Bạn đang đọc Lý Triều Bá Đạo Phò Mã – Chương 16: Luyện Thiết Khó Khăn
Triều đình cuối cùng cũng đạt được cái nhìn chung về Tấu Chương của Ngô Khảo Ký cũng như Tửu Xưởng.
Quyết định cuối cùng cũng không khác là bao, năm thành còn lại của cổ phần Tửu Phường sẽ dư kiến phân chia cho Ngô, Đỗ, Phạm, Đào, Lê, Dương, Mạc.
Nhưng chính thức ra sao vẫn phải cần Ngô Khảo Ký hồi kinh mới có thể quyết định cuối cùng.
Việc bí phương nhưỡng tửu thật không có ai nhắc đến.
Tối hôm đó Dương Minh Quốc một mình lặng lẽ đến phủ Thái Úy tiếp xúc.
Ngày hôm sau Dương Minh Quốc một thân tiến vào cung gặp gỡ Thái Hậu Ỷ Lan.
Những chuyện lợi ích phân chia đàm phán trong đó không mấy ai biết nhưng rất nhanh có ý chỉ Dương Minh Quốc điều chuyển thượng thư Lễ Bộ.
Đào Văn Phú từ Thượng thư Lễ bộ điều chuyển Công Bộ Thượng Thư.
Người tinh anh để ý có thể thấy một lượng lớn con cháu họ Dương làm quan cũng được điều chỉnh, nơi họ đến thường có ít chất béo hơn.
Con cháu họ Ngô, Đỗ, Phạm ba nhà chia chác một ít các vị trí này.
Nhưng chuyện này vẫn chưa thấm tháp là gì nếu so với chuyện Ngô tam gia Ngô Thường Trung thay thế Ngô Thường Hiến trở thành tộc trưởng Ngô gia Long Thành.
Chuyện này phải nói là rúng động toàn thành Thăng Long là chuyện không ai ngờ đến.
Chỉ nghe lao xao tin đồn từ hạ nhân trong phủ ngày hôm đó hai vợ chồng Ngô Thường Hiến bị Lý Thường Kiệt lớn tiếng chửi mắng, sau đó Ngô Thường Hiến bị biếm đi Tộc tưởng Ngô gia chức , người thay thế là Ngô Thường Trung em trai thứ 3 của Lý Thường Kiệt.
Cũng trong ngày Lý Thường Kiệt Thái Úy hạ mình dẫn theo Ngô Thường Hiến bái phỏng Đỗ gia phủ.
Cuối cùng Đỗ thị nể mặt Lý Thường Kiệt cũng quay về Ngô gia nhưng địa vị của nàng lúc này ở Ngô gia không phải như xưa rồi.
Ngô Khảo Ký đã trơt thành tân tinh tú nhân vật nóng bỏng tay ở kinh Thành và là chủ đề đàm luận của mọi tầng lớp.
Với nhóm thợ thủ công người và tiểu thương nhân thì Ngô Khảo Ký đã trở thành thần.
Có khá nhiều nơi tập trung nhiều hai nhóm người này đã đúc tượng Ngô Khảo Ký tôn vinh là Phụ Nghệ.
Thực tế chuyện này cũng không quá đáng, một bức tấu chương của Ngô Khảo Ký đã thay đổi số phận của hai tầng lớp giai cấp con người.
Do đó họ không sùng bái hắn cũng là lạ.
Tất nhiên địa vị của Công- Thương nhị tầng vẫn kém một trù so với Nông tầng nhưng ít nhất đãi ngộ đã tăng cao, và nhị tầng này có thể nhập sĩ làm quan mặc dù chỉ là bát phẩm đổ xuống, nhưng đây đã là một tiến bộ không mơ trong mắt tần lớp Công tượng và tiểu thương nhân rồi.
Ngô Khảo Ký thì không biết được điều này, tại Bố Chính hắn đang tập trung sức lực vào việc khai lò luyện thiết.
Sau thời gian dài chuẩn bị thì số lượng bột quặng sắt được gia công hoàn hảo đã lên tới con số trăm tấn và vẫn tiếp tục tăng nhanh.
Sản lượng khai thác mỏ tại Tòng chất bị thúc ép tăng mạnh, thời xưa đó chính là sử dụng không bù khai thác, nhưng lúc này tình thế là ngược lại, khai thác không đuổi kịp tốc độ sử dụng.
Từng đoàn thuyền như mắc cửi từ Bố Chính ra vào, quặng thép, thường tửu, lương thực, các nhu yếu phẩm là đi vào, sản phẩm đi ra vẫn chỉ có một đó là rượu nồng độ cao nhưng về mặt giá trị kinh tế lại thắng toàn bộ đoàn thuyền nhập vào hàng hóa.
