Bạn đang đọc Ma Diện Ngân Kiếm – Chương 31: Sòng Bạc Giữa Rừng
Hữu Dư tiên sinh lại trợn mắt xua tay:
– Thôi khỏi nói nhiều lôi thôi, ngươi không thấy còn thiếu một chân đấy ư ? Lão
biết nhà ngươi quá mà, nhà ngươi cũng là tay tổ đánh mạt chược nếu nhà ngươi
thắng ta sẽ tha cho đi.
Thiếu niên ngước mặt đau khổ không chơi cũng không xong.
Thế rồi ba người và con lừa bắt đầu cuộc chơi. Và quả như lời Hữu Dư tiên sinh
đã nói con lừa lông đốm đã chơi một cách rất điệu nghệ như người.
Nó nằm phục bên bàn mạt chược dùng cái đuôi vắt vẽo bày bày xóa mềm mại
linh hoạt không kém gì hai bàn tay người, chốc chốc nó cũng nghển cổ hí lên từng chập,
tỏ vẽ đắc ý lại còn ngoắc cái đuôi cản tay người ta không cho mó đến bài của nó.
Đây là nó học được thói quen của chủ nó là Hữu Dư tiên sinh.
Ba người một lừa đều là những tay sành nghề nên đánh được năm sáu bàn chưa
có ai thua ai được. Tới bàn thứ bảy Hữu Dư tiên sinh ngước nhìn Y Mộng Lăng nháy
nháy hai cái lên tiếng:
– Tiểu lão đệ, có phải chú mình đang sắp bài “song long hí châu” không ?
Y Mộng Lăng hơi giật mình và cũng nhếch mép cười thần bí. Chàng không ngờ Hữu
Dư tiên sinh lại tinh mắt đến thế.
Bàn này Y Mộng Lăng đã thắng thiếu niên, mặc dầu chàng ta biết rõ đối phương
chơi lận, nhưng nhận không ra, đành chỉ biết tròn xoe cặp mắt ngó ấm ức.
Hữu Dư tiên sinh xoa tay cười hề hề:
– À ! Chú mình khá đấy. Kế đó ông ta quay sang thiếu niên nói:
– Chú mày thua rồi hãy cỡi áo dài đưa cho người ta, còn tiền bạc va thanh đạn
chỉ kiếm để đó chơi bàn khác.
Thiếu niên ấp úng:
– Lão… Lão tiền bối…
– Cỡi !… Cỡi mau, không lão với thiếu gì cả, thua định chạy hả ?
Vừa nói, ông ta vừa giật cần câu một cái làm cho thiếu niên phải hếch mặt lên
theo, vì lưởi câu vẫn còn móc chặt nơi sống mũi.
Thiếu niên nọ đành phải lật đật cởi áo dài đang mặc đưa cho Y Mộng Lăng với
nét mặt tiếc rẽ đau khổ.
Lách chách… Lách chách…
Cuộc chơi lại bắt đầu tiếp tục.
Y Mộng Lăng vừa xoa bài, vừa nhìn thiếu niên đối diện, nghĩ thầm đến câu nói của
Hữu Dư tiên sinh vừa qua: “Đạn chỉ kiếm…” chẳng lẽ… Phải rồi chàng nhận ra thiếu niên
có khuôn mặt giống hệt Đạn chỉ thần kiếm Chu Kỳ , thảo nào mà hắn ta luôn luôn nhìn
chàng với cặp mắt hằn học thiếu thiện cảm. Chàng nghĩ bụng định hỏi cho ra lẽ, nhưng
chàng biết rằng trong lúc này chưa dể gì Hữu Dư tiên sinh cho chàng hỏi và thiếu niên
nọ nói. Chàng đành phải đợi đánh bài xong đã rồi sẽ tính.
Tiếng lách chách.. lách chách khua đều đều, con bạc chẳng ai nói gì, chỉ có Hữu Dư
tiên sinh là luôn luôn lắc la lắc lư cái đầu miệng rè rè ngâm: “Trời đất vạn vật ta có cá
có dư, có dư có cá…”
Tới bàn thứ mười, không hiểu ông ta chơi gian lận thế nào, mà Y Mộng Lăng lại
thắng thiếu niên. Chỉ thấy chàng ta nhếch cười thần kỳ hội ý , còn thiếu niên nọ thì
trợn mắt ngạc nhiên đến tột độ.
