Mặt Nạ Của Hoàng Tử

Chương 20: Định chạy đi đâu?


Bạn đang đọc Mặt Nạ Của Hoàng Tử – Chương 20: Định chạy đi đâu?


” Cục ta cục tác……cục cục ta cục tác……

– Haha. Con gà này thật béo ú. Nó phải là của tôi.

– Anh bạn có vẻ hơi tự tin đấy. Kiếp này nó định sẵn là của tôi rồi.

– Nó đang chạy về phía tôi kìa. Chích chích. Gà ú. Lại đây.

– Bập bập. Gà nhỏ đáng yêu. Vào đây.


Cục ta cục tác……

– Không được rồi. Nó vẫn đứng yên.

– Vậy nên…?

– Chia đôi thôi.

Rồi, hai dáng người một áo đen, một áo trắng, lăm lăm trong tay một cây rìu sáng loáng, tiến lại phía con gà.

Con gà nhỏ bị dồn vào góc tường, không biết làm gì, nó kêu ré lên một tiếng thật thảm thiết, rồi nhảy cái “tõm” một cái vào nồi nước sôi bên cạnh…..”


A…….a…………a………

Tôi bật dậy như cái lò xo, thở hổn hển. Một giấc mơ thật kì quái. Thật kinh khủng. Thật phi lí.

Con gà chạy lòng vòng rồi nhảy cái “tõm” vào nồi nước sôi trong giấc mơ kia lại mang cái cái biển trước ngực có hai chữ ” Linh Đan” to phạc.

Ngủ trưa thôi mà cũng bị những cảm giác mơ hồ cùng cuộc trò chuyện khó hiểu tối qua làm cho bị ám ảnh. Thật tình sức khỏe đáng phải báo động!

Liếc nhìn đồng hồ, đã gần 12 giờ trưa. Tôi lập cập bò ra khỏi giường, soạn sách vở chuẩn bị đi học. Thật ra thì 1 giờ chiều chúng tôi mới vào lớp, nhưng… được nghỉ một tuần, lại học ít ăn nhiều, nên là tôi có chút áy náy. Vậy nên hít một hơi thật căng lồng ngực, tôi hùng dũng xuống tủ lạnh tìm Kem để ăn!

***

Đánh nhịp đều đặn 10 đầu ngón tay trên chiếc ghế chờ xe Bus trường cũng đã xấp xỉ 89 nhịp lẻ một nhịp rưỡi, ấy vậy mà vẫn không thấy bóng dáng của Ju đâu. Mọi lần Ju vẫn là người đến đúng giờ cơ mà. Một tuần ở nhà không tin tức, không nhắn tin, không gọi điện hay không gặp mặt bất cứ thành viên nào trong lớp khiến tôi có cảm giác trong phút chốc trường Ping Yi như kiểu bốc hơi khỏi thành phố này vậy.

Lại một lượt xe Bus nữa đi qua.

Tôi thở dài, đánh trượt một nhịp gõ.

– Xin chào.

Phía trước, dáng người cao cao, tác phong thư thái đang bước những bước chân thật dài tiến về phía chỗ tôi. Tôi nhướn mày, ngớ lơ nhìn một lượt.
Người phía trước tôi, tên Ju. Thấy tôi có vẻ hơi bất thường, Ju nhíu mày do dự.

– Cậu không sao chứ?

Tôi giả cười ngu, vỗ ngực tự đắc.

– Tớ thì có thể làm sao được. – Sau lại liếc mắt sang chỗ Ju, cười ngượng – Cậu có vẻ hơi khang khác nhỉ?

Ju cười cười, ngồi xuống cạnh tôi, ngóng về phía xa xa để đợi xe Bus, thờ ơ đáp.

– Khác gì?

Tôi lừ mắt, xuống giọng véo von.

– Trông có vẻ hơi gầy so với tuần trước.