Trung tuần tháng 8 năm Thái Ninh thứ 2.
Bố Chính Châu lần đầu tiên trong lịch sử phương Đông lực hiện luyện thiết kỹ thuật lò cao.
Ngay từ sáng sớm thì Ngô Khảo Ký đã cho tụ tập công nhân chuẩn bị nguyên vật liệu.
Trăm tấn quặng sắt thành phẩm hoàn hảo đã chất thành núi.
Than gỗ cũng tầm trăm tấn từng đống lớn trong kho tàng.
Lò cao đã được kiểm tra kĩ càng thêm một lần cuối.
Thậm chí để ra tăng tính an toàn Ngô Khảo Ký đã cho các thợ mộc dựng thêm dàn giáo với những cột gỗ cùng đai sắt bên ngoài tăng tính chịu lực.
Từng mẻ than cháy hồng làm mồi được trút xuống từ miệng lò, tiếp theo đó là than gỗ theo băng truyền được đẩy lên độ cao 12 m.
— QUẢNG CÁO —
Nói đến băng truyền cũng không quá khó khăn chế tạo nhưng chi phí thì thực sự không phải con số nhỏ.
Vì không có những chất liệu tổng hợp cho nên bắt buộc băng truyền phải làm bằng gia trâu bò.
Mà Đại Việt thì có lệnh cấm giết trâu bò vậy nên để chế tạo băng truyền này thực tế số tiền bỏ ra là không nhỏ.
Nhưng băng truyền sẽ làm hiệu quả lao động tăng lên rất nhiều.
Than đã chất đầy lò, lúc này là hoạt động của hai xi lanh thổi khí khổng lồ được cố định hai bên của lò cao.
Thực tế cấu tạo của xi lanh thổi khí khá đơn giản.
Đó chỉ là những ống hình trụ rỗng bằng gỗ đường kính 80 cm chiều dài lên tới 5m.
Chỉ cần bố trí hợp lý các van khí một chiều thì kể cả chu kỳ đẩy lẫn kéo của xi lanh này đều có thể tạo nên luồng khí thổi vào Lò cao.
Lúc này mỗi xi lanh có hai đầu vừa kéo vừa đẩy.
Mỗi đầu bố trí nhân lực là 4 người đàn ông.
Tổ hợp làm việc này khiến cho luồng khí thổi vào trong lò cao là đầy đủ và rất hiệu quả.
Chẳng mấy chốc than gỗ trong lò cao đã cháy đỏ hồng.
Từ phía bên trái của lò cao một băng truyền khác được khởi động, từng dòng bột quặng có pha bột vôi theo đúng tỉ lệ được đẩy lên cao.
Tỉ lệ bột vôi chiếm 28-30% trọng lượng hỗn hợp nguyên liệu quặng , đây là kiến thức phổ thông trung học mà Ngô Khảo Ký vẫn còn nhớ được.
Bột vôi có chức năng tạo xỉ để khử tạp chất trong quặng như Mage Photpho … nó còn có chức năng tạo màng trên bề mặt thiết lỏng làm giảm khả năng tái oxy hóa thiết lỏng trong lò.
Đây là những kiến thức vượt thời đại mà Ngô Khảo Ký có được tất nhiên hắn sẽ tận dụng nó triệt để để có thể có được thành phẩm thiết ưng ý.
Thực tế lò cao có lợi thế rất nhiều thứ nhất bột quặng sắt trong quá trình di chuyển một quãng đường dài từ miệng lò đến đáy lò sẽ bị đốt một cách nhanh chóng và triệt để.
Lò cao tạo nên được nhiệt độ nung rất cao cho nên tốc độ luyện thiết là vô cùng nhanh.
Tiếp đến kích thước lò cao tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học bên trong được diễn ra thuận lợi vô cùng.
Nói chung lò cao nếu đem so sánh với công nghệ luyện thiết hiện tại là một trời một vực.
Chẳng bao lâu đã thấy xỉ tràn ra từ miệng trên của Nồi Lò, điều này chứng tỏ thiết nóng chảy đã chiếm toàn bộ không gian nồi lò, lúc này cần nhanh chóng tháo cửa dưới của nồi lò để dòng thiết nóng chảy đi ra ngoài.
Ngô Khảo Ký mỉm cười mà ra lệnh cho công nhân làm việc, hắn biết mình đã thành công rồi, hắn thực rất may mắn đã thành công ngay lần đầu tiên thử nghiệm xây lò cao.
