Lục Mạch Thần Kiếm

Chương 8: Sự lòng giải tỏ khúc nôi


Đọc truyện Lục Mạch Thần Kiếm – Chương 8: Sự lòng giải tỏ khúc nôi

Trong rừng hạnh, ngoài tiếng xương cốt đại sư Trí Quang chuyển rắc rắc, tiếng gió thổi ngọn cây ào ào hoặc tiếng côn trùng sột soạt trong đám cỏ, ngoài ra không ai dám lên tiếng. Bầu không khí nặng trĩu nghiêm trọng bao phủ hồi lâu, đột nhiêu

Triệu Tiền Tôn cười khanh khách, nói:

– Buồn cười thật là buồn cười! Người Hán đã chắc gì hơn ai? Người Khất Ðan chưa chắc đã không bằng loài súc sinh! Hiển nhiên đã là người Khất Ðan việc gì mà phải mạo nhận là người Hán, như thế phỏng có ích gì? Ðến cha mẹ sinh ra

mình, mình không chịu nhìn nhận, thế cũng đòi là tu mi nam tử, là đại trượng phu?

Kiều Phong trợn mắt, hầm hầm nhìn Triệu Tiền Tôn, hỏi:

– Phải chăng tiền bối bảo Kiều mỗ là người Khất Ðan?

Triệu Tiền Tôn đáp:

– Ta cũng không hiểu nữa. Ta chỉ biết rằng trận đánh ngoài ải Nhạn Môn quan có người võ sỹ từ tướng mạo cho đến thân thể hao hao giống ngươi mà thôi. Trận đánh ấy, chợt nghĩ đến ta lại hồn vía lên mây, tim mật tan vỡ. Tướng mạo con người đối đầu với ta, dù trăm năm nữa ta cũng không quên được.

Kiều Phong từ từ buông Trí Quang đại sư xuống, chân phải sẽ hất lên một chút,nhẹ nhàng đá cái thân thể to lớn của Ðơn Quý Sơn đánh binh một cái cho rơi xuống đất. Ðơn Quý Sơn xoay mình đi, đứng ngay dậy được chưa bị thương chút nào. Kiều Phong hai mắt nhìn chằm chặp Trí Quang đại sư, thấy nét mặt lão vẫn thản nhiên, không lộ ra chút chi là giảo quyệt gian trá, liền hỏi:

– Thế rồi sao nữa?

Trí Quang đáp:

– Những chuyện về sau Bang chúa đã biết rồi đó, Bang chúa hồi bẩy tuổi lên núi Thiếu Thất hái trái cây, gặp con chó sói toan vồ thì may sao gặp một nhà sư chùa Thiếu Lâm cứu cho thoát chết, giết ác thú, lại chữa cho Bang chúa khỏi vết thương.

Từ đó trở đi, nhà sư còn truyền dạy võ công cho Bang chúa, có đúng thế không?

Kiều Phong đáp:

– Ðúng rồi! Thế ra các việc đại sư đều biết cả.

Hồi đó nhà sư chùa Thiếu Lâm truyền dạy võ công cho Kiều Phong đã dặn chàng không được tiết lộ với ai. Vì thế mà khách giang hồ chỉ biết chàng là đồ đệ chân truyền của Uông Bang chúa, chứ không ai hiểu Kiều Phong đã có mối quan hệ với chùa Thiếu Lâm. Trí Quang nói:

– Nhà sư chùa Thiếu Lâm đó chịu lời uỷ thác của thủ lĩnh đại ca giáo huấn cho Bang chúa khỏi lầm đường lạc lối. Chính vì việc này, thủ lĩnh đại ca, Uông Bang chúa cùng tôi đã tranh luận sôi nổi. Tôi bảo để nguyên Bang chúa ở chốn đồng

ruộng, sinh nhai về nghề nông, không cần học võ làm gì để mua thù chuốc oán trong đám giang hồ. Song thủ lĩnh đại ca lại bảo nếu làm như vậy thì có điều hối hận với lệnh song đường, nên chăm chút nuôi dưỡng giáo huấn để Bang chúa trở

nên một vị anh hùng.

Kiều Phong hỏi:

– Tại sao… mà các vị tiền bối lại có điều hối hận với song thân tôi? Người Hán cùng người Khất Ðan đã có mối thù sâu cay, chém giết nhau là sự thường, tôi tưởng chả có điều chi mà phải hối hận.

Trí Quang thở dài, nói:

– Bức di văn trên vách đá ngoài ải Nhạn Môn quan hiện nay vẫn còn, rồi đây lúc này tiện dịp Bang chúa ra mà coi. Thủ lĩnh đại ca đã có chủ ý như vậy thì dù sao tôi cũng phải chịu thua anh. Ðến năm mười bốn tuổi, Bang chúa được Uông Bang chúa nhận làm đồ đệ, rồi từ đó trở đi, Bang chúa gặp rất nhiều bước đường may mắn. Dĩ nhiên là thiên tư Bang chúa đặc biệt hơn người, cả chí phấn đấu cũng không ai bì kịp. Giả tỷ mà Bang chúa không được thủ lĩnh đại ca cùng Uông Bang chúa hết lòng quyến cố đỡ đầu cho thì Bang chúa đâu có dễ dàng bước lên địa vị ngày nay.

Kiều Phong cúi đầu ngẫm nghĩ, nhớ lại trong đời mình đã gặp bao nhiêu bước nguy nan, song lần nào cũng đổi dữ ra lành, chưa bị vố nào đau và bao nhiêu cơ hội may mắn từ đâu đưa đến cho mình, không cầu mà được. Mình cứ tưởng tiền vận dường như có phúc tinh chiếu mệnh đều tai qua nạn khỏi. Bây giờ nghe Trí Quang đại sư nói mới biết là mình được một vị đại anh hùng ngấm ngầm nâng đỡ, mà sao chính mình không biết gì hết.

