Lý Trí Và Tình Cảm

Chương 10


Đọc truyện Lý Trí Và Tình Cảm – Chương 10

Willoughby – con người có phong cách, người bảo hộ sức khoẻ cho Marianne cũng như cho Margaret – đến ngôi nhà nghỉ mát vào sáng hôm sau để thăm hỏi bệnh tình theo tư cách rieng, có thêm vẻ thanh lịch ở bề ngoài chứ không phải thêm lý do chính xác là thăm bệnh. Bà Daswood đón tiếp anh qua phép lịch sự hơn cả ngày trước – cộng thêm thái độ tử tế do lời của Ngài John kể về anh và cũng do chính bà cảm thấy biết ơn anh. Mọi việc diễn ra trong buổi thăm viếng đều cho anh thấy khả năng nhận thức, phong cách, thái độ trìu mến lẫn nhau, và vẻ thoải mái trong tình thân gia đình mà tai nạn kia đã giới thiệu cho anh. Anh không cần phải thăm viếng lần thứ hai để nhận ra sự thu hút của họ.

Anh nhận thấy cô Daswood có nước da mịn màng, dáng vẻ cân đối, vóc người khá đẹp; nhưng Marianne càng xinh đẹp hơn. Vóc người cô càng nổi bật hơn, dù không được cân đối như cô chị qua khuyết điểm về chiều cao. Khuôn mặt cô trông yêu kiều đến nỗi dù có giả dối ca tụng cô là mỹ nhân, vẫn có nhiều sự thật hơn là trắng trợn. Da cô nâu giòn nhưng tươi sáng; dáng vẻ đều đẹp;nụ cười ngọt ngào, hấp dẫn; và từ đôi mắt đen tuyền của cô ánh lên một sức sống, một tinh thần, một háo hức mà ai nhận ra cũng vui theo. Đối với Willoughby, những biểu lộ từ đôi mắt cô ban đầu có phần dè dặt khi cô xấu hổ nhớ lại cách anh cứu giúp cô. Nhưng khi việc này qua đi, khi cô trấn tĩnh lại được tinh thần – khi cô nhận ra anh đã kết hợp thẳng thắn với sinh động trong phong cách gia giáo hoàn hảo của một người cao quý. Và trên hết, khi cô nghe anh nói rằng anh mê thcíh âm nhạc và khiêu vũ, cô nhìn anh với vẻ chấp thuận như để thu tóm cho cô phần quan trọng nhất của ngôn từ anh trong cả thời gian thăm viếng còn lại.

Chỉ cần nhắc đến bất kỳ thú đam mê nào là đủ thu hút cô vào câu chuyện. Cô không thể giữ im lặng với các đề tài như thế, cũng không cả thẹn hoặc dè dặt khi thảo luận. Hai người nhanh chóng nhận ra rằng họ cùng chia sẻ thú vui khiêu vũ và âm nhạc, và đấy là xuất phát từ sự hòa hợp của óc phán đoán trong mỗi chủ đề. Cảm thấy được khích lệ để tìm hiểu thêm quan điểm của anh, cô bắt đầu hỏi han anh qua đề tài văn học. Qua tinh thần cuồng nhiệt, cô nhắc đến tác giả mà cô yêu mến; đến nỗi bất kỳ thanh niên nào ở tuổi 25 hẳn sẽ vô cảm nếu không chứng tỏ tác phẩm ấy là kiệt tác, bất luận trước đó anh ta đã chê bai đến đâu. Những khiếu thưởng thúc của họ trùng hợp nhau một cách nổi bật. Hai người đều tâm đắc với cùng một tựa sách, cùng những đoạn văn. Nếu anh có ý kiến dị biệt hoặc phản bác thì cũng không kéo dài lâu với luận cứ mạnh mẽ và đôi mắt tinh anh của cô. ANh đồng ý với mọi khẳng định của cô, nắm bắt lấy mọi nhiệt tình của cô; và chẳng bao lâu họ cùng nhau trò chuyện như hai người đã thân quen một thời gian dài.