Lúc này cũng mới chỉ là một canh giờ trôi qua, mà ước tính nồi lò có thể chứa tới 8 tấn thiết, điều này có nghĩa rằng nếu liên tục hoạt động thì một ngày khả năng lò cao sẽ có năng suất lên tới 50 tấn thiết một ngày.
Đây là một con số không tưởng với công nghệ hiện tại của nhân loại nói chung.
Ngô Khảo Ký rất hài lòng với thành công này.
Thế nhưng đúng lúc này dị biến đã phát sinh.
Thứ chất lỏng đặc sệt đỏ như nham thạch đang đổ vào khuôn rõ ràng là thiết nóng chảy nhưng Ngô Khảo Ký đã phát hiện ra những bất thường.
Thứ thiết nóng chảy này dù Ngô Khảo Ký là một người không có kinh nghiệm cũng có thể nhìn ra những khác biệt.
Nó rất lỏng nếu so với sắt nóng chảy nhiều đột nhớt kết dính, và thứ thiết nóng chảy này đổ khuôn cực kì hoàn hảo, nó hoàn toàn khác xa tính chất của sắt nóng chảy đơn thuần.
Ngô Khảo Ký trợn mắt há mồm, gương mặt kịch biến.
Hắn quên mất một điều cơ bản, sản phẩm của lò cao luyện thiết đó chính là gang chứ không phải thép nay sắt non đơn thuần.
Có lẽ nhiều người chẳng quan tâm, gang , sắt non, hay thép thì thế nào, chẳng phải đều là Fe ư, chẳng phải đều có thể chế tạo vũ khí, giáp trụ ư.
Đó chỉ là những tiểu thuyết gia điên khùng khồn hiểu đầy đủ về công nghệ.
Nung ra gang tuy không phải hoàn toàn là thảm họa nhưng tất nhiên hiệu quả của việc luyện thiết sẽ giảm thiểu vô số lần.
Thực tế với công nghệ hiện tại của phương đông thì việc oxy hóa hàm lượng cao cacbon trong gang là điều tuyệt đối khó khăn hay nói cách khác là không thể.
Gang cứng, chịu mài mòn, nhưng giòn dễ gãy.
Nếu để làm vũ khí như đao kiếm thì tuyệt đối là không được.
Nhưng gang có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn sắt và có tính năng dễ đúc nên cũng được ứng dụng rất khá nếu như làm đồ gia dụng nồi niêu xong chảo, hay đúc khôi mũ cho binh sĩ, đúc tấm giáp hộ tâm v,v….
Nhưng gang là không phải vật liệu lựa chọn cho việc làm đao kiếm vũ khí.
“ Chúc mừng Đại nhân, Gang chất lượng rất tốt, không hề có tạp chất”
“ Thưa đại nhân chúng tôi cả đời làm nghề nung thiết, chưa từng thấy gang chất lượng tốt và đồng đều như vậy” — QUẢNG CÁO —
“ Thì ra phóng lớn hàng chục lần lò cao sẽ có được năng suất cao như vậy, tiểu thật bái phục”
Lúc này đám thợ luyện thiết mới vội vã đến bên Ngô Khảo Ký để chúc mừng.
Điều này khiến hắn rất khó hiểu và ngạc nhiên.
Thực tế thì Ngô Khảo Ký rất không hiểu biết về công nghệ luyện thiết ở thời điểm hiện tại.
Hắn chỉ là theo sáo rỗng quy trình của những kẻ xuyên việt đã từng đọc trên tiểu thuyết mạng mà thực hiện.
Theo như lộ trình các nhân vật xuyên việt thì đầu tiên đó chính là làm lò cao luyện thiết, rồi thuốc nổ, rồi chiến thuyền, rồi tìm ra khoai lang khoai tây để giải quyết lương thực vấn đề.
Sau đó cầm quân đánh chiếm tứ phương.
Cái mô tuýp sáo rỗng này hắn đọc đi đọc lại nhiều lần ở những tác phẩm xuyên không cho nên khi bản thân lâm vào thực tế này hắn cũng sẽ vô thức mà dập khuôn làm theo.
Song đến lúc này Ngô Khảo Ký chợt hiểu, các tiểu thuyết gia là nói láo.
Ít ra đó chỉ là những tưởng tượng mang tính mộng mị cá nhân, các tiểu thuyết gia này hoàn toàn không đầu tư đầy đủ kiến thức về lịch sử để có thể hiểu rõ về cổ đại công nghệ cũng như những bất hợp lý mà họ truyền tải trong tác phẩm.
Ngô Khảo Ký ý thức được mình không thể dựa vào lộ trình của những tiểu thuyết gia tào lao kia rồi.
