Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1076: Thông Minh Đến Khác Thường 01


Bạn đang đọc Lý Triều Bá Đạo Phò Mã – Chương 1076: Thông Minh Đến Khác Thường 01


Bố Chính thành những năm 70 thế kỷ 11.

Chỉ huy Sứ lại tập hợp binh mã một lần nữa.

Thật không thể hiểu nổi vị này ấm đầu hay sao? Đánh nhau ba tháng rồi gây nên hậu tủa thiếu tiền thiếu lương.

Giờ đây mới ăn bán vợ được ít tiền lại bắt đầu nhao nhao đánh trận?
Ngô Khảo Ký việc đầu tiên khi có vàng bạc sẽ làm gì để giải quyết tình hình rắc rối ở Bố Chính.

Trong tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn viết nào thì làm rượu, nào thì chế tạo sắt thép loại cả lên, rồi cải cách này nọ lọ chai rồi xây dựng binh lính tinh nhuệ.

Nói thẳng thừng ba cái kiến thức quân sự vo ve của một tên xuyên không chưa đủ để làm điều này.

Rượu mạnh tuy tốt nhưng chưa hẳn đã bán được vì thói quen uống rượu của người Việt khác người phương Bắc, lúc này rượu mạnh cay nồng chỉ có đem bán cho thảo nguyên lạnh lẽo người Đại Liêu may ra có giá.

Người Tống khi này ưa kiểu rượu thanh nhã có mùi thơm, người Đại Việt cũng không khá là bao, khí hậu nóng càng khiến cho thói quen người Đại Việt là dùng các loại đồ uống có nồng độ cồn không cao.
Đúng là trong thực tế Ngô Khảo Ký có chế rượu mạnh nhưng không phải để bán kiếm tiền lập tức mà để sử dụng cho quân sĩ sát trùng.

Còn việc bán kiếm tiền là sau này rất lâu khi Ngô Khảo Ký thâm nhập phương Bắc và có thị trường thích hợp người muốn uống rượu mạnh ở đây.

Vả lại lúc này Ngô Khảo Ký đang thiếu chết lương thực, lấy cái gì ra mà nấu rượu.

Tiểu thuyết chỉ là xào xáo lại cách sự kiện theo tư duy chủ quan của Ngô Huy Tuấn, còn về trí nhớ về việc làm kinh tế của Ngô Khảo Ký có vẻ hơi loạn vì hắn không quan tâm đến việc này.

Cho nên lịch sử thật sự đó chính là Ngô Khảo Ký có chút vàng bạc của Lý Từ Huy lại cắm đầu đánh lên vùng Tuyên Hóa ở các dãy núi phía Tây.

Cỗ thân thể cũ này không phải là kẻ vô dụng, anh ta cũng có tư tưởng, cũng có kế hoạch của bản thân.

Có điều chưa thực hiện được kế hoạch thì bị hiện thực khó khăn làm cho nhụt trí mà dẫn đến việc dùng rượu giải sầu để rồi dẫn đến bi kịch.

Ngô Khảo Ký lúc này với linh hồn mới nhưng vẫn kế thừa kế hoạch cũ của cỗ thân thể này, bởi lẽ Ngô Khảo Ký lúc này sau khi suy sét mọi mặt thì thấy nó vẫn chuẩn xác.


Khu Tuyên hóa là khoảng đồi núi phía Tây cách tầm 30-50km thành Bố Chính dọc theo sông Linh Giang ( Sông Gianh ngày nay).

Nhưng vì sao Ngô Khảo Ký cỗ thân thể trước phải cố sống cố chết bình định thổ phỉ khu này?
Đơn giản vì nơi này có rất nhiều quặng mỏ dọc hai bên triền sông.

Vàng, Sắt, Đồng, Chì đủ cả, dĩ nhiên vàng thì rất hiếm nhưng cũng có một số mỏ vàng sa khoáng rất nhỏ đã được người Chăm khai thác nơi đây.

— QUẢNG CÁO —
Tình huống Đại Việt – Chiêm Thành nhập nhằng chiến đấu ở vùng đất này khiến cho vùng đất phía Tây đã khó quản lý với các dân tộc Mường- Mon.

