Mặt Nạ Hoàng Tử

Chương 7: Đây là Yul. Kia là Ju


Đọc truyện Mặt Nạ Hoàng Tử – Chương 7: Đây là Yul. Kia là Ju

Tôi vừa phát hiện ra một sự thật. “ Uống Bò Húc rất rất rất dễ mắc WC”

Vác cái bụng òng ọc nước ra khỏi tolet, tôi nặng nề lê cái thân vào phòng. Nằm trên giường, trăn trở nỗi thống khổ của kẻ uống quá nhiều Bò Húc.

Ai bảo cái cậu bạn Kiệt Luân kia, rõ ràng tôi đã có ý thân thiện mời cậu ta uống Bò Húc, mà khi cậu ta đứng dậy trả tiền 5 lon Bò Húc ấy, mà cứ nhìn tôi bằng ánh mắt kì quái khó đoán.

À thì tôi có cao hứng gọi 5 lon. Ừ thì cậu ta không thích uống Bò Húc. Ờ thì tôi cố gắng uống hết 4 lon, còn 1 lon tôi cầm tay mang về. Xót tiền thì đâu có tội, dù đấy là tiền của cậu ta nhưng mẹ tôi dặn tôi: Không-được-lãng-phí đấy nhé!!!

Ầy, giờ thì “ Uống Bò húc rất rất rất dễ mắc WC”.

Nhưng rồi cũng thấy tinh thần hứng khởi vì bản hợp đồng hôm nay.

“ Phụt” Bên vai phải tôi. Thiên thần đang đứng trên mũi thuyền, dáng vẻ oai phong lẫm liệt. Quyết chí tung vang khẩu hiệu: “ Sống cho ngày hôm nay, ngày mai mặc kệ”.

Chỉ có điều, người đang gò lưng chèo thuyền tới cái đảo xa xa có hai chữ bằng vàng sáng chói “ Quang Anh” kia là cậu bạn Kiệt Luân. Thiệt tình “ Có phúc cùng hưởng” à nha!

“ Phụt” bên vai trái tôi, vẫn chiếc thuyền ấy, vẫn là người chèo thuyền ấy, chỉ có điều, người đang đứng ở mũi thuyền không phải là Thiên thần mà là Ác quỷ. Bà cô Ác quỷ cầm cái ô, chân tay run lẩy bẩy. Bên dưới, sóng đánh ầm ầm, nghe chừng thuyền đang chênh vênh dễ lật lắm. Chỉ tội cho người chèo thuyền, áo quần ướt sũng, cật lực chèo mà bà cô Ác quỷ quần áo khô bong đầu thuyền kia vẫn cằn nhằn đủ kiểu. Thiệt tình “ Có hoạ cậu chịu” à nha!

Tôi rùng mình. Bao ý nghĩ trong đầu tan biến. Cũng cảm thấy tự hổ thẹn với lương tâm. Chậc!

Nhưng trong lòng vẫn hô vang lập trường của mình, khảng khái mà nói rằng: Tôi là tôi trung lập giữa Thiên thần và Ác quỷ à nha!!!

Chợt nhớ ra, lúc rời căn-tin trường, tôi có mặt dày xin số điện thoại của đối tác Kiệt Luân, bây giờ, mặt dày nhắn một tin nữa, đại ý là. “ Hey! Kiệt Luân về đến nhà chưa?” Sợ đối phương có thể hiểu lầm, tôi nhồi thêm vài từ đằng sau, “ Về rồi thì nghĩ kế hoạch ngày mai cho tớ nhé.”

Bắt sóng rất nhanh, liền ngay sau đó, điện thoại của tôi réo ầm ĩ, tin nhắn mới.

“Được.”

“Được” – Nghe mà dễ chịu làm sao.

“Được” – Nghe ấm cả ruột gan.

“Được” – Nghe vững vàng ý chí.

Tự cảm thấy may mắn vì ngồi cạnh cậu bạn này, tôi cười khúc khích. Được!

Chẳng hiểu có phải phấn khích quá hay không, ruột gan bỗng dưng quặn lại, hơi thở phì phèo toàn mùi Bò Húc. Rồi cái giây phút khó quên, những bước chân quen thuộc chậm rãi, tôi vác mặt vào Toalet.

***

Ngày hôm sau, tôi dạy rất sớm. Chuẩn bị trang phục, sách vở, rồi co giò phóng như bay ra bến xe Bus gần nhà, đợi cậu bạn cùng thuyền kiêm chèo thuyền.

Không lâu sau, Kiệt Luân xuất hiện.