Kiều Phong lại bâng khuâng tự hỏi: “Lời nhà sư Trí Quang nói có đúng hay không? Nếu đúng thì mình dòng máu Khất Ðan chứ không phải người Hán và Bang chúa không phải là ân sư mình, trái lại là cừu địch có mối thù giết cha mình.

Người anh hùng ngấm ngầm giúp ta phải chăng có chân tâm mong ta nên người hay chỉ là một cách để chuộc lại lỗi trước? Không! Không! Giống Khất Ðan hung tàn bạo ngược, là quân tử thù của người Hán, sao ta lại có thể là người Khất Ðan được?”

Trí Quang lại nói:

– Ban đầu Uông Bang chúa vẫn gia tâm đề phòng Bang chúa, nhưng rồi sau thấy nghiệp võ của Bang chúa tiến rất mau, cách hành động bất cứ việc gì cũng hợp ý Uông Bang chúa, lại một niềm kính cẩn tôn trọng, dần dần Uông Bang chúa rất chân tam yêu mến Bang chúa. Sau, Bang chúa được nhiều công trạng, oai danh mỗi ngày một lừng lẫy. Dân chúng Cái Bang từ trên chí dưới ai cũng đem lòng tin phục.

Cả người ngoài cũng biết rằng ngôi Bang chúa ở Cái Bang tất đến tay Bang chúa. Song Uông Bang chúa thuỷ chung vẫn không có chủ ý như vậy, chỉ vì lẽ Bang chúa là người Khất Ðan. Sau, Uông Bang chúa đem ba vấn đề trọng đại nan giải ra thử thách Bang chúa, thì Bang chúa nhất nhất giải quyết được một cách rất chu đáo. Thế mà Uông Bang chúa còn chờ cho Bang chúa lập đủ bẩy lần công lao to lớn mới chịu đem “Ðả cẩu bổng pháp” truyền thụ cho.

Năm đại hội ở Thái Sơn, Bang chúa đã trừ được tám kẻ cường địch cho Cái Bang, khiến Cái bang lừng danh thiên hạ. Bấy giờ Uông Bang chúa không còn do dự gì nữa, lập Bang chúa lên làm chủ Cái Bang. Theo chỗ tại hạ biết thì Cái Bang này mấy trăm năm nay, chưa có vị Bang chúa thứ hai nào phải trải qua nhiều cuộc gian lao mới lên được ngôi làm chúa tể bản bang như Bang chúa.

Kiều Phong cúi đầu nói:

– Tôi vẫn tưởng rằng ân sư tôi là Uông Bang chúa có ý rèn luyện cho tôi, bắt tôi phải chịu gian khổ nhiều năm để có thể đảm đương trách nhiệm trọng đại. Cứ lời đại sư nói thì ra… thì ra…

Lúc này trong lòng Kiều Phong mười phần đã đến tám tin lời Trí Quang đại sư.

Trí Quang nói:

– Những điều tại hạ biết đã nói hết rồi. Sau khi Bang chúa lên ngôi chúa tể Cái Bang, tại hạ còn được nghe tiếng đồn trên đám giang hồ, ai cũng nói Bang chúa là người toàn làm việc nghĩa hiệp, gây hạnh phúc cho dân, xử sự rất công bằng, chỉnh đốn mọi công việc để Cái Bang trở nên hưng vượng. Riêng tôi, tôi cũng mừng thay cho Bang chúa. Tôi còn được nghe Bang chúa đã mấy lần phá gian mưu của Khất Ðan, cũng là giết vô số anh hùng Khất Ðan. Cái lo “dưỡng hổ di hoạ” không thành vấn đề nữa. Việc này kể ra vĩnh viễn chẳng nên nhắc tới nữa mà không biết ai lại khuấy lên. Chẳng những nó làm phiền lòng cho Bang chúa mà còn vô bổ cho Cái Bang.

Từ trưởng lão nói:

– Ða tạ Trí Quang đại sư đã thuật lại vụ này một cách rất rành mạch, khiến cho ai nấy dường như được chứng kiến những việc đã xảy ra. Còn phong thư này…

Trưởng lão tay giơ phong thư lên, nói tiếp:

– Phong thư này là của thủ lĩnh đại ca viết cho Uông Bang chúa đây. Trong thư người cực lực khuyên ngăn Uông Bang chúa không nên truyền ngôi chúa tể Cái Bang cho Kiều Bang chúa. Kiều Bang chúa! Bang chúa thử coi xem.

Nói xong, cầm thư đưa cho Kiều Phong. Trí Quang nói:

– Ðể tôi xem coi lại đã, xem có đúng là bức thư đó không?

Nói xong, đưa tay ra cầm lấy thư xem qua một lượt rồi nói:

– Ðúng rồi đây! Quả nhiên là bút tích của thủ lĩnh đại ca.

Nói xong, đưa ngón tay ra cấu chỗ tên người thư danh, bỏ vào miệng nuốt. Lúc đó trời đã tối hẳn, trong rừng hạnh chỉ có ánh trăng sao lờ mờ. Khi Trí Quang hoà thượng xé chỗ tên ký, hoà thượng đã có ý để cho vào tận mắt, giả vờ ánh sáng không đủ rõ, lá thư đã gần kề miệng. Kiều Phong không ngờ vị lão tăng đạo cao đức trọng lại biết cách giảo hoạt đến thế.

Kiều Phong thấy Trí Quang xé thư giận quá gầm lên, vung tay trái ra nhảy lại điểm huyệt nhà sư, tay phải cướp lấy lá thư, song chậm mất rồi, chỗ tên ký đã bị nuốt vào trong cổ họng. Kiều Phong đành giải phóng huyệt đạo cho nhà sư, nhưng vẫn bực mình, hỏi:

– Ðại sư… đại sư làm gì vậy?