Nghe tôi nói vậy, người bên cạnh khẽ “A” lên một tiếng kiểu ý như đã hiểu, xong không một chút chần chừ, nhìn thẳng vào mắt tôi, đáp.

– Chắc có lẽ do tuần trước bị ốm xong lại ăn phải Mì của cậu.

Sặc. Cái gì mà “bị ốm”? Cái gì mà ” ăn phải”? Tôi bĩu môi.

– Cậu làm như Mì của tớ là bả không bằng!

Người bên cạnh mặt mũi tối om!

Tôi nhìn Ju bằng nửa con mắt, rồi vênh váo quay mặt đi. Cứ cho là cậu có gầy hơn so với tuần trước đi nữa, cứ cho là trên mặt cậu có vài vết xước đi nữa, thì tôi cũng không quan tâm đâu! Gì chứ, cậu ăn phải cái gì đó tạm gọi là Abcxyz xong bị gầy đi , sao giờ lại đổ lỗi cho gói Mì của tôi?
Hừm!


Rồi, xe Bus cũng lừ đừ đi tới.


***

Dụi mắt. Dụi mắt. Cật lực dụi mắt.

Lắp bắp. lắp bắp. lắp bắp mãi lời mới ra.

– Đây….đây…..trường đây ư?

Có tiếng đáp lại.

– Ừ.

Tôi nuốt nước bọt cái ực. Phán câu cuối cùng.

– Ping Yi. Thần tiên tỉ tỉ!

Trường Pi Yi sau 1 tuần đã hoàn toàn lột xác. Cả trường được thay màu sơn mới. Dù màu sơn trước cũng khá còn mới và bóng bẩy, nhưng màu xanh bích này mới thực sự khiến mắt người ngắm nhìn cảm thấy đã. Một màu xanh mát rượi đầy sức sống. Không quá sặc sỡ màu mè, trái lại lại tạo cảm giác bình yên một cách đầy uy nghi. Toàn bộ sân trước được lát gạch đá cẩm thạch. Dưới những tia nắng hiếm hoi của tháng 11, chúng sáng lấp lánh. Phía bên này, một hòn non bộ cùng vài nhánh lan rừng. Phía dưới, từng đàn cá nhỏ bơi đều đều, nên thơ.
Chính giữa, một hệ thống vòi phun nước ánh đèn được lắp đặt công phu. Những màn múa nước đầy nghệ thuật trông rất bắt mắt.
Xung quanh, lớp học nào cũng treo băng zôn, cờ và hoa, lấp lánh.

Tôi còn tưởng mình đi lạc vào thế giới thần tiên.

Ngó nghiêng xung quanh, ngoại trừ người bên cạnh tôi vẫn giữ được phong thái ngày thường, còn lại, toàn bộ học sinh đi cùng chuyến xe Bus cuối với tôi đều ngơ ngác, hệt tôi.

Tôi lại tiếp tục ngơ ngác tiếp. Kiểu như lạc vào thế giới thần tiên cùng bạn bè.

– Không định vào lớp sao?

Tôi vẫn ngửa cổ ra phía sau một góc 45 độ, ật ưỡng đáp.

– Đẹp quá. Ngắm đi Ju.

– Vào lớp thôi. – Có chút thay đổi âm lượng.

– Ngắm đã. – Tôi thều thào.

– Vừa đi vừa ngắm. – Hơi bực.

– Thôi. Mỏi chân lắm. – Tôi gục gặc.

– Trong lớp còn đẹp hơn đấy. – Đầy mê hoặc.

Mắt tôi lập tức sáng quắc lên. Quay ngoắt một trăm 180 độ, hạ giọng ngoan hiền ngọt ngào.

– Vào lớp thôi Ju ơi.

….

Vừa mới bước những bước chân đầu tiên lên cầu thang, tôi đã bị một bàn tay từ phía sau kéo quai cặp lại. Rồi bị ôm chầm lấy một cách bất ngờ.

