Bạn đang đọc Mây Gió Đổi Thay – Chương 7
Từ bé đến giờ, tôi vốn có yếu điểm là chẳng biết nói không với người thân bao giờ, bất kể lòng mình có ưng hay không, tôi cũng đáp theo họ. Những người thân đó là mẹ tôi, Cẩm Xương ,Bái Bái , Thính Đồng , thậm chí cả mẹ chồng và Cẩm Linh; chỉ riêng có cha tôi, hồi ông còn tôi rất thỏa mái, thảnh thơi, nhưng ông chỉ sai tôi những chuyện vặt. Trừ thân nhân, tôi chẳng có bạn bè nào khác.
– Việc thế này, bà Trương Trọng Hiên nói với mẹ, hai đứa con của mẹ đều rất tốt, lại xinh đẹp, có tương lai, bà ấy rất mộ phúc đức của mẹ ….
– Mẹ! – Tôi cười nói. – Con với mẹ, chỉ hai người ở đây, mẹ cứ nói thẳng ra!
Bà rất gượng ngùng, nói:
– Mẹ thấy bà ấy thật lòng. Bà Trương nói, bà muốn tìm người có uy tín trong xã hội để đứng ra ký tên bảo lãnh.
– Bà Trương muốn có người bảo lãnh?
Chuyện thật nực cười? Họ Trương tăm tiếng như cồn, chỉ có người khác mới cần đến họ bảo lãnh thôi!
– Không phải bảo lãnh cho bà ấy, mà là con rể của bà Trương muốn vay vốn làm ăn. Thực ra đấy chỉ là thủ tục mà thôi, vay tại ngân hàng Hằng Mậu.
Trương gia là một đại cổ đông, Trương Trọng Hiên là phó chủ tịch ngân hàng nhưng không thể ra mặt giúp người nhà được, ngay cả bạn bè đứng ra bảo lãnh cũng chẳng có, thiệt là hết sức đàng hoàng! Bà Trương muốn giúp con rể mình, lẽ nào lại không được? Họ vay chỉ 200 vạn thôi!
– Hai trăm vạn đâu phải là con số nhỏ!
– Đối với con là lớn đấy. Hôm qua mẹ theo bà Trương đến cửa hàng Lợi Phúc sắm nữ trang, kết toán số tiền lên đến 600 vạn! Đấy mới chỉ là sợi dây chuyền với cái khâu thôi đấy nhé!
Tôi lặng thinh, lòng có hơi hoảng.
– Bà ấy nhận mẹ là bạn thân mới giao mẹ vụ này, con phải đi giúp cho bà ta một chuyến.
– Mẹ, con … không dám! 200 vạn là quá sức của con, rủi …
– Nếu có gì thì bà mẹ này đứng ra chịu, được chưa? Cái thứ hẹp hòi!
Nếu không chịu tất bà sẽ nổi xung thêm.
Tôi thở dài.
– Mẹ, con đau biết con rể họ Trương là người thế nào thì làm sao đứng ra bảo đảm được?
– Người ta cũng đâu có biết con là ai? Bên cạnh họ đau có thiếu gì người đứng ra nhận giúp đấy.
– Con dựa vào đâu mà bảo đảm?
– Con nói thiệt y như mẹ. Mẹ không sợ thất lễ đã nói với bà Trương là chúng ta chỉ là người bình dân, đâu có tư cách gì. Bà ấy giải thích ẹ là có nhiều người chịu đứng ra làm việc ấy vì tiền , nhưng khi họ ký xong thì rêu rao khắp thành đều biết; bà Trương tin tưởng chúng ta kín miệng. Ngân hàng là do họ, chỉ cần có người ghi tên cho hợp lệ thôi chứ ai đi điều tra về con làm gì!
– Mẹ, con không biết gì nhiều, sao mẹ không bàn với Uất Chân?
– Uất Chân làm việc cho chính phủ, không thể làm người bảo lãnh được, vả lại, Uất Chân thường xuất hiện trên báo, đài – ai mà không biết. Bà Trương và mẹ đều không muốn phô trương.
Tình thế như đã lên lưng hổ.
– Đợi con bàn với Cẩm Xương!
– Con gái gả đi như nước đổ bỏ vậy!
Tôi làm thinh.
– Mẹ nói không đúng sao? Ở nhà người ta đâu có làm chủ được. Con từ nhỏ nghe lời ai? Ai nuôi con lớn lên đấy? Mẹ đã nhận lời bà Trương, nay con rõ ràng đã làm mất mặt mẹ. Ngày thường mẹ có thương Uất Chân ít nhiều, nay vác mặt tới nhờ con, con lại ỷ thế khinh người …
– Mẹ …. – Tôi kêu lên nuốt đi nỗi uất ức.