Hắn phải nghiêm túc đánh giá lại tình huống để đưa ra phương án tốt hơn phát triển thế lực bản thân hay nâng cao sức mạnh của cả một dân tộc.
“ Tất cả dừng tay, không thêm than vào lò, không đưa quặng vào lò nữa, tạm thời nghỉ ngơi” Ngô Khảo Ký hét lớn ra lệnh công nhân ngưng làm việc.
Tất cả mọi người đang hưng phấn lao động, họ tận mắt thấy được thành quả lao động là rất rung động.
Nhưng vị Châu Mục đại nhân có vẻ rất không hài lòng và yêu cầu dừng tay.
Mọi người có khó hiểu nhưng không ai dám trái lệnh.
“ Thưa đại nhân, lò cao luyện gang thiết của chung ta hoạt động rất hiệu quả, cớ sao đại nhân u sầu” Một tên lão nhân có vẻ là lão luyện công tượng luyện thiết lên tiếng.
“ Đúng vậy a đại nhân, Lò cao khổng lồ này hoạt động thật là tốt và rất hiệu quả” Một tên tráng hán công tượng luyện thiết cũng lên tiếng.
Ngô Khảo Ký hơi khó hiểu mà quay qua hỏi các công tượng có tay nghề và kinh nghiệm trọng lĩnh vực luyện kim này: “ Thứ này gang có thể luyện thành thiết được sao?”
Ngô Khảo Ký hỏi vấn đề này vì thực tế hắn không hề hiểu công nghệ thời này làm như thế nào để biến gang thành thép hay sắt.
Câu hỏi của Ngô Khảo Ký khiến đám công tượng luyện thiết ngơ ngẩn.
Việc Ngô Khảo Ký chế tạo những cỗ máy có thể tăng năng suất xử lý quặng lên cả trăm lần, rồi cả lò cao khổng lồ xây dựng với kết quả nung gang cực tốt khiến cho những công tượng này những tưởng Ngô Khảo Ký là cái đại hành gia trong ngành luyện thiết.
Nhưng câu hỏi ngô nghê lúc này của Ngô Khảo Ký khiến họ rất khó hiểu về con người vị Đại nhân này.
Nếu nói vị này không hiểu về thiết ngành thì không đúng.
Những máy móc kia, lò cao khổng lồ kia chứng minh vị đại nhân này rất am hiểu về thiết luyện a, nhưng vị này lại hỏi về việc rèn gang thành cương thiết thì đó chính là khiến họ bối rối.
— QUẢNG CÁO —
“ Bẩm đại nhân, gang có thể luyện thành cương thiết thông qua hai phương pháp một là bách luyện pháp hai đó là rót gang pháp.” Vị lão thành nhất trong nhóm công tượng thành thật trả lời, ông ta có vẻ là người có kinh nghiệm nhất và có uy tín nhất trong đám người này.
“ Hả , nói rõ hơn hai phương pháp này cho ta nghe” Ngô Khảo Ký là sáng mắt lên, hắn như đang bắt được thứ gì đó mấu chốt trong việc hoàn thành công nghệ luyện kim cho người Việt.
Người thợ già như hiểu lại hiểu nhầm Ngô Khảo Ký đang khảo nghiệm kiến thức của họ nên rất cẩn thận trả lời chi tiết.
Thì ra công nghệ lò cao luyện gang thì thời này đã có, hay nói đúng hơn là người Hoa Hạ và người Việt đã biết dùng lò cao để luyện gang từ rất lâu rồi.
Về phần lịch sử thì Ngô Khảo Ký không tiện nghiên cứu, nhưng nếu theo như mấy vị lão công tượng này trả thì người Việt đã cách đây cả ngàn năm biết dùng lò cao phương pháp để luyện gang.
Còn về phần phương pháp này do người Hoa Hạ truyền vào hay do người Việt sáng tạo thì Ngô Khảo Ký không quan tâm.
Nhưng có một điểm chắc chắn lò cao mà Ngô Khảo Ký xây dựng không phải là cái gì mới mẻ cả.
Sở dĩ lò cao của Ngô Khảo Ký có công suất lớn và chất lượng gang đồng đều và tốt đơn giản vì nó lớn mà thôi.
Vì lò cao khổng lồ nên nhiệt lượng tập trung tiết kiệm, việc quặng sắt trải qua một chặng đường dài từ miệng lò cho tới đáy lò khiến cho các phản ứng hóa học có thời gian để diễn ra triệt để.
Thêm vào đó chất lượng bột quặng sắt cũng rất cao do được nghiền bằng máy nghiền bi, chính vì thế công suất luyện gang rõ ràng là cao và tốt hơn nhiều.