Nay lại rơi vào tình trạng hoàn toàn mất khống chế.

Vùng Tuyên Hoá phía Tây Bố Chính tràn ngập các nhóm tặc cướp.

Tặc cướp ở đây có quá trình dài lịch sử hình thành.

Cũng phải thôi, vùng đất tứ chiến nào chẳng đày dãy tặc cướp.
Ban đầu họ chỉ là những người dân bị chiến tranh ép bỏ lên núi, quân Đại Việt hay quân Chiêm, bên nào đánh vào nơi này chẳng cướp bóc, thậm chí binh lính giết thường dân, hãm hiếp phụ nữ cũng không ít.
Đây chính là thời đại không có luật pháp quốc tế về chiến tranh.
Số phận người dân thường phụ thuộc vào “ lòng thương” của mỗi đạo quân.

Mà thứ này thì không hề có gì đảm bảo.

Ví như một đạo quân nổi tiếng là nhân nghĩa nhưng một khi họ thiếu lương thì vẫn “chưng binh” cướp bóc là chuyện thường.

Thời này thì có khi nào quân đội đủ lương đâu? Đa phần là chưng lương tại chỗ mà chiến đấu.
Công việc đầu tiên khi cắm trại của quân đội thời này là gì? Không gì ngoài cử binh sĩ toả đi các vùng các làng mạc xung quanh “ chưng lương”.

Nhân đạo thì chưng lương 1 phần… không nhân đạo thì chó mèo gà vịt trâu bò thóc lúa sạch bóng không còn gì.

Còn chuyện dân có gặp vỏ cây, nhai cỏ mà sống hay chết thì không thuộc lắm phạm vi quân đội quan tâm.

Dĩ nhiên việc chưng binh còn phải dựa vào vấn đề chính trị, nếu là một vùng đất “đánh chiếm” sẽ khác vùng đất “đánh cướp”.

Nếu xác định là đánh- chiếm – cai trị thì quân đội, các vị chỉ huy sẽ ức chế quân sĩ không để họ làm quá đáng để mất lòng dân.
Nhưng nếu xác định là đánh để cướp thì việc gì cũng có thể xảy ra.
Đây chính là hiện thực thời đại này.

Nói về tình hình Bố Chính – Ma Linh – Địa Lý.

Đều là vùng tứ chiến từ thời Lâm Ấp- Đường cho tới Đại Việt – Chiêm Thành.

Là vùng đất bị tranh chấp và đổi chủ liên tục.

Người dân nơi này đổi chủ nhiều đến chai lỳ cảm xúc.
Quan trọng nhất đó chính là mỗi lần chiến tranh , người dân ở đây sẽ chịu 2 lần cướp bóc.

Bố Chính đã là mảnh đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, hằng năm nhiều mưa bão.

Người dân đã nghèo lắm, lại chịu thêm bức hiếp cướp bóc thì sống sao nổi.
Cho nên để tự bảo vệ, một nhóm người dân trốn lên núi làm tặc, có người Kinh- Việt , có người Chiêm.

Khởi điểm họ chỉ là những nông dân, thợ thủ công hiền lành, vì tự bảo vệ mà trốn lê núi nhưng sau đó họ tha hoá, lại biến thành ác ma thổ phỉ, quay lại cướp giết những người dân lành.

Và đám thổ phỉ này ta đã nhuốm máu, tâm trí đã ác ma hoá, không thể quay đầu.

Về tình có thể hiểu nhưng về lý lúc này không thể tha.

— QUẢNG CÁO —
Phía Tây còn có một lực lượng nữa đó là các Muang của người Mường, các Bản của người Mon.


Mỗi nơi đều có một tên thủ lĩnh người thiểu số và sống như vua ở vùng đó với quyền cai quản tất cả.

Bọn này là không hề hàng phục triều đình, chúng tự coi mình là độc lập, quy thuận triều đình chỉ là danh nghĩa, mối quan hệ thực sự đó là liên minh kinh tế, quân sự cùng chính trị.