– Làm mẹ lại nhờ con không được sao?
– Muốn đi phải để con rửa mặt đã! – Tôi khoát tay, ra hiệu bà đừng nói nữa.
Tôi vào phòng tắm, xối nước tắm, người tỉnh táo lại. Ngủ nhiều thực ra càng thêm mệt mỏi.
Tôi thay y phục xong, đi với mẹ đến ngân hàng Hằng Mậu.
Con rể Trương Trọng Hiên là Phan Quảng Sinh, một người trạc trung niên.
Cạnh đó là mẹ con bà Trương Trọng Hiên. Họ vồn vã đón tiếp mẹ tôi. Tình cảnh trước mắt khiến tôi cảm giác có điểm thái quá, thậm chí rất khó chịu, khó mà hình dung được sự đường đột và khoa trương của họ, tôi chỉ buồn lòng, còn mẹ tôi thì cơ hồ bay bổng.
Giám đốc ngân hàng tỏ ra rất cung kính, ông giải thích cho tôi về nghĩa vụ của người đứng ra bảo lãnh, đối với tiền vay 200 vạn đồng ấy, tôi phải có trách nhiệm. Ông không điều tra hoàn cảnh của tôi mà chỉ giữ lại tấm ảnh, tên tuổi.
Rõ là trên đời này quan phủ bắt tay nhau và người bên ngoài đều mong muốn có cơ hội kết giao với họ, như bà mẹ tôi vậy.
Bà Trương muốn mời chúng tôi ăn trưa, lòng tôi đang lo nghĩ đến Thính Đồng nên từ chối, chỉ có mẹ tôi đi theo họ.
Gọi điện đến Thính Đồng, nhân viên nói cô ta đang bận. Tôi thấy rảnh nên lái xe đến Tân Giới, đi vào xưởng để xem tinh thần Thính Đồng thế nào mới yên tâm được.
Xe đến xưởng vào lúc ăn trưa. Trong xưởng có vài người tụm lại ăn cơm hộp. Tôi đi lần lên lầu.
Phòng Thính Đồng bên ngoài có tấm bảng ghi:
Phòng tổng giám đốc. Tôi nhẹ nhàng gõ cửa và đẩy cánh cửa bước vào, thật hết hồn …
– Xin lỗi. – Tôi buột miệng nói, mặt đỏ bừng lên vừa thối lui.
Thính Đồng đang ôm hôn Thi Gia Ký .
Sự xuất hiện của tôi thật vô cùng không đúng lúc.
– Không sao! – Thính Đồng sửa lại y phục vừa nắm tay Gia Ký giới thiệu với tôi.
Tôi hơi cuối đầu, chào ông Thi.
Thi Gia Ký nói:
– Tôi có nghe Thính Đồng nhắc đến cô!
Tôi mỉm cười.
– Sẵn đây xin mời ra ngoài dùng cơm!
Tôi nghĩ họ say mê nhau quên cả ăn uống, nay gặp Trình Giảo Kim xuất hiện buộc họ phải thay đổi kế hoạch.
– Cảm ơn. Tôi chỉ tiện đường ghé vào đây thăm Thính Đồng , chào một tiếng rồi đi ngay.
Rõ thật, dưới ánh mặt trời này có biết bao người nói dối – cả nửa giờ lái xe đến đây rồi lại chối!
– Hiếm có cơ hội mọi người gặp nhau trò chuyện!
Xem ra Thi Gia Ký cũng là người có phong độ.
Tôi đang phân vân, Thính Đồng liền nói:
– Đừng nghe Uất Văn khách khí, tôi đưa chị đến thang máy đi!
Tôi đành phải đi theo họ.
– Sao không gọi điện thoại báo trước cho tôi? – Thính Đồng đi bên tôi vừa hỏi, giọng bình thản.
– Có gọi đến hai lần, cô đều mắc bận, tôi nghĩ cô không đi đâu nên đến …
– Có chuyện nên tìm tôi chứ gì?
Lại còn chuyện gì? Con người mới đó mà đã thay đổi đến 180 độ rồi.
– Xem tình hình của cô ấy, thấy bộ dạng ắt là tốt đẹp lắm!
– Nhờ sự giúp đỡ của chị, thật hiệu nghiệm! Hôm khác sẽ đa tạ!
– Cứ nói khách sáo, có chuyện lại tìm tôi!
– Tôi hiểu!