– Trời ơi. Linh Đan ơi. Lâu quá rồi không gặp cậu.

Lúc này, tôi mới nhận ra, người đang vỗ lấy vỗ để vào vai tôi không ái khác chính là cô bạn Hạnh Nhi. Liếc mắt sang bên cạnh, gặp ngay cụ cười híp mí của cậu bạn Tùng béo. Tôi cũng từ tốn cười lại, vỗ nhè nhẹ vào vai Hạnh Nhi.

– Ừ. Lâu quá ha.

Hạnh Nhi cười hớn hở, cô bạn càng siết chặt vòng tay của mình hơn nữa.

– Hic. Xin lỗi Đan nha, điện thoại tớ bị rơi xuống nước. Nên là tuần trước nghỉ không có liên lạc được với cậu.

Vì vòng tay của cô bạn siết hơi mạnh, nên tôi có hơi nghẹn cổ một chút. Định cầu cứu Ju và Tùng bên cạnh, thì cả hai đã lắc đầu, chậm rãi đi lên lớp.
Tôi cười méo mó.

– Ừ. Không sao mà.

Nghe đến đây, cô bạn lại càng siết chặt hơn nữa.

– Cám ơn Đan. Ôi, nhớ cậu quá.

Tôi bị siết cổ nghẹn tới mức không nói lên được lời nào! Nước mắt lớm rớm!


***

Trong lớp học, mọi thứ cũng được thay đổi. Phía bên phải, cạnh cửa ra vào có một chiếc khung ảnh khá lớn. Nhưng vẫn trắng tinh. Hạnh Nhi xởi lởi nhắc.

– Đó là khung để chứa ảnh của lớp mình đấy. Bắt đầu từ bây giờ, các thành viên trong lớp có tham gia hoạt động gì của trường, sẽ chụp ảnh lưu giữ vào khung này.

Tôi gật như gà mổ thóc. Một sự thay đổi thật đáng ngạc nhiên.

Ở phía cuối lớp, một tấm bảng thành tích của từng thành viên được treo thẳng thắn. Phía bên trái, đầy những hình ảnh cổ vũ tinh thần học tập. Bảng mới tinh, tivi và đầu đĩa phục vụ cho bài giảng, bàn ghế thẳng tắp sáng loáng, nền gạch được lau chùi sạch sẽ. Bỗng dưng, tôi lại thấy nghèn nghẹn ở cổ. Lớp học chất lượng thế này, mà còn không biết học hành tử tế, như vậy có phụ lòng người đầu tư không?
Nghĩ tới đây, tôi bám chặt lấy tay Hạnh Nhi, thều thào.

– Họ đã làm gì trong một tuần vừa rồi thế?

– HÌnh như cũng phải tới mấy trăm người tham gia tu sửa đấy.

– Thế còn Ju và Yul? Họ bị phạt?

– Thì họ vẫn chịu hình phạt đó thôi. Giám sát mọi người làm và hướng dẫn họ.


Tôi suýt té. Thế mà gọi là hình phạt hả? Thế chẳng nào, khi đến trường, Ju chẳng có vẻ gì ngạc nhiên cả. Ờ, đúng thôi. Cái sự thay đổi này là thành quả giám sát của cậu ta cơ mà. Thế mà tôi còn áy náy vì đã không mở miệng ra hỏi cậu ta ốm đau thế nào, hình phạt ra sao, còn định hối lỗi vì gói Mì của tôi tuần trước cơ đấy! Nghĩ vậy, tôi quay ra lườm trộm cậu ta một cái.

– Linh Đan, chuẩn bị xuống sân trường thôi. Khai giảng các câu lạc bộ kìa.

– Ừ. Đợi tớ chút.

Nói rồi, phi như bay tới bàn, để balo vào trong ngăn, lại lườm trộm Ju một cái. Nhưng không may mắn như lần trước, tôi bị ánh mắt của cậu ta quét qua. Cậu ta nhíu mày một cái, tôi ba chân bốn cẳng kéo tay Hạnh Nhi, tẩu xuống sân trường.