Trí Quang mỉm cười, đáp:

– Kiều Bang chúa! Kiều Bang chúa đã biết thân thế mình rồi. Còn chuyện Bang chúa muốn báo thù người đã hạ sát lệnh tôn cùng lệnh đường thì Uông Bang chúa đã qua đời rồi còn gì nữa. Ðến như tên họ thủ lĩnh đại ca thì bần tăng không muốn Bang chúa biết, chính bần tăng cũng có tham dự vào trận đánh nhau với lệnh tôn, lệnh đường thì bất luận tội tình gì, lão tăng xin một mình gánh hết. Bang chúa muốn giết, muốn mổ xin cứ hạ thủ đi cho!

Kiều Phong thấy Trí Quang lông mày rủ thấp, nét mặt tươi cười mà đượm vẻ từ bi nghiêm cẩn. Trong lòng ông tuy vừa thương vừa giận nhưng cũng đem lòng kính trọng. Ông nói:

– Hiện giờ Kiều mỗ chưa rõ chân giả ra sao, dù mỗ có muốn hạ sát đại sư chăng nữa cũng không thể hấp tấp được.


Nói xong, Kiều Phong lại đưa mắt nhìn Triệu Tiền Tôn. Triệu Tiền Tôn nhún vai tựa hồ như không quan tâm gì, y nói rất tự nhiên:

– Ðúng đó! Ta cũng dính líu vào vụ này thì ta cũng chịu một phần. Lúc nào ngươi thích lên muốn ra tay thì cứ việc.

Ðàm bà lớn tiếng nói:

– Kiều Bang chúa! Bất luận việc gì cũng nên nghĩ kỹ, không nên hành động hấp tấp mới phải. Nếu Bang chúa không cẩn thận thì tôi e rằng sẽ gây nên mối tương tranh giữa người Hán và người Hồ. Các hào kiệt ở Trung Nguyên sẽ coi Bang chúa là kẻ cừu địch.

Kiều Phong chỉ cười lạt một tiếng, ruột rối tơ vò, không biết đáp thế nào mới phải. Ông giở thư ra xem, trong thư viết:

“Kiếm Nhiêm lão đệ!

Mấy đêm bàn bạc, lão đệ thuỷ chung không thay đổi ý kiến về việc truyền ngôi.

Mấy bữa nay tiểu huynh đã nghĩ kỹ, nhận thấy rằng việc đó không nên.

Kiều quân tài nghệ hơn người, công lao vĩ đại, tính nóng và can đảm, là một nhân vật chẳng những riêng trong quý bang không ai bằng mà cả đến khắp cõi Thần Châu cũng ít người bì kịp. Ðể một người tài đức trọn vẹn lên kế vị thì sau này

sự nghiệp lên như diều, không còn nghi ngờ gì nữa.”

Ðọc đến đây, Kiều Phong nghĩ bụng, vị tiền bối này khoa trương mình đến cùng cực, trong lòng xiết bao cảm kích. Ông tiếp tục đọc xuống dưới:

“… Nhưng cuộc huyết chiến ngoài ải Nhạn Môn quan thuở nọ, những cảnh tượng kinh hồn khiếp vía lúc nào cũng ám ảnh tiểu huynh. Thằng nhỏ này không phải là người cùng chủng tộc với mình, hơn nữa cha mẹ y lại chết về tay chúng ta. Sau này y không biết đến gốc gác y thì chẳng nói làm chi, lỡ mà y biết ra thì không những Cái Bang sẽ bị tiêu diệt và tay y, mà cả các phái võ Trung Nguyên cũng phải vạ lớn. Về võ công cũng như thao lược, hiện nay Trung Nguyên ít người bằng đứa nhỏ này. Ðáng lý ra thì việc lớn ở quý bang người ngoài không nên can dự vào, nhưng ta cùng hiền đệ mối thâm giao đâu phải kẻ tầm thường. Ðây là một việc có ảnh hưởng vô cùng trọng đại, ta mong rằng hiền đệ nên nghĩ kỹ…”

Còn người ký tên thì đã bị Trí Quang xé đi rồi. Từ trưởng lão thấy Kiều Phong đọc thư xong đứng thừ người ra không nói năng gì. Trưởng lão lại đưa cho Kiều Phong một lá thư khác, nói:

– Ðây là thủ thư của Uông Bang chúa, chắc Bang chúa nhận được bút tích.

Kiều Phong đón lấy thư xem. Trong thư nói:

“Huấn dụ gửi cho Mã Phó Bang chúa, truyền công trưởng lão, chấp pháp trưởng lão cùng tất cả các trưởng lão.

Gặp trường hợp mà Kiều Phong có những hành vi thân Liêu, phản Hán, giúp Khất Ðan để lấn áp Ðại Tống, thì lập tức phải hạ sát y ngay, chớ để lỡ việc.

Tất cả các phương pháp để trừ khử y như hạ độc, hành thích,… đều dùng được cả. Ai hạ thủ sẽ được trọng thưởng mà không phải tội.

Uông Kiếm Thông thủ bút”

Dưới cùng chưa rõ ngày: nhà Ðại Tống, niên hiệu Nguyên Phong năm thứ sáu, tháng năm ngày mồng bảy.

Kiều Phong tính lại thì đúng là ngày mình lên nhậm chức Bang chúa Cái Bang. Kiều Phong nhận rõ ràng mấy dòng chữ đó đích thị là thủ bút của ân sư Uông Kiếm Thông. Xem thế thì biết thân thế mình rõ lắm rồi, không còn hoài nghi gì nữa.