Điển hình như lúc này các vùng Tây Bắc của Đại Việt như Châu Lạng, Quảng Nguyên, Thượng Nguyên, Lâm Tây, Châu Phong, Kim Đô đều là các thủ lĩnh các Kê Động làm chủ như kiểu thổ hoàng đế.

Triều Lý là dùng hôn nhân chính trị để ràng buộc quan hệ cùng tạo liên minh.

Khổ cho các công chua Lý gia , toàn phải gả lên rừng lên rú.

Một công chúa sống quen ở đất Thăng Long Kinh Sư phồn hoa, sạch sẽ văn nhã, giờ đây lên núi cao sống ở nhà sàn, lấy nước suối…!sinh hoạt rừng rú liệu có chịu nổi không? Thẳng thắn Lý gia phụ nữ cự kỳ cực kỳ khổ, nhưng có ai quan tâm không? Vì sao nam nhân không gánh giang sơn mà phải để phụ nữ phải chịu đầy ải như vậy để giữ lại cái gọi là quan hệ liên minh?
Chuyện lại đi quá xa, lần này Lý Từ Huy được gả cho Ngô Khảo Ký bởi lẽ thân phận Lý Từ Huy đặc biệt.

Ỷ Lan không muốn gả Lý Từ Huy cho các thủ lĩnh Tây Bắc bởi lẽ có khả năng Lý Từ Huy sẽ dựa vào nhà chồng mà có thê lực, hoặc giả với mối thù sát mẫu của Lý Từ Huy thì cô ta có thể thuyết phục thế lực vốn khá độc lập ở Tây Bắc chống triều đình.

Điều này không gì là không thể, rất có khả năng, cho nên Lý Từ Huy chỉ có thể gả cho thế lực “tin cẩn” và không gả dòng chính mà gả cho “vô dụng” dòng phụ.

Ngô Khảo Ký trước đây đúng là thỏa mãn cả hai điều kiện này cho nên được chọn làm phò Mã không có sai lầm.

Tất cả đều có nguyên nhân của nó, Người như Ỷ Lan Thái Hậu không làm chuyện vô nghĩa, bà ta là cáo già chính trị.

Nói như vậy để có thể thấy rõ tình thế của Bố Chính và tình thế chung của Đại Việt.

Tuy nói Đại Việt thời này dân số 4 triệu, lãnh thổ rộng lớn hết cả vùng Tât Bắc, nhưng đó chỉ là tô vẽ bản thân thôi.

Vùng Tây Bắc Đại Việt và vùng Đông Nam Đại Tống là vùng đệm, hai bên tranh dành lực ảnh hưởng liên các nơi này, chưa ai có thể hoàn toàn thống trị các khu vực này theo đúng ý nghĩa của chính quyền trung ương, địa phương.

Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp của các lĩnh chủ khu vực đệm này đã nói lên tình trạng áp đặt sự quản lý của trung ương Đại Tống và Đại Việt lên các vùng này là yếu.

Gần đây nhất đó chính là khởi nghĩa của Nùng Trí Cao, một thủ lĩnh người Tày cơ thể dễ dàng thống nhất các Kê Động dọc cả vùng đệm này.

Đại Tống thì cũng có quản được đó, nhưng họ quản là xung quanh mấy cái thành dựng lên toàn người Hán.

Tập trung quân sự trong thành lớn hào sâu gây e sợ các Kê – Động xung quanh để áp đặt quản lý.

Còn nhà Lý thì dùng quan hệ mềm dẻo thông hôn, khi nào có biến thì Thiên Tử Quân lên Tây Bắc trấn áp sau đó lại…!thả ra để các thủ lĩnh Tây Bắc…!nhận ân mà cúi đầu thuần phục.


Hai cách làm khác nhau.

Lúc này Ngô Khảo Ký tụ tập tướng lãnh chỉ huy dưới quyền bắt đầu ban bố mệnh lệnh Tây Chinh lần thứ…!bao nhiêu không nhớ nổi trong ba tháng qua.