Dưới sân trường, ghế đã được sắp sẵn. Việc duy nhất của học sinh chúng tôi chỉ là ngồi xuống ghế và chờ đợi đến giờ.
Tôi và Hạnh Nhi chọn ình hai ghế đầu tiên trong hai dãy ghế ngồi của lớp. Vì Hạnh Nhi là lớp trưởng, nên cậu ấy phải ngồi trên. Và vì tôi xuống cùng Hạnh Nhi, nên tôi phải ngồi sau cậu ấy.
Đó là logic của cô bạn!

Hai đứa ngồi chỉ chỉ chỏ chỏ, đưa mắt ngắm nghía trời xanh mây trắng được một lúc, thì có ba tiếng trống vang lên. Lúc này, tôi mới kịp để ý, học sinh toàn trường đã đến đông đủ tự lúc nào. Phía trên kia, thầy thì mặc vest lịch lãm, cô thì mặc áo dài duyên dáng. Dưới này, học sinh nam mặc áo sơ mi trắng, quần đen, sơ vin gọn gàng, đeo phù hiệu tên ngay ngắn trước ngực. Học sinh nữ áo trắng, váy đen qua đầu gối, đi giày búp bê đồng phục, tất đồng phục, cũng đeo phù hiệu tên như học sinh nam. Toàn trường từ thầy giáo tới học sinh, từ cán bộ tới nhân viên, đều ăn gọn gàng sáng sủa. Tất cả đều nhìn nhau trong ánh mắt trìu mến thân thương.

Ai không biết chắc nghĩ đây là ngày giải phóng mất!

Rồi, lần lượt các thầy cô lên đọc diễn văn mở đầu những điều lệ, quy tắc, thời gian tham gia trong câu lạc bộ của mình.
Cũng phải gần chục câu lạc bộ tiếp theo được khai giảng như thế.

Tôi ngồi ngáp ngắn ngáp dài. Nhớ mang máng câu lạc bộ ghi-ta mà tôi tham gia bắt đầu từ 17 giờ chiều thứ 7 & Chủ nhật hàng tuần. Đồng phục thì Hạnh Nhi đã đưa cho tôi từ trước đó rồi.

Đến cái ngáp thứ 9, tôi giàn dụa nước mắt. Gì chứ, trưa nay tôi gặp ác mộng và tối hôm qua thì bị đưa lên trời mây bao la đấy. Buồn ngủ quá!

– Sau đây, tôi xin mời lên khán đâì của chúng ta một người. Một người đã mang đến cho trường chúng ta một phép màu thực sự. ( Trong lúc này, Hạnh Nhi ngồi phía trên quay xuống huých tay tôi, thì thầm: ” Phu Nhân, Phu Nhân, mẹ của Yul đấy!” ) Phép màu được thực hiện trong 1 tuần, khi mà tất cả chúng ta đều ở nhà và chờ đợi ngày hôm nay. Tôi xin mời lên đây. Bà Hoàng Kim Phúc.

Tôi tỉnh cả ngủ!

Phía trên khán đài, các thầy cô đều đứng dậy. Bên dưới, học sinh cũng bắt chước làm theo. Mọi người ra sức vỗ tay, cảm giác như nơi đây sắp sửa vỡ òa. Rồi cũng vỡ òa thật khi một người từ phía trên kia bước ra.

Người phụ nữ ấy thực sự uy nghi.