Ông hồi tưởng lại ân sư đối với mình như người cha thảo, dạy mình rất nghiêm, yêu mình tha thiết. Ngờ đâu ngày mình lên kế vị Bang chúa, ân sư lại ngấm ngầm viết đạo huấn dụ này. Ông cảm thấy chua xót, nước mắt chạy quanh rồi nhỏ giọt lên tờ thủ dụ của Uông Bang chúa ướt hết cả. Từ trưởng lão thủng thẳng nói:

– Bang chúa đừng trách chúng tôi vô lễ. Nguyên tờ thủ dụ này Uông Bang chúa chỉ cho một mình Mã Phó Bang chúa biết mà thôi. Mã Phó Bang chúa giấu kỹ, tuyệt không nói với ai. Mấy năm nay, Bang chúa làm việc quang minh lỗi lạc,

quyết không có hành động thống Liêu phản Tống hoặc giúp Khất Ðan để áp bức người Hán. Thế thì di mệnh của Uông Bang chúa quyết không cần thi hành.

Mãi đến khi Mã Phó Bang chúa đột nhiên bị giết, Mã phu nhân mới tìm thấy tờ di mệnh này. Nguyên mọi người đã có ý nghi ngờ Mã Phó Bang chúa bị Cô Tô Mộ Dung sát hại. Giả tỷ mà Bang chúa đã tìm ra được thủ phạm để báo thù cho Ðại Nguyên thì thân thế cùng gốc gác Bang chúa không còn yếu tố nào để phát giác ra nữa. Lão phu này đã nghĩ kỹ, muốn vì đại cuộc đem huỷ phong thư này đi, nhưng mà… nhưng mà… nhưng mà…

Từ trưởng lão nói đến đây, đưa mắt nhìn Mã phu nhân, nói tiếp:

– Một là Mã phu nhân thống hận thù chồng, không thể để Ðại Nguyên oan chìm đáy bể, chết không nhắm mắt. Hai là Kiều Bang chúa o bế người Hồ, có những hành vi nguy hại đến bản bang…

Kiều Phong hỏi:

– Kiều mỗ o bế người Hồ? Câu đó ở đâu mà ra?

Từ trưởng lão nói:

– Hai chữ Mộ Dung tức là họ Hồ đó. Nguyên họ Mộ Dung là dòng dõi họ Tiên Ty cùng với Khất Dan ở ngoài quan ải.

Kiều Phong nói:

– Ủa! Nguyên do như vậy thế mà tôi không biết!

Từ trưởng lão lại nói:

– Ba nữa là chuyện Bang chúa nguyên người Khất Ðan thì nhiều người bản bang đã biết rồi mới sinh ra nội biến, dù ta có giấu cũng vô ích.

Kiều Phong ngửa mặt lên trời thở dài, trong lòng sầu thảm, những nghi vấn đã nửa ngày trời bây giờ mới phát giác. Ông quay lại nhìn Toàn Quang Thanh, hỏi:

– Phải chăng ngươi biết ta là dòng dõi Khất Ðan cho nên bội phản?

Toàn Quang Thanh đáp:

– Ðúng thế!

Kiều Phong lại hỏi:

– Bốn vị trưởng lão Tống, Hồ, Trần, Ngô tin theo lời ngươi, muốn giết ta cũng vì thế phải không?

Toàn Quang Thanh đáp:

– Phải đó! Nhưng mấy vị đó còn bán tín bán nghi nên chủ ý chưa nhất quyết, rồi tới lúc tối hậu lại sinh ra sợ sệt.

Kiều Phong hỏi:

– Gốc gác về thân thế ta vì đâu mà ngươi biết?

Toàn Quang Thanh đáp:

– Việc này dính líu đến nhiều người, xin thứ cho tại hạ không nói ra được. Bang chúa còn lạ gì “cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra”.

Lúc này không biết bao nhiêu làn sóng tư tưởng nổi lên trong đầu óc Kiều Phong. Ông nghĩ thầm: “Bọn họ đem lòng ghen ghét mình, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để hãm hại. Mặc dầu mình thân cô thế cô cũng phải chiến đấu đến cùng

chứ không chịu khuất phục.”


Nhưng rồi ông lại nghĩ: “Ân sư mình đã có thủ dụ, điều đó không còn sai được.

Trí Quang đại sư là người đạo cao đức trọng, đối với ta không thù oán, sao lại đến đây bày đặt ra quỷ kế này? Từ trưởng lão là một vị nguyên lão trọng thân có đâu lại đem lòng khuynh thúc bản bang? Ngoài thiết diện phán quan Ðơn Chính, Ðàm công, Ðàm bà đều là những bậc tiền bối có danh vọng rất lớn trong võ lâm. Triệu Tiền Tôn tuy dở điên dở dại nhưng cũng không phải là hạng tầm thường. Bọn họ chung khâu đồng tử thì có lẽ nào còn giả được?”

Quần chúng Cái bang nghe Trí Quang cùng Từ trưởng lão nói thì nhốn nháo cả lên. Nguyên Kiều Phong đối với bọn thuộc hạ rất có ơn nghĩa, về võ công cũng như về tài đức, ông được mọi người rất kính phục. Dè đâu ông lại là con cháu Khất Ðan, mối cừu hận giữa nước Liêu cùng nhà Ðại Tống mỗi ngày một sâu cay hơn.

Tử đệ Cái Bang chết về tay người Liêu trong bấy nhiêu năm không biết đến bao nhiêu mà kể .

Thế thì một người Liêu làm chúa tể Cái Bang tránh sao khỏi người bản bang bàn tán xôn xao. Nhưng đến việc công nhiên trục xuất Kiều Phong ra khỏi Cái Bang thì bất luận là ai cũng không dám nói ra miệng. Bầu không khí ngột ngạt, nặng trĩu bao phủ lên khu rừng hạnh, chỉ còn nghe thấy tiếng thở hít trầm trọng của người.

