Lục Mạch Thần Kiếm

Chương 59: Tiết thần y kể chuyện đồng môn


Đọc truyện Lục Mạch Thần Kiếm – Chương 59: Tiết thần y kể chuyện đồng môn

Nguyên Thông Biện tiên sinh tức là Lung Ác lão nhân (ông già câm điếc) tai lão điếc lòi, miệng lão câm đặc, lão lấy danh hiệu là Thông Biện tiên sinh. Bọn đồ đệ trong môn phái lão đều bị lão chọc thủng lá nhỉ cho điếc, cắt đầu lưỡi cho câm. Chuyện này trên chốn giang hồ ai cũng biết rõ. Ðã là đệ tử lão quyết không có một người nào là không câm điếc. Thế mà bọn Khang Quảng Lăng ai cũng tinh mắt tai thính nói năng hoạt bát hơn cả người thường nhiều nên mọi người rất lấy làm kỳ!

Tiết Mộ Hoa nói:

– Các đệ tử dưới trướng gia sư thảy đều câm điếc nhưng chỉ những người nhập môn sau trong vòng ba mươi năm nay mà thôi, còn trước kia gia sư không điếc mà cũng không câm. Số là gia sư bị sư đệ người là Tinh Tú lão quái Ðinh Xuân Thu khiêu khích mà biến thành câm điếc.

Bọn Huyền Nạn bấy giờ mới vỡ lẽ đồng thanh nói:

– À ra thế đấy.

Tiết Mộ Hoa lại nói:

– Tổ sư tại hạ thu nạp hai vị đồ đệ: Ðại đệ tử họ Tô tên gọi Tinh Hà. Vị này là gia sư. Nhị đệ là Ðinh Xuân Thu. Ban đầu võ công cả hai vị xuýt soát nhau. Nhưng về sau thì có kẻ hơn người kém.

Bao Bất Ðồng nói xen vào:

– Hà hà! Nhất định sư thúc tiên sinh là Ðinh Xuân Thu bản lãnh giỏi hơn sư phụ tiên sinh rồi. Ðiều đó tiên sinh chả cần nói chúng tôi cũng đã biết.

Tiết Mộ Hoa nói:

– Nói đúng ra thì không phải vậy. Nguyên tổ sư tại hạ học hỏi cả về trên trời cho đến nhân gian. Sở học của người thật là bao la bát ngát…

Bao Bất Ðồng nói:

– Tiên sinh nói thì chúng tôi cũng biết vậy thôi, chứ chẳng lấy gì làm tang chứng làlão học rộng.

Tiết Mộ Dung biết tính Bao Bất Ðồng là hay bắt bẽ bài báo nên lão không cãi lẽ với y, lão liền kể tiếp:

– Ban đầu sư phụ tại hạ cùng Ðinh Xuân Thu đều học chuyên về võ công. Nhưng về sau sư phụ tại hạ phân tâm học thêm ngón đàn của tổ sư nữa.

Bao Bất Ðồng nhìn Khang Quảng Lăng nói:

– Ha ha! Té ra tiếng đàn của Khang tiên sinh học được ở quỷ môn tà đạo.

Tiết Mộ Hoa nói:

– Giả tỉ sư phụ tại hạ chỉ học thêm ngón đàn nữa thì cũng không có gì đáng ngại lắm. Nhưng tổ sư tại hạ học rộng đủ thứ cầm kỳ thi họa, bốc tướng số cùng các công nghệ tạp nhạp, chẳng món gì là không biết, chẳng nghề nào là không tinh. Sư phụ tại hạ bắt đầu học đánh đàn chẳng bao lâu lại học đến đánh cờ, rồi quay ra học thủ pháp (phép viết chữ) cùng hội họa. Các vị thử tưởng xem: Những môn học này môn nào chả tốn phí rất nhiều tâm lực cùng ngày giờ?

Ngừng một lát Tiết Mộ Hoa lại kể tiếp: Lúc ban đầu Ðinh Xuân Thu cũng giả vờ học tập môn ngoại lệ đó, nhưng môn nào y cũng chỉ học mười ngày hoặc nửa tháng rồi nói thoái thát là ngu độn không thể học được và bảo chỉ chuyên tâm về võ công mà thôi. Tình trạng này kéo dài mãi đến tám năm, mười năm rốt cuộc thời gian càng lâu thì võ công hai vị sư huynh, sư đệ càng phân rõ cao thấp.

Huyền Nạn đại sư gật đầu nói:

– Nguyên một môn đàn cùng đánh cờ cũng đã hao tổn đến nửa phần tĩnh lực của con người rồi còn gì. Thế mà Thông Biện tiên sinh kiêm thông được bấy nhiêu thứ thì quả là hiếm có. Còn Ðinh Xuân Thu chỉ nhất tâm chuyên về võ công nên lão có bản lãnh trội hơn sư huynh cũng chẳng lấy chi làm kỳ.

Khang Quảng Lăng nói:

– Lão ngũ! Còn có một điều rất khẩn yếu, sao không nói ra? Kể nốt đi! Mau lên!

Tiết Mộ Hoa nói:

– Ðinh Xuân Thu chỉ chuyên vào môn võ học cũng là một chuyện hay. Nhưng mà… Hỡi ôi! Chuyện này nói ra là vạch áo cho người xem lưng chẳng tốt đẹp gì cho sư môn. Tóm tắt là Ðinh Xuân Thu còn chuyên đi học những thủ đoạn đê hèn của mấy môn tà phép cực kỳ lợi hại của mấy phái bỉ ổi. Thế rồi đột nhiên lão quay về đánh tổ sư tại hạ đến bị trọng thương. Lão cố ý muốn giết tổ sư song tổ sư tại hạ là một bậc kỳ nhân, bản lãnh hơn người dù người không kịp đề phòng, bị đệ tử đánh bất ngờ cướp mất thượng phong song Ðinh Xuân Thu muốn hạ sát không phải chuyện dễ.

Ngừng một lát Tiết Mộ Hoa kể tiếp:

– Ðinh Xuân Thu đánh tổ sư bị trọng thương rồi. Tổ sư phải vất vả lắm mới chống đỡ được. Cũng may là sư phụ tại hạ đến cứu kịp thời.

