Bạn đang đọc Lý Triều Bá Đạo Phò Mã – Chương 1111: Âm Thầm Phát Triển Tại Phong Châu
Hai lần sau đó Ỷ Lan gặp Ký là để xác nhận thái độ của Ký với Lý Từ Huy và dặn dò ý tứ quản chặt vợ.
Thêm vào đó Ỷ Lan tiết lộ thông tin co người muốn “ hại” Lý Từ Huy để gây tiếng xấu cho Ỷ Lan là đuổi cùng giết tận.
Thậm chí Ỷ Lan còn đập tan hai lần âm mưu hại Lý Từ Huy và Lý Từ Thục, do đó Từ Thục được đưa đi lên chùa nhưng vẫn có người bảo vệ.
Còn Lý Từ Huy cũng chắc chắn sẽ làm ni cô nếu Ngô Khảo Ký không cầu thân.
Ý của Ỷ Lan đó là phải nhanh nhất đưa hai người Từ Huy Từ Thục rời khỏi cung thì bọn người muốn hạn Từ Huy – Từ Thục mới dừng tay.
Đơn giản vì Từ Huy – Từ Thục ngoài cung thì kể cả có người ám hại hai người họ thì Ỷ Lan cũng không bị liên đới bôi nhọ.
Ý tứ là Ngô Khảo Ký nên sắp xếp nữ thị vệ do Ỷ Lan cử đến để bảo vệ Lý Từ Huy thì tốt hơn.
Thật giả lẫn lộn không biết đường nào mà lần.
Vì Ỷ Lan nói nghe cũng có lý.
Nhưng cũng tràn ngập sơ hở.
Nói chung chuyện này Ký về hỏi lại Từ Huy thì đúng là có hai lần tẩm cung của nàng bị đột nhập sau khi Thượng Dương mẹ nàng bị ép chết , nghe đâu có bốn năm cung nữ thái giám chết.
Nhưng Ỷ Lan đã triệt hạ mọi đối thủ và quản chắc trong cung.
Làm gì có chuyện mọt nhóm thái giám cung nữ nào đó là nội gián thế lực nào đó muốn hại Lý Từ Huy để bôi xấu Ỷ Lan?
Nhưng nếu nói Ỷ Lan muốn hại Lý Từ Huy thì cũng không thông, vì lúc này không cần thiết phải làm một chuyện thừa thãi như vậy.
Rốt cuộc đâu mới là sự thật thì Ngô Khảo Ký không nghĩ ra.
Nhưng hắn chắc chắn vợ mình bị nguy hiểm và Ỷ Lan vẫn không từ bỏ thái độ giám thị Lý Từ Huy.
Ngô Khảo Ký không còn cách nào khác đó làm tìm gặp cụ Kiệt để hỏi ý kiến.
Khi này cụ Kiệt cũng không nói rõ, cụ trả lời theo một cách khác.
“ Chỉ cần Ngô Khảo Ký đủ mạnh thì không cần phải lo lắng suy đoán ai mới là người muốn hại Lý Từ Huy, vì khi đó kẻ lo lắng lại chính là bọn có mưu đồ bất chính” .
Cụ Kiệt có lẽ vì lý do nào đó mà không muốn nỏi rõ tất cả.
Nhưng mà câu trả lời của cụ cũng cực có lý.
Chỉ cần mạnh lên thì không cần nghĩ nhiều.
Ngô Khảo Ký lúc này nhận mệnh.
Khi hắn còn yếu thì cuốn mình sống tạm, chờ hắn khỏe rồi sẽ tính toán sau.
Lý Thường Kiệt cũng không kháng được ý tứ của Ỷ Lan Thái Hậu, đành chấp nhận Ngô Khảo Ký trở thành Trấn Thủ Lộ Tân Bình.
Một cái Lộ mà tổng dân chỉ có 4 vạn người, còn chưa bằng nổi một huyện lớn của Đồng Bằng Bắc Bộ.
Trong Bốn Vạn này có bảy phần là người Chăm, những kẻ sẵn sàng cầm dao đâm lưng Ngô Khảo Ký nếu quân Chiêm đánh qua.
Nói thẳng là cái vùng này không một thế gia nào muốn nuốt và có khả năng nuốt lúc này.
Từ chỗ chỉ cần đưa cho Ngô Khảo Ký 500 quân là đủ để đi Bố Chính, nhưng lúc này Ngô gia phải chuẩn bị cho Ngô Khảo Ký 1500 quân.
Cộng thêm 500 quân do Hoàng tộc cấp cho Lý Từ Huy làm thân binh.
Nhưng sự thật là Lý Từ Huy không được nắm đám quân đội này mà tất thảy đưa về tay Ngô Khảo Ký chỉ huy.
— QUẢNG CÁO —
Như vậy Ngô Khảo Ký xin 4 ngàn quân tinh nhuệ giá trên trời không ngờ cũng được đáp ứng đến 2 ngàn quân.
Thật không tin nổi.
Số lượng di dân đến Lộ Tân Bình cũng phê duyệt cho 4 vạn người.