Trong khi đó Hữu Dư tiên sinh lại cười hề hề nhìn thiếu niên nọ nói:
– Chú mày thua nữa bây giờ đến áo lót và quần hãy cởi mau cấm không được
động đến vật gì trong túi… Cởi…
Thiếu niên nọ lại bị ông ta kéo sợi dây câu hếch mặt lên theo miệng la.
– Ối! Ối!… Xin lão tiền bối nhẹ tay tại hạ xin cởi ngay.
Tình trạng thảm thương của thiếu niên làm cho Y Mộng Lăng ngồi cạnh cũng đem
lòng bất nhẫn. Chàng nghĩ nếu dịch địa là chàng thì không bao giờ chàng chịu để cho
người khác hạ nhục như thế, dù có phải đầu rơi máu chảy ngay tại chỗ. Đây là điểm
khác biệt về khí phách quan điểm của mỗi người.
Thiếu niên nọ cởi áo lót và chiếc quần dài đưa cho Hữu Dư tiên sinh. Ông ta cầm
lấy rồi thuận tay liệng sang cho Y Mộng Lăng, đoạn ông ta khẽ hất tay một cái rút
cái lưởi câu ra khỏi sống mũi thiếu niên hất hàm nói:
– Chú mày thua sạch rồi chẳng còn gì để đánh nữa thôi cho đi đi.
– Nhưng… Nhưng…
– Không nhưng gì nữa, chú mày đem đưa thơ cho người ta bây giờ để trong túi
áo và thua bài giao cả cho người ta rồi còn lẽ gì nữa mà không chịu đi…
Từ sống mũi một giòng máu chảy xuống miệng mét thiếu niên thừ mặt ngập
ngừng:
– Thì ra lão tiền bối đã biết…
– Nếu không biết lão đâu có câu cổ nhà ngươi xuống đất.
Dứt lời ông ta trợn mắt áp tới một bước quát lớn:
– Cho mi đi mi không đi chắc muốn chờ ta đá cổ đi hẳn ?
Thiếu niên mặt lộvẽ đau khổ:
– Dạ ! Tại hạ xin đi…
– Khoan! – Y Mộng Lăng đột nhiên đứng dậy quát khẽ. Nhưng Hữu Dư tiên sinh đã
quay lại trừng mắt:
– Còn chú mày nữa hãy làm thinh đừng lôi thôi. Muốn biết rõ tự sự hãy móc lấy
bức thư trong túi áo của y ra mà xem sẽ rõ. Đoạn ông ta lại quay sang thiếu niên
“Cút ngay…”
Thiếu niên thót giật mình lủi thủi bước đi chẳng dám hé răng nửa lời.
Hữu Dư tiên sinh vùng cất tiếng cười ngặt nghẽo một hồi bảo Y Mộng Lăng:
– Bây giờ chú mình hãy mặc áo vào đi, dù có không vừa vặn khít khao chăng nữa
cũng còn hơn là trần truồng như nhộng.
Y Mộng Lăng lắc đầu không biết nói gì hơn. Mọi chuyện xẩy ra hầu như đều nằm
trong sự tính toán s6n của Hữu Dư tiên sinh. Việc làm của ông ta thật là tuyệt diệu.
Trong khi Y Mộng Lăng mặc quần áo thì Hữu Dư tiên sinh cũng thu dọn bàn mạt
chược đeo lên bụng con lừa, cái cần câu lại cắm lên đầu lừa thòng sợi dây câu vào bồn
đựng cá đeo bên lưng hông lừa. Đoạn ông ta lại nhảy lên lưng lừa nằm ngửa bắt chân
chữ ngũ. Che mặt bằng mê nón rách miệng cất tiếng ca rè rè bài ca vô ý nghĩa: “… Có
cá có dư… Có dư có cá…”
Con lừa cất cao cổ hí lên mấy tiếng rồi cùng cất vó bước đều đều ra khỏi cụm
rừng bỏ lại phía sau tiếng nhạc loong coong… loong coong…
Mặc xong quần áo y Mộng Lăng vội chạy theo lớn tiếng:
– Xin lão tiền bối dừng bước…
Hữu Dư tiên sinh vẫn giữa trên lưng lừa cất tiếng:
– Chú mình muốn tạ ơn hẳn ? Thôi miễn đi lão đã thanh toán xong xuôi rồi…
Y Mộng Lăng ngạc nhiên nghĩ thầm: “Chẳng lẽ năm xưa ông già kỳ dị này đã thiếu
món nợ ân tình với Thiên Ma ?