Nhưng lúc Ðinh Xuân Thu khởi sự, lão đã bố trí rất cẩn mật huống chi sư phụ tại hạ bản lãnh không bằng lão. Sau một lúc ác chiến sư phụ tại hạ cũng bị thương còn tổ sư lăn xuống vượt thẳm không hiểu sống chết thế nào?

Ngừng một lát như nén xúc động Tiết Mộ Hoa lại nói:

– Sư phụ tại hạ vì tham học nhiều môn quá mà chểnh mãng võ công. Nhưng những môn khác kẻ ra cũng không hoàn toàn vô dụng. Gặp lúc nguy nan đó, sư phụ tại hạ lại giở thuật ngũhành bát quái cùng kỳ môn độn giác dùng cát đá làm loạn tai mắt Ðinh Xuân Thu rồi trốn thoát được.

Tiết Mộ Hoa ngẫm nghĩ một lát rồi nói tiếp:

– Ðinh Xuân Thu lại lừa bip tiểu sư phụ tại hạ:

– Nếu đừng mở miệng nói một câu gì nữa thì về sau lão không tìm đến rửa hận nữa. Hồi đó dưới trướng sư phụ tại hạcó thảy tám người chúng tôi là đệ tử chưa thành tài. Gia sư viết giấy giải tán chúng tôi không nhận làm độ đệ nữa. Từ đó quả nhiên người giả vờ làm câm làm điếc không nói gì nữa và ai nói gì cũng không nghe. Về sau gia sư có thu nạp đệ tử nhưng đều chọc tai cắt lưỡi hết để lập ra một môn phái riêng là tên là “Lung Á Môn.” Chắc sư phụ chúng tôi cũng hối hận về chuyện mình đã phân tâm đi học những nghề tạp nhạp khác để đến nỗi võ công không bằng Ðinh Xuân Thu.

Sau khi câm điếc dĩ nhiên bao nhiêu môn tạp nhạp đều bỏ hết.

Tiết Mộ Hoa thở dài rồi kể tiếp:

– Bọn sư huynh, sư đệ chúng tôi tám người khi còn thụ nghiệp ân sư thì ngoài việc luyện võ, mỗi người đều học thêm một môn khác nữa. Ðây là nói về trước khi Ðinh Xuanâ Thu phản thầy, gia sư chưa trông rõ cái hại lớn về chuyện phân tâm đi học những môn khác. Chẳng những người không ngăn cấm lại còn khuyến khích võ gia công chỉ điểm cho Khang Quảng Lăng là đại sư huynh bắt đầu học ngón đàn.

Tiết Mộ Hoa lại trỏ gã sử dụng bàn cơ nói:

– Nhị sư huynh là Phạm Bách Linh đây thì học đánh cờ vây, và đã trở thành một tay quốc thủ vô địch. Hiện nay y là tay kỳ thủ giỏi nhất thiên hạ.

Bao Bất Ðồng đảo mắt ngó Phạm Bách Linh rồi nói:

– Không trách tiên sinh dùng bàn cờ làm binh khí. Có điều bàn cờ của tiên sinh lại đúc bằng thứ thép có chất nam châm chuyên môn dùng để hút binh khí của người ta. Như vậy tưởng cũng chỉ là thứ khôn vặt, không phải hành vi của bậc chính nhân quân tử.

Phạm Bách Linh cãi:

– Về thuật đánh cờ có thế trân đường hoàng, có binh tướng hẳn hoi, nó chỉ diệu ở chỗ kỳ bí, nên không cấm kỳ những cơ mưu thần bí giả tà như phép dùng binh vậy…

Tiết Mộ Hoa cũng nói hùa theo:

– Cái bàn cờ của Phạm nhị ca sở dĩ đúc bằng thép có nam châm, nguyên là để áp dụng vào thuật đánh cờ. Sau một thời gian nguyên cứu rồi là bất luận là đang đi đường hay nằm ngồi, đột nhiên y tưởng đến một thế cờ, là bày quân đen, quân trắng ra bàn cờ có chất nam châm. Con cờ đúc bằng sắt thì dù là đang xe hay đi ngựa, chuyển động mạnh cũng không rơi mất quân cờ vì đá nam châm hút sắt chặt vào đấy. Tiến thêm một bước nữa, y thấy dùng bàn cờ làm binh khí lại càng thuận tiện. Lúc mãi nghĩ nước cờ để làm ám khí thì thật tiện cả mọi bề. Thực ra không phải bản tâm đúc bàn cờ để chiếm đoạt tiện nghi của người khác.

Bao Bất Ðồng là người có tư tưởng kỳ khôi. Y nghe câu chuyện này lấy làm thú vị và trong lòng cũng rất đồng tình nhưng ngoài miệng vẫn bài bác y nói:

– Về vụ này lý lẽ vẫn chua xuôi thật là lời biện bác miễn cưỡng Phạm lão nhị bản lãnh đã cao cường lại như vậy. Nếu lão nhị dùng bàn cờ gỗ rồi lấy quân cờ sắt chỉ sâu xuống khác nào người khảm quân vào bàn cờ thì quân cờ còn rớt ra thế nào được.

Tiết Mộ Hoa nói:

– Làm như vậy không tiện bằng bàn sắt quân sắt.

Rồi lão lại kể tiếp:

– Tam sư huynh! Tại hạ là Tuân Tản Tinh thích đọc sách. Bách gia chu tử không sách nào là không qua mắt thật là một vị túc nho học vấn rất uyên thâm, tưởng các vị cũng đã biết rồi.

Bao Bất Ðồng nhớ đến câu chuyện Gia Cát thiện chiến quần nho ở Ðông Ngô, liền nói móc:

– Cái nho của kẻ tiểu có chi là đáng kể.

Tuân Tản tức giận hỏi:

– Sao? Ngươi bảo ta hạng nho sinh tiểu nhân. Chẳng lẽ ngươi tự nhận là nho quân tử ư?

Bao Bất Ðồng nói:

– Tại hạ không dám đâu, không dám đâu?

Tiết Mộ Hoa sợ hai người đi đến chỗ cải lý thì e rằng đến ba ngày ba đêm cũng không xong, liền cắt ngang câu chuyện. Lão trỏ gã xử phán quan bút nói:

– Vị này là tứ sư huynh tại hạ, một tay nho nhã ung dung, chuyên về hội họa, thích du sơn ngoạn thủy, nghiên cứu rất tinh vi các thứ hoa cỏ. Y họ Ngô, trước khi nhập môn đã làm đến chức tướng quân tại triều đình nhà Ðại Tống. Vì vậy mà mọi người kêu y bằng Ngô Lãnh Quân.