Phu Nhân mặc áo dài, thanh thật mà nói thì khuôn mặt không quá xinh đẹp như những gì tôi vẫn tưởng tượng. Điều mà người đối diện thấy rõ nhất, đó là đôi mắt. Đôi mắt của người phụ nữ đó sắc sảo. Cái nhìn như bao quát cả không gian, tóm gọn lấy từng chi tiết của đối phương, cái nhìn như xuyên thấu tâm can người đối diện. Đúng, rất giống một người. Dù biết Yul không phải là con ruột của Phu Nhân, nhưng ánh mắt này, làm người khác dễ lầm tưởng họ là mẹ con ruột.
Phu Nhân trang điểm nhẹ, một kiểu trang điểm không màu mè những vẫn rất quý phái, sang trọng. Thong thả tiến về phía khán đài, nơi để sẵn một chiếc Mic.

Bên dưới sân trường, học sinh thi nhau nhổm người dậy để có thể thấy rõ người phía trên hơn. Tôi cũng có phần cảm thấy may mắn vì ngồi sau Hạnh Nhi, từ vị trí này, tôi có thể quan sát rất rõ những gì đang diễn ra phía trên. Gì chứ, đâu phải Phu Nhân lúc nào cũng có thời gian để đến thăm trường như thế này.

– Chào thầy cô. Chào các em. Tôi muốn mang tới cho các thầy cô và các em một món quà nhỏ, hi vọng thầy cô và các em thích món quà này. Thân ái!

Bên dưới, mọi người vỗ tay rầm rộ. Tôi cũng ra sức vỗ tay.

Nghĩ là Phu Nhân sẽ phải chuẩn bị một bài phát biểu dài đến cả chục mét để cho đúng với tầm ảnh hưởng của mình. Nhưng không, sau câu nói ấy, bà điềm đạm bước xuống dưới, và MC lại tiếp tục.

Tôi ngỡ ngàng kéo tay Hạnh Nhi, hỏi dồn dập.

– Sao lại thế? Sao lại thế? Phu Nhân chỉ nói thế thôi sao?


Hạnh Nhi quay nửa mặt lại, đáp.

– Ừ. Đấy mới gọi là Phu Nhân. Giờ thì bà ấy đang về.

Tôi đưa mắt theo hướng tay chỉ của Hạnh Nhi. Dễ dàng nhận thấy Phu Nhân đang rảo bước nhanh về phía chiếc ô-tô đã đợi sẵn ở cổng trường. Xung quanh bà, phải có đến hàng chục người áo đen đi cạnh. Phía sau, vài thầy hiệu phó đi tiễn, đi bên phải là một cô thư kí khá xinh đẹp, vừa đi vừa ghi ghi chép chép, rồi nói nhỏ với Phu Nhân điều gì đó. Tôi đoán, chắc là đang nói về lịch trình tiếp theo của Phu Nhân.
Một cảm giác kì quái len lỏi trong người. Phu Nhân thực sự rất rất rất giàu có và đầy quyền uy. Chỉ xuất hiện chớp nhoáng nhưng lại khiến người khá không thể nào quên được.

Tuy chương trình khai giảng vẫn tiếp tục, nhưng kì thực thì nó đã kết thúc khi Phu Nhân rời khỏi nơi này rồi. Học sinh bắt đầu rì rầm nói chuyện, phía trên kia, thầy giáo câu lạc bộ bóng rổ hét the thé vào Mic.

Dưới này, tôi ngồi gật gưỡng.

Rồi có một bàn tay nào đó lay người tôi. Tôi mặc kệ.

Càng lay mạnh hơn. Tôi hất ra.

Lại một bàn tay khác. Nhưng kì lạ rằng, bàn tay này lạnh băng. Mới chạm vào vai tôi một chút thôi, nhưng hơi lạnh lẽo lại khiến tôi bất giác rùng mình. Sau đó, cảm giác cả không gian xung quanh mình như im bặt, một làn gió lạnh khẽ phả ngang tai.

– Vào lớp thôi.

Tôi bật dậy như cái lò xo.

Hành động đột ngột này của tôi khiến “làn gió lạnh” kia bị bất ngờ, không kịp tránh nên đã bị đầu tôi đụng cái “cốp” một cái vào mặt. Đầu tôi không hề đau, không thấy tiếng ai đó kêu, chỉ thấy mọi người đồng thanh kêu ” Ôi trời.”

