Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 38: Long Thành Tụ Hội


Bạn đang đọc Lý Triều Bá Đạo Phò Mã – Chương 38: Long Thành Tụ Hội


Xưởng cuối cùng ở Bố chính nằm hơi xa phía Tây Thành nội.

Là một khu vực rộng lớn vắng bóng dân cư.

Xác thực là dọn dẹp hết nhẵn dân cư xung quanh.

Từ xa nhìn đến cái xưởng này như một tòa nhà khổng lồ trơ trọi nằm trên một vùng đất hoang.

Xưởng này không có tên rõ ràng chỉ được đặt Ngô Khảo Ký đặt biệt danh Khu 51.

Đây là một trò đùa ác thú vị của Ngô Khảo Ký khi lấy tên gọi chung của một cơ sở tối mật của Lực lượng Không quân Hoa Kỳ (USAF) để đặt cho nó.

Nhưng điều này cũng thấy được rằng tầm quan trọng cũng như sự quan tâm của hắn đành cho khu vực này.

Khu 51 người công tác vẫn chưa nhiều.

Chỉ có 37 người và thực sự đều được bản thân Ngô Khảo Ký trực tiếp lựa chọn khảo hạch một cách gắt gao nhất.

Điều kiện tiên quyết đó chính là thân binh dòng chính với độ trung thành tuyệt đối cao nhất.

Thứ hai đó chính là người cẩn thận, tỉ mỉ.

Thứ ba kín tiếng không nhiều chuyện.

Thứ tư sức khỏe tốt không cận thị hay có tật về mắt.

Thứ năm đó chính là phải biết tân ngữ và là người ham học hỏi.

Chính vì yêu cầu điều kiện quá cao và sắc rối lằng nhằng cho nên bên trong cả ngàn nhà thân binh nhóm mới chỉ chọn lựa ra được 37 người, quả thực khó không thua gì thi đình, hội ra làm quan.

Thực tế đám 37 người này coi như là đã thông qua một lần thi đình hội ở Bố Chính.

Họ được đãi ngộ cao nhất tại các ngành ở Bố Chính.

Thậm chí quyền tự chủ của họ cao đến mức ở Bố Chính này ngoài Ngô Khảo Ký thì không ai có thể ra lệnh cho họ, không ai có thể yêu cầu họ làm việc, họ không cần hành lễ với bất kỳ ai, có thể từ chối nói chuyện với bất kỳ người nào.

Ngược lại nếu bất kì đối tượng nào làm khó bọn họ chỉ có một con đường tử mà thôi.

Nhưng một mặt khác đám người này có địa vị vô cùng đặc thù cao.

Nhưng lại không có quyền can thiệp bất kì hạng mục nào khác ngoài khu 51.

Nói chung đám người này trở thành cao cao tại thượng một nhóm nằm dưới sự bảo hộ tuyệt đối của Ngô Khảo Ký nhưng lại không có quyền lực tổn thương người khác.

Mọi người đoán đúng, Khu 51 chính là khu vực điều chế thuốc nổ của Ngô Khảo Ký, nhưng mọi người lại không biết khu vựa này chỉ là nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng các nguyên liệu thuốc nổ và pha chế các thành phần của thuốc nổ theo đúng tỉ lệ.

Ngoài khu 51 còn có 3 khu vực khác là khu 31 ,37 và 41 phân biệt được xây dựng ngoại thành.

Quy mô nhỏ hơn một chút nhưng cũng chung kết cấu xung quanh phạm vi 100 m không có nhà dân, tường cao vây kín.


Thực tế khu 31 và 37 không có quá nhiều đặc biệt, nơi này có vẻ canh phòng không quá nghiêm ngặt, lựa chọn người công tác cũng không quá gắt gao.

Nhưng khu 41 với 23 nhân công cũng được sàng lọc, tuyện chọn khá chi tiết, họ chính là những người thải loại từ khu 51 sau một thời gian công tác nhưng không đủ điều kiện.

Nói chung 4 khu vực này đều mang tính chất huyền bí khá cao.

Tại sao Ngô Khảo Ký phải vất vả thân ra nhiều khu vực đến vậy cho khó quản lý.