Sau khi ra khỏi xưởng, đột nhiên tôi cảm thấy chán nản. Không thể nói là buồn bực vì bị lợi dụng day dưa vào một sự tình nghiêm trọng, cho dù Thính Đồng có là người bạc tình vong ân thì tôi cũng không đến đỗi hẹp hòi như vậy.
Bỗng dưng lại vương lấy những chuyện đâu đâu. Trước kia, tôi chỉ là người chẳng ra gì, ngày này qua ngày khác; gần đây lại khác, mỗi lần gặp chuyện là tôi nghĩ ngợi mọi mặt, rồi phân tích, suy xét, được kết quả xong lại đam ra phiền muộn, tôi nhận ra rằng mọi người chung quanh đối đãi tôi không thật lòng! Tôi chịu đựng những thiệt thòi, họ đối xử có vẻ tốt với tôi thì liệu họ có thương yêu và thực lòng?
Suy nghĩ đó thật nguy hiểm!
Trong suốt thời gian đó, tôi vẫn tranh thủ đọc nhiều sách.
Trước kia ở đại học, tôi ưa suy nghĩ, bởi vì thầy, vì bạn cùng nhau khích lệ, gặp điều khó khăn thì đem ra bàn bạc, dần dần cũng nhập tâm, thấu hiểu.
Đấy là thời gian thật vui thú. Giáo dục ở đại học không chỉ học tập sách vở, kiến thức, nó còn rèn luyện tâm lý, làm cho con người trưởng thành hơn.
Và bao năm yên phận trong gia đình, tôi lại đâm ra chậm chạp!
Sắp tới, ắt tôi phải đọc sách để tìm lại cảm giác nhanh nhẹn, minh mẫn.
Nói đến sách, tôi đã chuẩn bị để mang theo sang Canada, tôi dặn mình phải mua nhiều tiểu thuyết!
Tôi thích đọc tác phẩm tả thực vì nó nói nhiều về tâm lý, có những điều khó nói nhưng được tác giả viết ra, đọc rất thú vị, như ngày hè uống được chum trà tuyệt ngon vậy.
Tôi thích ở Canada có nhiều thời gian, đọc sách là hợp lẽ. Bái Bái phải thi vào đại học. Nó có đời sống mới riêng biệt của nó, còn bảo thủ như tôi, thời đại học đã qua, nay muốn đứa con giá 16 tuổi ở bên mình thì quả là vọng tưởng!
Đền như Cẩm Xương , mỗi năm chắc chỉ thăm tôi không quá ba lần!
Thời gian lần lượt sắp đến ngày lên đường, mẹ tôi hẹn tôi cùng Uất Chân dùng bữa cơm, gọi là tiễn hành.
Tôi hơi do dự. Từ lúc hai chị em to tiếng qua điện thoại đến nay, tôi chưa hề gặp qua nó, lòng cũng thấy khó chịu.
Mẹ thấy tôi mặt khó coi, bà cười, nói:
– Lại khiến mặt con bí xị rồi!
Hẳn nhiên, đối với hai đứa con gái, bà yêu thương đứa bé hơn, đó cũng là lẽ thường tình.
Tôi làm thinh, thực ra giải thích cũng chẳng đến đâu.
– Con nói xem, chắc là mẹ thiên lệch chứ gì? Cứ nói đại ra cho dễ chịu!
Nhược điểm lớn của con là tự ti, làm cao, người ta nhờ cậy, con lại cho là bị bức hại phải chịu đựng, thấy mình bị xem nhẹ rồi đâm ra ẩn uất, bực tức, muốn có cắn trả cũng không xong!
Lời chỉ trích của mẹ tôi rất khó chịu, nhưng qua mười mấy năm kinh nghiệm, tôi chẳng lạ lùng gì.
Có khi nghe bà nói nhiều tôi lại đâm ra nghi ngờ mình chắc là hẹp hòi. Một kẻ không mưu sức, tự ti tự cảm, làm nguy hại đến lợi ích của kẻ khác.
Tôi vốn muốn mọi sự đều yên lành nên nhẫn nhịn những điều khó nhịn, nhịn rồi lại nhịn, và người ta cứ đà đó lại trách móc tôi, chẳng hạn như mẹ tôi vậy.
– Con gọi điện đến Uất Chân đi, kẻo nó lại giận nữa!
Rốt cục, tôi cũng gọi điện đến Uất Chân, hẹn mọi người sẽ gặp nhau tại một nhà hàng.
