Đọc truyện Mật Ba Dao FULL – Chương 92: Ngoại Truyện Năm 2014 -1
Đầu năm 2014, virus Ebola bùng phát ở Tây Phi.
Khi virus bắt đầu lây lan cũng là lúc làn sóng thất nghiệp lan rộng ở Đông Quản, Phú Tiểu Cảnh bị Mai ‘lừa’ đến Đông Quản làm điều tra thực địa.
Hàng ngày, cô nghe vô số kỹ sư nữ thâm niên đang thất nghiệp kể về đủ thứ thói hư tật xấu của đàn ông.
(Đông Hoản hay còn gọi Đông Quản: là một thành phố trực thuộc tỉnh ở miền trung tỉnh Quảng Đông Trung Quốc.
Đây là một thành phố công nghiệp quan trọng tọa lạc tại Đồng bằng châu thổ Châu Giang.)
Mỗi khi cô thấy thất vọng về đàn ông thì gọi điện thoại cho Cố Viên.
Mai hỏi cô, phụ nữ càng ở dưới tầng lớp thấp càng dễ dàng tin tưởng dâng hiến tất cả vì tình yêu, họ có thể bán cả thân xác mình để nuôi sống đàn ông, cô làm được không? Phú Tiểu Cảnh nói với cô ấy, tôi không cần bán thân vẫn có thể nuôi sống người đàn ông của mình.
Mai cười khinh khỉnh, tôi nói không sai chứ, cô chẳng khá hơn họ là mấy.
Tháng 8, hai bác sĩ người Mỹ thực hiện việc hỗ trợ y tế ở Tây Phi bị nhiễm Ebola được đưa về Mỹ bằng chuyên cơ đặc biệt để chữa trị.
Tất nhiên đây không phải là điều mà cư dân mạng nổi tiếng Trump muốn thấy.
Giống như nhiều cư dân mạng ở Mỹ khác, người thiên tài né thuế này tin là hành động đó gây nguy hiểm cho an ninh của Mỹ.
Theo ý kiến ông, những người đồng hương bị nhiễm virus nên ở lại Châu Phi, việc về nước khi mang virus là điều không hợp lý.
Cho đến khi cư dân mạng Mỹ tranh luận việc liệu các bác sĩ có nên quay về nước hay không, Phú Tiểu Cảnh mới nhận ra virus này không vì Mỹ là quốc gia phát triển mà bỏ qua nó.
Cô cũng không cho rằng Cố Viên sẽ bị nhiễm virus, nhưng cô lo lắng virus ảnh hưởng đến tiền của Cố Viên.
Tháng 10, một y tá ở Texas, người đã chăm sóc một bệnh nhân Ebola được chẩn đoán dương tính.
Vài ngày trước khi chẩn đoán, cô ấy vẫn còn nghỉ phép đi du lịch, là nhân viên tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mà không hiểu CDC vì tiết kiệm hay sao mà lại cho phép cô ấy sau khi du lịch về thì đi theo chuyến bay dân dụng về Texas.
Toàn bộ hành khách trên cùng chuyến bay với cô ấy phải được theo dõi sức khỏe.
(Centers for Disease Control and Prevention: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)
Sau thời gian ấy, sân bay Kennedy của New York, các sân bay lớn ở Atlanta, Chicago, Washington và nững nơi khác bắt đầu tiến hành xét nghiệm Ebola trên các chuyến bay đến từ Châu Phi.
Dù vậy, một tuần sau đó, một bác sĩ không biên giới từ khu bệnh dịch trở về được xét nghiệm phát hiện ra dương tính với virus, đây là trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên ở New York.
Cố Viên đã hẹn Phú Tiểu Cảnh tháng 10 sẽ về nước thăm cô, nhưng cứ kéo dài hết lần này đến lần khác.
Cố Viên nói với Phú Tiểu Cảnh là mẹ anh đã tỉnh, hơn nữa công việc bận rộn nên gần đây anh phải ở lại New York.
Phú Tiểu Cảnh cách Thái Bình Dương theo dõi tin tức New York hàng ngày, kể cả báo tài chính.
Cô là người vô sản, không có cổ phiếu hay quỹ gì nhưng mỗi ngày vẫn theo dõi các phân tích tác động bệnh dịch Ebola trên thị trường chứng khoán.
Cố Viên nói với cô rất khó lây lan bệnh dịch trên diện rộng với những loại bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu thế này, cô không cần lo gì cả.
“Em không lo gì hết, em chỉ muốn gặp anh, nhân tiện báo cáo tiến độ công việc với người tài trợ của em thôi.” Phú Tiểu Cảnh nói với Cố Viên cô sẽ nhanh chóng có tiền nuôi anh, đương nhiên chỉ là bảo đảm anh có cơm ăn áo mặc, những việc khác thì không bảo đảm.
“Yên tâm đi, anh không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần em chịu cho anh ăn thì anh sẽ luôn ăn vạ em.”
“Cũng không thảm tới nỗi vậy.”