Đang ngồi đung đưa chân trên ghế đợi xe Bus, thấy cậu ta đến, tôi vội bật dậy, rồi cũng

cố gắng sửa soạn một khuôn mặt thân thiện nhất, chìa tay ra phía trước, vẫy vẫy.

– Cậu dậy sớm quá ha!

Kiệt Luân đảo qua mắt nhìn tôi, gật đầu.

Tôi được đà, tiến lên.

– Thế cậu chuẩn bị chưa?

– Rồi. Rất kĩ. Còn cậu?

Tôi khấp khởi trong lòng, mừng ra mặt.

– Tớ cứ theo cậu mà làm thôi.

– Không được!

Nửa mặt tôi tối đen, hậm hực.

– Bản hợp đồng nói rõ còn gì.

Cậu ta có vẻ hơi ngạc nhiên, sau khẽ à lên một tiếng.

– Tớ tưởng cậu đang nói tới bài kiểm tra Toán vào tiết 1.

Phân nửa mặt tôi đen nốt!

Cố gắng bóp đầu, xoa xoa thái dương xem có thông báo làm bài kiểm tra vào hôm nay lúc nào, thì người bên cạnh lên tiếng.

– Hôm qua, lúc có trống ra về cậu chạy vội vào lớp rồi bỗng dưng chạy đi đâu mất tăm. Khi đó, Hạnh Nhi có thông báo hôm nay có tiết kiểm tra Toán. Kiểm tra 15 phút thôi mà.

Nghe tới đây, mặt tôi xám ngoét như tro. Hận một nỗi là không đủ âm lượng để gào vào mặt cậu ta, chỉ rề rề được mấy chữ.

– Tại sao? Tại sao? Là vì sao? Sao không qua cậu không nói.

– Vì bây giờ tớ mới biết.

Tôi thều thào hỏi lại.

– Thế ai nói cho cậu biết.

– Tùng vừa gọi điện kể cho tớ.

Ờ! Người ta có người quan tâm lo lắng, chứ đâu có đơn phương độc mã như tôi. Rồi cũng có chút nghi ngờ, tôi hỏi lại.

– Vậy mà cậu nói là đã chuẩn bị rất tốt?

Kiệt Luân đút tay vào túi quần, ung dung.

– Trong 2 phút.


Bộ ông nghĩ mặt tôi dễ bị lừa thế hở? 2 phút mà ôn được bài à?

Trong đầu có nghi hoặc, nhưng thật ra thì tôi cũng có chút mừng thầm. Cái kiểu: “Đâu phải chỉ có mình tớ điểm thấp, cả bạn…a,b,c,x,y,z…cũng thế. Chúng tớ đều là học sinh mới đấy.”

Cùng hội cùng thuyền. Lòng dạ cũng vững vàng hơn.

***

Cảm giác như bạn bè xa lánh, gia đình ruồng bỏ, xã hội tẩy chay.

Giờ kiểm tra, cả lớp im phăng phắc!

Vừa đến lớp, tiết truy bài đầu giờ, người người, nhà nhà chăm chú vào cuốn sách Toán. Thì cũng bởi cái thông báo lù lù ngay ngay cạnh sân bóng rổ ngày hôm qua mà hôm nay tôi mới biết.

Chẳng là tiết kiểm tra Toán 15 phút hôm nay đích thân hiệu trưởng làm giám thị.

Nghe đồn trưa nay, hiệu trưởng có việc bay ra nước ngoài gấp. Nghe thêm hiệu trưởng rất nghiêm khắc với con trai của mình. Thêm nữa, hiệu trưởng trường này là một đại gia thứ thiệt, việc mở trường tư như thế này tất cả là vì cậu con trai quý tử của ông ta mà thôi.

Con trai của hiệu trưởng, là Quang Anh.

Và hiệu trưởng kiêm giám thị đang nhìn tôi.

Thở dài, thở dài, lại thở dài.

Vung tay múa bút chừng 10 phút, tôi hé mắt sang nhìn Kiệt Luân. Thật ra thì mỗi người một đề, nên việc nhòm bài chẳng có ý nghĩa gì, chỉ là tôi muốn xem liệu đồng chí đi cùng chiếc thuyền cùng tôi có làm bài tốt hay không mà thôi.

Gật gù, gật gù, lại gật gù.

Xem chừng đề khó với Kiệt Luân thì phải, cậu ta có vẻ đăm chiêu suy nghĩ lắm. Định bụng nếu có cơ hội thì sẽ vỗ vai cậu ta mà an ủi: Yên tâm, còn tớ mà.