Hữu Dư tiên sinh lại trầm giọng:
– Vừa rồi lão đã nói sắc mặt chú mình không được sáng sủa lắm, thế nào cũng
có chuyện buồn đau khổ ráng mà cẩn thận.
Tiếng nhạc mỗi lúc một xa, xen lẫn tiếng ca rè rè “Chuyện nhân gian ta vô duyên,
trời đất vạn vật ta có cá có dư, ha, ha, ha có dư có cá…!”
Y Mộng Lăng bất giác buông tiếng thở dài, nghĩ bụng: ” Hữu Dư tiên sinh quả là
một kỳ nhân thiên hạ danh bất hư truyền.”
Chàng đứng thừ người một lúc rồi thò tay vào túi lấy bức thơ ra đọc.
Vừa nhìn qua một lượt nét mặt tươi cười trên mặt chàng bỗng chìm xuống đọng
lại thay vào đây là vẽ kinh hãi phẩn nộ.
Sau một lúc đứng thẩn thờ Y Mộng Lăng khẽ rùng vai lẩm bẩm:
– Tiểu Vân Tước Nhi!
Giọng nói của chàng có vẽ run run như tất cả tâm linh thần trí chàng đang bị
một sức nặng gì ghê gớm đè ép.
Đúng vậy trong bức thơ chàng vừa đọc đã đề cập đến Tiểu Vân Tước Nhi như
sau: “Nhà ngươi có còn nhớTiểu Vân Tước Nhi Lăng Ngọc Vũ không ? Và chắc là nhà
ngươi đang nóng lòng muốn biết tình cảm của nàng ra sao ? Vậy ta chỉ cho nhà ngươi
cứ đến Thủy Hà Sơn Trang sẽ biết, nhưng điều đáng tiếc là lúc nhà ngươi tới được nơi
đó thì cũng là lúc Tiểu Vân Tước Nhi đã xuôi tay tắt thở.”
Cuối bức thơ không có chữ ký tên mà chỉ có vẽ một cây gậy đầu cưu. Như vậy
rất rõ ràng bức thơ được xuất từ tay Thiên Quỷ Giáo Hoàng Quỷ Cưu Bà.
Thật vậy, lúc còn ở Thiên Quỷ Hoàng Cung, giữa giờ phút tử biệt sinh ly chàng đã
phát hiện lại tình yêu nồng nàng chân thật của Tiểu Vân Tước Nhi và đồng thời chàng
cũng phát hiện tình yêu của chàng cũng dành trọn vẹn cho nàng.
Nhưng trong sự mâu thuẫn của tình yêu và đạo nghĩa nàng đã xa lìa chàng. Làm
cho chàng mấy lúc gần đây tâm tư nặng trĩu. Chàng biết nói gì bây giờ vì đó là hậu
quả hoàn toàn do chàng tạo ra.
Mặc dầu tâm tư chàng như vậy nhưng bề ngoài chàng vẫn luôn luôn giữ nét tươi
cười thần bí.
Những con người quật cường kiêu ngạo vẫn thường là như thế, họ cố dìm sâu
thống khổ ưu thương xuống tận đáy lòng để một mình tự gánh vác chịu đựng, chớ
không nhờ cậy đến ai. Chỉ những lúc đơn thân chiếc ảnh họ mới để biểu lộra ngoài
những nét ưu tư cảm thán.
Nhiều lúc Y Mộng Lăng muốn phủi tay, buông tất cả mọi việc để đi tìm Tiểu Vân
Tước Nhi, tiếp tục sống những ngày hoan lạc tươi vui như đã qua, nhưng thực hiện đã
níu kéo chàng, không để chàng thực hiện ý định, vì chàng phải đi đến Cung Lai Sơn và
chàng tin tưởng rằng thế nào cũng có ngày Tiểu Vân Tước Nhi trở về bên chàng. Vì
chàng và nàng đã sống với nhau từ thuở còn nhỏ, chàng biết mức độchàng yêu nàng,
và chàng cũng biết mức độcủa nàng yêu chàng như thế nào.
