Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 47: Bố Chính Quân Thua Trận Cay Đắng


Bạn đang đọc Lý Triều Bá Đạo Phò Mã – Chương 47: Bố Chính Quân Thua Trận Cay Đắng


Bản Ro, phía tây Bố Chính thành cách đường chim bay tầm gần trăm dặm đường.

Lúc này nơi đây đã trở thành đại bản doanh của Bố Chính quân.

Người dân Bản Ro đã di tản lên núi từ lâu nên thực tế nơi này là bỏ hoang.

Trận chiến này Bố Chính quân không những hốt được con cá lớn là hoảng tử Jayavirahvarman II thực tế một số tù trưởng các bộ lạc người Môn trên núi rải rác xung quanh đây cũng bị hốt mấy người.

Còn một số trực tiếp bị giết trong chiến trận thì Ngô Khảo Ký cũng không biết và cũng lười điều tra.

Một đêm yên lành đi qua, doanh khiếu không có xảy đến, nói chung là vạn hạnh.

Ngày thứ nhất sau cuộc chiến khốc liệt mà không có doanh khiếu thì cũng không cần quá lo lắng nữa.

Tại một căn nhà sàn bề ngoài bình thường như bao căn nhà sàn khác ở Bản Ro, nhưng xung quanh nó là từng hàng lính canh gác rất nghiêm ngặt.

Đây là một căn nhà sàn đặc biệt.

Từ xa Ngô Khảo Ký dẫn theo một đám cận vệ quân bước đến.

Đám lính canh gác nghiêm người giơ tay lên chào.

Đây là điểm đặc biệt của Bố Chính quân, khi binh sĩ đang làm nhiệm vụ thì bỏ qua cách chào chắp tay cúi người mà Lý triều đang dùng, thay vào đó là đứng nghiêm chỉnh giơ tay áp vào ngực trái mà chào, nghi thức này là Ngô Khảo Ký nghĩ ra, vốn dĩ hắn muốn làm nghi thức chào theo quân đội hiện đại, nhưng mặc giáp Lorica Segmentata khó thực hiện động tác này nên hắn cải biên thành giơ tay ôm lấy ngực trái mà chào, ý nghĩa thì hắn bịa đặt là thể hiện quyết tâm quả cảm cùng trung thành.

Ai tin thì tin không tin thì thôi.

Ít nhất vẫn có quân đội nghiêm túc lễ nghi mà bỏ đi những thứ rườm rà.

Ngô Khảo Ký cùng đám cận vệ quân cũng đưa tay lên ngực trái đáp lễ mà đi vào bên trong căn nhà này.

Giữa căn nhà là một cái cũi gỗ lớn có nhốt một người đàn ông vạm vỡ da ngăm đen.

Người này không ai khác đó chính là Jayavirahvarman II người tự xưng hoàng tử xứ Angkor.

Điều kiện đối đãi cho vị hoàng tử Jayavirahvarman II này không tệ, hắn được bố trí một căn giường có chăn đệm đàng hoàng, thức ăn là đầy đủ.

Ngay cả vết thương bị bắn nơi chân cũng được cứu trị băng bó cẩn thận.

“ Xin chào hoàng tử Jayavirahvarman II , ngươi đã bình tĩnh để có thể nói chuyện cùng ta sao?”
Tất nhiên người phiên dịch bên cạnh không hề chậm trễ mà phiên dịch ý tứ của Ngô Khảo Ký.
Jayavirahvarman II ngồi đó thâm trầm mà chán nản, gương mặt râu ria của hắn vẫn tỏ ra là một kẻ hung hãn và ranh mãnh.

Nhưng hắn chỉ là một mãnh thú bị thương bất lực và bị nhốt như khỉ nhơi này thôi.

— QUẢNG CÁO —
“ Ngươi chính là mặt nạ Siva người?” Jayavirahvarman II mở miệng đáp, giọng nói của hắn đầy đủ mệt mỏi cùng chán trường.

“ Mặt nạ Siva?” Ngô Khảo Ký có phần bất ngờ vì so sánh thú vị này.