Thực tế thời này ý thức lao động an toan của con người vẫn là kém vô cùng.

Khu điều chế cuối của thuốc nổ không thể để một tia củi lửa lọt vào.

Nhưng trong quá trình chế biến của các nguyên liệu đầu vào không thể thiếu quá trình nung đốt.

Cho nên nêu gộp 4 khu này làm một thì một ngày đẹp trời nào đó ầm một tiếng và tất cả công sức của Ngô Khảo Ký sẽ bốc hơi hoàn toàn.

Khu 31 đơn thuần là khu đốt than mà thôi, nhưng than củi nơi này là đặc biệt than, chỉ lựa chọn gỗ liễu.

Thành than cũng phải tỉ mỉ lựa chọn những khúc than tốt nhất sau đó nghiền thành bột mịn với các máy móc như máy nghiên bi được Luyện Thiết xưởng riêng biệt cung cấp chế tạo.

Khu 37 phức tạp hơn một chút, đây là khu điều chế lưu huỳnh tinh khiết.

hay nói đúng hơn là khu chiết tách lưu huỳnh khỏi tạp chất trong quặng.

Lưu huỳnh Ngô Khảo Ký không mua từ người Tống, Lưu huỳnh của người Tống là thứ tạp nham rất nhiều tạp chất, muốn chiết tách mất thêm công sức.

Trong khi đó Tam Phật Thệ là có lưu huỳnh loại tốt và cũng có giao dịch với Bố Chính thương nhân tại Diễn Châu.

Đường thì gần, giá thì rẻ, chất lượng lại cao cho nên Ngô Khảo Ký bỏ qua nhập khẩu lưu huỳnh từ Hoa Hạ.

Ở Tam Phật Thệ lưu huỳnh là thứ không mấy đáng tiền.

Ở các ngọn núi lửa đang âm ỷ họa động của họ, chỉ cần xách rỏ cầm theo một cây xà beng, kể cả xa beng gỗ chọc chọc ngoáy ngoáy một chút là có một nắm lớn đá bột lưu huỳnh tách ra.

Cho vào giỏ thồ xuống núi là xong.

Tất nhiên đường núi khó đi vô cùng và khai thác lưu huỳnh nơi đây sẽ đối diện tổn thương mắt, phổi v.v… Nhưng quý tộc Tam Phật Thệ quan tâm? Họ chỉ cần biết thứ này có thể đổi Ngọc Lộ Tửu đáng giá ngàn vàng ở Đại Việt quốc là đủ.

Chuẩn xác một chút thì lưu huỳnh của Tam phật thệ có một bộ phận lớn là không cần phải chiết tách gì mà có thể nghiền ra sử dụng ngay.

Vì đặc điểm Tam Phật Thệ lưu huỳnh là bị đun nóng và phun trào thành dòng trên bề mặt các ngọn nũi lửa bán hoạt động.

Khi thứ này nguội đi thì dân bản xứ sẽ đập khẽ cho chúng vỡ thành từng mảng lớn lưu huỳnh mà vác xuống núi.

Thời này chưa cần phải khai thác hầm mỏ để có lưu luỳnh thạch nhũ như thời hiện đại.

— QUẢNG CÁO —
Những thứ lưu huỳnh này tinh khiết vô cùng, một số nhỏ dính bụi bẩn đất đá mới cần chiết xuất mà thôi.

Khu 37 công nhân đầu tiên phân chọn bằng mắt thường những tảng lưu huỳnh thuần màu vàng không dính lẫn đất đá sẽ được trực tiếp sử dụng.


Những lưu huỳnh có tạp chất thì bị đưa đến lò nung, ở 1100 độ C lưu huỳnh nóng chảy và trồi lên phía trên.

Người ta dùng ống xục nước xuống phía dưới để đẩy lưu huỳnh tách khỏi đất cát tạp chất và thu được lưu huỳnh dạng lỏng, để nguội rồi đem nghiền nhỏ là có thể sử dụng.

Tuy răng phương pháp này không thể giải quyết triệt để tạp chất trong lưu huỳnh nhưng Ngô Khảo Ký tin chắc đây là thứ lưu huỳnh ít tạp chất nhất trong thời điểm hiện tại.