Nhưng trong không khí nghiêm trang thế này, tôi chỉ biết dùng ánh mắt long lanh nhìn cậu ta. Rồi, lại bí mật quan sát Quang Anh bàn bên kia. Cậu ấy vừa buông bút. Chà! Chắc vừa làm xong bài đây, ngưỡng mộ quá!

– Nộp bài thôi các em!

Tôi giãy nảy.

Nhưng rồi cũng phải lết thân lên bục giảng nộp bài. Sau khi thu hết bài kiểm tra, thầy hiệu trưởng từ tốn.

– Thầy biết là việc kiểm tra đột xuất này khiến các em hơi bất ngờ, đặc biệt là những em học sinh mới.

Bên dưới yên lặng.

Thầyhiệu trưởng từ tốn tiếp.

– Nhưng thầy làm bài kiểm tra này là có lí do.

Bên dưới vẫn yên lặng.

Thầy hiệu trưởng từ tốn tiếp tiếp.

– Các em có câu hỏi nào không.

Bên dưới vẫn vẫn vẫn yên lặng.

Thầy hiệu trưởng là ai? Là ai?

Là người cao nhất trong trường. Huống hồ, để vào trường này đã khó, được gặp hiệu trưởng lại càng khó hơn. Bên dưới còn có 3 hiệu phó. Xem kĩ lại nhé, 3 hiệu phó đấy.

Thế thôi cũng đã đủ khiến người người ngoái nhìn rồi, lại còn là một thương gia thành đạt nữa.

Nhưng không lẽ chỉ vì đứa con quý hoá kia, mà hiệu trưởng lại đột xuất làm một bài kiểm tra khiến cho bao học sinh bối rối thế này ư?

Không! Công lí ở đâu? ở đâu?

Đang lúc không khí trùng xuống, mọi người như nín thở chờ đợi giây phút này qua nhanh, thì một giọng nữ trong trẻo vang lên.

– Thầy có thể cho bọn em biết lí do được không?

Bây giờ thì ngay cả tiếng thở cũng phải nén xuống. Mọi ánh mắt đổ dồn vào vị anh hùng hào kiệt vừa đưa ra câu hỏi vừa rồi.

Thật không may là vị anh hùng hào kiệt đó là tôi!!!

Thầy hiệu trưởng mỉm cười, chậm rãi đi xuống. Đi xuống? Gẫn chỗ tôi. Gẫn chỗ tôi?

Tim tôi rớt lộp bộp. Miệng ú ớ. Vội lấy tay lên chắn mặt. Chết chắc rồi.

– Em là học sinh mới tên Linh Đan?

Tôi cười khổ sở.

– Vâng.

Người bên cạnh khẽ gật đầu khó hiểu, rồi cũng từ tốn đi lên bục giảng, thanh âm trầm bổng, lên xuống.

– Câu hỏi mà thầy chờ đợi cuối cùng cũng đã được nghe. Thầy làm bài kiểm tra này có 1 lí do duy nhất.

Vì con trai thầy đúng không?

– Đó là một bài kiểm tra xem các em có thể học cùng nhau nữa hay không.

Biết ngay mà.

– Vì trong lớp các em có hai bạn vi phạm kỉ luật. Khai tên giả khi vào lớp.

Hả?!

Những tiếng xì xào bắt đầu nổi lên. Tôi thở dài, quay sang cậu bạn Kiệt Luân bên cạnh, định bụng xổ ra một tràng vì màn thót tim vừa rồi, nhưng nhìn nét mặt của cậu ta, mắt tôi tí lòi luôn ra ngoài. Gì mà căng thẳng dữ.


Phía trên bục giảng, thầy hiệu trưởng vẫn giữ thanh âm từ tốn của mình.

– Cuối giờ lớp chúng ta sẽ ở lại họp về vấn đề này và trả bài kiểm tra. Bây giờ các em có thể ra chơi.

Tôi thở hắt. Cuối cùng cũng đã được tự do.

Tôi sửa soạn nét mặt tươi tỉnh nhất, nở nụ cười nịnh nọt quay sang chỗ Kiệt Luân, định mở miệng bàn về kế hoạch tác chiến. Ấy thế mà cơ mồm vừa vén lên, đã phải hạ không vận tốc.

Kiệt Luân từ lúc làm bài kiểm tra, tới lúc thu bài, rồi ngay cả ra chơi, vẫn giữ vẻ mặt đăm chiêu khó đoán ấy. Hay là không làm được bài? Không đúng chứ. Có không làm được bài đi nữa thì cũng đâu tới mức mang bộ mặt hình sự như vậy. Hay có vấn đề về sức khoẻ? Cũng không. Sáng nay vẫn cười nguyên một nụ cười chói loá cơ mà. Hay đang suy nghĩ về bản hợp đồng? Cái này có khả năng!