“ Kẻ đeo mặt nạ, kẻ đại diện cho chiến tranh cùng hủy diệt” Jayavirahvarman II lầm bầm.


Thực tế Ngô Khảo Ký không hiểu về tôn giáo của người Chăm ở Chiêm Thành và người Khmer ở Angkor, họ khởi nguồn đều là tôn giáo Ấn Độ, nhưng qua đến những vùng này thì gốc giáo lý đã bị thay đổi khá nhiều do pha trộn học thuyết tại bản địa cùng bị ảnh hưởng bởi xã hội, bối cảnh riêng nên tạo ra khác biệt.

Trong khi người Chăm coi Siva là thần tối cao đại diện cho cả hủy diệt và sáng tạo, hủy diệt đi cái xấu xa sáng tạo nên sự hạnh phúc cùng tươi sáng thì ở Angkor có một luồng tư tưởng khác, Siva thần ở đây nghiêng nhiều hơn về hủy diệt và chiến tranh.

Có thể nói đối với người Khmer ở Angkor thì Siva chính là đại diện cho thần chiến tranh.

Chỉ cần nhìn những bức tược điêu khắc Siva ở Chiêm Thành và Angkor đã thấy sự khác biệt rõ ràng của hai luồng tư tưởng này.

Thần Siva Chăm với thần Siva Khmer Angkor có những nét tương đồng như mắt mở to, mũi nở rộng.

Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ mỹ thuật, thần Siva Chăm có nét hài hoà, tinh tế gần với đời thường, tư thế thường là ngồi xếp bằng gương mặt hòa ái, không giống như thần Siva Khmer Angkor mặt dữ tợn, nét mặt và thân không cân đối, thường là trên tay cầm vũ khí với những điệu múa như võ thuật trong chiến trận.
“ Coi là vậy đi.

Ngươi là hoàng tử Angkor tại sao phải chạy đến nơi này, vì sao cố tình gây chiến với quân Đại Việt của ta?” Ngô Khảo Ký bỏ qua vấn đề Siva, tên này nghĩ thế nào tùy, hắn không cần quan tâm.

“ Ta là con trai của Jayavirahvarman I, Vua của các vị vua Angkor, cha ta bị kẻ phản bộ Suryavarman mưu hại.

Ta phải lui về làm Vương quốc Sri Kottabun.

Nhưng khi Suryavarman I chết rồi các quốc vương tranh nhau ngai vàng Vua của các vị vua.

Suryavarman II đánh bại đội quân của ta và ta phải chạy về Chiêm Thành vì Chiên thành tướng quân Paramabhodistava cưới chị gái của ta cho nên ta muốn tìm hắn giúp đỡ.

Ta không ngờ vùng đất này rơi vào tay quân Đại Việt.

Ta tấn công làng mạch vì thiếu lương thực…”
Jayavirahvarman II cũng không dấu diếm gì mà kể hết về hoành cảnh của hắn.

Thật ra hắn lúc này dấu diếm thì có tác dụng gì, vương quốc Sri Kottabun ( Một tiểu quốc thuộc đế chế Angkor của người Khmer nay thuộc Lào) của hắn đã bị đánh bại.

Số quân đội ít ỏi tinh nhuệ cuối cùng của hắn bị đồ sát đến phân nửa, số còn lại tan tác không biết đi nơi đâu, tiền tài thì bị thu hết cả.

Hắn còn gì để mất nữa đâu, thà đối phương hỏi gì hắn thành thật đáp lời có khi tránh được nỗi khổ da thịt.

Đôi khi còn có thể cầu sinh giữ lại tính mệnh.

Chuyện cũng đơn giản.

Đầu thế kỉ thứ 10 thì Khmer người vẫn chưa là một thế lực hùng mạnh trong vùng, Nói chung đây gọi là thời kì rối loại lần thứ nhấ của của người Khmer sau khi Yasovarman I qua đời.

các thế lực đánh nhau liên miên để có thể tranh dành ngôi Vua của các vị vua.