Tôi lắc đầu, dụi mắt. Nhìn xung quanh.

Cho tới khi ngẩng đầu lên, gặp ngay ánh mắt quen thuộc. Lập tức, toàn bộ chân tóc dựng đứng và tay chân lạnh toát. Miệng chỉ lắp bắp được một từ.

– Yul…Yul……

Người phía trước nhìn tôi bằng nửa con mắt, đưa một tay lên xoa má, miệng hơi giần giật.

– Ừ.

Sau khi “ừ” cho tôi một câu, cậu ta thản nhiên đi.

Để lại cho tôi bao con mắt ghen ghét đố kị phía sau.

– Sao bạn kia lơ đễnh thế, trống vào lớp rồi mà cũng không biết.

Tôi cụp mắt, cúi đầu ngắm mười đầu ngón chân.

– À, nhìn quen quen. Có phải hôm cắm trại không? Yul đến hỏi cái bạn này này?

Tôi cúi đầu sát tới cổ.

– Sao Yul lại đến nhắc bạn này vào lớp nhỉ. Mặt mũi cũng phổ thông.

Đầu tôi chạm bụng rồi.

– Trời ạ. Lại còn làm Yul của chúng ta bị thương nữa. Không biết Yul có sao không? Tức chết mất.

Tôi sắp cạp đất rồi.

– Sao lại có người bất cần……

– Mấy bạn có nghe thấy trống không vậy? Sao không vào lớp đi.

Vực người lên để nhìn vị anh hùng ấy, tôi mừng rớt nước mắt khi thấy Hạnh Nhi đứng bên cạnh mình, xòe tay ra bảo vệ tôi như bảo vệ đứa con nhỏ bé tội nghiệp bị búa rìu dư luận bủa vây.
Thấy Hạnh Nhi, búa rìu dư luận kia cũng dần tản ra. Xong xuôi, Hạnh Nhi mới quay lại, giọng cao vống lên.

– Tớ đi có một lát thôi mà…..

Tôi ngước đôi mắt tròn vo long lanh vô số tội, hỏi.

– Cậu đi đâu?

– Tớ có xuống văn phòng trường chép lịch học cho lớp. Xuống đó thì gặp Ju, nên tớ đợi Ju rồi cùng về lớp.

– Thế người đâu?

– Ju xuống câu lạc bộ ghi-ta làm gì thì tớ không rõ. Nhưng sao cậu lại…..


Tôi nhún vai, thở dài đáp.

– Tớ có biết đâu. Lúc ngẩng đầu lên đã thấy Yul đứng bên cạnh. Hú hồn.

– Lúc tớ đi thì chưa tan buổi khai giảng, nên tớ có nhờ bạn lớp bên là khi nào có trống vào thì nhắc cậu. Chết thật. Cậu ngủ ngồi luôn được đấy hả?

Tôi kéo tay Hạnh Nhi vào lớp, đáp xuề xòa.

– Cậu còn nhờ bạn lớp bên nhắc tớ hả?

– Ừ. Nhìn là biết cậu không tập trung rồi.


Tôi cười đau khổ. Thì ra bàn tay đầu tiên chạm vào tôi là người bạn tốt bụng lớp bên. Mà nghĩ cũng lạ, sao cái tên Yul kia lại tử tế đến nhắc tôi vào lớp vậy? Nhưng mà xác định là tôi đã có trong danh sách đen của Yul rồi, sao ư? Tôi đã vô tình làm cho gương mặt như thiên thần của cậu ta bị đau. Đấy là không nói tới việc đã vô tình trở thành kẻ thù nguy hiểm của con gái trong trường.
Đúng là……..Số nô tì mà!