Hắn không có tính ưa hoàn hảo chứng hay ép buộc chứng, Ngô Khảo Ký chỉ cần tạo sa sản phẩm hắn cho là đủ chất lượng và chiếm ưu thế so với các quốc gia khác trong cùng thời điểm này là được rồi.

Khu 41 thì có hơi phức tạp.

Tinh chế diêm tiêu thạch quặng không phải đơn giản, nhưng Ngô Khảo Ký lại tìm cách đơn giản nhất để chiết suất diêm tiêu.

Hắn không biết công nghệ hiện đại làm cách nào triết suất loại muối tiêu này nhưng dựa theo kiến thức hóa học mà bản thân biết thì Ngô Khảo Ký tự mình thiết kế lên một “nhà máy” chiết suất của riêng hắn.

Khu 41 chia làm 4 khu nhỏ hơn.

Khu đầu tiên chứa tinh thể diêm tiêu thạch quặng dạng thô, sẽ được nhiền nhỏ một chút bằng máy nghiền kẹp nhàm.

Nhưng mặt nghiền được làm bằng sứ để tránh ma sát gây tia lửa.

Tất nhiên sứ chẳng bền chắc gì nên mặt đá nghiền liên tục phải thay thế.

Nhưng diêm tiêu thạch quặng cũng chẳng cứng gì nên chuyện này không thành vấn đề.

Sau khi đươc nghiền nhỏ như đá rawmg thì đám tiêu thạch này sẽ được cho lên băng truyền lê trên cao sau đó trút vào phễu lớn.

Từ phễu này có một đường ống bằng thép kín dẫn đến khu thứ 2.

Khu thứ hai là khu củi lửa nên rất nguy hiểm và được thiết kế vô cùng chẩn thận.

Đường ống chứa diêm tiêu thạch thực sự không tiến vào khu thứ 2 mà chỉ nằm bên ngoài khu thứ hai thông qua một lỗ trời để rót tiêu thạch vào nồi nước lớn được đun sôi phía dưới.

Các kiến trúc xây dựng được thiết kế sao cho tiêu thạch hoàn toàn bi ngan cách với củi lửa bỏi nhiều lớp tường gạch.

Giải pháp triết suất diêm tiêu của Ngô Khảo Ký là hòa tan KNO3 trong nước nóng đến độ bão hòa.

Tức là lúc cho dù cho thêm tiêu thạch quặng vào nồi nước sôi mà chúng vẫn không tan ra theo mắt thường thì có thể tháo nước đi lọc qua nhiều tấm màng vải sau đó cho đi làm mát.

Khi nước được làm mát đến 22 độ C thì sẽ thu được KNO3 kết tinh.

Đây chính là phương pháp mà Ngô Khảo Ký sử dụng.

Hắn không biết phương pháp này ấu trĩ hay không, tốn nguyên liệu hay không.

Nhưng đây là phương pháp duy nhất mà Ngô Khảo Ký có thể nghĩ ra vào lúc này.

Diêm tiêu được cho là “tinh khiết” này sẽ được giã nhỏ bằng máy nghiền kẹp hàm mặt sứ đe.


Tất nhiên để đảm bảo an toàn thì công nhân phải luôn làm ẩm diêm tiêu khi nghiền.

Sau đó đám diêm tiêu này lại được nghiền mịn bằng máy nghiền bi.

Tất nhiên cũng là dùng bi sứ đe sứ, tốc độ quay chầm chậm, tốn thời gian nhưng an toàn cần đặt lên hàng đầu.

— QUẢNG CÁO —
Chính vì sự phức tạp và đòi hỏi tính an toàn cao, cho nên việc chế tạo thuốc nổ của Bố Chính là chậm.

1 tháng thời gian liên tục vất vả lao động cũng chỉ có 2 tấn thuốc nổ thành công điều chế mà thôi.

Không phải Ngô Khảo Ký không muốn nhanh chóng sản xuất thuốc nổ, mà thực sự hắn không thể nào tăng lên năng suất.