Bao Bất Ðồng nói:

– Chỉ sợ lãnh quân là đánh đâu thua đấy. Còn môn hội họa của y thì e rằng vẽ người chẳng ra người, quỷ chẳng ra quỷ!

Tiết Mộ Hoa nói:

– Bao tiên sinh lại nói giỡn rồi! Tại hạ đứng hàng thứ năm học về nghề thuốc, kể cũng có chút hư danh trên chốn giang hồ nên không bao giờ quên được ơn nghĩa sư phụ truyền dạy cho mình.

Bao Bất Ðồng liền chặn họng ngay:

– Cảm mạo phong hàn mà bị ho hắng thì tiên sinh còn gắng gượng chữa được. Tại hạ vừa trúng phải chứng hàn độc đã đành chịu bó tay. Thế tiên sinh chỉ xứng với câu: “Bệnh nặng chữa không nổi, bệnh nhẹ chữa không chết!” Ha há! Cái ngoại hiệu “Thần Y” quả nhiên danh bất hư truyền.


Khang Quảng Lăng vuốt chòm râu dài, ngước mắt lên nhìn rồi nói:

– Lão huynh đây có tính kỳ cục, quả nhiên đặc biệt khác người.

Bao Bất Ðồng cười ha hả nói:

– Tại hạ họ Bao tên gọi Bất Ðồng, dĩ nhiên không giống người ta được.

Khang Quảng Lăng cười ha hả nói:

– Có phải tiên sinh đúng họ Bao và thực tên là Bất Ðồng không?

Bao Bất Ðồng đáp:

– Chẳng lẽ cái đó giả được nữa sao? Chà cha! Lão huynh này chuyên về chế tạo các cơ quan. Ðại khái lão huynh tinh thông về cái học công nghệ cùng thổ mộc và hẳn là đồ đệ Lỗ Ban tiên sư?

Tiết Mộ Hoa:

– Chính thị! Lục sư đệ tại hạ là Trương A Tam nguyên là tay thợ thuyền xuất thân. Trước khi nhập môn học võ đã là một tay thợ khéo tuyệt. Sau đến thụ nghiệp gia sư, nghề thợ đã khéo lại càng khéo thêm. Thất sư Muội tai hạ họ Thạch. Nàng rất tinh về các hoa cỏ. Bao nhiêu kỳ hoa dị thảo trong thiên hạ nàng đều trồng qua, mà thứ gì nàng trồng tỉa cũng tốt tươi…

Ðặng Bách Xuyên nói:

– Thạch cô nương dùng dược vật làm cho tại hạ mê đi té xỉu, chắc dược vật đó cô nương chỉ lấy ở phấn hoa mà thôi, chứ không có chất độc?

Cô họ Thạch tên gọi Thanh Lộ người rất xinh đẹp, tủm tỉm cười nói:

– Mới rồi tôi có đắc tội với Ðặng lão gia, mong được lão gia tha thứ cho.

Ðặng Bách Xuyên nói:

– Tại hạ là người lỗ mãng, cũng xin cô nương lượng cả bao dung.

Tiết Mộ Hoa lại trỏ đến anh hề, hễ mở miệng là lớn tiếng hát, nói:

– Bát đệ tại hạ đây là Lý Quỷ Lổi suốt đời thíùch nghề vẻ mặt diễn trò, dở điên dở dại, về đường võ học y không khỏi chểnh mảng.

Lý Quỷ Lổi đang nằm lăn dưới đất đột nhiên lên tiếng:

– Tài kiêu dũng quần hùng khiếp vía. Tôn Úc chính thị cô vương. Chẳng thích giang sơn thích điên cuồng cho phỉ chí con người tuấn kiệt…

Tiết Mộ Hoa nói:

– Bọn sư huynh đệ chúng tôi tám người tuy bị ra khỏi cửa nhưng đâu dám quên công sư phụ đã rèn luyện bấy lâu. Chúng tôi tự mệnh danh”Hàm cốc bát bửu”để kỷ niệm ơn đức ngày trước sư phụ truyền nghệ cho mình tại ải Hàm Cốc. Người ngoài chỉ cho rằng chúng tôi thanh khí tương cầu, chứ có biết đâu rằng chúng tôiquả là sư huynh sư đệ. Chúng tôi vì phải đề phòng Tinh Tu ùLão Quái trở lại Trung Nguyên chăng lưới một mẻ quét hết, nên năm năm mới hội họp một lần, còn bình thời tản đi mỗi người ở mỗi nơi. Vì thế mà A Bích cô nương đây đã được sư huynh tại hạ thu làm đồ đệ, mà mấy anh em chúng tôi chẳng ai biết gì. Không thì làm gì xảy ra sự hiểu lầm quý vị rồi, tranh đấu như bữa nay.

Bọn Huyền Nạn, Ðặng Bách Xuyên nghe Tiết Mộ Hoa thuật chuyện lai lịch tám anh em xong, thì tấm lòng ngờ vực đã bớt đi một nửa.

Công Dã Càn nói:

– Tiết tiên sinh trá tử rồi bố trí thuốc độc bên trong quan tài phài chăng là đối phó Tinh Tú Lão Quái? Sao Tiết tiên sinh biết lão sắp đến đây?

– Về vụ này kể ra cũng kỳ! Trước hai hôm, tại hạ đang ngồi rỗi. Trong nhà đóng cửa thì đột nhiên bốn người cưỡi ngựa đến xin chữa thuốc. Chữa bệnh cứu người nguyên là phận sự của thầy lang chứ chẳng có chi khác thường. Nhưng lạ chỗ một bệnh nhân là một vị hòa thường béo chùn béo chụt, xương trước ngực cũng như gân cốt sau lưng bị gãy nát. cái thân thể tròn trặn biến thành con người vuông, tựa hồ như nhà sư này bị nhét vào trong quan tài đã chật cứng rồi bị gò ép theo cái khuôn vuông vặn của nó.