***

Khai giảng câu lạc bộ ghi-ta cũng gần mất 3 tiết học, vậy nên chúng tôi chỉ học hai tiết cuối thì sẽ được về.

Ngồi đơn phương độc mã nhìn chỗ trống bên cạnh, tôi mới té ngửa ra rằng Ju được sắp xếp vào vị trí chủ tịch câu lạc bộ ghi-ta nên cậu ấy nghỉ hai tiết cuối, chuẩn bị cho giờ sinh hoạt câu lạc bộ vào thứ 7 tuần tới.
Tôi cũng suýt cắm răng vào bàn khi nhớ lại những ngày trước khi bước chân vào trường này, tôi có thấy Ju và Tùng chơi ghi-ta.
“Mắt dõi mắt, tay theo tay”
Ngày ấy cứ nghĩ Ju không biết chơi đàn, nghĩ hai người có ý với nhau. Giờ nghĩ lại bỗng thấy thộn mặt ra. Té ra trước giờ tôi vẫn múa rìu qua mắt thợ. Là ai? Là ai thì mới có thể ngồi vào chiếc ghế “chủ tịch câu lạc bộ ghi-ta của học sinh”? Không phải là người chơi đàn giỏi nhất sao? Tôi đang đứng ở bậc thang đầu tiên và vẹo người ra phía sau gần gãy xương để ngắm nhìn thành tích của Ju đây!

Giờ thì Tùng béo đã thân với Hạnh Nhi rồi. Thứ tình cảm ban đầu tôi nghĩ giữa Ju và Tùng chỉ là ý nghĩ nhất thời. Ngẫm lại thì cũng thấy mình hoang tưởng hão huyền. Ngẫm tiếp thì cũng thấy mình trẻ con. Ngẫm nữa thì lại ra mình quả là thiên tài.
Không giỏi logic thì làm sao mà suy luận như thế được?!

Ngồi vu vơ trong giờ học, bất thình quay sang chỗ Yul. Hôm nay, Yul để tóc khói.
Nói thật là so với màu tóc vàng mà cậu ta để khi về tới nhà, thì màu tóc khói này khiến Yul hiền hơn. Nhìn nghiêng, chiếc mũi cao thẳng tắp. Lông mi dài và chân mày như kẻ. Đẹp một cách cuốn hút, lôi cuốn. Đẹp thế này thì làm sao có thể học được hả trời?

Bất chợt, ánh mắt ấy thoáng sượt qua chỗ tôi. Tôi đứng tim. Giờ thì tôi trung học được rồi!

Ngồi chán cuối cùng cũng được ra chơi. Ra chơi chán cuối cùng cũng mới vào lớp. Vào lớp chán sau đó mới được về!

Dạo gần đây, cả Tùng và Hạnh Nhi hay đi xe đạp cùng nhau lắm, nên là giờ về chỉ có tôi lủi thủi. Sau khi chào hỏi xong, tôi chậm chạp lê thân ra khỏi lớp. Người cuối cùng!

Liếc mắt xuống dưới sân trường, một đám học sinh nữ phía dưới cứ chỉ chỏ mãi. Tôi lắc đầu ngao ngán. Hôm nào chẳng vậy, giờ tan lớp nào cũng có vài đám học sinh nữ; khóa trên có, khóa dưới có, bằng tuổi có cố tình nán lại hướng mắt lên phía trên tầng, rồi dừng ánh mắt tại cửa lớp. Cố sao để được nhìn Yul lần cuối ấy mà.

Tôi chậm chạp tiến tới cầu thang. Đám học sinh nữ dưới kia cũng dần bị khuất sau khung cửa kính ở đại sảnh.

Vừa mới đặt được một bước chân xuống một bậc, tim tôi đã đứng hình.

Phía dưới, một dáng người cao vượt trội, người hơi dựa vào tường, uể oải nhìn chiếc đồng hồ trên tay, đưa mắt lên nhìn tôi, nói.

– Chậm chạp!