Nghĩ đến đây mà tôi đứng ngồi không yên. Không phải thế chứ, đã hứa rồi cơ mà. Nhưng nhỡ may cậu ta quên nó rồi thì sao? Nhỡ may cậu ta nghĩ đó chỉ là một trò đùa thì sao? Nhỡ may…..

Rồi, Kiệt Luân chậm rãi đi ra ngoài.

Giờ thì tôi bắt đầu nghi ngờ khả năng đọc ý nghĩ của cậu ta rồi đấy!

Bực mình rồi à nha.

Tôi đập bàn cái “bốp” một cái, mặc dù quá đà nên hơi đau tay tí, nhưng giọng vẫn sang sảng.

– Hạnh Nhi, đi ăn Kem với tớ không?

***

Cho đến khi ăn hết cốc kem thứ 2 và đang có ý định gọi thêm mấy lon Bò Húc, nhưng rồi lại nghĩ đến cái phát hiện hôm qua, tôi mới nguôi ngoai.

Nhỏ Hạnh Nhi bên cạnh nhai Snack rau ráu, đẩy gọng kính lên hỏi tôi.

– Bài kiểm tra Linh Đan làm tốt chứ?

Tôi cúi xuống ngắm 10 đầu ngón chân của mình, rầu rĩ.

– Chắc là cũng ổn. – Sực nhớ ra lí do kiểm tra, giọng tôi cao vống lên – Cũng tại hai cái tên nào đó vào lớp mình, khai tên mới chả khai tuổi – Trong đầu bỗng lan man hiện lên hình ảnh của hiệu trưởng, tôi rùng mình, hạ giọng – nhưng dù sao kiểm tra cũng được. Rất được. Được được.

Rồi vừa gật gù ra vẻ đồng tình, tôi vừa lén mắt nhìn xung quanh. Gì chứ, căn-tin trường, nguy hiểm như chơi.

Hạnh Nhi nhìn tôi đắn đo 1 lúc, rồi thì thầm.

– Là Kiệt Luân và Quang Anh.

Tôi vẫn rầu rĩ, hỏi lại.

– Họ làm sao?

– Họ khai tên sai!

Tôi suýt tế ghế. Nắm chặt tay Hạnh Nhi, hỏi lại cẩn thận.

– Không phải chứ?

– Suỵt. Là Tùng nói cho tớ đấy. Nghe đâu thân phận họ bí ẩn lắm.

Hạnh Nhi đúng là cập nhập tin tức liên tục. Nhờ thế mà đầu tôi cũng thông suốt, té ra nét mặt Kiệt Luân trong giờ kiểm tra là cũng bởi lí do này. Nhưng mà cũng quái lạ, có cái tên mà cũng khai sai là sao? Trời ạ! Ví dụ như Quang Anh mà tên thật là Quang Em, Kiệt Luân tên thật là Đu Đủ, thì chắc hình tượng cũng sứt mẻ theo lắm chứ bộ.

Rôi, tôi cũng trở lại vấn đề, hỏi một câu mà mình quan tâm bấy lâu.

– Hạnh Nhi và Tùng lớp mình thân nhau nhỉ?

Má Hạnh Nhi thoáng ửng hồng. Cô bạn nhìn tôi, mắt long lanh.

– Tùng định dạy tớ ghi-ta đấy.

Bộp. Cằm tôi rơi. Gì chứ, Cậu bạn Tùng béo còn không biết chơi ghi-ta nữa kìa!

Tôi nghi ngờ.

– Có thật là Tùng lớp mình biết chơi ghita không vậy?

– Thật. Tùng kêu nhờ Kiệt Luân dạy mà. À, mà giờ không biết có nên gọi Kiệt Luân là Kiệt Luân nữa hay không.

Tôi khẽ à lên một tiếng. Cơ sự là như thế này. Tùng kêu sẽ dạy đàn cho Hạnh Nhi, trong khi Tùng lại học Kiệt Luân, mà Kiệt Luân sắp tới lại học đàn của tôi?

Trời!

Dù có ai oán kêu sự rắc rối này, nhưng tôi cũng phấn khởi ra mặt. Vậy cứ theo dây chuyền dạy này, thì tôi có những 3 đệ tử cơ à.??!

***

Tiết hai, rồi ba, rồi bốn. Không khí lớp học vẫn rừng rực. Đại loại là chủ đề Kiệt Luân và Quang Anh khai tên giả khi mới đến trường khiến học sinh trong trường xì xào suốt từ tần 1 lên tầng 4, từ sân trước tới sân sau, từ WC vào tận tới lớp học.

