại nhìn. Cậy ấy nghĩ, Lâm Gia Bách lúc này đã là bố của Lâm Phương Sinh, nếu can thiệp vào chuyenj này thì không phải là cậu cố tình làm hại Lâm Phương Sinh và Phương Trì Chi sao? Tôi vốn muốn tìm cho Đại Chí một gia đình kỷ cương mô phạm, không ngờ là tìm phải một ông bố đồi bại. Một ông bố đồi bại sẽ ảnh hưởng đến bà mẹ. Bà mẹ yêu một người đàn ông đồi bại tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến con cái. Chuyện này không hề đơn giản. Uông Trường Xích lo lắng, nhưng đành thúc thủ, không có cách giải quyết nào khả dĩ. Cậu muốn can thiệp nhưng sợ ảnh hưởng đến Đại Chí. Và kết quả là Uông Trường Xích đã sươn sai màu tất cả các loại đồ gỗ của nhà họ Triệu. Ngày nghiệm thu, người nhà họ Triệu tức giận đến phát hỏa, trừ hết tiền công của cậu, kể cả tiền mua vật liệu cũng không đưa một đồng nào, thậm chí còn chỉ tay vào mặt cậu ấy buông hàng chục tiếng chửi như “đồ nông dân giẻ rách!” “đồ lừa đảo”, “đồ tuyệt tử tuyệt tôn”, “đồ cứt chó”, “đồ rác rưởi”, “đồ óc chó”… Những từ ngữ sỉ nhục ấy như những thùng sơn dẻo quánh hắt lên người Uông Trường Xích. Cậu không chấp nhận, mới đem những tấm ảnh màu nguyên bản của đồ gỗ đặt bên cạnh những vật dụng mình vừa sơn xong để so sánh, lúc ấy mới thừa nhận là màu của chúng hoàn toàn biến dạng. Không ngờ là con người ta khi bị một cái gì đó làm cho lo lắng trong lòng thì thị giác cũng bị ảnh hưởng. Khi đi xuống cầu thang, Uông Trường Xích vẫn đinh ninh là nhà họ Triệu sẽ gọi mình đứng lại, chí ít là cũng trả tiền vật liệu cho mình hoặc cũng đưa cho mình một ít tiền cơm, nhưng không có gì cả. Không tính là nửa tháng ròng tiền công, Uông Trường Xích còn phải bỏ ra hơn một nghìn đồng để mua vật liệu cũng đã mất trắng.
Mấy ngày sau, Lâm Gia Bách nhận được một lá thư nặc danh, nội dung như sau:
Ông đã có một người vợ xinh đẹp, một đứa con đáng yêu. Bao nhiêu người hâm mộ ôn, nhưng ông lại lãng phí những gì ông đang có, phản bội vợ lừa dối con để đi tìm gái ở bên ngoài. Ông đúng là đồ hạ lư. Tôi là một người hảo tâm, khuyên ông hãy quay đầu lạ, nếu không sẽ có người đứng ra xử lí ông.
Hành Giả Võ Tòng
Lâm Gia Bách ngồi nghĩ mãi không ra ai là người viết lá thư này. Ai dám lên mặt dạy đời với tôi nhỉ? Ngoài bố vợ Phương Nam Phương ra, chưa hề có ai dùng kiểu khẩu khí này để nói chuyện với tôi, ngay cả bố ruột Lâm Cương của hắn cũng không dám. Trong đầu Lâm Gia Bách hiện ra tất cả bạn bè thân thuộc có biết đôi chút bí mật của hắn, khẳng định là không có ai có thời gian rảnh rỗi để làm cái việc chúi mũi vào can thiệp đời tư của người khác cả. Hay là Phương Trì Chi đang ngấm ngầm theo dõi hắn? Lâm Gia Bách phân tích từng nét chữ một và kết luận là, không có nét chữ nào giống với nét chữ của Phương Trì Chi c, cho dù cố ý viết cho khác đi chăng nữa thì cũng không đến nỗi xa lạ như thế này. Hắn giấu nhẹm bức thư, coi như không có chuyện gì cảy ra, điềm nhiên về nhà. Thái độ của Phương Trì Chi vẫn bình thường, Lâm Phương Sinh cũng không có gì đặc biệt, có điều từ những điều bình thường ấy, lòng Lâm Gia Bách lại nổi sóng, lo lắng đến độ không quên đóng cửa thì cũng không tắt máy điều hòa, mỗi lần uống nước đều bị mắc nghẹn. Bao nhiêu năm nay, chuyện làm ăn của hắn đều được Phương Nam Phương đỡ đầu, do vậy hắn luôn tâm niệm là phải chiều chuộng Phương Trì Chi. Vợ muốn đi du lịch là hắn đưa đi, vợ đi siêu thị thì hắn là người xách túi, vợ nóng mũi là hắn núp đằng sau lưng, vợ muốn nhận con nuôi là hắn dang hai tay tán thành…., nói chung hắn chẳng khác nào một thư ký trung thành của thủ trưởng Phương Trì Chi. Cũng có khi hắn tự hỏi mình: Đúng là mình có tốt như thê skhoong? Không hề! Thực ra thì mình không hề tốt đến như thế, chẳng qua là giả vờ thuần phục quá lâu rồi nên cũng quen dần thôi, lúc này, Phương Nam Phương đã không còn quyền hành gì nữa, mình không cần phải giả vờ cúc cung tận tụy nữa, nhưng tại sao mình vẫn do dự thế nhỉ?