Trong đó lấy một vạn nô bộc tù nhân từ xung quanh Thăng Long.
Hoàng tộc hay nói đúng ơn là Ỷ Lan cho 4 ngàn, còn 6 ngàn nô bộ từ Ngô gia.
Lần này Ngô gia chảy máu rất nhiều.
Nhưng sự việc chưa phải kết thúc.
Ba vạn người lấy từ đâu ra?
Lại nói đến Ỷ Lan Thái Hậu chỉ thị lên kế hoạch đầu măm sau (1074) thì Phụng Càn Vương Lý Nhật Trung dẫn 5000 thiên tử quân từ Phủ Thiên Trường nam tiến đánh phủ đầu quân Chiêm ở hai Châu Ô Rí.
Quân sẽ dừng lại ở Nghệ An chưng binh.
Ngô Khảo Ký phải “phối hợp” chưng binh cùng bắt phu.
Sẽ chưng 10 ngàn binh ở Nghệ An đi đánh Chiêm, bắt phu 3 vạn.
Ba vạn phu này sẽ ở lại Tân Bình Lộ sau chiến tranh.
Ai cũng nhìn ra Ỷ Lan ý muốn đuổi cùng giết tận Dương gia.
Ai cũng biết chưng binh ở đâu, bắt phu ở đâu.
Dương gia mà bị mất chừng ấy người thì đừng mong còn đứng ở vị trí thế tộc.
Nhưng đây là lấy công làm chuyện tư.
Dương gia một là phất cở tạo phản đi, Triều đình sẵn sàng đến dẹp, hai đó là ngoan ngoãn chuẩn bị chảy máu một lần đến kiệt quệ.
Yêu cầu của Ngô Khảo Ký xin 2 ngàn công tượng được Ỷ Lan Thái Hậu phê chuẩn một ngàn.
Riêng chuyện này Ỷ Lan nhân nhượng Ngô gia một chút.
Một ngàn này triều đình Lý thị ra.
Vấn đề cuối cùng, là lương thực hỗ trợ đoàn quân di dân của Ngô Khảo Ký thì triều đình chỉ cấp vừa đủ 3 tháng, nghĩa là đến Bố Chính thì tự mà lo.
Cái này chẳng khác nào nói Ngô gia phun tiền, phun lương ra mà lo cho Ngô Khảo Ký, nếu không phun thì Ngô Khảo Ký phải quỳ xuống mà nghe lệnh hoàn toàn từ Ỷ Lan nếu không muốn chết đói.
Tân Bình Lộ không bao giờ đủ quy mô để nuôi chừng đó quân đội cùng di dân.
Ngô Khảo Ký hoàn toàn không nghĩ tới vấn đề sâu xa này.
Bởi hắn chưa bao giờ nghĩ tiêng và lương là vấn đề khó khăn.
Cụ Kiệt thì quyết định phân một phần Ngô gia về Tân Bình Lộ cho nên sẽ nhịn đau chảy máu đầu tư.
Ý đồ Ỷ Lan muốn chèn Ngô gia thấy rõ.
Cụ cũng không muốn căng thẳng tranh chấp nên thuận nước đẩy thuyền tự làm yếu Ngô gia ở Thăng Long, trứng không để một giỏ mà phân một phần về Tân Bình Lộ.
Có điều cũng không như Ỷ Lan suy nghĩ tươi đẹp.
Cụ Kiệt cho giải tán Ngô gia ở Ái Châu, Ngô gia ở đây quá bết, phát triển yếu kém.
Phần này Ngô gia đệ tử trẻ tuổi sẽ theo Ngô Khảo Ký về Tân Bình Lộ phát triển, người cao tuổi thì về Phong Châu.
— QUẢNG CÁO —
Cuối cùng bao năm lăn lộn Ngô Gia Ái Châu- Phong Châu lại hợp về một mối và đẻ thêm một nhánh nho nhỏ Ngô Gia Bố Chính.
Kẻ lớn âm thầm làm chuyện lớn, kẻ bé âm thầm chuẩn bị việc “ bé” của mình.
Ký sợ cái của nợ gì vấn đề tiền bạc, cần hắn đúc vũ khí bán cho Tam Phật Thệ đang đánh nhau ầm ĩ, không thì bán cho Lavo đang nhốn nháo cùng Khmer, Pagan thiếu quái gì tiền , lương, muốn nuôi bao nhiêu quân, dân mà chẳng được?
Nhưng như vậy vẫn còn tính hơi xa.
Đơn giản nhất đó là đúc tiền đồng đem mua lương thực của Tống, tích sẵn đó , lúc nào cần lôi ra mà ăn…
Như đã nói, tiền đồng thời này kỹ thuật đúc của Đại Việt, Nhật Bản, Cao Ly yếu, tiền Tống thống trị thị trường dẫn đến dù trong nước có thiếu tiền giao dịch thì chính phủ vẫn không cho đúc vì lỗ.