Phải đến khi Jayavarman V lên ngôi thì người Khmer mới đi vào thịnh vượng và phá triển một giai đoạn ngắn.

Nhưng sau khi Jayavarman V qua đời, người Khmer lại tiếp tục đánh nhau để dành ngôi Vua của các vị vua.

Đây là kết của của việc cát cứ phân quyền.

Vua Udayadityavarman I chiến thắng vừa lên ngôi đã bị cha của Jayavirahvarman II lật đổ, cho nên Jayavirahvarman II xưng hắn là hoàng tử Angkor cũng không sai.


Rồi Cha của Jayavirahvarman II bị Suryavarman I lật đổ rồi giết chế, anh em hắn cũng chết cả, chỉ mình hắn là đứa con út chạy về được Vương quốc của gia tộc là Sri Kottabun.

Đến đây Suryavarman I vì ổn định các tranh cháp cũng thế lực rắc rối đan xen cũng không đem quân tấn công Sri Kottabun.

Sri Kottabun thuần phục Angkor trở thành tiểu quốc như cũ.

Nhưng Suryavarman I chết rồi thì chiến loạn khắm nơi lại diễn ra.

Jayavirahvarman II ngấp nghé tập hợp quân đội quay lại Angkor muốn phục hận thì bị Suryavarman II đánh bại sau đó cong đít chạy qua Chiêm Thành cầu anh rể giúp.

Suryavarman II dí theo không bỏ.

Jayavirahvarman II chạy qua Bố Chính vì tưởng đây vẫn thuộc Chiêm Thành và là nơi tiếp giáp với Sri Kottabun.

Cuối cùng là rơi vào tay của Ngô Khảo Ký.

Ngô Khảo Ký nghe thì đã hiểu, nói chung là có hiểu hay không cũng vậy, chuyện người Khmer quá phức tạp, con ông đánh con tôi, cháu ông đánh chú tôi loạn xà ngầu, cái vùng này chiến tranh liên miên tranh chấp ngai vàng nên hắn chẳng cần hiểu nhiều.

Chỉ biêt tên này là vua của vương quốc Sri Kottabun kế bên Bố Chính, vì tranh chấp quyền lực thua mà bị người ta hốt cả ổ rồi chạy qua đây.

Vấn đề dễ hiểu nhưng Ngô Khảo Ký rất có ấn tượng với cái tên Sri Kottabun và khi vực cạnh Bố chính này.

Vì nơi đây tại thời hắn sống có một cái sự kiện rất lớn liên quan.

Mà Ngô Khảo Ký nhớ mang máng hắn trong một lần du lịch Lão đã đi qua vùng này cũng vì tò mò sự kiện trên.

— QUẢNG CÁO —
“ Sri Kottabun… Sri Kottabun cái tên nghe quen nè….

Sri Kottabun….” Ngồi đó lẩm nhà lẩm nhẩm khiến cho Jayavirahvarman II cũng cảm thấy hồi hộp không thôi.

“ Jayavirahvarman II, ta thu được một cái bản đồ của các ngươi, ngươi chỉ xem Sri Kottabun chính xác là ở đâu” Ngô Khảo Ký ra lệnh cho cận vệ quân đi lấy bản đồ.

Nói thật này mô tả địa lý của cái người thời này rất là kỳ quái, một chữ gần của họ có thể là kề bên cũng có thể là cách xa vài tiểu quốc đi mỏi chân không đến được.

Cho nên vẫn dùng bản đồ cho chắc ăn.

Chẳng bao lâu thì thân binh đã lấy được bản đồ của người Khmer tới.

“ Đây là Vương quốc Sri Kottabun của….

ta….” Jayavirahvarman II vừa khoanh ngon tay trên bản đồ vừa nói, nhưng nói đến hai chữ của ta thì hắn như nghẹn họng, lúc này Sri Kottabun còn là của hắn sao.?
“ Sri Kottabun… Sri Kottabun… vùng này… không còn nghi ngờ gì nữa đúng là nó… không thể sai được” Ngô Khảo Ký trợn ngược mắt mũi.