Nguyên nhân chính là cái thằng nhóc con kia thôi. Nó là đồ quái quỷ gì mà dễ thương đến thế chứ? Chỉ cần mình dang rộng cánh tay là nó bổ nhào đến, miệng gọi bố liên tục. Mình đi công tác nagyf nào nó cũng gọi điện, khuyên bố đừng uống rượu. Đôi khi mình say khướt về dến dưới lầu, chỉ cần ngước dầu lên gọi hai tiếng Phương Sinh là ngay lập tức cầu thang đã vang lên tiếng chân gấp gáp của nó, cho dù có là nửa đêm thì tiếng chân nó vẫn không hề chậm chút nào, hình như cả đêm nó cứ vểnh tai lên mà chờ tiếng gọi vậy. Nó chạy đến bên mình, đỡ mình đi lên cầu thang, pha nước dường cho uống, vắt khăn lau mặt. Mỗi lần tỉnh dậy, ánh mắt bắt gặp đàu tiên đang nhìn mình chính là của nó. Nếu không phải nó đang nhìn thì chắc chắn là đang ngủ bên cạnh như một con chó đang canh giữ giấc ngủ cho chủ, như một con mèo ngoan cuộn tròn trong lòng chủ vậy. Những úc mình say mèm, nó thường hay hỏi bố có tình nhân ở ngoài hay không, liệu bố có vất bỏ hai mẹ con nó hay không? Lúc ấy mình thường nói, yen tâm đi, bố có trách nhiệm rát lớn với mẹ và con. Nó nói, có trách nhiệm không có nghĩa là bố không có hôn nhân ngoài giá thú. Tôi nó tuyệt đối không có. Nó toét miệng cười rồi chạy vào phòng ngủ báo cáo những gì vừa trao đổi cho mẹ nó nghe rồi nói, say mèm nhe vậy nhưng bố vẫn khẳng định là không óc, chắc là bố không có tình nhân đâu mẹ, mẹ hãy cho bố vào ngủ trong phòng cùng với mẹ đi. Nhưng Phương Trì Chi không đồng ý, cô ấy có một quy định buộc tôi phải chấp nhận laf, mỗi lần say rượu, tôi không được bước chân vào phòng ngủ của hai vợ chồng. Có khi tôi đã nghĩ, không cho tôi bước vào phòng ngủ, thế thì việc quái gì tôi phải về nhà? Không phải là tôi không muốn Phương Sinh lo lắng sao? Tôi biết, nếu tôi không về thì nó sẽ không bao giờ ngủ.
Năm Phương Sinh được năm tuổi, khi đá bóng bị va chạm ngã đập đầu xuống đát bị chảy máu, phải nằm viện. Nó đi cùng mẹ nó đến bệnh viện thăm, thấy đầu mình quấn gạc trắng toát thì hỏi: Bố, bố có chết không? Đầu mình liền lệch sang một bên giả vờ chết. Nagy lập tưc snos khóc ầm lên rồi áp chặt cái miệng nhỏ xíu vào miệng mình làm hô hấp nhân tạo. Không có mấy luồng hơi được thổi vào phổi, nhưng nó vẫn cố đến độ má phồng lên, mặt đỏ rần, hình như tát cả sức lực của nó đều tập trung vào việc cứu sống bố. Ngay thời khắc ấy, nói thật lòng mình không muốn sống trở lại nữa. Nước mắt của nó theo gò má chảy xuống miệng rồi chui vào cổ họng mình. Ôi, nước mắt lại có vị ngọt! Thấy bố không tỉnh dậy, nó đập bàn tay bé xíu lên nói: Bố, sao bố lại chết? Tại sao bố chết mà không nói cho con biết trước. Bố chết rồi, con sẽ không còn bố nữa. Từ đó về sau, lúc nào nó cũng sợ mình chết. Rất nhiều lần, nó bò dậy vào lúc nửa đêm, đập cánh cửa phòng ngủ, hỏi vọng từ bên ngoài: Bố, bó vẫn còn sống đấy chứ? mỗi lần mở cửa, mình đều thấy nó nước mắt ướt đẫm khuôn mặt khiến tôi không thể không nghi ngờ: Có lẽ Phương Sinh lại là “đứa trẻ nước mắt” trong truyền thuyết dân gian đầu thai? Nó vừa khóc vừa đi vào phòng, nói: Bố, con nằm mơ thấy bố chết, bố chết sao mà thê thảm. Nó ngồi xuống mép giường, không chịu vè phòng mình nằm ngủ mà đòi nằm giữa tôi và Phương Trì Chi, ngay cả khi ngủ say, tôi vẫn thấy nó thi thoảng giật bắn mình như đang sợ hãi điều gì đó. Tuần trước, chuyện này lại tái diễn, giống hệt những lần trước đó, có điều khác là lần này nó có ôm theo một cái gối. Phương Trì Chi nói, Phương Sinh à, con đã học lớp sáu rồi, cao hơn mẹ rồi, sao lại không biết xấu hổ cứ đòi ngủ chung với bố mẹ là làm sao? Đem nào con cũng nằm mơ thấy bố chết, tại sao lại không mơ thấy mẹ chết? Có lẽ nào con không hề có cảm giác sợ mẹ chết hay sao? Nó nói, mẹ tưởng là con muốn nằm mơ thấy bố chết hay sao? Mỗi lần nằm mơ là con sợ đến mấy ngày…