Ðột nhiên có tiếng đàn bà lanh lảnh vang lên nói:

– Thưa các vị bá thúc! Tiên phu chẳng may mất đi, kẻ nào hạ độc thủ đến bây giờ cũng chưa điều tra được rõ. Song tiên phu bình nhật là người thành thực, trung hậu, ít nói. Trong đám giang hồ không ai thù hằn, tôi thật không thể nào nghĩ ra người đã giết tiên phu. Phải chăng vì tiên phu nắm giữ một vật trọng yếu, khi người ta đã biết rồi đời nào còn chịu bỏ. Tất nhiên người ta việc mật sẽ bị tiết lộ, hư hỏng việc lớn. Phải chăng vì vậy mà người ta giết tiên phu đi để bịt miệng?

Người nói đây chính là Mã phu nhân. Mấy câu này dụng ý rất rõ ràng dường như trỏ vào mặt Kiều Phong là thủ phạm giết chồng nàng để chôn sâu những chứng cớ tỏ rõ ông là con cháu Khất Ðan.

Kiều Phong từ từ quay đầu lại nhìn con người toàn thân mặc tang phục, vẻ mặt yêu kiều khép nép, dáng điệu tha thướt, uyển chuyển,nói:

– Phải chăng phu nhân ngờ Kiều mỗ sát hại Mã Phó Bang chúa?

Mã phu nhân đứng thẳng người quay lại nhìn Kiều Phong, đôi mắt nàng trong như ngọc, lấp loáng trong đêm tối.

Kiều Phong thấy nàng run lên đáp:

– Thiếp là hạng nữ lưu đâu có biết gì, phải xuất đầu lộ diện thế này đã là quá rồi, còn dám buộc tội cho ai? Chỉ vì tiên phu phải thác oan nên ra khẩn cầu các vị bá thúc nghĩ tình cố cựu, điều tra ra thủ phạm để báo thù rửa hận cho tiên phu mà thôi.

Nàng nói xong quỳ xuống lạy sì sụp. Kiều Phong trước nay chỉ sợ những người mềm mỏng chứ không sợ kẻ cương cường. Ðối với Mã phu nhân, một người yêu kiều tha thướt ông không có cách nào đối phó. Nàng không bảo Kiều Phong là hung thủ mà thực ra câu nào cũng ngụ ý ám chỉ ông. Kiều Phong thấy kiểu cách nàng lạy phục xuống đất thì tức uất người nhưng không tiện buông cơn giận cho nổi lên, ông đành quỳ xuống đáp lễ, nói:

– Xin tẩu tẩu đứng dậy!

Chợt mé tả rừng hạnh có tiếng một thiếu nữ hỏi:

– Mã phu nhân ! Tôi có một điều nghi ngờ muốn hỏi, chẳng hay phu nhân có ưng không?

Mọi người quay đầu nhìn lại thấy nữ lang mặc áo xanh lợt, chính là Vương Ngọc Yến.

Mã phu nhân hỏi lại:

– Cô nương có điều gì muốn tra hỏi ta?

Vương Ngọc Yến đáp:

– Tôi đâu dám tra hỏi, phu nhân vừa nói Mã tiền bối có phong di thư gắn xi cẩn thận, lúc Từ trưởng lão mở ra vẫn còn nguyên niêm, thế thì trước khi Từ trưởng lão chưa mở ra, không có ai đã được xem nội dung bức thư đó phải chăng?

Mã phu nhân đáp:

– Ðúng thế!

Ngọc Yến nói:

– Thế thì bức thư của vị thủ lĩnh cũng như tờ di mệnh của Uông Bang chúa, trừ Mã tiền bối ra không ai biết nữa. Sao phu nhân được biết lại biết nó quan trọng mà bảo người ta giết Mã Phó Bang chúa để bịt miệng?

Mã phu nhân hỏi lại:

– Cô nương là ai? Sao lại can dự đến việc lớn của Cái bang?

Ngọc Yến đáp:

– Dĩ nhiên là tôi không thể can dự vào việc lớn của quý bang, song các người bên quý bang lại vu hãm biểu huynh tôi nên tôi mới hỏi.

Mã phu nhân hỏi:

– Biểu huynh cô nương là ai? Phải chăng là Kiều Bang chúa?

Ngọc Yến lắc đầu, mỉm cười đáp:

– Không phải là Kiều Bang chúa mà là Mộ Dung công tử.

Mã phu nhân nói:

– À ra thế đấy!

Rồi phu nhân không đáp lời Vương Ngọc Yến, quay lại hỏi chấp pháp trưởng lão:

– Bạch trưởng lão! Luật lệ bản bang rất là nghiêm ngặt. Giả tỷ chính trưởng lão phạm pháp thì xử trí ra sao?

Chấp pháp trưởng lão Bạch Thế Kính nói:

– Ðã biết luật mà còn phạm pháp thì tội nặng hơn một bậc.

Mã phu nhân hỏi:

– Còn người có địa vị cao hơn trưởng lão thì sao?

Bạch Thế Kính biết ý nàng muốn ám chỉ ai rồi, bất giác quay lại mà nhìn Kiều Phong vừa đáp:

– Luật pháp bản bang là do tổ tiên định ra, không phân biệt địa vị cao thấp hoặc hàng tôn ti, ai cũng như ai, có công là thưởng có tội là phạt.

Mã phu nhân lại nói với Vương Ngọc Yến:

– Cô nương đây có lòng nghi ngờ là phải lắm. Ban đầu tôi cũng nghi thế. Song tối hôm trước khi được tin dữ, bỗng nhiên có kẻ trộm vào nhà tôi.

Ai nấy giật mình, có người hỏi:


– Có kẻ trộm vào nhà phu nhân? Kẻ trộm đã lấy những thứ gì? Có đánh người bị thương không?