Suốt từ tiết 1 đến tiết 4 đến giờ, vẫn không thấy bóng dáng hai nhân vật chính của ngày hôm nay đâu. Theo lời Hạnh Nhi thì Quang Anh và Kiệt Luân đang có cuộc nói chuyện khá là căng thẳng với hiệu trưởng.

Bỗng dưng nghĩ đến đây, tình thương trong lòng lại trỗi dậy. Dù gì thì hiệu trưởng cũng là bố của Quang Anh, “ cọ xoè ô che nắng”, vậy suy ra, Quang Anh cũng không đến mức bị kỉ luật nặng lắm. Còn Kiệt Luân thì…một mình cậu ta đơn phương độc mã thế kia, biết xoay sở thế nào.. Nhỡ may Kiệt Luân bị phạt nặng thì sao?

Hai dòng lệ chảy dài trong lòng. Cậu ấy mà có bị phạt thì…….

………………………Thì lấy ai chèo con thuyền tới bến đỗ Quang Anh cho tôi đây???

Nghĩ mà đau lòng.

Rồi nỗi thống khổ cũng được bác bảo vệ thấu. Ba tiếng trống vang lên nghe như bài quốc tế ca giải phóng nô lệ. Tôi mừng rơi nước mắt.


5 phút sau….

Giờ thì tôi ước cái bài quốc tế ca kia chưa hề vang lên!

Không khí lớp học hết sức căng thẳng khi thầy hiệu trưởng bước vào. Theo sau là Quang Anh và Kiệt Luân. Theo sau nữa còn có 2 thầy giám thị. Một béo tròn, một cao gầy mà lần đầu tiên vào trường, tôi quyết chí liệt mình vào học sinh cá biệt khi trong đầu đề xuất ra ý tưởng lấy hình ảnh hai thầy giám thị làm đề tài cho những bức tranh theo trường phái: phản diện!

Nếu để ý, dù xem phim hoạt hình hay phim hành động, những nhân vật phản diện hay hài hước, nếu là một cặp thì đạo diễn sẽ luôn chọn 1 diễn viên béo, 1 diễn viên gầy.

Tôi tự chiêm nghiệm ra rằng việc chọn diễn viên như thế để cho khán giả ấn tượng và tăng tính hài hước. Chẳng thế mà, vừa nhìn thấy hai thầy giám thị kia, tôi liên tưởng tới hai nhân vật người lùn vàng choé, một ột thấp trong “ Kẻ cắp mặt trăng.”

Thế rồi cả thế giới yên bình trong “ Kẻ cắp mặt trăng” bỗng bị phá vỡ, khi thầy hiệu trưởng cất lời.

– Bây giờ thầy sẽ trả bài kiểm tra cho các em.

Tôi nín thở.

***

– Linh Đan.

“ God. Không biết là ngài có nghe thấy con nói không, nhưng con vẫn mong ngài nghe thấy. Nếu ngài đã mang con tới ngôi trường này, thì mong ngài hãy cho con bám trụ ở đây. Nếu được vậy, con xin thành tâm theo Phật!”

Cầu nguyện xong, tôi lẩy bẩy lê thân lên bục giảng nhận bài kiểm tra. Trong không khí nghiêm trang của cả lớp, tiếng lê chân của tôi nghe đến là não nề.

Cho đến khi tờ giấy kiểm tra được thầy giám thị trao tay, tôi gần như muốn rú ầm lên.

7 điểm.

7 – Con số trên trung bình.

7 – Con số qua mốc quy định.

7 – Lòng dạ vững vàng.

Có thế chứ!!!

Rồi với tâm trạng hân hoan, tôi quay về chỗ nhưng trong đầu cũng mường tượng ra những ánh mắt lấp lánh của các đồng chí bên dưới, bên tai như vang lên tiếng kèn tung hô của một trạng nguyên. Rồi cũng lén mắt nhìn sang thầy hiệu trưởng, trong đầu xuất hiện hình ảnh ngón tay cái to đùng của thầy đang giơ một cách đầy tâm đắc.

Học sinh mới mà được 7 điểm đủ bám trụ lại lớp học!

Bên dưới, vài chục thành viên trước lên lấy bài kiểm tra, nhận được con số đủ để ở lại lớp học cũng mang tâm trạng hân hoan không kém tôi, dù bên tai, tôi có lờ mờ nghe thấy thầy giám thị thông báo: “ Bài kiểm tra có số điểm cao nhất đến thời điểm này là 10, còn thấp nhất có 1 bài được 7.”