Nếu dùng máy nghiền bi sắt thép với độ bền cao, tốc độ vòng quay lớn thì một thắng cả trăm tấn thuốc nổ hắn cũng làm được.

Nhưng dùng máy nghiền kim lợi để nghiền thuốc nổ thì….

ầm.

Dùng máy nghiền mặt sứ, bi sứ không thể tốc độ cao nghiền ép, chỉ đành dùng thời gian bù lại.

Do đó tốc độ không thể đứng lên được.

Đừng nghe hai tấn thuốc nổ nghĩ ghê gớm, thực ra lượng ấy nếu để đốt pháo nghe chơi chắc tạm đủ, nếu để đành cho chiến tranh thì… 2000 kg thuốc nôt trong một tháng, trung binh sản xuất được 66 kg một ngày.

Tổng số người tham gia cả 4 khu bí mật tầm hơn trăm.

Tính ra mỗi người một ngày làm chưa tày 1kg thuốc nổ.

Đây gọi là tốc độ bao chậm.

Nhưng Ngô Khảo Ký tạm thời bó tay chưa nghĩ ra cách nào tốt hơn để cải thiện.

Cuối năm, trong lúc Ngô Khảo Ký ngổn ngang với các dự án của mình thì kinh thành Thăng Long cũng chẳng yên ả gì.

Giấy chẳng gói được lửa, sự kiện Ngô Khảo Ký giao ra quy trình sản xuất Ngọc Lộ Tửu cho Hoàng gia cũng đã được công bố.

Cái chính là Hoàng gia không giấu được, và họ cũng không muốn giấu.

Ngay cả phương án chia trác cổ đông, thị phần cũng được Ngô Khảo Ký nói rõ trong bản thảo kế hoạch dâng lên kèm theo quy trình sản xuất Ngọc Lộ Tửu.

Theo đó bí phương đã giao cho Hoàng gia ngài thích làm gì thì làm, cho ai thì cho chuyện này không liên quan gì đến nho nhỏ cái Tri Châu Bố Chính nữa.

Tât nhiên Bố Chính không từ bỏ quyền sản xuất Ngọc Lộ Tửu.

Ý tứ là Hoàng gia tự mở Ngọc Lộ Tửu Xưởng nấu rượu.

Còn chuyện xưởng này bán cổ phần cho ai đó là Hoàng gia quyết.

Do đó việc Ngô Khảo Ký hắn về kinh thành là chuyện không cần thiết nữa.

Còn chuyện bí phương có bị người Tống dòm ngó hay không đó lại là chuyện của Hoàng gia thế tộc.

Về phần Bố Chính giờ đây nguyện ý làm ăn cò con.

Nếu đã có hai hay nhiều nơi sản xuất Ngọc Lộ Tửu thì thị phần làm ăn cần nói rõ tránh cho sau này lại dẫm chân nhau rồi hiểu lầm dẫn đến không vui vẻ.


Thứ nhất Bố Chính chỉ sản xuất tối đa 1500 vò rượu mỗi tháng và buôn bán ở xung quanh Bố Chính Diễn châu với các nước Đông Nam Á như Chiêm Thành, La Oa, Tam Phật Thệ cùng lắm là thêm gao thương với người Miên.

Bố Chính tuyệt đối không bán Ngọc Lộ Tửu cho các thương nhân Đông Bắc Á.

Nếu vi phạm chấp nhận triều đình xử phạt nghiêm khắc.

Còn về Hoàng gia hay có thể là thế tộc, muốn sản xuất bao nhiêu bán cho ai không quan tâm.

Nhưng giá cả xuất khẩu thì hai bên cùng thương lượng để tránh việc các thương nhân nước ngoài có thể đầu cơ kiếm lời.

Ví nhu triều đình bán 4 xâu tiền một vò cho người Tống thì Bố Chính cũng sẽ theo giá bán cho người Chiêm, bán được hay không là chuyện của Bố Chính.

Chuyện này tránh cho thương nhân Chiêm lợi dụng giá cả chênh lệch mà kiếm lời từ người Tống.
Bản thảo chi tiết, thành ý thấy rõ ràng, thêm vào đó Ngô Khảo Ký nguyện ý giao ra trước phương pháp nấu tửu.