Nơi này chính là nơi đó, cái nơi mà hắn ngắm nghía từ lâu.


Tại sao? Tại sao ông trời lại trùng hợp đưa Jayavirahvarman II đến cho hắn.

Ngô Khảo Ký càng ngắm nghía Jayavirahvarman II càng thấy tên này dễ thương vô cùng.

Ngô Khảo Ký thì hưng phấn rồi, còn Jayavirahvarman II thì sợ chết khiếp, hắn nghĩ rằng tên “xinh đẹp” trước mặt này có ý nghĩ xấu xa gì đó cùng hắn.

Nếu Ngô Khảo Ký biết được suy nghĩ này không biết hắn có chém chết tên này luôn hay không.

Ngô Khảo Ký lấy lại nghiêm túc, hắn ngắm nhìn thật kỹ Jayavirahvarman II sau đó hỏi “ Jayavirahvarman II, ngươi nghĩ sau khi ngươi đem số tàn binh bại tướng của ngươi đến Chiêm Thành thì anh rể của ngươi có thể giúp ngươi đánh lại vương quốc không? Các ngươi ngươi Angkor đánh nhau lộn nhào thì không sao.

Nhưng nếu người Chiêm Thành thò một chân vào thì tất cả các tiểu vương của Angkor sẽ hùa nhau mà đánh Chiêm.

Vua Chiêm phỏng dám xuất quân?”
“ Ta không chắc chắn” Jayavirahvarman II cúi đầu buồn bã đáp.

Ngô Khảo Ký hỏi cũng là câu hỏi mà hắn thắc mắc trên đường đi.

4 rương chau báu nhiều thì nhiều thật nhưng không đủ để người Chiêm mạo hiểm khuynh quốc đi đánh Sri Kottabun.

Nhất là lúc này con đường đến Sri Kottabun đã thuộc về người Đại Việt, có nghĩa là muốn đến Sri Kottabun một là phải đi đường vòng xuống phía Tây Nam sau đó ngược lên phía Bắc.

Tức là phải đánh xuyên Angkor để về tới Sri Kottabun.

Nếu Chiêm Thành đủ cái lực này thì họ cướp mẹ nó Angkor cho xong.

Còn phương án thứ hai đó là người Chiêm phải đánh chiếm nơi này để xuyên về Sri Kottabun.

Người Chiêm đã mất vùng đất này cho người Đại Việt tức là họ vừa thua trận, vừa thua trận còn dám đem quân đến đánh? Mà Jayavirahvarman II đã tận mắt chứng kiến sức mạnh lôi đình hủy hiệt của quân đội dưới tay người Siva mặt nạ này rồi.

Vối dĩ là thắng không nổi.

Vậy thì cả hai con đường đều là ngõ cụt.

Jayavirahvarman II hắn đã hết hi vọng.

Cho dù có được thả ra cũng chẳng có hi vọng gì.

Giả sử như có đến được Chiêm thành thì sau khi cống nạp lên chỗ châu báu này có thể xin một vùng đất nho nhỏ để sống qua ngày, quân đội của hắn chắc chắn cũng bị giải tán.

Không bột vị vua nào muốn một kẻ ngoại lai có quân đội cường đại trong đất của hắn cả.

Jayavirahvarman II tuyệt vọng.

“ Ngươi tuyệt vọng?” Ngô Khảo Ký cười cười hỏi.

— QUẢNG CÁO —
Jayavirahvarman II gật gật đầu côi cút thay câu trả lời.

“ Ngươi là một cái người rất thông minh” Ngô Khảo Ký cảm thán.

Mà quả thực tên Jayavirahvarman II này rất thông minh, ít nhất là một người tỉnh táo và biết nhìn thời thế.

Trong chốc lát hắn đã hiểu ra khốn cảnh mà không mê muội.

Ngô Khảo Ký không cần phải giải thích nhiều hắn cũng hiểu về hoàn cảnh của bản thân.