Tôi cười ngu ngơ. Cười lơ mơ. Cho đến khi quay sang gặp ngay ánh mắt của Kiệt Luân, miệng kéo thành một đường méo xệch!

Tôi có mơ hồ nhớ lại tâm trạng lúc làm bài kiểm tra của Kiệt Luân. Đúng là bài kiểm tra đợt này có khó thật, nhưng với những gì tôi được biết, được nghe, được thông báo từ Hạnh Nhi thì Kiệt Luân cũng là một tay học cỡ “khủng” cơ mà.

Ầy! Thật ra thì việc nhìn vào điểm số mà đánh giá năng lực của người khác là việc chẳng Công – Bằng chút nào. Ví như cậu bạn Kiệt Luân có điểm vàng thành tích như trong hồ sơ đi chăng nữa, thì việc cậu ta làm bài kiểm tra này tốt-dở đâu có phản ánh đúng năng lực của cậu ta. Điểm số có tiền là mua được hết!

Như tôi cũng vậy. 7 điểm đâu phải năng lực thực sự của tôi!

Thường thì tôi hay được 6 hơn!!!

Ngẫm nghĩ một hồi, biết là cũng sắp tới bài của Kiệt Luân theo thứ tự, tôi nghiễm nhiên vỗ vai cậu bạn bên cạnh, giọng ngâm nga nghe chừng xót thương lắm.

– Thôi. Kiệt Luân à. Dù gì mọi chuyện đã rồi. Và dù sao thì tớ cũng rất vui khi được biết cậu.

Cậu bạn bên cạnh có vẻ ngạc nhiên lắm khi nghe thấy lời an ủi có phần phũ phàng của tôi, chẳng thế mà Kiệt Luân quay sang nhìn tôi bằng ánh mắt như vừa nghi hoặc, vừa buồn cười.

Tôi biết là cậu ta tâm trạng, cũng biết là con trai có sĩ diện lớn lắm. Với tấm lòng cảm thông sâu sắc, tôi tiếp tục nghẹn ngào.

– Cố lên nhé! Tớ tin cậu sẽ làm được mà.

Rồi như để minh họa cho lời nói, tôi còn lấy đà, nắm một cái nắm tay rõ to, giơ lên trước mặt Kiệt Luân. Hô to.

– Kiệt Luân! Cố lên!

Rồi trên bảng cũng vang lên hai tiếng “ Kiệt Luân” của thầy giám thị.

Thôi! Vậy có lẽ đây sẽ là lần cuối tôi gặp cậu ấy chăng?

Kiệt Luân chậm rãi đi lên bảng. Mắt tôi vẫn không dứt lưng áo cậu ấy, cho đến khi Kiệt Luân nhận bài kiểm tra, xoay người lại và vòng về chỗ ngồi. Trên tay, bài kiểm tra được nắm chặt.

Tôi nhấp nhổm không yên, mấy lần đinh quay sang mở lời hỏi điểm số của Kiệt Luân, nhưng miệng cứ ú ớ. Chẳng biết tại sao, nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là do không khí khá là căng thẳng trong lớp.

Có một điều tôi mới nhận ra rằng, trong một cuộc thi nào đó, cả bạn và người bạn của bạn tham gia, khi kết quả chung cuộc, bạn giành giải, còn bạn của bạn thì trượt, cảm giác thật là tồi tệ biết bao.

Đang đắn đo không biết mở lời thế nào, thì phía bên trên, cậu bạn Tùng béo đã thì thào.

– Kiệt Luân. Bài kiểm tra được mấy vậy?

Mắt tôi rực sáng.

Thú thật là chưa bao giờ tôi thấy cậu bạn Tùng béo này hỏi được một câu hay ho, ngoại trừ câu này! Có thể là hơi độc ác khi hỏi vào vấn đề mà người khác không muốn nói, nhưng nghe câu trả lời ké từ câu hỏi của người khác thì cũng không có gì là sai!

Tôi hơi nhếch tai sang một góc 25 độ!

– Cũng tạm! – Kiệt Luân trả lời.

– Như mọi bài trước à? – Tùng béo hồ hởi.

– Không. – Kiệt Luân thản nhiên.

– Vậy rốt cục cậu được mấy? – Tôi gào lên!

Cũng may là tần suất đủ vừa trong phạm vi bán kính hai bàn, nên âm thanh của tôi cũng không mảy may làm gián đoạn giờ trả bài kiểm tra. Tôi nén thở phào.

Rồi tôi đưa ánh mắt hình viên đạn nhìn người bên cạnh.