Huyền Nạn nói:

– Thật là mắc cỡ! Thật là mắc cỡ! Ðó chính là Tam Tĩnh hòa thượng chùa Thiếu Lâm. Nhà sư này không giữ quy luật tu hành bị giam vào viện gới luật để sám hối. Người y to béo quá nên tòa thạch đình gò ép y biến thành hình thù như vậy. Ai đã đứa y đến đây để xin chữa thuốc?

Tiết Thần Y đáp:

– Y cùng đi với một bệnh nhân này càng kỳ dị hơn nữa. Ðầu gã đội một cái lồng sắt…

Nghe tới đây Bao Bất Ðồng cùng Phong Bá Ác đồng thời nhảy lên lớn tiếng chửi mắng:

– Mẹ nó! Ðúng thằng lỏi đó rồi! Trời xuôi đất khiến cho gã mắc bệnh. Nhưng hiểu gã bị bệnh gì?

Tiết Thần Y đáp:

– Gã muốn tháo cái đầu sắt ra, nhưng tại hạ xem kỹ cái lồng này gã gắn liền vào đầu gã không thể lấy ra được.

Bao Bất Ðồng vỗ tay nói; – Ký tuyệt! Kỳ tuyệt! Chẳng lẽ cái đầu sắt đã có sẵn từ lúc gã còn là cái bào thai mới sinh ra đã như vậy rồi phải không?

Tiết Thần Y lắc đầu đáp:

– Không phải thế! Cái lồng sắt lúc chụp vào đầu gã hãy còn nung lên nóng bỏng làm cho da thịt gã nhũn ra. Ðến khi huyết ngưng lại và những vết thương đóng thành sẹo, thì cái lồng dính liền vào đầu ót cùng mặt mũi gã, nên không tài nào tháo ra được nữa. Nếu cứ miễn cưỡng giật mạnh cái lồng sắt thì đờng thời lột luôn cả da mặt gã và mặt mũi không còn ra hình thù gì nữa.

Bao Bất Ðồng lạnh lùng hỏi:

– Gã đã cầu tiên sinh tháo lồng sắt, sao tiên sinh không tháo ra cho gã. Dù ngũ quan cùng mặt mũi gã có biï lột đi hết, gã cũng không trách được tiên sinh kia mà?

Tiết Thần Y nói:

– Về cái bệnh co gân gãy xương của Tam Tĩnh hòa thượng thì chữa chẳng khó khăn gì. Nhưng chắc chùa Thiếu Lâm khi đã trừng phạt nhà sư, hẳn có phương pháp để chữa thương thế cho y, bất tất phải cần đến Tiết mổ ra tay.

Nhưng còn gã đầu sắt kia thì không phải dễ dàng gì mà tháo ra được. Lúc tại hạ còn đang ngẫm nghĩ thì hai người bạn đưa gã đến phát cáu, lớn tiếng quát tháo, giục tại hạ phải ra tay lập tức. Tiết mổ bình sinh phải cái tật khó chịu la hễ ai muốn đến chữa thuốc trị bệnh phải có lời nói cử chỉ tử tế khẩn cầu, tại hạ mới chịu chữa. Bằng ai cậy thế áp bức thì tại hạ thà chịu chết dưới mũi đao lưỡi kiếm, quyết không khi nào chịu chữa. Tại hạ nhớ lại ngày ở Tụ Hiền Trang có cuộc anh hùng đại hội, gã Kiều Phong liều mình xông pha nơi hiểm nguy vạn tử nhất sinh đưa một vị tiểu cô nương đến cầu tại hạ chữa thuốc. Con người đó thật là dã man hung hăng đến cực điểm, nhưng y đã đến khẩn cầu tại hạ và nói năng rất mực lễ độ, tuyệt không dám hỗn xược chút nào.

Lão nói tới đây nhớ lại về sau bị mắc lừa A Châu để nàng điểm trúng huyệt đạo cắt mất cả râu ria, thật là một cái nhục lớn trong đời lão, nên lão im không nói nữa.

Lúc này A Bích trúng độc mê man, tâm thần bất tỉnh. Nếu không thì khi nàng nghe nói tới Kiều Phong đưa một thiếu nữ tới cầu Tiết ThầnY chữa thuốc, nàng đã truy vấn rối rít để dò la tông tích A Châu rồi.

Bao Bất Ðồng nói:

– Tiên sinh nói gì làm phách vậy? Bao mỗ trái lại có cái tính rất kỳ khôi là kẻ nào muốn được chữa bệnh cho Bao mỗ thì phải van xin nói ngọt, Bao mỗ mới để cho mà chữa. Bằng đối phương cậy thế áp chế thì thà rằng Bao mỗ đeo bệnh suốt đời hay chết đi còn hơn chứ quyết không để cho họ chữa.

Khang Quảng lăng cười ha hả nói:

– Bao tiên sinh làm như mình là một thứ bảo bối, người ta mất công trị bệnh cho tiên sinh mà lại phải hết lời năn nỉ, thì trừ khi là…

Bao Bất Ðồng nói tiếp:

– Trừ khi người đó là con ta!

Khang Quảng Lăng tức quá ngẩn người ra nhưng trong lòng y lại nghĩ rằng:

Gã nói thế cũng phải. Giả tỉ phụthân mình mắc bệnh mà gàn dở không chịu uống thuốc thì mình chỉ còn cách năn nỉ ông già mà thôi.

Khang Quảng Lăng là người ưa lý luận, không ngờ lại bị Bao Bất Ðồng nói xỏ liền đáp:

– Phải rồi! Nhưng ta không phải con ngươi.

Bao Bất Ðồng nói:

– Ngươi có phải là con ta hay không điều đó chỉ có má ngươi mới biết rõ mà thôi, chứ ngươi biết thế nào được?

Khang Quảng lăng nghe Bao Bất Ðồng nói xỏ tức quá run lên, nhưng rồi gật đầu nói:

– Quả đúng thế thật!

Bao Bất Ðồng vổ tay cười ha hả, nghĩ thầm: Sư phụ lục Muội thật ngốc quá xá!

Công Dã Càn khỏi Tiết Thần Y:

– Tiết tiên sinh! Có phải hai người đó ăn nói vô lễ rồi bị tiên sinh cự tuyệt không chữa nữa chăng?