Nhưng mà đến nay thì hiện thực đã quá vô cùng tàn khốc, hình như cái hiện thực
tàn khốc ấy luôn luôn đeo theo, hòng hủy diệt những kẽ có chí kiên cường, mà chàng thì
lại là mẫu ngưòi có chí kiên cường ấy. Với chàng tất cả mọi việc đều bình thường.
Đi! phải đi đến Thủy Hà Sơn Trang.
Chàng quyết định hãy gạt bỏ mọi việc, đến Thủy Hà Sơn Trang một chuyến để
gặp Tiểu Vân Tước Nhi, và chàng không tin rằng vì thế mà nàng sẽ bị táng mệnh.
Nhưng Thủy Hà Sơn Trang ở đâu ?
Nét tươi cười lại hiện trên gương mặt đẹp trai thần bí.
Thiên hạ tuy rộng nhưng chàng quyết tâm đi đến cho được nơi chàng định đến.
Chàng tung mình ra khỏi cụm rừng hướng về phía dãy Cùng Lai Sơn.
Vết thương nơi chân chàng chẳng còn thấy gì đau đớn là sự thần hiệu do thuốc
của Hữu Dư tiên sinh, hay là do tin trong bức thư đã làm thần kinh chàng tê dại ?
Bóng hoàng hôn vừa đổ, Y Mộng Lăng đã xuống tới Thanh Thủy trấn dưới chân
dãy Cùng Lai sơn. Vào một hiệu may, chàng đặt may gấp rút hai chiếc áo dài màu
bạc và hai bộquần áo lót ngắn. Cơm nước xong chàng tìm thuê một phòng trọ nghỉ
ngơi.
Vừa ngã lưng xuống giường cơn mệt mỏi từ đâu kéo đến và chỉ trong giây phút
chàng đã thả hồn chìm trong giấc ngủ say xưa.
Trong giấc mộng chàng thấy mình đứng giữa một khu rừng hoang vắng, bầu không
khí tối đen như mực, gió lạnh buốt như cắt da thịt, mấy bóng ma quỷ chập chờn xen lẫn
tiếng động xiềng loảng xoảng mỗi lúc mỗi áp lại gần bên chàng. Rồi đột nhiên trước
mặt chàng hiện lên ba bóng ngưòi cao lớn.
Bóng người đứng giữa trên đầu có chiếc sừng nhọn hoắc, hai chiếc răng nanh chìa
ra ngoài môi như răng lợn lòi, sắc mặt nhợt nhạt không một chút máu. Hai tay gã ôm
cuốn sổ củ dầy nặng cồm cộp ngoài bìa đề ba chữ “Sổ Sanh Tử.”
Hai gã đứng hai bên là hai tiểu quỷ tay cầm gông cùm với xâu chìa khoá thỉnh
thoảng lại lắc lên loảng xoảng.
– Mi là Y Mộng Lăng phải không ?
Y Mộng Lăng khẽ rùng vai đáp cộc lốc:
– Phải.
“Xoảng!” Một cái gông sắt nặng nề thình lình khoác đúng cổ chàng kéo theo thân
hình chàng lảo đảo mấy cái. Khí lạnh từ cái gông sắt tỏa buốt tận tâm can.
Nét tươi cười khinh thường trên gương mặt Y Mộng Lăng bỗng lắng chìm chàng
lên tiếng phẫn nộ:
– Các ngươi định làm gì ?
– Còn làm gì à ? – Gả lệ quỷ cao lớn đứng giữa nhắc lại câu hỏi của chàng rồi đưa
bàn tay đầy móng nhọn dài hàng tất lật bìa cuốn sổ sinh tử…
Những hàng chữ ngay ngắn lần lượt hiện lên trước mắt chàng.