Mã phu nhân đáp:

– Không ai bị thương cả. Kẻ trộm dùng huân hương làm cho tôi cùng hai đứa nữ tỳ mê đi, mở rương lục tủ tìm hết khắp nơi, lấy trộm hơn mười lạng bạc. Hôm sau tôi tiếp được tin dữ tiên phu bị nạn nên không còn bụng dạ nào nghĩ đến việc kẻ trộm lấy cắp bạc. May mà tiên phu tôi giấu phong thư vào chỗ kín đáo, kẻ trộm mới không tìm thấy để xé bỏ đi.

Câu này càng rõ ra Mã phu nhân ám chỉ Kiều Phong đã hoặc chính mình hoặc sai người vào nhà Mã Ðại Nguyên trộm thư. Ông đã định trộm thư thì tất là biết nội dung bức thư đó thế nào. Thế là về điểm giết người để bịt miệng đã rõ ràng.

Vương Ngọc Yến nhất tâm muốn cãi cho Mộ Dung Phục và nàng e Kiều Phong có dính líu đến biểu huynh nàng, liền nói:

– Kẻ cắp vào nhà trộm mười lạng bạc là chuyện tầm thường, gặp trúng đêm hôm đó chẳng qua là việc ngẫu nhiên.

Mã phu nhân nói:

– Cô nương nói phải lắm! Tôi cũng nghĩ như vậy, nhưng sau tìm thấy ở chân tường chỗ vào cửa sổ, kẻ trộm chui ra đánh rơi một vật trong lúc y vội vàng. Tôi thấy vật đó, trong lòng hoảng sợ và biết vụ này quan hệ phi thường.

Tống trưởng lão hỏi:

– Phu nhân lượm được vật gì? Tại sao vụ này lại quan hệ phi thường?

Mã phu nhân từ từ mở bao, lấy ra một vật dài độ tám, chín tấc, đưa lên Từ trưởng lão rồi nói:

– Xin các vị bá thúc tác chủ cho.

Từ trưởng lão đón lấy vật đó thì phu nhân ngã quay xuống đất khóc rống lên.

Mọi người quay lại nhìn Từ trưởng lão. Trưởng lão lấy xem thì đó là một cây quạt giấy. Trưởng lão mở quạt thấy có đề bài thơ, liền đọc lên:

Ải Nhạn trời đông tuyết phủ nhoà,

Tơi bời cây cỏ, quãng bình sa,

Bất thủ há phải tham công trạng,

Chém giặc Lâu Lan báo quốc gia.

Kiều Phong nghe đọc bài thơ xiết nỗi kinh hoàng. Ông chú ý nhìn bức hoạ đồ trên cây quạt vẽ người tráng sỹ ra ngoài ải giết giặc. Cây này chính là của ông. Bài thơ do ân sư Uông Kiếm Thông viết ra còn bức hoạ đồ là thủ bút Từ trưởng lão.

Nét vẽ tuy không được tinh vi cho lắm nhưng rất cứng cáp, rõ cảnh trời đang xuống tuyết dữ và biểu lộ con người khẳng khái hào hiệp.

Kiều Phong quý cây quạt này lắm, ông cất kỹ mà sao nó lại lạc vào nhà Mã Ðại Nguyên. Từ trưởng lão lật quạt lại coi, thấy bức hoạ đồ chính tay mình vẽ ra thì buông một tiếng thở dài, lẩm bẩm than rằng: “Người ta đã không cùng chủng tộc với mình, tất nhiên tâm địa phải khác. Uông Bang chúa hỡi Bang chúa! Việc này Bang chúa đã lầm to rồi!”

Kiều Phong khi nghe thấy thân thế mình là dòng dõi Khất Ðan, trong lòng bao nhiêu cảm giác xung đột nhau. Hơn mười năm trời, hằng ngày ông bày mưu tính kế nào diệt nước Liêu, nào giết người Hồ, một đời trải qua bao trận phong ba, không lúc nào ông ngã tay chèo.

Nay ông nhìn thấy cây quạt của mình, Mã phu nhân câu nào cũng cố ý buộc chặt ông đã âm mưu hại Mã Ðại Nguyên, trong lòng ông vẫn vững vàng, óc ông nảy ra nhiều nghi vấn: ai đã lấy cắp quạt để vu oan giá hoạ cho mình? Việc này liệu có đánh ngã được mình không? Ông quay lại nói với Từ trưởng lão:

– Từ trưởng lão! Cây quạt này là của tôi.

Những bậc địa vị cao cả hoặc những bậc tiền bối ở Cái Bang mới nghe Từ trưởng lão đọc bài thơ đã biết là quạt của Kiều Phong còn bang chúng thì chưa ai hay.

Ðến khi nghe Bang chúa tự nhận là quạt của ông, ai nấy đều sửng sốt. Từ trưởng lão trong lòng cũng cảm xúc mạnh, hồi lâu mới lẩm bẩm: “Uông Bang chúa coi ta là người tâm phúc, vậy mà việc này không cho ta hay!” Mã phu nhân lại nói:

– Từ trưởng lão! Uông Bang chúa không nói cho trưởng lão biết thế là may đó!

Từ trưởng lão không hiểu, hỏi lại:

– Phu nhân bảo sao?

Mã phu nhân buồn rầu đáp:

– Trong Cái bang chỉ có mình Mã Ðại Nguyên vì biết việc này mà chết thảm. Giả tỷ trưởng lão… cũng biết trước thì chắc đâu chẳng cùng một số kiếp.

Kiều Phong lớn tiếng hỏi:

– Các vị còn ai nói gì nữa không?