Tiết Thần Y gật đầu nói:

– Ðúng thế! Lúc mỗ trả lời họ rằng: Tại hạ y thuật kém cỏi không chữa nổi, xin các vị đi kiếm người nào cao minh hơn mới xong. Gã đầu sắt thì đối với tại hạ thì rất mực khiêm cung! Gã nói; Tiết tiên sinh! Y đạo của tiên sinh đã đến mức tuyệt vời khắp chốn giang hồ đã tặng tiên sinh cái ngoại hiệu Diêm Vương Ðịch. Biết bao nhiêu phải nhờ tiên sinh mới thoát chết. Người trong võ lâm ai mà chẳng kính phục? Gia phụ lại cùng tiên sinh có một mối liên kết sâu xa. Tiểu tử khẩn cầu tiên sinh mở lượng từ bi ra tay cứu vớt cho đứa con của người bạn cũ.

Mọi người chăm chú nghe muốn hiểu lai lịch gã đầu sắt Du Thản Chi, khi thấy Tiết Thần Y biểu gã tự xưng là con người bạn cũ lão nên đồng thanh hỏi:


– Phụ thân gã là ai?

Lý Quỷ Lổi thốt nhiên nói vào:

– Gã là con ai chỉ mình má gã là hiểu rõ mà thôi, chứ gã biết thế nào được?

Anh kép hát đã học lóm câu Bao Bất Ðồng vừa nói để trả lời lại một cách rất buồn cười và đúng lúc.

Bao Bất Ðồng cười nói:

– Giỏi lắm! ngươi họa lóm lời ta mà giống như hệt. Ta e rằng người ngoài không thể học được mà phải kẻ thừa kế chân truyền của ta.

Tiết Thần Y tủm tỉm cười nói:

– Bát đệ! Bao tiên sinh đây ưa tính nói giỡn, bát đệ chẳng nên để vào lòng.

Lý Quỷ Lổi lại lên điệu hát võ:

Trăm hiệu xưng Hoàng Ðế,

Quyền hoa hạ vào tay.

Muôn dân đội nước cao dày,

Trăm họ là con là cháu.

Gã đã tra đóng vai cố nhân, nên khi trong bụng nghĩ đến nhân vật nào là thốt ra lời đúng điệu nhân vật đó ngay lập tức.

Bao Bất Ðồng muốn nói xỏ gã là hàng đệ tử mình, gã liền đóng đức Hoàng đế là một vị vua tổ nước Trung Nguyên để xỏ lại.

Tiết Thần Y tiếp tục kể:

– Tại hạ nghe gã đầu sắt tự giới thiệu mình là con cố nhân, liền hỏi phụ thân gã là ai thì gã đáp: “Tiểu nhân gặp chuyện không may làm nhục đến tiền nhân, nên không dám nêu tên tuổi phụ thân ra. Có điều chắc chắn là tiên phụ ngày trước có mối thâm giao với tiên sinh. Việc này đúng cả trăm phần trăm. Tiểu nhân không bao giờdám đem tiên phụra để gạt.”

Tại hạ nghe gã nói rất thành khẩn, quyết không phải chuyện bịa. Có điều tại hạ giao du rất rộng, bạn bè không biết bao nhiêu mà kể. Nghe gã nói thân phụ đã qua đời rồi, trong lúc bất ngờ tại hạ chưa đoán được thân phụ gã là ai.

Tiết Thần Y ngẫm nghĩ một lúc rồi kể tiếp:

– Lúc tại hạ còn đang trầm ngâm thì người cùng đi với gã nói ngay: “Theo pháp chỉ của sư phụ việc khẩn yếu đầu tiên phải chữa thương cho Tam Tinh hòa thượng. Còn gã đầu sắt này tháo lồng sắt ra hay không cũng chẳng can hệ gì.” Tại hạ vừa nghe liền lộn ruột, liền hỏi lại: “Tôn sư là ai? Pháp chỉ của ngươi chỉ ràng buộc người chứ ràng buộc ta thế nào được?” Bộ mặt gã này rất hung dữ gã nói: “Nếu ta nói tên ra thì lại e irằng ngươi phải sợ vỡ mật. Người dặn ta bảo ngươi phải chữa thương cho vị hòa thượng này ngay lập tức. Nếu ngươi cố ý trùng trình làm lỡ việc của người thì lập tức cho ngươi xuống chầu Diêm Vương.

Ngừng một lão tiếp:

– Ban đầu tại nghe y nói hổn xược thì căm giận vô cùng. Nhưng sau thấy thanh âm gã quen tai, dường như giọng nói của người Hồ cởi Tây Vực. Tại hạ coi kỹ lại tướng mạo gã thấy tóc quăn, mắt sâu hoẵm không giống người Trung Nguyên ta. Tại hạ chợt nhớ ra một người, liền hỏi: “Phải chăng ngươi ở Tinh Tú Hải đến đây?” Người đó lập tức biến sắc nói: Hừ! Nhãn quang ngươi thật nhìn nhận không lầm. Ðúng ta ở Tinh Tú Hải đến đây. Ngươi đã đoán trúng vậy phải tận tâm kiệt lực chữa mau đi!

Lão ngẩn mặt nhìn lên rồi kể tiếp:

– Tại hạ thấy gã tự nhận lá Tinh Tú Lão Quái thì nghĩ thầm: “Mối thù sâu cay môn phái lẽ nào không báo.” Tại hạ liền giả bộ khiếp sợ hỏi lại gã: Lâu nay tại hạ vẫn ngưỡng mộ thần thông quảng đại của Ðinh lão tiên ở Tinh Tú Hải, đem lòng kính ngưỡng vô cùng. Tại hạ giận mi vô duyên không được bái kiến, chẳng hiểu lão tiên có đến Trung Nguyên không?

Bao Bất Ðồng ngắt lời:

– Bêu bêu! Tiên sinh kêu lão bằng Tinh Tú Lão Quái hay Tinh Tú Lão Ma thì phải hơn. Sao lại cam chịu hạ mình kêu lão bằng “lão tiên.” Nhục nhã ôi nhục nhã!

Ðặng Bách Xuyên vội giảng hòa:

– Tam đệ! Ðây là Tiết tiên sinh cố ý trịnh trọng để dọ thám mà thôi. Khi người ta cân dò la cho hiểu rõ những điều mình chưa biết thì tất nhiên phải xưng hô cho họ vừa lòng, nên tiên sinh kêu bằng”lão tiên”là phải.