Uất Chân nhắc mời cả mẹ chồng tôi và Cẩm Linh, mời cả Thính Đồng, nhưng cô ta mắc bận, thế là chỉ có thân thuộc trong gia đình tôi.
Dù sao thì một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã, nghĩ đi nghĩ lại tôi vẫn khẳng định là mình thương yêu em gái! Uất Chân có cái hay, cuộc sống đơn độc của cô nàng thật đáng khen ngợi! Không phải vậy sao? Một người tài hoa, hơi ngạo mạn nhưng cũng chấp nhận được! Thính Đồng đâu được vậy!
Trên bàn tiệc đưa tiễn, bầu không khí thật vui. Uất Chân là người cứng cỏi, hàm súc, lúc bé làm điều gì sai trái, nó thà chết chứ không nhận lỗi, nhưng nhiều lần nó lại chịu sửa đổi, do đó mà tiến bộ và có được như ngày hôm nay.
Uất Chân cố ý ngồi cạnh tôi, luôn gắp thức ăn cho tôi. Hành động ấy, đương nhiên là biểu lộ tình cảm lúc chia tay.
Uất Chân bảo Bái Bái:
– Đến Canada, con phải quan tâm đến mẹ, nếu mẹ con thiếu mất cọng tóc nào là dì tính toán với con đấy!
Lời dặn dò đứa bé cũng biểu hiện sự quan tâm và đồng cảm.
Tiệc tiễn đưa kết thúc trong bầu không khí hòa hợp, vui vẻ. Hiếm khi bà mẹ chồng tôi có thái độ như hôm ấy, chẳng nửa lời khó nghe – thật là vạn hạnh.
Theo tôi, thứ nhất là vì có mẹ tôi bên cạnh, chỉ cần hớ hênh cạnh khóe là xảy ra cuộc chiến, cho nên là phải giữ lời; thứ hai, chắc bà được con trai nhắc nhở là khó có được con dâu chịu rời xa gia đình, nhận lấy trách nhiệm nặng nề.
Tôi cảm thấy hả lòng hả dạ!
Cuối tiệc, Uất Chân đưa tôi gói quà, nói nhỏ:
– Chị giữ lấy làm kỷ niệm!
Tôi cầm lấy, lòng thật cảm động mối thâm tình của em gái. Tôi đâm ra hối hận vì đã trách nó trước giờ!
Thực ra, đối phó với tôi rất dễ, chỉ cần có chút lòng tử tế là tôi cảm ơn đến rơi nước mắt rồi. Khát vọng duy nhất của tôi là được người khác yêu thương – có trẻ con quá không?
Tôi nắm tay em gái, rất lâu, chẳng buông ra, xúc động nói:
– Em có rãnh đến thăm mẹ với Cẩm Xương!
Uất Chân gật đầu:
– Chị, hy vọng chị hợp với cuộc sống bên đó.
– Được mà, em yên tâm!
Rõ ràng, Uất Chân chẳng yên tâm, đoạn thở dài, nói:
– Sống lặng lẽ không dễ đâu!
Ôi! Có ai nói là dễ dàng?
Chúng tôi ra đi vào ngày thứ bảy, Cẩm Xương muốn quay trở lại Hương Cảng vào ngày cuối tuần.
Tại phi trường, Thính Đồng cũng vội vã tìm đến, cô có vẻ vui.
– Cô bận quá còn đến làm gì! Ở đây với Canada nội ngày mai là tới rồi. Cô lại hay đi Mỹ, còn sợ không gặp sao?
Tôi thấy vẻ vội vàng của Thính Đồng mà đau lòng.
– Không, không, – Thính Đồng khoát tay. – tôi đến lì xì cho Bái Bái.
Thính Đồng đưa Bái Bái bao thơ.
– Mẹ! – Bái Bái nhìn tôi, tiện tay nó giao lại bao thơ cho tôi.
– Thính Đồng , không được! Cái này nhiều lắm!
– Đừng lải nhải! Tình bạn chúng mình há chỉ có thế thôi sao!
Tôi an ủi:
– Thính Đồng , hãy giữ gìn sức khỏe! Thi Gia Ký đối đãi với cô tốt chứ?
– Tình thế rất tốt! Không biết có phải do lời nói của bà chị lù khù mà thay đổi càng khôn hay không?
– Cái gì?
– Áp lực của Gia Ký tự nhiên biến mất, bà vợ anh ta không những không ra uy bức bách chúng tôi, bà còn định ly hôn …
Tôi ngạc nhiên, lòng chợt rất xúc động, có vẻ bất nhẫn.
Thính Đồng chắc hẳn là hớn hở.