Tôi trố mắt nhìn người phía trước, sau lại ngoái cổ lại nhìn phía sau. Chết cha. Chỗ này không có ai, mà chỗ giao nhau giữa cầu thang tầng trên với tầng dưới lại vắng hoe và bị khuất sau những khung cửa kính mặt tiền. Thế này thì dù cậu ta có cho tôi vài cái vả vì tội dám húc đầu vào mặt cậu ta thì làm gì có ai đến cứu? Lần này chắc khó sống. Tôi nuốt nước bọt, hùng hồn đáp.

– Chào Yul!

Yul nhếch môi, cơ mặt cũng dần dãn ra, lạnh lùng đáp.

– Đi theo tôi.

Chết chắc. Lần này thì chết chắc rồi. Cậu ta bảo tôi đi theo cậu ta để đến cái chỗ bọn xã hội đen, mà ngày trước họ đã bắt cóc tôi đến cái nhà hàng gì đó chỉ để chơi ghi-ta cho Yul ấy mà. Đánh hội đồng!!!

Tôi cười ngu, méo mồm hỏi lại.

– Đi đâu?

Trong giây lát, cậu ta có chút bất ngờ khi nghe thấy câu hỏi ngược lại của tôi. Nhưng, ánh mắt ấy lại nhanh chóng lấy lại được sắc thái ban đầu.

– Đi thì biết.

Chết toi!

Tôi mếu máo. Thế định không cho người khác một con đường sống để báo hiếu bố mẹ thầy cô công ơn nuôi dưỡng giáo dục à? Huống hồ, tôi vừa mới được hưởng thụ chút ít vinh hoa phú quý ở trường mới trong có 2 tiết học cuối.
Chắp hai tay vào nhau, tôi gào lên hối lỗi.

– Xin lỗi. thực sự xin lỗi cậu. Tớ thực sự không nên gật gưỡng trong giờ khai
giảng các câu lạc bộ, để rồi vô tình húc vào đầu cậu. Để rồi làm cậu giận. Để rồi làm mất hình tượng của cậu. Xin lỗi. Ngàn lần xin lỗi.

Tôi nói một hồi, giọng điệu lên xuống, nước miếng văng tung tóe. Tim cậu ta có bằng thép không thế?
Không.

Làm bằng kim cương. Ôi nhân dân ơi cứu tôi!

Yul hơi nhướn mày như có vẻ suy nghĩ lời xin lỗi của tôi lắm. Sau đó, cậu ta bước từng bước thật chậm lên cầu thang, tiến về phía tôi.

Tôi thì đứng như hóa đá xác định là chuẩn bị lĩnh trọn vài cú đấm rồi. Nhưng khi nhìn thấy nét mặt của cậu ta, tôi rùng mình, lập tức……..bỏ chạy!

Tôi xoay người lại và chạy như chưa bao giờ được chạy. Cậu ta không biết rằng trường này có rất nhiều cầu thang sao?
Tôi phi như điên xuống cầu thang bên cạnh, lén lút nhìn trước ngó sau, rồi lại phi như điên ra cổng phụ!

May mắn rằng trong quá trình chạy, tôi không nghe thấy bất cứ âm thanh nào đại loại như tiếng gọi với lại và tiếng giày đuổi theo.

Thận trọng mở cánh cửa sau trường, tôi nhón từng bước chân ra ngoài. Vừa ra đến ngoài, cằm đã rơi bộp xuống đất.
Phía sau trường, phải có đến hàng chục người áo đen đang nhìn tôi chằm chằm. Tôi run rẩy gỡ cặp, đưa lên chắn mặt, gào lên:

– Không được đánh vào mặt!

– Định chạy đi đâu?

Hé mắt nhìn sang, nụ cười nửa miệng, mái tóc khói, cặp da đeo vắt chéo. Đẹp trai thế này sao mà lại độc ác và thù dai thế hả trời!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.