Bao Bất Ðồng cãi:

– Cái đó tiểu đệ đã biết rồi! Nhưng nếu tiểu đệ có dò la thì lại kêu lão bằng”lão yêu”hay”lão tặc”để khiêu khích cho gã nổi hung gầm thét lên như sấm. Tất rồi lòi đuôi.

Tiết Thần Y nói:

– Lão tiên sinh nói rất có lý. Tại hạ không quen lừa bịp, miệng kêu bằng “Lão tiên” mà không dấu được vẻ bất bình. Gã yêu nhân kia là tay giảo quyệt, vừa thấy thế gã đã đem lòng ngờ vực vươn tay ra nắm lấy huyệt mạch môn của tại hạ rồi quát hỏi: “Ngươi dò la hành tung sư phụ ta là có ý gì?” Tại hạ thấy sự tình bại lộ, liền xoay tay phóng chỉ điểm vào tử huyệt là gã chết ngay.

Ngừng một lát Tiết Thần Y kể tiếp:

– Gã yêu nhân thứ hai móc trong bọc ra một lưỡi đao trủy thủy đâm tại hạ. Trong tay tại hạ đã không có khí giới mà võ công gã yêu nhân lại không vừa. Lúc đó tại hạ bị nguy cấp thì gã đầu sắt đột nhiên vươn tay ra đoạt lấy lưỡi đao trủy thủy nói: “Sư phụ biểu chúng ta đến đây để xin chữa thuốc chứ có biểu đến đây giết người đâu?” Gã yêu nhân tức mình nói: “Thập nhị sư đệ bị y giết chết đó ngươi không thấy hay sao? Ngươi… ngươi… là con cố nhân của y, nên bây giờ về hùa với ngươi ngoài.” Gã đầu sắt lại nói: “Ngươi giết chết Thần Y đây thì mặc kệ ngươi. Nhưng còn nhà sư béo chùn béo chụt này không chữa được khỏi để lão chết thì lấy ai dẫn đường đi tìm băng tằm? Bấy giờ sư phụ sẽ hỏi tội ngươi đó!”

Bao Bất Ðồng hỏi xen vào:

– Gã đầu sắt cũng là đệ tử Tinh Tú Lão Quái. Bọn chúng yêu cầu Tam Tĩnh hòa thượng dẫn đường đi tìm băng tằm là cái khỉ gì vậy?

Tiết Thần Y đáp:

– Tại hạ cũng nghe nói vậy thôi, còn cứu cánh ra sao cũng không biết. Tại hạ thừa cơ lúc hai gã cãi nhau, liền lấy khí giới cầm tay. Gã yêu nhân kia nhận thấy giết tại hạ cũng chẳng dễ dàng gì, lại nghĩ tới gã đầu sắt nói cũng không phải là vô lý. Gã liền bảo gã đầu sắt: “Ðã thế thì ngươi bắt lão y sinh quỷ quái này dẫn đi yết kiến sư phụ.”

Tiết Thần Y hăng giọng kể tiếp:

– Gã đầu sắt nói: “Ðược lắm!” Rồi gã xoay tay phóng chưởng ra trúng ngực gã kia chết ngay lập tức!

Mọi người nghe Tiết Thần Y kể đến đây sửng sốt la lên một tiếng:

– Ủa!

Bao Bất Ðồng nói:

– Cái đó có chi là lạ? Gã đầu sắt có việc cần đến tiên sinh nên gã đánh bạn đồng môn để tâng công tiên sinh chớ có gì đâu?

Tiết Mộ Hoa thở dài nói:

– Trong lúc thảng thốt tại hạ cũng không hiểu rõ chân tâm gã vì tình nghĩa tại hạ là chỗ chí thân với tiên phụ gã, hay vì muốn làm công làm cán với tại hạ. tại hạ đang định hỏi lại cho biết, bất thình lình xa xa có tiếng hú vọng lại. Gã đầu sắt nhớn nhác nói: “Sư phụ tiểu nhân thúc giục tiểu nhân phải về ngay. Tiết bá phụ nên đem chữa thương cho nhà sư béo này khỏi đi. Sư phụ tại hạ vui lòng may ra người bỏ qua việc giết đến hai tên đồ đệ không nghĩ đến chuyện báo thù nữa.” Nói xong gã lật đật đi ngay, để nhà sư báo ở lại.

Huyền Nạn đại sư nói:

– Hiện giờ để ngịch đồ Tam Tĩnh ở đâu?

Tiết Mộ Hoa trỏ vào gốc động đáp:

– Y nằm điều dưỡng trong đó. Chỉ chừng nửa tháng nữa là khỏi hẳn.

Huyền Nạn nói:

– Tiết tiên sinh bố trí cái quan tài để đó, phải chăng là để đối phó với lệnh sư thúc?

Tiết Mộ Hoa nói:

– Ðúng thế! Tinh Tú lão tặc đã đến Trung Nguyên. Lão lại có hai tên đệ tử bị chết trong nhà tại hạ. Sớm muộn thế nào gã cũng tìm đến đây. Gã đầu sắt dù có muốn dối trá tử và vấn thuốc độc trong quan tài với hy vọng lừa lão vào bẫy. Cả già trẻ lớn bé trong nhà tại hạ ẩn nấp trong huyệt động này vừa được hai ngày thì ngẫu nhiên gặp kỳ họp mặt trong hạn năm năm của tám anh em đồng môn chúng tôi. Mọi người còn tụ tập khu phu cận ải Hàm Cốc thì liệt vị vừa kéo đến nhà. Người lão bộc tại hạ tuy tính nết rất trung thành, nhưng rất đỗi ngu ngốc. Lão tưởng lầm các vị là bọn đối đầu ghê gớm kia tới…

Bao Bất Ðồng cười khanh khách ngắt lời:

– Ha ha! Chắc lão bộc tưởng Huyền Nạn đại sư là Tinh Tú Lão Quái! Còn chúng tôi là đồ tử đồ tôn lão. Bạn đồng hành với lão mỗ người ngợm và tính nết đều kỳ dị, bảo, là bọn tiểu yêu phái Tinh Tú còn có lý giống được phần nào, chứ Huyền Nạn đại sư là một nhân vật thanh nhã hiền hòa, đạo khí lồ lộ mà nhận lầm là Tinh Tú Lão Quái hóa chẳng ra hỗn xược quá ư? Mọi người nghe nói đều cười ồ.