“ Ngươi biết đọc và viết chữ Hán?” Ngô Khảo Ký lại hỏi, vì có những chuyện tiếp theo đây sau khi đàm thoại sẽ là tuyệt mật.


Nếu Jayavirahvarman II biết thì tốt, nếu Jayavirahvarman II không biết thì Ngô Khảo Ký chỉ có thể hạ sát tên thông dịch viên sau cuộc đàm thoại này.

“ Ta biết Hán văn” Jayavirahvarman II chầm chậm đáp, hắn tò mò không hiểu được trong hồ lô của Ngô Khảo Ký đang bán thuốc gì.

Có thể nói Hán Văn, Phạp Văn thời này tại Châu Á như Tiếng Anh và Tiếng Pháp ở thời hiện đại, sức ảnh hưởng rất lớn.

Mặc dù bản thân Ngô Khảo Ký không ưa gì tư tưởng dân tộc quá đà cũng tính bành trướng lãnh thổ đến mu muội của người Phương Bắc, nhưng không thể không phủ nhận sức ảnh hưởng văn hóa của họ đã phủ rất rất rộng.

Ngay lập tức người thông dịch được mời ra ngoài một cách lịch sự.

Những thân binh mang đến giấy bút cho hai người bên trong căn nhà sàn.

Không biết hai người đã viết gì, đàm thoại gì.

Chỉ thấy ngày hôm sau Jayavirahvarman II đã được vô điều kiện phóng thích thả ra.

Không những một mình Jayavirahvarman II được thả mà binh sĩ của hắn cũng được tự do, được chăm sóc y tế đầy đủ, được ăn no mặc ấm.

Tất cả đều sững sờ, ngay cả việc Jayavirahvarman II tiếp xúc với binh sĩ của mình cũng được cho phép một cách thoải mái.

Ngoài việc không được mang vũ khí thì đám binh sĩ của Jayavirahvarman II được tự do hoạt động như bình thường.

Nhưng họ không có ý đồ trốn chạy cũng như chống cự.

Ngược lại họ dường như coi Bố Chinh quân như anh trai ruột của mình mà thân thiết cung phụng.

Đây là những người vừa cánh đây 2 ngày đã đồ sát không thương tiếc 700 người Khmer, tại sao người Khmer lại có thể thay đổi thái độ đến như vậy.

Điều này vẫn đang là mê đề.

Jayavirahvarman II cũng đã học được vài câu tiếng Việt trong vài ngày, hắn gọi Ngô Khảo Ký là đại ca, trong khi đó hắn xưng mình là tiểu đệ.

Mà thực chât tuổi của Jayavirahvarman II đã là hơn Ngô Khảo Ký cả chục.

Ngô Khảo Ký vui vẻ chấp nhận cách xưng hô này, không đâu cách đây hai ngày khi đàm phán bằng giấy bút viết, tên này còn có dự định bái Ngô Khảo Ký làm cha nuôi đâu.

Nghĩ đến Ngô Khảo Ký vẫn còn sởn gai ốc.

Ngày thứ 4 quân đội Bố Chính rút khỏi Bản Ro.

Họ không đi không được vì họ đã thua trận.

Thua cay đắng, binh đoàn bất khả chiến bại Bố Chính gặp một đối thủ đáng gờm không đội trời chung… Muỗi.

Họ cong đít chạy thẳng trong trận chiến không cân sức này.

Ngô Khảo Ký không muốn cả đoàn quân của hắn lăn đùng ngã ngửa vì sốt rét.

Thuốc trị sốt rét hắn vẫn chưa điều chế ra, không phải hắn không biết mà vì còn thiếu một số nguyên liệu cơ bản.

Là một cái Y Khoa sinh viên có mù dở học ngu cũng biết ba thứ này.

Nhưng khi chưa có thuốc trong tay hắn phải lựa chọn rút lui ra vùng trống trải ít cây cối ẩm thấp và thoáng đãng không ao tù nước đọng.

Đoàn quân rầm rập trở về Vân Hương trấn quân doanh.

Khi đi 1200 người, khi về đủ 2000..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.