Ông đảo mắt nhìn từ Mã phu nhân qua Từ trưởng lão rồi đến các trưởng lão chấp pháp, truyền công một lượt. Ai cũng lẳng lặng không nói gì. Kiều Phong chờ một hồi không thấy ai lên tiếng, liền nói:

– Lai lịch thân thế Kiều mỗ đã quá bẽ bàng, chính Kiều mỗ lại không hay biết.

Nhưng đã có nhiều vị tiền bối chỉ rõ ra, Kiều mỗ không dám phủ nhận. Kiều mỗ xin thoái vị Bang chúa Cái Bang để nhường lại cho bậc hiền tài.

Nói xong, ông rút ở bên đùi ra một cái túi dài, lấy ra cây gậy trúc bóng loáng như ngọc màu xanh biếc, chính là cây “Ðả cẩu bổng”, một tín vật của địa vị Bang chúa Cái Bang. Ông hai tay nâng cao lên, nói:

– Cây bổng này Kiều mỗ được Uông Bang chúa trao cho. Từ ngày Kiều mỗ lên chấp chưởng Cái Bang, tuy chẳng có công trạng gì nhưng cũng không phạm lỗi lớn.

Nay Kiều mỗ thoái vị, vậy quý vị hiền năng nào muốn ra gánh lấy trách nhiệm thì xin lại đây lãnh lấy cây bổng này!

Cái bang đã có tiền lệ, khi vị tân Bang chúa ra nhiệm chức thì do cựu Bang chúa trao lại đả cẩu bổng cho. Trừ trường hợp cựu Bang chúa mất đi mới không theo lệ ấy. Kiều Phong đang độ thanh niên, võ công thao lược cả Cái Bang, không có người thứ hai nào sánh kịp.

Từ khi ông làm Bang chúa đến giờ, trong bang tuy không khỏi còn có những người phản trắc, nhưng không một ai dám mong kế vị Bang chúa. Quần chúng Cái Bang thấy Kiều Phong tay nâng cây bổng, khí khái hiên ngang đứng trước mọi

người, còn ai dám ra nhận lấy cây bổng.

Kiều Phong hỏi luôn ba câu, thuỷ chung không ai đáp, liền nói:

– Thân thế Kiều mỗ chưa rõ rệt thì dù sao Kiều mỗ cũng không dám đảm nhiệm chức Bang chúa nữa.

Từ trưởng lão cùng hai vị truyền công, chấp pháp trưởng lão,ba vị hãy nhận lãnh lấy cây bổng này tạm giữ. Rồi đây ai lên nhậm chức sẽ do ba vị chuyển lại vật chí bảo của bản bang.

Từ trưởng lão nói:

– Thế thì phải lắm.

Vừa nói vừa giơ tay ra đón lấy cây bổng. Thốt nhiên Tống trưởng lão lớn tiếng ngăn lại:

– Hãy khoan!

Từ trưởng lão vội rụt tay về, hỏi:

– Tống lão đệ có điều chi muốn nói?

Tống trưởng lão đáp:

– Tôi nhận thấy Kiều Phong Bang chúa không phải người Khất Ðan.

Từ trưởng lão hỏi:

– Sao vậy?

Tống trưởng lão đáp:

– Vì tôi trông Kiều Bang chúa không giống người Khất Ðan.


Từ trưởng lão hỏi:

– Sao lại không giống?

Tống trưởng lão đáp:

– Người Khất Ðan hung bạo, tàn ác. Trái lại, Kiều Bang chúa là bậc anh hùng hảo hán, đại nhân, đại nghĩa. Vừa mới đây, bọn tôi làm phản Bang chúa, Bang chúa cam chịu lưu huyết để tha tội bội phản cho chúng tôi. Thử hỏi người Khất

Ðan phỏng có hành vi anh hùng như thế chăng?

Từ trưởng lão nói:

– Kiều Bang chúa được Uông Bang chúa giáo hoá từ thuở nhỏ nên đã biến cải được thói hung tàn của người Khất Ðan.

Tống trưởng lão nói:

– Ðã biến cải được tính nết thì không phải là người đốn mạt, làm Bang chúa chúng ta có điều gì không xứng đáng? Tống mỗ xét bản bang không có vị nào anh hùng hơn Kiều Bang chúa. Ðể người khác lên làm Bang chúa, Tống mỗ này không phục.

Quần chúng Cái Bang cũng có một số đông có ý nghĩ như Tống trưởng lão.

Nguyên Kiều Phong là người có cái thế rất được trọng vọng. Bây giờ chỉ căn cứ vào miệng vài người và mấy dòng chữ đã truất ngôi Bang chúa của ông, bao nhiêu người vẫn tận trung với ông rất lấy làm bất phục. Vừa thấy Tống trưởng lão đứng đầu nói ra, họ nhao cả lên. Thậm chí có mấy chục người hô to:

– Chúng ta phải đề phòng bọn âm mưu hãm hại Kiều Bang chúa, chớ nên nhẹ dạ tin người.

Có người nói:

– Việc qua đã mấy chục năm nay, ai trông thấy mà biết?

Có người nói:

– Việc thay đổi ngôi chúa tể bản bang đâu có thể dễ dàng như thế được!

Có người nói:

– Tôi nhất tâm theo Kiều Bang chúa, bất luận ai lên tôi cũng không phục!

Hồ trưởng lão hô to:

– Ai muốn theo Kiều Bang chúa thì đứng sang hàng ngũ bên tôi!

Hồ vừa nói vừa kéo Tống trưởng lão bên tay phải, Ngô trưởng lão bên tay trái đứng sang phía Ðông. Tiếp theo là ba đà chúa phân đà Ðại Nhân, Ðại Dũng, Ðại Nghĩa cũng sang phía Ðông the Hồ trưởng lão. Thuộc hạ ba phân đà này cũng ào ào đi theo các đà chúa mình.

Toàn Quang Thanh, Trần trưởng lão, truyền công trưởng lão và hai đà chúa Ðại Trí, Ðại Tín đứng nguyên chỗ cũ.