Tiết Thần Y cũng cười nói:

– Cái lầm đó quả đáng đánh đòn. lão bộc lúc nào cũng nơm nớp lo sợ toàn gia tại hạ mắc phải độc thủ Tinh Tú Lão Quái, lão hốt hoảng quá quên cả lời tại hạ dặn dò cặn kẻ, đốt ngay lưu tinh hỏa pháo liền để báo tin cho các bạn đồng môn.

Ngừng một lát Tiết Thần Y lại kể tiếp:

– Thứ lưu tinh hỏa pháo này do lục sư đệ tại hạ chế ra một cách rất khôn khéo. Hễ đất hỏa pháo lên, ánh sáng tỏa ra đến mấy dặm. Bọn anh em đồng môn chúng tôi tám người, mỗi người dùng một thứ Lưu tinh hỏa pháo khác nhau đôi chút để dễ phân biệt, cứ trông thấy hiệu hỏa pháo là biết ngay người nào đã đến. Kể ra thứ lưu tinh hỏa pháo này có lợi mà cũng có hại. Lợi ở chỗ bọn “Hàm cốc bát hữu” chúng tôi mỗi khi gặp cơn nguy biến có thể báo tin cho nhau đến tụ hội một chỗ đồng tâm hiệp lực kháng địch. Nhưng trong trường hợp này chẳng hạn, lại khiến cho Tinh Tú Lão Quái biết mà quét sạch thì đó lại là một điều rất tai hại.

Bao Bất Ðồng nói:


– Bản lãnh Tinh Tú lão quái dù lợi hại đến đâu vị tất đã hơn được Huyền Nạn đại sư, một vị cao tăng chùa Thiếu Lâm, hơn nữa còn bọn ta là một đám quân “tôm, cua” khá đông đứng ngoài reo hò trợ giúp, nếu muốn sống mái một trận, hồ dễ đã biết ai thắng ai bại? Sao phải… phải…

Gã chưa nói hết thì hai hàm răng run cầm cập chạm vào nhau canh cách. Chừng độc trong người gã đã lên cơn không nói hết được nữa.

Lý Quỷ Lổi lại cất giọng làm tuồng:

Mỗ Kinh Kha chính thị,

Sang thích khách Tần Hoàng.

Ngọn gió heo thổi buốt can trường,

Khiến tráng sĩ khôn đường mở miệng.

Bất thình lình một bóng người từ dưới đất bật tung lên hất đầu vào ngự Lý Quỷ Lổi.

Lý Quỷ Lổi rú lên một tiếng.

– Ui chao!

Rồi ngã ngửa về sau. Người kia tóm lấy gã đánh đấm túi bụi. Mọi người nhìn lại chính là Nhất trận Phong Bá Ác.

Ðặng Bách Xuyê vội chạy lại can:

– Tứ đệ không được lỗ mãng!

Rồi vươn tay kéo Phong Bá Ác ra. Giữa lúc ấy một âm thanh nhỏ li ti truyền vào trong sơn động:

– Bọn đồ tử đồ tôn Tô Tinh Hà! Mau mau ra đầu hàng hoặc giả còn có thể bảo toàn tính mạng! Nến còn trùng trình không chịu ra ngay thì đừng trách lão gia không đếm xỉa đến tình nghĩa đồng môn nữa!

Khang Quảng Lăng nói:

– Chà chà! Lão mặt dày còn nói đến tình nghĩa đồng môn nữa ư?

Lão nhị Phạm Bách Linh là kẻ thâm mưu nói:

– Lục đệ! Nếu chúng ta cứ mặc kệ lão liệu lão có đánh vào đây được không?

Trương A Tam không đáp lời Phạm Bách Linh quay sang hỏi Tiết Mộ Hoa:

– Ngũ ca! Những phiến đá vân gỗ trong động này dường như biến trúc đã ba năm nay, không biết do tay thợ nào mà khéo thế?

Tiết Mộ Hoa đáp:

– Ðây là cơ nghiệp tổ tiên truyền lại cho để xây sơn động này để làm nơi lánh nạn khi cần. Không hiểu ai đã xây nên?

Khang Quảng Lăng nói:

– Hay lắm! Lão ngũ đã có cái”động rùa”này mà vẫn giữ được bí mật, không ai thông tỏ ngõ đàng thì tuyệt quá!

Tiết Mộ Hoa ra chiều bẻn lẻn nói:

– Ðại ca lượng cho! Cái hầm này chẳng vẻ vang gì xin miễn nói đến nữa…!

Chưa dứt lời bỗng nghe đánh sầm một tiếng rung chiếm cả nhà hầm. Dưới chân mọi người đều cảm thấy mặt đất rung động không ngừng.

Trương A Tam cả kinh thất sắc nói:

– Nguy đến nơi rồi! Ðinh lão quái dùng thuốc nổ phá hầm thì chỉ trong chốc lát là tấn công vào đây.

Khang Quảng Lăng tức mình nói:

– Thực là quân hèn hạ quân vô sỉ đến cùng cực! Tổ sư cùng sư phụ tại hạ chuyên về môn học thổ mộc. Những cơ quan biến hóa này là bản lãnh của bản môn thế mà Tinh Tú Lão Quái khhông thay đổi lòng dạ đem chất nổ đem phá vỡ cơ quan. Vậy thì còn xứng đáng bản môn thế nào được?

Bao Bất Ðồng nói:

– Lão đã giết sư phụ, đánh sư phụ bị thương chẳng lẽ tiên sinh còn nhìn nhận lão làm sư thúc nữa hay sao.

Khang Quảng Lăng chưa kịp trả lời đột nhiên lại nghe một tiếng nổ vang trời. Trong động cát bụi bay mịt mù khiến cho mọi người không mở mắt ra được. Sơn động cửa đóng kín không có lối thông hơi. Sức rung động quá mạnh không khí dạt dào mọi người cảm thấy lá nhĩ đau nhói lên.

Huyền Nạn nói:

– Nếu để Lão dùng chất nổ phá hầm đánh ùa vào thì thà rằng chúng ta ra đi còn hơn.