Ngay sau khi anh ra về, Elinor nói:

– Này, Marianne, chị thấy chỉ trong môt buổi sáng em đã kết thúc được nhiều việc. Em đã đồng tình với mọi ý kiến của anh Willoughby trong hầu hết đề tài quan trọng. Em biết anh ấy nghĩ thế nào về Cowper và Scott; em tin tưởng cách thức anh ta phê bình các vần thơ này; em nhìn nhận anh ca ngợi không quá đáng về Pope. Nhưng làm thế nào mối giao tiếp của em sẽ kéo dài theo cách giải quyết rốt ráo mọi đề tài thảo luận như thế? Chẳng bao lâu em không còn đề tài tâm đắc nào khác . Gặp thêm một buổi nữa cũng đủ giải thích những cảm tưởng của anh về vẻ đẹp nên thơ, buổi thứ hai về những cuộc hôn nhân, rồi em sẽ không còn gì thêm để hỏi.

Marianne thốt lên:

– Chị Elinor, thế này có đúng mực không? Có công tâm không? Những ý tưởng của em có hời hợt không? Nhưng em hiểu chị muốn nói gì. Em đã qua thoải mái , quá vui vẻ, quá thẳng thắn. Em đã liều sai sót mà không muốn màu mè! Em đã cởi mở và chân tình trong khi đáng lẽ em phải dè dặt , vô hồn, nhạt nhẽo và dối trá. Nếu em chỉ nói về thời tiết và đường sá, và nếu 10 phút chỉ nói một câu, thì hẳn sẽ không bị trách cứ như thế.

Bà mẹ nói:


– Con yêu, con không nên cảm thấy bị xúc phạm vì Elinor – chị con chỉ muốn bông đùa thôi. Mẹ có thể trách mắng chị con, nếu nó muốn kiểm soát niềm vui của con khi trò chyện với người bạn mới của chúng ta.

Marianne được xoa dịu ngay.

Về phần Willoughby, anh tỏ ra mọi cách đẻ biểu lộ niềm vui trong mối giao tiếp của họ và cho thấy anh ước muốn mói giao tiếp càng gắn bó thêm.Anh đến thăm viếng họ mõi ngày. Ban đầu anh lấy lý do là thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Marianne, nhưng anh được khích lệ qua thái độ chào đón ngày càng lịch sự, nên sau đấy lý do trở nên không cần thiết trước khi anh không thể viện cớ nào, vì Marianne đã lành hẳn. Cô phải giam mình trong nhà vài ngày, nhưng chưa bao giờ bị giam mình ít tẻ nhạt hơn lần này. Willoughby là chàng trai trẻ có nhiều tài năng, óc tưởng tượng nhạy bén, tinh thần sôi động, cử chỉ phóng khoáng đầy tình cảm. Anh đúng là người có mãnh lực lôi cuốn con tim của Marianne; vì qua các tố chất như thế, anh kết hợp không chỉ nhân cách quyến rũ mà còn là nhiệt tâm tự nhiên, bây giờ được nhiệt tâm của cô khơi dậy thêm và càng được tình cảm của cô chấp nhận hơn là bất cứ thứ gì khác.

Mối giao hảo với anh, dần dần trở nên niềm vui tuyệt diệu nhất cho cô. Họ cùng nhau đọc văn thơ, trò chuyện , đàn hát; anh có khiếu âm nhạc đáng kể; anh đọc văn thơ bằng mọi cảm nhận và tâm hồn mà Edward không may còn thiếu.

Trong xét đoán của bà Daswood, anh cùng toàn bích như Marianne. Elinor không thấy gì để chê anh, ngoại trừ anh muốn nói thật nhiều những gì anh nghĩ mỗi khi có dịp mà không để ý ai đang nói với ai hoặc nói trong hoàn cảnh nào-nhưng cái tật này lại rất giống cô em và đặ biệt làm hài lòng cô em. Anh thiếu cẩn trọng qua cách hấp tấp định hình và phát biểu ý kiến về những người khác, bỏ qua phép lịch sự khi bắt người khác chú ý tuyệt đối đến điều đang ngự trị trong tư tưởng anh, và dễ dàng xem nhẹ những khuôn phép xã hội. Elinor không thể chấp nhận tư cách này, mặc cho tất cả những gì anh và Marianne muốn nói để biện hộ.