Chưa kịp mở miệng phân bua, thì bài kiểm tra trên tay của Kiệt Luân đã bị Tùng béo giật cái “phựt“. Tùng toe toét.

– Tớ cũng tò mò giống Linh Đan. Xem bài được mấy nào!

Rồi khi thấy ánh mắt thẫn thờ của Tùng béo, tôi hoàn toàn mất hết hi vọng ở người chèo lái con thuyền Kiệt Luân. Vậy là bản hợp đồng hôm qua coi như xong! Nhưng dù sao cũng phải biết rốt cuộc thì bài kiểm tra của Kiệt Luân được mấy.

Tôi giật áo Tùng.

– Kết quả tệ như thế sao.

– Ừ – Tùng béo xoa cằm, mắt vẫn dán vào tờ bài kiểm tra, nhăn nhó trả lời.

– Lần này hết cứu chữa à? – Tôi cố tìm cách giải quyết.

– So với mọi lần thì bài này Kiệt Luân làm hơi xuống phong độ đấy.


– Bài này được mấy? – Tôi gục gặc đầu.

– 9,5!

Tôi sặc nước miếng!

Cái gì? 9,5?

Tôi lắp bắp.

– Cái gì? Chín phẩy….

– Ừ. Mọi lần làm bài kiểm tra, cậu ấy toàn đạt điểm tuyệt đối.

Ruột gan nóng phừng phừng, tôi chua xót nghiệm ra rằng: Cảm giác biết tin bạn mình không những đỗ mà còn đỗ ở vị trí rất cao so với mình còn đau lòng hơn cảm giác mình đỗ còn bạn mình trượt!

Rồi…

Tôi im thin thít chăm chú theo dõi thầy giám thị trả bài kiểm tra. Vì kì thực nghẹn không nói lên được lời nào nữa!

Khoảng cách giữa con số 7 với con số 8 của Tùng béo quả là xa vời vợi. Vì tôi chỉ nhận được chữ Khá trong khi cậu ta được chữ Giỏi. Đấy là tôi còn chưa so với thành tích Xuất Sắc của Kiệt Luân và con số 8,5 cũng khá cao của Quang Anh.

Cũng có chút cảm giác kì quái khi cả lớp có đúng 1 con 7. Là tôi!

Còn nhớ ở trường cũ, dù cũng chỉ học tập hơn tháng, nhưng việc phân chia điểm số để chọn chỗ ngồi luôn làm cho lũ học sinh chúng tôi thêm khoảng cách trong vấn đề giao tiếp bạn bè. Nói một cách dễ hiểu thì nó giống như việc phân chia giàu nghèo ấy. AI điểm cao thì được ngồi đầu, điểm thấp hơn thì xuống dưới. Cứ thế đến thứ tự điểm thấp nhất.

Tôi chẳng hiểu việc phân điểm số như thế có giúp cho chúng tôi rèn luyện tính “thi đua” trong học tập hay không, chỉ thấy rằng việc phân chia như vậy khiến lũ học sinh chúng tôi luôn căng thẳng!

Cũng may là ở trường mới không có quy định đấy. Và chính thức thì tôi muốn hú ầm ĩ lên khi bài kiểm tra cuối cùng cũng được phát cho học sinh cuối cùng.

Trên bục giảng, thầy hiệu trưởng nhìn chúng tôi bằng ánh mắt trìu mến rồi điềm đạm nói.

– Thầy rất hài lòng với kết quả kiểm tra của lớp các em. Qua đây cho thấy tinh thần học tập của các em rât nghiêm túc. Thầy chúc mừng tất cả vì đã qua bài kiểm tra lần này.

Thầy hiệu trưởng vừa dứt lời, bên dưới cả lớp tôi hú ầm ĩ. Lần này thì tôi chỉ ngao ngán thở dài. Ừ thì đạt điểm 7 dù đã là thành tích với cá nhân, nhưng với rừng điểm cao chót vót của các thành viên trong lớp thì….có một chút buồn nhẹ!

– Như đã nói từ trước, sau giờ kiểm tra, nhà trường sẽ kỉ luật hai học sinh trong lớp.

Lần này thì cả lớp ngao ngán thở dài, còn tôi thì chỉ muốn hú ầm ĩ. Ầy, kì thực thì không phải tôi trù ẻo hai học sinh kia, chỉ là cảm giác ăn năn với điểm số giờ đã thay thế bằng cảm giác hiếu kì. Rốt cuộc thì cậu bạn Kiệt Luân bên cạnh, và Quang Anh tôi ngầm để ý kia. Họ là ai???