Cúp điện thoại, Cố Viên nhìn album ảnh trong tay, Phú Tiểu Cảnh đang cười rạng rỡ.
+
Diệp Đường tỉnh, nhưng trí nhớ bà dừng lại ở thời điểm bà vừa đến Mỹ.
Khi đó bà vừa cưới Brown không lâu, ghét ở nhà làm nội trợ, theo học ngoại ngữ và kế toán ở mộ trường cộng đồng, chờ hai năm sau nhận được thẻ xnah sẽ ly hôn với Brown.
Mỗi tháng Brown sẽ cho bà một khoản tiền tiêu vặt và mua đồ đạc linh tinh.
Bà chỉ bỏ một số tiền nhỏ để mua quần áo cũ với giá vài đô la, rồi sửa sang lại xong nói với Brown là bà mua ở nhà thiết kế thời trang với giá hàng trăm đô.
Sự phù phiếm của bà chỉ dành cho những người quen biết, còn với người nước ngoài, bà không quan tâm họ nghĩ gì về mình.
Tiền tiết kiệm được bà đều để dành lại, từng chút một.
Những khoản tiền này cho bà hy vọng, hy vọng này ngày càng lớn.
Bà tự nhủ, khi bà và Brown ly hôn, bà sẽ là một phụ nữ có thẻ xanh, có tiền tiết kiệm, có công việc, Cố Trinh đến đây có thể học lên Ph.D càng tốt, nếu không thích thì học một khóa về máy tính rồi tìm việc trong công ty nhỏ cũng rất tốt.
Bà muốn tham gia khóa học về thiết kế thời trang nhưng tiếc là không đủ thời gian, việc học ngoại ngữ và kế toán đã chiếm gần hết thời gian.
Brown không hài lòng với việc lựa chọn của bà, ông ấy muốn Diệp Đường có thể học một ít khóa như thanh nhạc, nghệ thuật gì đấy thay vì học kế toán, ông không cần người vợ làm thu ngân trong siêu thị.
Diệp Đường không quan tâm Brown nghĩ gì, lúc đầu bà cũng xấu hổ nhưng sau đó đổi đủ thứ phương thức xin tiền Brown.
Bà không có bất kỳ sự áy náy nào với Brown, hai người theo như cầu, Brown muốn có người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp ngủ với ông ta, về mặt xã giao, bà thỏa mãn sự hư vinh của ông ta, bà không nợ ông.
Mỗi đêm sau khi đối phó với Brown, Diệp Đường đều nghĩ đến Cố Trinh, bà càng cảm thấy ông yêu bà, vì yêu nên không chịu đựng được.
Mỗi ngày bà tích cóp tiền, hỏi tin tức Cố Trinh thông qua chị gái mình, bà không dám tự liên hệ Cố Trinh.
Bà nghĩ chờ mình chính thức ly hôn, quay về Trung Quốc, bà tin Cố Trinh còn tình cảm với mình, thoát khỏi hoàn cảnh cũ thì ông sẽ khỏe lên.
+
Sau khi Diệp Đường tỉnh lại, Cố Viên đưa mẹ đến phố 57 sống với anh, thuê một người đến chăm sóc bà.
Anh nói cho mẹ biết đây là năm 2014, cha anh đã qua đời, chờ Diệp Đường chấp nhận được tin tức này thì bà muốn đến nghĩa trang Cố Trinh ở New York.
Bà nghĩ Cố Trinh đến ở New York.
Bà nghĩ bà đã ly hôn với Brown sau khi có thẻ xanh, đã đưa chồng con đến Mỹ.
Bà cho rằng sự hy sinh của mình là đáng giá.
Cố Viên nói với bà cha anh được chôn cất trong nước, khi nào có thời gian anh sẽ đưa bà về Trung Quốc.
Diệp Đường ngượng ngùng hỏi con trai, album ảnh gia đình ở đâu, bà muốn xem thử.
Không có album gia đình nào.
Cố Viên lấy một bức ảnh cũ nhàu nát ra cho bà xem.
Lúc đó, Diệp Đường chưa xuất ngoại, cả nhà đi công viên dã ngoại, Cố Viên đeo một chiếc bánh vòng trên cổ, cưỡi trên vai cha.
Diệp Đường lấy hết can đảm hỏi, khi vừa đến Mỹ thì cả nhà sống ở đâu, bà muốn về căn nhà cũ từng ở, thuận tiện sắp xếp đồ vật lại, có thể bà nhớ ra chuyện cũ.
Trí nhớ bà dừng ở 20 năm trước, bà chưa có thói quen xài hàng xa xỉ, cũng không có đứa con trai hơn 30 tuổi.
Trong trí nhớ bà, Cố Viên vẫn là cậu bé chưa đến 10 tuổi.
Lần cuối cùng bà gặp con là khi đi lấy giấy ly hôn với Cố Trinh, ba người đến nhà hàng Nga ăn lần cuối cùng.
Khi ly hôn, Cố Trinh đem hai thỏi vàng quan trọng nhất trong nhà bảo bà cầm lấy rồi cút, bà không lấy, để chúng lại trong ngăn kéo ban đầu.