Bây giờ Marianne bắt đầu nhận ra rằng nỗi vô vọng chiếm lĩnh cô ở tuổi 16-e không thể gặp một người có thể thỏa mãn các ý tưởng của cô về toàn bích-đã trở nên vội vàng và vô lý. Willoughby là tất cả những gì mà trí tưởng tượng của cô đã vẽ vời-trong những giờ phút bất hạnh ấy và cả trong mọi thời khoảng vui vẻ hơn-về người có khả năng làm cho cô gắn bó. Cử chỉ của nah biểu lộ ý anh muốn mình là con người trong mộng như thế của cô, cũng tha thiết ngang bằng với năng lực mạnh mẽ của anh.

Mẹ cô cũng thế, trong tâm tưởng bà không hề hồ nghi về cuộc hôn nhân giữa hai người. Trước khi một tuần trôi qua, vơi triển vọng sang giàu của anh, bà đã hy vong và chờ đợi cuộc hôn nhân này; rồi bà thâm tự chú mừng mình đã có được hai chàng rể như Edward và Willoughby.

Ý tình của Đại tá Brandon dành cho Marianne, vốn đã được những người bạn của ông sớm khám phá ra, bây giờ trở nên rõ ràng trước mắt Elinor, trong khi những người kia không còn nhận ra nữa. Họ quay ra chsu ý và hóm hỉnh với tình địch may mắn hơn của ông, và các chế giễu với ông là đối tượng trước khi ý tình lộ ra, giờ đã được rút lại khi sự bông đùa bắt đầu thực sự gắn kết với cảm nhận của ông. Mặc dù không muốn tịn, Elinor vẫn phải tin rằng những tâm tư mà bà Jennings gán cho ông chỉ để thỏa mãn cho riêng bà, bây giờ thật ra là được em gái cô khích động. Tuy nhiên, cô cũng thấy dù tình cảm của em gái mình nghiêng về Willoughby do hai người có tính khí giống nhau, tố chất trái ngược chưa hẳn là trở ngại cho Đại tá Brandon. Cô nhìn sự viêc mà lo lắng, vì một người đàn ông trầm lặng ở tuổi 35 có thể mong đợi được gì, khi đối đầu với một anh trai trẻ sinh động ở tuổi 25? Vì cô không thể ngay cả khi chúc cho ông được toại ý, cô thật tâm mong ông nên dửng dưng. Cô mến ông-dù cho ông nghiêm nghị và kín đáo, cô thấy nơi ông một đối tượng đáng quan tâm. Tư thái của ông dịu dàng, dù nghiêm túc, vẻ kín đáo của ông dường nư là do kièm chế tính khí hơn là do tâm tư u sầu tự nhiên. Ngài John đã nói bóng gió về những thương đau và tuyệt vọng trong quá khí, nên qua đấy cô tin rằng ông là một người bất hạnh, nên cô phán xét ông với kính trọng và cảm thông.


Có lẽ cô thương hại và tôn quý ông thêm vì Willoughby và Marianne xem nhẹ ông, nghĩ ông không được sinh động và tươi trẻ, dường nư quyết tâm đánh giá thấp các phẩm chất của ông.

°°°

Một ngày, khi họ cùng nhau đề cập đến ông, Willoughby nói:

– Brandon chỉ là một mẫu người ai nấy có thể nói tốt, nhưng không ai màng đến; là người tất cả đều thích gặp, nhưng không ai nhớ đã nói đến.

Marianne thốt lên:

– Đúng là em nghĩ ông ấy như thế.

Elinor nói:

– Nhưng đừng nói khoác về điều này, vì hai người đều không công tâm. Mọi người trong gai đình Ngài John đều trọng vọng ông ấy, còn bản thân tôi lúc nào gặp ông cũng đều muốn bỏ thời giờ trò chuyện với ông.


Willoughby đáp:

– Được cô bảo trợ chắc chắn có lợi cho ông ấy; nhưng được những người khác trọng vọng, chính đây là điều đáng chê trách. Ai lại muốn hạ mình tự làm nhục để được những phụ nữ như Phu nhân Middleton và bà Jennings đánh giá cao, là những người ai nấy đều dửng dưng?