Đây không gọi là trao đổi nữa mà gọi là cống hiến sau đó mới xin xỏ một vài ưu sách.

Hoàng gia nể mặt thì cho không nể mặt thì Bố Chính Tử Xưởng cũng chịu vì họ đã giao ra bí phương rồi.

Năm hết tết đến con cháu Hoàng gia cũng tụ tập kinh thành, nhưng thực tế là chẳng cần tết họ cũng phải nhanh chân mà bò về.

Tin tức Hoàng gia có bí phương ngày kiếm đấu vàng đã được truyền ra, đệ tử Hoàng gia xa gần nô nức kéo về Long thành.

Đây không phải là kéo về chia trác gì cả, việc phân chia lợi ích chưa đến phiên họ nói nhiều.

Các đại lão của Hoàng Tộc vẫn đang vò đầu bứt tai nghĩ cách chiếm nhiều nhất lợi ích trong việc này.

Đơn giản con em hoàng gia thật sớm tụ tập Long thành để tạo thế cho các đại lão làm việc mà thôi.

— QUẢNG CÁO —
Đáng chú ý, các Đại Lão Hoàng tộc cũng không thua kém nhân là chạy cả về Long Thành từ lâu rồi, tin tức của họ thông linh hơn các bình thường đệ tử nhiều.

Lý Kế Nguyên Thân Vương Thủy Sư Đô Đốc Đông Hải cuối tháng 11 đã phong trần từ Lộ Hải Đông chạy gấp về Long Thành.

Chậm hơn một chút Thân Vương Ly Chiêu Văn Thủy Sư Đô Đốc Thủy Sư Tây Bắc cũng từ Phú Lương chạy về không lâu sau đó.

Trong đó Đức Vương Lý Chiêu Văn vốn dĩ là Binh Bộ Thượng thư nên có mặt ở Long Thành không nhắc đến.Dực Vương Lý Chiêu Cảnh Tả Kim Ngô Vệ thượng tướng quân thống lãnh Long Dực, Thông Điện, Phủng Thánh, tam nhánh Cấm Vệ Quân tinh nhuệ bậc nhất cũng nhanh chân về tới Kinh thành từ sớm vì nơi ông ta trú quân không quá xa Thăng Long.

Bảo Vương Lý Chiêu Tú Hữu Kim Ngô Vệ Thượng tướng quân thống lãnh ba nhánh Cấm Vệ quân Bảo Thắng, Hùng Lược, Vạn Tiệp về có hơi muộn vì ông ta đồn trú phía Nam nơi phủ Thiên Trường, nhìn ngắm chằm chằm Lê gia, Dương gia ở Ái Châu -Nghệ An.

Tất nhiên ông ta cũng là bức tường thành cuối cùng của Hoàng gia nếu phương Nam Chiêm Quốc làm loạn mà Ái- Nghệ hai nơi không thể thủ.

Gần như tất cả trọng yếu nhân vật của Tông thất đều có mặt, già trẻ không thiếu ai cả, tất cả chỉ vì nho nhỏ một cái tửu xưởng nhưng thực tế là không nhỏ chút nào.

Nhưng Hoàng tộc diễu võ dương oai thì thế tộc cũng không kém phần long trọng.

Thế tộc đệ tử cũng ầm ầm kéo về Long Thành khiến cho nơi này vốn đã phồng hoa lại trở nên có phần ngột ngạt.

Điểm đáng chú ý là lần này có sự tham gia nhiệt tình của các thế lực vùng biên như Lưu Gia Quảng Nguyên, Thân Gia Lạng Giang, Nùng gia Quảng Nguyên, Bạch gia Tân Hưng.

Đây toàn là các thế lực người thiểu số tù trưởng vốn rất ít đến kinh thành.

Mang tiếng là phò mã gia tộc nhưng bọn họ vừa kiêng kị vừa đề phòng Long Thành cho nên không ai bén mảng đến.

Nhưng lúc này các gia tộc này đều cử người thực sự có trọng lượng của gia tộc đến Long Thành.

Mục đích không hiểu nhưng ngoài mặt nói là chúc tết Ỷ Lan Thái Hậu..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.