Thất Đồ Huyết Hoắc Doanh, Ngọc Kim Câu Bạch Vũ, Đạn Chỉ Thần Kiếm Chu Kỳ ,
Tuyệt Chưởng Phong Hà Thúc Tinh, Nhạc Phi Long Thần Đao Hê Công Cửu… Thần Phiến
Thư Sinh Trương Vân Hạc, Phiên Giang Long Hoa Nguyên, Tụ Lý Càn Khôn Liễu Ngũ, Thất
Xảo Linh Mai Cổ, Người khổng lồ… Còn nữa… Tất cả những người đã bị thảm tử bởi tay
chàng danh tánh đều lần lượt hiện lên nhảy múa trước mắt chàng không khí bao phủ
một màu chết chóc ghê gợn.
Gã lệ quỷ cao lớn sau khi lật hết những trang sổ ghi tên, gã liền đưa cuốn sổ đến
trước mặt Y Mộng Lăng nhét vào tay chàng một cây bút, quát giọng lạnh lùng:
– Bây giờ đến lượt mi tự ghi tên mi vào đây.
Y Mộng Lăng hớp một hơi chân khí nhếch mép nở nụ cười thần bí cố hữu thản
nhiên rùng vai nói:
– Nếu như ta không ghi thì sao ?
Xoảng ! Két! Chiếc gông sắt nơi cổ chàng khua lên hai tiếng ghê rợn lột ra một
mảnh da lớn, tiếp theo giọng nói âm thầm sắc lạnh như dao xoáy vào lổ tai chàng:
– Đến giờ phút này mà ngươi còn ngang bướng. Có ghi hay không?
– Không.
Gã lệ quỷ đứng giữa tròn xoe cặp mắt rít giọng:
– Hừ! Để xem mi có ghi không cho biết.
Dứt lời hai gã liệng mạnh cuốn sổ sinh tử xuống đất.
“Bình!” Một tiếng nổ long trời dậy đất vố số lệ quỷ hiện lên nhe nanh múa vuốt
nhảy qua nhảy lại gầm rú gây thành cảnh tượng như thế giới sắp đến ngày mạt nhật.
Thân hình Y Mộng Lăng nhồi lên, hồn phách như bị lìa khỏi thân thể. Mồ hôi lạnh từ
mỗi lổ chân lông toát ra không ngăn được tiếng kêu kinh hãi.
“Bình bình bình…”
Một hồi tiếng gõ cửa đập vào tai, Y Mộng Lăng mở choàng mắt đưa tay quệt
mồ hôi trán, buông tiếng thở dài nhẹ nhõm.
Thì ra vừa rồi chỉ là một cơn ác mộng. Nhìn ra cửa sổ, ngoài trời tối đen như mực
chàng không hiểu mình đã ngủ được bao lâu rồi.
“Bình bình bình…”
Tiếng đập cửa lại vang lên. Chàng vội vàng ngồi dậy hỏi:
– Ai đó?
– Y Công tử có người muốn gặp công tử.
Tiếng trả lời của gã điếm lão nhị làm gương mặt chàng bắn lên nét kỳ dị. Ai muốn
gặp chàng giờ nay và ở đây ? Thật là kỳ quái.
Chàng từ từ bước ra mở cửa hỏi gặng:
– Có người muốn gặp tại hạ ?
– Phải! Nếu không tiểu nhân đâu dám vào phá giấc ngủ của công tử.
– Người như thế nào?
– Cũng là một vị thiếu gia như công tử nhưng ít tuổi hơn.
– Cũng là một vị thiếu gia công tử. Thật là một điểm nghi ngờ chàng không thể
nào nghĩ ra thiếu niên muốn gặp chàng là ai. Mà ai là kẽ có thể biết chàng đêm nay
tạm trú tại Tam Hữu lão điếm trong thị trấn này.
Gã điếm tiểu nhị lại dục dã:
– Người ấy cũng không chịu nói tên họ mà chỉ bảo chúng tôi rằng cứ vào nói với
công tử sẽ rỏ vì công tử đã gặp người ấy rồi. Cuối cùng người ấy còn nói nhất định
phải gặp công tử cho bằng được.
Hừ! Nhất định phải gặp cho bằng được. Y Mộng Lăng hơi s6n giọng bảo gã điếm
tiểu nhị: “Phiền chú ra nói với người ấy rằng Y mỗ không tiếp khách giờ này.”