Thấy Cố Viên không trả lời, Diệp Đường nhìn chằm chằm bức ảnh, giọng không chắc lắm: “Nhà cũ chúng ta thuê trước đây, con có nhớ địa chỉ không?”
Không có nhà cũ nào, bà luôn ở một căn hộ cao cấp ở Manhattan.
Cố Viên nói cho bà biết, Cố Trinh không đến Mỹ, ông chết vì bệnh khi còn ở Trung Quốc.
Diệp Đường há miệng nhưng không hỏi được lời nào.
Bà mất một tuần để chấp nhận sự thật là Cố Trinh đã qua đời, chỉ ra khỏi phòng ngủ khi người giúp việc kêu bà ăn cơm.
Một tuần sau, bà hỏi Cố Viên mua vé về nước chưa, Cố Viên nói tháng sau sẽ về, bà bảo được, thậm chí không quan tâm bằng lái với visa của mình.
Trước khi tự sát bà đã đăng ký làm visa, chưa có thì đã tự tiêm insulin.
Bà không hỏi về Cố Trinh, Brown, thậm chí không hỏi chính bản thân mình thế nào.
Bà hỏi Cố Viên, Tập Lâm vẫn một mình suốt từng ấy năm sao.
Cố Viên đáp, Tập Lâm chỉ một mình.
Anh biết mẹ muốn hỏi liệu Cố Trinh và Tập Lâm có kết hôn không.
Hỏi qua Tập Lâm rồi, bà hỏi anh có bạn gái không.
Khi bà ra ngoài, Cố Viên thường để tài xế đưa đi.
Hành trình của bà chỉ là những nơi khách du lịch thường đến, không có gì bất thường.
+
Ngày Phú Tiểu Cảnh đến New York, Cố Viên ra sân bay đón cô.
Cô cố ý trang điểm trước khi xuống máy bay nhưng không tô son.
Vừa thấy Cố Viên, cô đã đu lên người anh.
Cô nói, em rất thích anh.
Câu đầu tiên mà Cố Viên nói khi gặp cô là cô cao hơn.
Phú Tiểu Cảnh ngượng ngùng bảo cô mang giày tăng chiều cao 1.5cm.
Cô lẩm bẩm trong miệng, chênh lệch có chút xíu mà sao anh cũng nhìn ra chứ.
Cố Viên lại nói cô tròn hơn.
Phú Tiểu Cảnh giải thích là chỉ có mặt tròn hơn thôi chứ cân nặng vẫn vậy.
Cố Viên bảo vì cô lớn tuổi hơn thì quá trình trao đổi chất sẽ kém đi, khuôn mặt sẽ tròn trịa ra.
Phú Tiểu Cảnh trừng mắt với anh, một người đàn ông già hơn 30 tuổi như anh có quyền gì mà chê em chứ.
Cố Viên thừa nhận anh không có tư cách thật.
Phú Tiểu Cảnh dịu đi, tình sâu nghĩa nặng thì có trách nhiệm giám sát, gần đây mặt cô sưng lên do thức khuya quá, bọng mắt sưng to nên sau này cô sẽ sửa đổi dần.
Hai người phê rồi tự phê xong, kết luận cả hai đều không hoàn mỹ cho nên thích hợp với nhau là được.
Cố Viên vì chứng minh cho Phú Tiểu Cảnh thấy anh không già nên cõng cô trên lưng đến tận xe.
“Đúng là không mập, cõng vẫn như trước kia.”
“Nghiên cứu của em sắp kết thúc.
Năm sau em đến New York thì chúng ta có thể thực sự ở bên nhau.” Phú Tiểu Cảnh rúc người bên ghế phụ lái ăn bánh ngọt do Cố Viên chuẩn bị, “Mẹ mình không còn nhớ chuyện gần đây à?”
Cố Viên sửng sốt mười giây mới hiểu được ‘mẹ mình’ trong lờ Phú Tiểu Cảnh là ‘Diệp Đường’.
“Anh có cảm giác bà đã nhớ nhưng giả vờ không biết thôi.” Giả vờ không biết thì có thể giả vờ không có chuyện gì xảy ra.
Phú Tiểu Cảnh không biết an ủi anh thế nào.
“Mẹ anh từng là trụ cột của đoàn kịch tỉnh.
Nếu không có anh thì bà đã có nhiều năm quang vinh.
Đầu những năm 90, bà ấy nổi tiếng trong thành phố còn hơn cả Hepburn.” (Audrey Hepburn là một nữ diễn viên người Anh.
Là biểu tượng của điện ảnh và thời trang, Hepburn hoạt động trong thời Hoàng kim của Hollywood.
Bà xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử chiếu bóng Hoa Kỳ do Viện phim Mỹ bình chọn và được vinh danh tại Đại lộ Danh vọng Hollywood.)
Anh nói đùa, nhưng hai người không ai cười.
“Lúc đó mẹ anh chọn anh, nhất định vì bà cho rằng anh quan trọng hơn sự nghiệp bà ấy.”.