Không khí lớp học trùng xuống. Trên bục giảng lúc này, cạnh thầy hiệu trường là Quang Anh và Kiệt Luân, cả hai có vẻ khá ngiêm túc.

Như có sự chuẩn bị từ trước, Quang Anh thẳng thừng bước lên phía trước. Thản nhiên nói trước lớp.

– Tên tôi là Yul. Tôi là người Nhật.

..Ồ…

Mắt tôi tí nữa lòi luôn ra ngoài. Nghẹn ngào nuốt nước bọt. Người Nhật sao?

Hèn chi! Đẹp trai thấy bà!

Yul cũng là cái tên dễ thương đấy chứ!

Trong khi tôi còn đang lẩm bẩm tự nói với bản thân về cái lí lịch của Yul, thì trên bục giảng, người tiếp theo cũng lên tiếng.

– Xin lỗi các bạn vì sự cố này. Tớ là Ju. Tớ là người Nhật!

Cơn bão người Nhật à?!!

Chẳng kịp để cái đầu của tôi tư duy, thầy hiệu trưởng đã lên tiếng.

– Việc hai thành viên trong lớp các em cố tình che giấu tên là một việc khó có thể bỏ qua. Tuy nhiên, trong bài kiểm tra vừa rồi, cả hai đều hoàn thành khá tốt. Ngoài làm bản kiểm điểm, cả hai sẽ phải nhặt lá sau sân trường 1 tháng. Bây giờ, Yul và Ju lên văn phòng trường làm bản kiểm điểm, còn các em có thể về. Chúc các em một năm học nhiều thành tích.

Sau toàn bộ sự việc, tôi chỉ chốt lại được 5 chữ thế này.

Quá nhanh. Quá nguy hiểm!

Trống tan giờ học, tôi lếch thếch vác cái balo nặng trịch ra về. Trong đầu kì thực xuất hiện vài câu hỏi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại cũng không ra, vậy nên cũng có chút bực mình. Đang lẩm bẩm một mình, thì “Bộp”- một caí vỗ vào vai.

– Linh Đan. Đồng phục lớp ghi-ta nè.

Quay lại, gặp ngay nụ cười tinh nghịch của Hạnh Nhi. Tôi cười nhăn nhó.

– Cậu làm tớ giật mình.

– Ơ. Vậy hả. Nhưng mà nhìn đồng phục lớp ghi-ta dễ thương đúng không?

Nhìn ánh mắt long lanh của cô bạn, mắt tôi chợt lóe sáng. Sao tôi quên khuấy đi mất là Hạnh Nhi là chuyên gia tin tức nhỉ. Ngẫm ra như vậy, tôi rụt rè nhận bộ đồng phục từ tay Hạnh Nhi, rồi lại rụt rè xem xét bộ trang phục, xong lại rụt rè hỏi một câu.

– Chuyện Yul và Ju là người Nhật cậu có biết trước không?

Hạnh Nhi nghe tôi hỏi vậy, chợt im bặt. Rồi ngó trước, ngó sau, ra điều thần bí lắm. Thì thào.

– Thú thật là hôm nay tớ mới biết đấy.

Tôi vuốt mặt, nuốt nước bọt.

– Thế họ có thân phận kì bí lắm hả?

– Suỵt! Nghe đâu liên quan tới hiệu trưởng đấy. – Hạnh Nhi nhỏ nhẹ.

– Nhưng Yul là con trai hiệu trưởng, sao lại phải giấu tên thật là sao. – Tôi nhăn nhó.

– Cho Linh Đan biết một tin nhé. Thật ra Yul chỉ là con nuôi của hiệu trưởng thôi.

– Ủa. Vậy hả?

Mọi chuyện đúng là đang biến thiên theo chiều hướng: càng đi càng rối. Nhưng rồi tôi cũng hỏi Hạnh Nhi câu hỏi mà tôi tò mò nhất.

– Sao Hạnh Nhi biết?

– Túng nói cho tớ đấy. Cậu ấy dặn không được nói cho ai. Linh Đan biết thì đừng nói cho ai nhé. – Hạnh Nhi dặn dò.

Bỗng dưng cảm thấy biết ơn Hạnh Nhi ghê gớm. Cái gì nhỏ bạn cũng cho tôi biết. Định bụng nắm tay cả hai cùng về thì Hạnh Nhi đã xốc chieecsc ặp trên vai, vội vã nói.

– Thôi, tớ về trước đây. À. Linh Đan bài kiểm tra được 7 hả. Không sao đâu. Vì Linh Đan là học sinh mới mà.

Tôi nghẹn ngào đưa tay lên vẫy vẫy, nói được đúng một câu.

– Ừ!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.