Ha ha ha!… Ha ha ha…
Tiếng nói Y Mộng Lăng chưa dứt và gã điếm tiểu nhi chưa kịp trả lời đã nghe
một chuổi cười dài trong trẽo. Tiếp theo là một thiếu niên tuấn mỹ khí thế bất phàm
ăn mặc sang trọng đã rảo bước đi vào cửa phòng.
Quả nhiên đúng như lời gã điếm tiểu nhị đã nói thanh niên nọ rất trẽ tuổi. Vừa đi
tới nơi thiếu niên liền nhướng mày nói:
– Chưa bao giờ nghe nói Ma Diện công tử Y Mộng Lăng lại từ chối không dám gặp
mặt người quen.
Nét tươi cười thần bí lại lai động trên gương mặt Y Mộng Lăng chàng cảm thấy
có gương mặt rất quen như đã gặp nhiều lần tại một nơi nào, nhưng trong nhất thời
không nhớra đã gặp ở đâu.
Còn thiếu niên nọ thì thản nhiên quay sang bảo gã điếm tiểu nhị:
– Chú cho chuẩn bị cơm rượu dọn lên đây cho chúng tôi nhé.
Điếm tiểu nhị đáp lời lui xuống. Gã thiếu niên liền đẩy cửa bước vào phòng đảo
mắt nhìn quanh một lượt rồi hướng về phía Y Mộng Lăng nói:
– Y công tử ngài thật là một người thanh nhã. Đêm đã sang canh ba mà vẫn
không chịu đốt đèn sáng. Có phải ngài đang dự tính những chuyện tương lai hay là hồi
ức mọi chuyện dĩ vãng chăng?
Dứt lời thiếu niên không đợi Y Mộng Lăng trả lời đã lại chìa tay nói tiếp:
– Mời công tử ngồi.
Dứt lời thiếu niên nọ cũng thản nhiên ngồi xuống chiếc ghế bên cạnh chẳng chút
khách sáo.
Từ khi thiếu niên xuất hiện đến giờ chỉ có một mình y cười nói liên tục, khiến Y
Mộng Lăng không có chổ mở lời, gần như cái điệu phảng khách vi chủ. Cử chỉ ấy, mặc
dầu có làm cho người ta kém thiện cảm nhưng với khí thế hào sảng bất phàm lại làm
cho người ta thân mến khả ái.
Y Mộng Lăng đành cũng từ từ ngồi xuống hỏi:
– Trông bạn rất quen nhưng tại hạ không nhớđã gặp bạn ở đâu?
– Quả thực công tử không nhận ra tôi à ?
Y Mộng Lăng lại ngước nhìn vị thiếu niên khách lạ một chập rồi khẽ lắc đầu:
– Quả là trông nét mặt rất quen nhưng tại hạ không…
– Ha ha…
Thiếu niên bỗng ngửa cổ cười một hồi dài nói:
– Không dè một nhân vật thông minh xuất sắc như Ma Diện công tử Y Mộng Lăng
mà lại có lúc nhận thức kém cỏi đến thế.
Ngưng một chút thiếu niên lại nói tiếp:
– Nhưng thôi rồi thế nào công tử cũng biết.
Giữa lúc Y Mộng Lăng định đáp lời gã điếm tiểu nhị đã đẩy cửa bưng vào mâm
cơm rượu đặt lên bàn, đồng thời thắp lên ngọn đèn.
Đợi khi gã tiểu nhị ra khỏi, thiếu niên liền đưa tay khép cữ cài then ngang.
Dưới ánh đèn Y Mộng Lăng tia ánh mắt sáng ngời nhìn chầm chập vào mặt thiếu
niên khách lạ. Nét mặt thật là quen nhưng không hiểu…
Thiếu niên thản nhiên nhướng mày cầm bầu rượu rót ra hai chén miệng mỉm cười
đủng đỉnh:
– Làm cái gì mà công tử nhìn tại hạ kỹ thế, cứ như là người xa lạ lắm ấy.
Đoạn chàng ta bưng một chén rượu đưa đến trước mặt Y Mộng Lăng nói tiếp:
– Hôm nay gặp được công tử thật là hân hạnh xin mời công tử cạn với tôi một
chén cho vui.
Dứt lời chàng ta ngửa cổ ực một hơi cạn chén.
Y Mộng Lăng cũng nâng chén rượu lên đáp lời:
– Thật hân hạnh… Có phải…