“Võ tướng” của Ngô Khảo Ký có Ngô Tam , Đỗ Liễm, Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân, Ngô Văn Sơn, Đỗ Tùng , Đỗ Bách, Đỗ Siêu, Đỗ Mạc, Ngô Văn Tứ, Ngô Bình, , Ngô Văn Sửu, Đỗ Lâm, Đỗ Văn Phục, Đỗ Văn Minh.

Lý Hào Nam.
“Văn quan” của Ngô Khảo Ký có Thành Hòa- Lê Văn Toản , Thành An- Vũ Tường Yên , Lăng Đài Lệnh- Khúc Thanh Tùng, Thôi Quan Lê Hữu Ý , Phán Quan- Trung Văn Phúc.
Tất cả hôm nay đều được tập trung tại Phủ Nha lụp sụp của Bố Chính để nhận mệnh lệnh mới sau khi Chỉ Huy Sứ khỏe lại sau cơn “bạo bệnh”.
Ngồi trên cao Ngô Khảo Ký đưa mắt liếc nhìn một dọc đám thủ hạ dưới tay sau đó bắt đầu truyền đạt mệnh lệnh.

Hắn tiếp tục kế hoạch cũ của cỗ thân thể này nhưng lại không dập khuôn.
— QUẢNG CÁO —
Với cỗ thân thế này là muốn chiếm mỏ, khai thác và bán quặng kiếm thu nhập.

Nhưng Ngô Khảo Ký với kiến thức vượt thời đại của mình có thể làm nhiều hơn như vậy.
“ Ngô Tam , ông đi cùng Ngô Văn Vũ, Ngô Văn Vân và Đỗ Tùng lập tức chính đốn binh mã chuẩn bị Tây Tiến số lượng 700 quân tinh nhuệ”
“ Lê Văn Toản trù bị lương thảo, khí giới quân nhu và vận chuyển”
“ Đỗ Liễm , nơi này có một số vàng bạc ngọc khí tương đương 700 lạng bạc, ông lập tức tới Nghệ An đổ thành tiền đồng 6 thành thu mua lương thực.

4 phần giữ lại làm dự trữ.”
“ Đây là phong thư của ta cho Lý Đạo Thành nhờ ông ta giúp đỡ, Đỗ liễm, việc quan trọng nhất của ông lúc này đó là phải mua được ở Nghệ An càng nhiều gia nô biết về đúc đồng cùng luyện sắt, rèn sắt.

Ta cho ông con số ít nhất là 100 người tay nghề tốt, nếu không làm được thì chờ đợi quân lệnh trừng phạt”
Ngô Khảo Ký lúc này rất nghiêm khắc bởi lẽ chuyện tìm được nhiều công tượng mới chính là mấu chốt giải quyết vấn đề của Ngô Khảo Ký lúc này.
“ Bề Tôi tuân mệnh, đảm bảo không phụ sự tin tưởng của chủ công” Đỗ Liễm là thân binh gia tướng của Đỗ thị, không có chức quan trong người cho nên dùng chủ công để xưng hô với Ngô Khảo Ký.
“ Tốt… chuyện này thành công ta tất tấu cùng triều đình xin quan tước cho ngươi” Cây gậy cùng củ cà rốt luôn đi với nhau.

Ngô Khảo Ký không chỉ có nghiêm khắc mà phải thưởng phạt công bình.
“ Cảm ơn chủ công ưu ái” Lão trung niên Đỗ Liễm hớn hở ra mặt cúi lạy gập người.
“ Lý Hào Nam, lần này đánh phía Tây do ngươi và thân binh của Quận Chúa tiên phong cùng chủ lực.

Canh gác phủ Công Chúa cùng thành Chính Hoà để cho 100 binh Ngô thị là được” Ngô Khảo Ký bần quơ nói tra lệnh, nhưng sâu trong ánh mắt của Ngô Khảo Ký đó là sự lạnh lẽo dò xét không bỏ qua nhất cử nhất động của tên chỉ huy 500 Thiên Tử Quân mà Ỷ Lan đưa cho Ngô Khảo Ký.

Đây trên danh nghĩa là thân binh của Lý Từ Huy nhưng thật ra chính là đi theo để giam lỏng cô công chúa này, và quyền chỉ huy được giao cho Phò Mã Ngô Khảo Ký..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.