– Nhưng có lẽ sự sỉ nhục của những người như anh và Marianne giúp bù đắp cho ý kiến của Phu nhân Middleton và mẹ của bà. Nếu lời ngợi khen của họ có giá trị chê bai, lời chê bai của hai người có thể có giá trị ngợi khen; vì họ không phải kém phân biệt tốt xấu so với định kiến và bất công của hai người.

– Khi bảo vệ cho người cô che chở, cô có thể trở nên thô lỗ.

– Người được tôi che chở, theo cách anh nói, là một người đầy nhận thức; và nhận thức luôn hấp dẫn tôi. Đúng thế, Marianne, ngay cả dối với một người đàn ông ở tuổi giữa 30 và 40. Ông ấy đã kinh qua nhiều việc trên thế gian; đã sống ở nước ngoài, đã từng đọc nhiều, có đầu óc biết suy nghĩ. Chị đã tìm thấy nơi ông khả năng cho chị nhiều kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau, và ông luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của chị qua tư cách có gia giáo và bản chất tôt đẹp.

Marianne khinh thường thốt lên:

– Điều này có nghĩa, như ông ấy đã kể cho chị nghe, rằng Đông Ấn có khí hậu nóng bức và muỗi mòng gây phiền toái.

– Chị chắc chắn là ông ấy đã kể cho chị nghe, nếu chị có hỏi; nhưng các câu hỏi của chị là về những điểm chị dã biết trước.

Willoghby nói:


– Có lẽ những gì ông ấy đã qua sát là các quan thuộc địa, tiền vàng mẫu quốc và kiệu cáng.

– Tôi có thể nói rằng những quan sát của ông ấy rộng hơn tính ngay thẳng của anh. Nhưng tại sao anh có ác cảm với ông ấy?

– Tôi không có ác cảm. Ngược lại, tôi xem ông ấy là người đáng kính, được mọi người khen và không được ai chú ý đến; người có nhiều tiên hơn mức có thể chi tiêu, có nhiều thời giờ hơn là biết phải dùng như thế nào, và có hai áo choàng mõii năm.

Marianne thốt lên:

– Thêm vào đấy là ôgn không có khả năng thiên bẩm, khiếu thẩm mĩ, hoặc tinh thần. Thêm nữa là sự cảm thông của ông không thấy rạng rỡ, các cảm xúc của ông không nồng nàn, giọng nói của ông không biểu lộ ý tình.

Elinor đáp:

– Em nói qua các khiếm khuyết của ông mà quá thiên về khối lượng và năng lực của chính mình, đến nỗi lời khen mà chị có thể dành cho ông so ra lại là lạnh nhạt và chán ngắt. Chị chỉ có thể nhận xét ông ấy là người có tình cảm, có gia giáo, có kiến thức, cách ăn nói nhẹ nhàng và, chị tin chắc, có một tâm hồn dễ mến.

Willoughby thốt lên:

– Cô Daswood, bây giờ cô đang đối xử với tôi một cách không khoan nhượng. Cô đang cố xoa dịu tôi bằng lý lẽ, thuyết phục tôi chống lại chủ ý của tôi. Nhưng không được đâu. Cô có thể thấy tôi cũng bướng bỉnh giống như cô có thể khéo léo. Tôi có ba lý do không thể lý giải được cho ác cảm với Đại tá Brandon: ông ấy cảnh cáo tôi về mưa bão khi tôi muốn trời quang đãng, ông ấy chê bai việc tôi phóng tốc độ trên xe song mã hai bánh, và tôi không thể thuyết phục ông ấy mua con ngựa nâu của tôi. Tuy thế, nếu cô có thấy mãn nguyện để được nghe rằng tôi tin cá tính cảu ông ấy là không thể chê trách theo những phương diện khác, thì tôi sẵn sàng thú nhận. Và để đáp lại lời xác nhận này mà tôi cảm thấy đau đớn, cô không thể tước đoạt quyền của tôi có ác cảm với ông ấy như bấy lâu nay.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.