– Có điều, cho dù Lâm Phương Sinh có đáng yêu bao nhiêu chăng nữa thì nó vẫn không phải là con ruột anh. – Khi Lâm Gia Bách nói ra câu này thì hắn và Phương Trì Chi đang nằm trên một chiếc ghế bố trên sân thượng. Hình như Phương Trì Chi không nghe thấy câu nói này, ánh mắt cô đang chăm chú nhìn xuống sân vận động. ở đó, Lâm Phương Sinh đang đá bóng cùng với các bạn. Cho dù tất cả các bạn học sinh đều mặc quần áo cầu thủ giống như nhau nhưng chỉ cần nhìn thoáng qua là cô đã nhận ra đâu là con mình. Lúc này nó đang dắt bóng, lừa qua được mọt đối thủ, lại qua tiếp một đối thủ nữa, khoảng cách gần đến cầu môn của đối phương không còn xa nữa. Nó tung chân sút mạnh. Quả bóng rời khỏi mặt sân, vẽ một đường cong tuyệt đẹp bay thẳng vào góc cao khng thành. Tất cả cầu thủ đều đứng nhìn, chỉ có thủ môn đối diện với trái bóng, tung người lên, đưa tay đẩy trái bóng bay ra khỏi khung thành. Nếu không vì đang thảo luận một vấn đề nghiêm túc và trọng đại, Lâm Gia Bách đã đứng dậy vỗ tay cổ vũ cho Phương Sinh rồi. Nhưng trong thời khắc ấy, hắn đang cố kiềm nén trạng thái tình cảm, lặng lẽ trên ghế bố, làm như người đã sút đường bóng tuyệt mỹ kia không hề có quan hệ gì dến hắn. Phương Trì Chi nghĩ, thực ra thì mệnh vận của tôi cũng giống như quả bóng kia, rõ ràng thấy nó đã bay vào khung thành nhưng lại bị một bàn tay cản lại ngoài ý muốn. Có lẽ, đó không phải là mọt bàn tay nữa mà là ý muốn của thượng đế. Lâm Gia Bách nghĩ, mình đã ném ra một hòn đá nhưng không hề nghe thấy âm thanh vọng lại, bèn ngoái đầu nhìn Phương Trì Chi. Cô vẫn đang nhìn xuống sân vận động. Họ đều nghe tiếng thở của nhau, mặc dù cả hai đều thở rất nhẹ nhàng.
–
– Em biết rồi đấy, lúc nào anh cũng muốn có một đứa con do chính mình đẻ ra. – Lâm Gia Bách lại ném một hòn đó.
–
– Thế thì chúng ta ly hôn vậy. – Cuố cùng thì cũng có tiếng hồi vọng.
–
– Không ly hôn cũng được, có thể tìm người đẻ thay.
–
– Ly hôn thì tinh khiết hơn. – Phương Trì Chi cười lạnh. Em không muốn Phương Sinh phải có thêm một bà mẹ không phải mẹ ruột nưaz.
–
– Cảm ơn em đã hiểu anh.
–
– Dựa vào cái gì mà anh bảo em phải hiểu anh. Em không thể mang thai, không phải anh cũng đã có một phần trách nhiệm sao? Lúc ấy, em bảo anh đeo bao cao su vào, anh lại không nghe, kết uqar cuối cùng thì anh đã biết rồi đó, em đã phá thai hai lần.
–
– Cho nên bao nhiêu năm nay anh chỉ có mình em.
–
– Chẳng qua là anh theo bố em thôi.
–
– Dù sao thì em cũng có bố ruột. Em có bố ruột, còn anh không có con ruột.
–
– Chuyện này anh nên nói trước với Phương Sinh, nếu không thì em không có cách nào giải thích được với nó. Nếu chúng ta ly hôn thì chuyện học tập của nó nhất định sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí là tâm lý của nó sẽ bị ám ảnh suốt đời. Nếu nói anh chất đâu đó thì nó phải thấy được thi thể của anh, nó mới yên lòng. Anh biết rồi đấy, thằng bé cực kỳ mẫn cảm.
– Được rồi, để anh nói chuyện với nó.
– Nếu anh làm nó tổn thương, nếu anh nói cho nó biết nó là con nuôi, em sẽ trực tiếp tuyên chiến với anh đấy.
– Nhất định anh sẽ biết làm sao để nó ít bị tổn thương nhất.
– Lâm Gia Bách! Anh quá nhẫn tâm!