Đồng để đúc tiền cần chất lượng tốt, loại mỏ đồng cho chất lượng tốt thì hiếm lắm, nghe nói Châu Lạng ( Lạng Sơn) có một mỏ đủ chất lượng nhưng mà khai thác khó khăn, nơi này lại thuộc thế lực Kê Trại họ Hà- Thân- Hoàng khống chế.
Đại Việt chỉ thu một phần sản lượng mỏ ở đây như là một kiểu đánh thuế thôi.
Còn lại mấy mỏ đồng khác chất lượng quá tồi.
Tỉ lệ % quặng đồng thấp dưới 50% ở thời này được coi là quặng xấu.
Bởi lẽ thời này người xưa chưa biết cách làm giàu quặng.
Muốn loại bỏ tạp chất toàn dựa vào nấu luyện rót, xào là chính, ngay cả đồng cũng dùng pháp này.
Dùng quăng xấu mà trực tiếp đúc tiền thì thành tiền xấu giá trị thấp.
Còn nếu rót, xào thì tốn than củi nhân công sẽ tăng giá thành của tiền.
Tính ra thì dùng tiền của Tống còn thấy có lợi hơn.
Nhưng Ngô Khảo Ký là ai?
Hắn mà để ý mấy thứ này chắc?
Đầu tiên Ngô Khảo Ký sau khi nhận được câu trả lời chính xác từ Triều đình thì chưa vội nhận quân mà là đi khắp nơi các làng nghề Xưởng Công bắt người.
Một ngan tay thợ thủ công mà Ỷ Lan Thái Hậu hứa Ký sẽ bắt ngay không nói nhiều.
Trăm tay đúc tiền làm khuôn, với tiền đút lót cho mấy thằng sương binh thì rất nhanh biết danh tính của bọn này, hốt cả gia đình đi.
Mỗi làng nghê hốt vài thằng thôi, không nên gây chú ý.
300 thợ rèn , 300 thợ mộc, 300 thợ dệt….!bắt cả nhà về Phong Châu tổng cộng ba ngàn người tính cả gia quyế của họ.
Đám công tượng này là nô tì thân phận, không có tự do.
Đây là cuộc trao tay gữi hoàng tộc và Ngô Khảo Ký- Ngô gia.
Ngô Khảo Ký mượn một mảnh đất hoang ở chân núi làm đại bản doanh.
Hắn có đến 3 ngàn quán do cụ Kiệt lấy tiền riêng cho, vậy nên vẫn còn xông xênh lắm.
Tổ chức đúc đồng, nói rõ hơn là đúc tiền.
— QUẢNG CÁO —
lều gỗ tạm xây dựng lên, có sẵn thợ mộc nên không khó.
Dụng cụ Ngô gia cấp vì lúc này Ngô gia đang cười lé phé vì không hiếu đồ sắt thép.
Dăm ba cái đục, cái búa con dao chỉ là chuyện đơn giản.
Ngô Khảo Ký bắt đầu dựa vào thân phận cậu hai đi khắp nơi ăn cướp ở Phong Châu.
Nơi nào có cái gì phù hợp để hắn xây dựng xưởng sản xuất tạm thời thì hắn cho người đến bê sạch mang đi.
Tốc độ nhanh nhất cái làng tạm được dựng lên.
Lương thực tạm thời ăn bám Ngô gia.
Ngô Khảo Ký vẫn tiết kiệm 3 ngàn quán của mình.
Lại tổ chức dây truyền sản suất.
Thợ dệt tạm thời không có nghề hoạt động thì đi phơi thiêu đồng, nghiền quặng đồng vận chuyển quặng đồng.
Dùng dầu trẩu , dầu thông ( thứ này phải mua) để tuyển quặng.
Quặng đồng nghiền nhỏ ngậm lưu huỳnh bị phân tách nổi lên…!từ quặng xấu biến thành quặng tốt.
Lò Bessmer loại siêu nhỏ được chế tạo, Bessemer cao cấp chịu nhiệt dành cho luyện gang thì Ngô Khảo Ký chịu vẫn không làm được và cũng chưa cần làm.
Nhưng lò loại nhỏ này thì các tay công tượng dư sức làm với thép ăn cướp đến từ các xưởng luyện thép của Ngô gia.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng thấp, Lò được đúc bằng gang với hệ thống ống thổi khí bằng thép thừ bên ngoài đưa vào.
Nói chung làm một cái lò phản ứng cho Đồng thì nó dễ bằng 1% so với làm lò Bessemer luyện gang.
Công việc luyện đồng chưa từng bao giờ dễ và nhanh đến vậy.
Cho đồng vào lò, thổi khí một cái là sỉ lềnh phềnh phía trên, thậm chí thổi quá tay thì đông đã đạt mức độ 90% tinh khiết.
Như vậy để đúc tiền quá lãng phí, cho nên Ngô Khảo Ký phải căn chỉnh ống xi lanh thổi khí và lượng đồng lỏng thật quy củ để lượng đồng còn lại chỉ 6,5-7 phần như loại tiền tốt thời này.
.