Thế là Cái Bang chia làm hai phái: phái đứng ở phía Ðông chiếm độ năm phần, phái đứng nguyên chỗ ba phần, còn ngoài ra là những người do dự không biết theo bên nào.

Chấp pháp trưởng lão Bạch Thế Kính trước nay vẫn là người cả quyết, nói một là một hai là hai, mà bây giờ cũng phân vân không quyết định.

Toàn Quang Thanh nói:

– Hỡi các anh em! Kiều Bang chúa tài lực hơn người, anh hùng xuất chúng, ai không bội phục? Song, chúng ta là người Ðại Tống mà lại có thể đi theo hiệu lệnh một người Khất Ðan được chăng? Tài ba Kiều Phong càng lớn bao nhiêu càng

nguy hiểm cho chúng ta bấy nhiêu.

Hồ trưởng lão nói:

– Thối lắm! Thối lắm! Quân chó đẻ! Ta coi bộ ngươi bẩy tám phần giống Khất Ðan.

Toàn Quang Thanh lớn tiếng nói:

– Chúng ta là những bậc hảo hán trung thành, tấc dạ sắt son, há lại can tâm đi làm nô lệ, làm chó săn cho người khác giống hay sao?

Lời y quả nhiên có hiệu lực. Những người đang đứng ở phía Ðông có đến hơn mười người chạy trở lại phía Tây. Quần chúng ở phía đông người thì mắng nhiếc, kẻ thì lôi kéo, rối loạn cả lên. có người lên chân xuống tay, có người cầm binh khí, mấy chục người quay ra đánh nhau. Các vị trưởng lão lớn tiếng dàn xếp. Nhưng người nào cũng có ý kiến thiên tư. Ngô trưởng lão cùng Trần trưởng lão trở mặt mắng nhau, hai mắt đỏ ngầu, cơ hồ muốn động thủ.

Kiều Phong bèn lên tiếng:

– Các anh em hãy dừng tay nghe tôi nói đây!

Kiều Phong nói bằng một giọng dõng dạc oai ghiêm, mọi người đang phân tranh lập tức đình chỉ quay nhìn ông. Kiều Phong nói:

– Ngôi Bang chúa Cái Bang này Kiều mỗ đã nhất định rút lui.

Tống trưởng lão vội ngắt lời:

– Bang chúa! Bang chúa đừng nản lòng…

Kiều Phong lắc đầu, nói:

– Không phải Kiều mỗ nản lòng. Về chuyện khác thì hoặc giả còn có sự âm mưu hãm hại, nhưng đến bút tích của ân sư Kiều mỗ là Uông Bang chúa thì bất luận làm cách nào cũng không thể giả tạo ra được.

Kiều Phong lại lớn tiếng hơn nói tiếp:

– Cái Bang là một bang lớn nhất trong đám giang hồ, oai danh lừng lẫy bốn phương. Trong võ lâm ai là người không kính phục. Nếu mình lại tàn sát nhau há chẳng khiến người ngoài cười cho ư? Lúc Kiều mỗ ra đi xin có đôi lời trình bày.

Nếu ai còn phóng một quyền, đá một cước vào mình anh em trong bản bang thì người đó phạm tội rất lớn.

Bang chúng trước nay đều là những người trọng nghĩa, nghe Kiều Phong nói,không khỏi hổ thẹn. Bỗng có tiếng đàn bà hỏi:

– Còn người sát hại anh em bản bang thì sao?

Kiều Phong dõng dạc đáp:

– Giết người thì phải thường mạng. Tàn hại anh em thì người đời thống mạ!

Mã phu nhân nói:

– Vậy là hay lắm!

Kiều Phong nói:

– Kiều mỗ là người quang minh lỗi lạc, trước nay chưa có điều gì phải giấu giếm ai bao giờ. Mã Phó Bang chúa bị ai giết hại, kẻ nào ăn trộm cây quạt để hãm hại Kiều mỗ, rồi đây sẽ tra xét cho ra. Mã phu nhân! Với bản lãnh này, Kiều mỗ đã vào quý phủ mà định lấy vật gì thì tất chẳng chịu về không và cũng chẳng đến nỗi đánh rơi những đồ vật trong mình. Ðừng nói quý phủ chỉ có mấy người đàn bà,ngay đến hoàng cung nội điện, tướng phủ, soái đường hay giữa đám thiên binh vạn mã, Kiều mỗ muốn lấy vật gì, vị tất đã không làm nổi.

Kiều Phong nói mấy câu rất oai nghiêm dõng dạc, quần chúng đều hiểu bản lãnh ông, biết là ông nói rất có lý, không ai dám bảo ông là khoác lác.

Mã phu nhân cúi đầu không nói gì nữa.

Kiều Phong lại chắp tay thi lễ với tất cả mọi người

rồi nói:

– Non xanh vẫn đó, nước biếc còn đây. Kiều mỗ xin tạm biệt. Chúng ta còn có ngày hội ngộ. Kiều mỗ là người Hán cũng được, mà người Khất Ðan cũng thế, còn sống ngày nào quyết không sát hại một người Hán. Nếu trái lời thề thì như lưỡi dao này.

Nói xong, ông lươn tay trái ra, nhảy lên chụp lấy Ðơn Chính. Cổ tay Ðơn Chính run lên, cần dao không chặt, bị Kiều Phong cướp mất. Kiều Phong lấy ngón tay cái bên phải bấm vào ngón tay giữa, búng mạnh một cái, tiếng “keng”vang lên, thanh đao gãy đôi. Mũi đao bay ra ngoài mấy thước, chuôi đao vẫn còn trong tay. Ông quay lại xin lỗi Ðơn Chính, bỏ chuôi đao xuống đất rồi ra đi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.