Điểm quan trọng nữa đó chính là lượng vôi sống Ngô Khảo Ký thêm vào hợp lý khiến cho quá trình tạo xỉ cùng loại bỏ tạp chất như Silic, mangan, photpho.
Nhưng cuối cùng kết luận lại cần phải rõ ràng vấn đề, Ngô Khảo Ký nâng cao năng suất luyện thiết lúc này tại Bố Chính nguyên nhân chủ yếu lại không phải Lò cao khổng lồ.
Lò cao khổng lồ chỉ chiếm 20% trong việc thành công tăng lên năng suất luyện gang.
Thứ nâng lên năng suất luyện gang lại là việc tiết kiệm thời gian sử lý quặng sắt đầu vào.
Máy nghiền đá kẹp hàm và máy nghiền bi mới chính là những chìa khóa nâng cao năng suất lao động.
Kể từ đây Ngô Khảo Ký có một cái nhìn trực quan hơn và trực tiếp hơn về nền công nghệ luyện kim thời điểm hiện tại.
Hắn lúc này nhưng mà chửi cha mấy cuốn tiểu thuyết xuyên không hố người.
Trong đó chỉ viết tào lao là xây cái lò cao lập tức trở thành bá chủ ngành luyện kim, trong khi đó thực tế cả ngàn năm người Phương đông đã dùng lò cao để luyện gang rồi.
Thực sự không hiểu công nghệ nhưng thích hố cha chính là mấy tên tác giả tiểu thuyết mạng mà.
Lúc này đây Ngô Khảo Ký đang trực tiếp mục sở thị các công tượng thợ luyện kim đang luyện gang thành sắt thép.
Hắn quan sát tỉ mỉ và hỏi han cẩn thận từng công đoạn.
Ngô Khảo Ký hiểu ra rằng những công tượng này không hề hiểu về thành phần của sắt non, gang, thép.
Các phương pháp luyện gang thành thép của họ chỉ là làm theo kinh nghiệm nhiều đời chuyền lại còn về bản chất thì họ không hề hiểu.
Phương pháp bách luyện hay dân gian còn gọi là xào gang thành cương ( thép) đó chính là các thỏi gang được đem gia nhiệt kết hợp thổi khí, sau đó để nguội, lại gia nhiệt thổi khí qua mỗi lần gia công, vật liệu lại trở nên bền hơn một chút.
Chính vì quá trình này lặp đi lặp lại cả chục thậm trí cả trăm lần cho nên mới gọi là bách luyện pháp.
Vì trong quá trình luyện gang này có thao tác giống như khi ta xào rau nên phương pháp được đặt tên là xào gang.
Các công tượng lúc này chỉ làm theo khinh nghiệm nhiều đời để lại mà không thực sự hiểu được bản chất công việc của họ chính là oxy hóa cacbon và loại bỏ bớt tỉ lệ cacbon trong gang.
Khi tỉ lệ cacbon trong thiết chỉ còn dưới 2.14% thì đó chính là thép rồi.
Nhưng phương pháp này thực sự rất tốn thời gian, công sức cũng như khó khống chế tỉ lệ cacbon trong thành phẩm.
Thêm vào đó việc loại bỏ cacbon cũng có mức tới hạn nhất định, cho nên cương thiết này độ dòn vẫn là rất cao.
Phương pháp thứ 2 đó chính là Rót gang.
Thực tế sắt non được nung chảy với % thấp Cacbon sau đó pha với gang lỏng % cao Cacbon sẽ tạo nên một hỗn hợp có tỉ lệ cacbon thấp hơn và đó chính là cương thiết (thép).
Phương pháp này rõ ràng sẽ cho ra được thép với cường độ khá tốt và theo yêu cầu khi phối chế tỉ lệ gang và sắt non hợp lý.
Nhưng phương pháp này có yếu điểm đó chính là cần sắt non để làm nguyên liệu, mà sắt non chỉ có thể thu bằng phương pháp luyện thiết bằng kiểu lò thường ( lò Bloomery), năng suất của loại lò này cực thấp và sắt non thường chưa nhiều tạp chất.
Kết quả của loại lò này sẽ thu được một chất lỏng gồm sắt và xỉ và đóng rắn thành cục sắt-xỉ ở dạng xốp tại đáy lò.
Mỗi lần luyện phải phá lò để có thể lôi ra cục sỉ sắt sau đó dùng phương pháp rèn đập để loại bỏ xỉ.
Chính vì lý do trên khiến cho gang có thể sản suất nhiều nhưng sắt, hay thép nhất là thép chất lượng tốt thì thời này vẫn là khan hiếm trầm trọng..