Trong nhất thời, tôi không nói được gì thì Cẩm Xương đã giục vào bên trong làm thủ tục lên máy bay.
Mây trắng mênh mông. Tôi mơ hồ vơ vẩn.
Mỗi ngày lại phát sinh chuyện khác nhau, chúng ta phải xử sự thế nào? Là đúng hay là sai? Rất nhiều khi chúng ta mơ hồ không rõ, lại lắm khi tự cho là đúng.
Tôi rời bỏ thành phố, nơi tôi sinh ra và lớn lên, giờ đây, tôi đi đến một nơi xa lạ, mới mẻ để tạo lập cuộc sống. Tôi chợt nhớ đến bà Thi Gia Ký mà tôi xem như kẻ địch, nay lại thấy nặng cả lòng.
Tôi nhìn sang chồng bên cạnh, lòng rất đỗi xúc động!
Không khí ngày hè ở Vancouver chẳng khác gì nhiều, ít ra, từ lúc chúng tôi bước xuống máy bay cho đến khi Cẩm Xương quay trở lại Hương Cảng, trong suốt tám ngày, sắc trời một màu xanh biếc, không khí trong lành.
Cẩm Xương rất bận việc, anh đưa hai mẹ con chúng tôi đến ngôi nhà nằm về phía Tây Vancouver – ngôi nhà xây dựng trên một vùng đất nhuốm sắc thu vàng.
Cẩm Xương đã nhờ các bạn đồng nghiệp nước ngoài mua lại căn hộ đó, có hai gian, năm phòng ngủ, đủ cho gia đình ba người chúng tôi. Anh còn dự định sẽ đưa hai bà mẹ đôi bên sang – một động hai con hổ, nhưng vì hoàn cảnh phải sống tha hương, chắc họ sẽ hiểu và nhường nhịn nhau thôi.
Cẩm Xương nói với tôi.
– Giấy tờ nhà cửa đều đứng tên em! Sau này mọi việc liên quan đến nhà cửa, thuế má khỏi phải gửi đi lại, phiền lắm!
– Anh không sự em gom hết trốn đi sao?
– Em trốn đi đâu chứ?
– Đương nhiên là nước ngoài rồi!
– Em đừng coi thường, anh mình có giá lắm đấy.
Ôi! Lại cậy thế khinh người. Đàn bà thời nay há dễ xem thường, ai mà chẳng có dũng khí và lực lượng để giương cờ khởi nghĩa. Hẳn nhiên, cây lớn cũng phải có cành khô! Chẳng may, tôi lại là cái cành khô ấy. Biết vợ chẳng ai bằng chồng, tôi đành lẳng lặng rút lui cho rồi!
Nhà có ba người, thực ra hiếm khi được nghỉ ngơi tám ngày, mười ngày. Cả ngay chúng tôi lái xe vào thành phố mua sắm những thứ cần thiết, chính thức đi đó đây ngắm cảnh, ăn uống vui chơi, rất thích thú.
Nếu cứ như vậy thì sung sướng biết bao!
Tiếc thay, cảnh đẹp cô chừng. Sáng mai, Cẩm Xương phải rời mẹ con tôi để về Hương Cảng.
Đêm ấy, tình cảm vợ chồng lạt lẽo, chẳng có gì để nói.
Trời sắp sáng, tôi rất mệt vì không ngủ được. Cẩm Xương quay lưng sang tôi ngủ, tôi ôm lấy lưng anh và hôn nhẹ.
– Em dậy rồi à? – Cẩm Xương hỏi.
– Không, em không ngủ được!
Cẩm Xương quay người lại nhìn tôi:
– Rời không được phải không?
– Ừ!
– Em không phải nói chúng ta là vợ chồng già sao!
– Đúng vậy, sắp tới Bái Bái sẽ có bạn trai, sau đó lấy chồng, chúng ta chờ bế cháu!
– Vậy thì còn âu yếm gì? – Cẩm Xương cười tôi.
Tôi véo vào tai anh, nói nhỏ:
– Thực ra chúng ta vẫn còn trẻ.
– Ra là chẳng muốn rời anh.
– Cũng đâu có dễ gì! – Cẩm Xương cười lớn.
Tôi đánh vào ngực anh:
– Anh chết đi!
Cẩm Xương giữ tay tôi lại và hôn thân thiết.
Cuộc sống ở Vancouver lặng lẽ như mặt nước hồ, gần chỗ tôi có hai ba nhà hàng xóm, họ là Hoa Kiều, thảy đều sáng đi làm, tối về nhà, cứ đều đặn như vậy.