Ðặng Bách Xuyên, Công Dã Càn, Bao Bất Ðồng, Phong Bá Ác bốn người đều khen phải.

Bọn Tiết Mộ Hoa biết Huyền Nạn là một vị cao tăng nhà chùa Thiếu Lâm mà phải chui rúc ở trong địa huyệt để trốn tránh địch nhân là một việc rất tổn thương đến oai danh tông phái. Nhưng cuộc chiến đấu một sống một chết này, xét cho cùng thì ẩn nấp trong hầm cũng không yên được liền nói:

– Phải đó! Chúng ta ra hết để cùng lão quái quyết một trận sống mất.

Phạm Bách Linh lại nói:

– Huyền Nạn đại sư cùng Lão quái kia vốn không thù oán mà bị lôi cuốn vào trận hổn độn này chắc là các vị đại sư phái Thiếu Lâm không chịu thõng tay đứng nhìn.

Huyền Nạn nói:

– Mọi việc liên quan đến các phái võ Trung Nguyên phái Thiếu Lâm đều nhúng tay vào. Xin các hạ miển trách cho tệ phái hay can thiệp vào việc ngoài.

Trương A Tam nói:

– Ðại sư đã cólòng nghĩa hiệp giúp cho, anh em tôi cảm kích muôn phần! Chúng ta cứ theo đường cũ tiến ra để cho lão quái một phen khiếp vía.

Mọi ngườu gật đầu khen phải.

Trương A Tam nói:

– Gia quyến Tiết ngũ ca cùng hai vị Bao, Phong trưởng cứ nén ở lại đây, chắc là lão quái không tìm thấy đâu.

Bao Bất Ðồng mắt hoằm hoằm nhìn A Lục nói:

– Ngươi ở lại phải hơn.

Trương A Tam vội nói:

– Thực tình tại hạ không dám coi thường nhị vị. Nhưng nhị vị đang bị thương mà cũng phải ra tay e có điều bất tiện.

Trương A Tam phát động cơ quan nhảy lẹ ra ngoài.

Hán h động của gã cực kỳ mau lẹ. Vừa nghe tiếng lách cách vai tiếng cửa động đã hở ra một lỗ nhỏ.

Trương A Tam ném ba quả pháo.

Ðùng! Ðùng! Ðùng!

Ba tiếng nổ vang lê, khói trắng mù mịt.

Gã ném trước hỏa pháo ra là để ngăn ngừa bọn Tinh Tú Lão Quái đến gần. Gã sợ bên địch đứng rình ngoài cửa động thì người nào chuồn ra ngoài là bị bắt mất người ấy.

Ba tiếng pháo vừa nổ, phiến đá đóng cử động mở ra một đường đủ lọt một người đi.

Trương A Tam lại ném luôn ba quả pháo nữa, đồng thời nhảy ra theo.

Chân gã chưa chấm đất thì trong làn khói trắng mờ mịt đã thấy bóng người đã nhảy đến bên mình. Chân trái người này vừa chí xuống đất đã nhảy phóc ra ngoài giữa đám đông la lên:

– Ai là Tinh Tú Lão Quái! Phong mổ muốn gặp lão.

Người đó chính là Phong Bá Ác. Gã thấy trước mặt đứng sững một Ðại Hán mặc áo vải liền quát ta:

– Ngươi tuy không là Tinh Tú Lão Quái nhưng hãy nếm một liền của ta đây.

“Bịch”một tiếng. gã ra tay rất nhanh đánh trúng vào ngực Ðại Hán.

Ðại Hán là đệ tử thứ chín phái Tinh Tú Lão Quái, bị đánh bất thình lình không kịp đề phòng nên trúng một quyền khá nặng. Nhưng công lự Ðại Hán rất thâm hậu, chỉ lạng người đi một cái rồi lại vung quyền đánh trả luôn. Thoi quyền này trúng Phong Bá Ác”chát”một tiếng. Thế rồi quyền qua chưởng lại va chạm nhau”binh, binh”dường như quyền chưởng đều đánh trúng vào người đối phương, nhưng không trầm trọng lắm nên không ai đến nỗi chí mạng. Bỗng nghe những tiếng vù vù lên nhanh bất tuyệt, Huyền Nạn, Ðặng Bách Xuyên, Khang Quảng Lăng, mọi người trong động liền tiếp nhảy ra.

Trong đám cây rậm giữa làn khói trắng mờ mịt, về góc Tây Nam nhìn rõ một lão già thân thể to lớn. Xung quanh lão lũ hán tử đứng thành hàng có kẻ cao người thấp không đều nhau. Khang Quảng Lăng la lên; – Ðinh lão tặc! Ngươi vẫn chưa chết ư”? Có nhận được ta không?

Lão già này chính là Tinh Tú Lão Quái Ðinh Xuân Thu! Lão thoáng nhhìn một lượt đã nhần rõ mọi người đối phương.

Ðinh Xuân Thu không trả lời Khang Quảng Lăng lại hỏi Tiết Thần Y:

– Tiết Mộ Hoa hiền điệt! Ngươi đã chữa khỏi nhà sư béo chùn béo chụt phái Thiếu Lâm chưa? Ta đã tha chết cho ngươi với điều kiện là ngươi phải nhập môn phái Tinh Tú ta.

Tinh Tú lão quái chỉ nhất tâm mong Tiết Mộ Hoa chữa khõi nhà sư Tam TĩnH đặng dẫn lão lên đỉnh núi Côn Lôn tìm kiếm băng tằm.

Tiết Mộ Hoa nghe giọng lưỡi lão này dường như không để ý gì đến người khác. Sư sống chết của những người này lá tùy ý lão muốn xử trí ra sao sẽ được như vậy.

Tiết Mộ Hoa đã biết rõ vị sư thúc ghê gớm này, trong lòng sợ hãi vô cùng nhưng ngoài miệng vẫn nói cứng:


– Ðinh lão tặc. Trên cõi đời này ta chỉ nghe theo mệnh lệnh một người mà thôi. Ngươi có bảo ta chữa cho oai là ta cứ ngay. Ngươi muốn giết ta thật dễ như trở bàn tay, nhưng muốn ta trị bệnh cứu người ngươi phải đến cầu người ta bảo ta mới được.

Ðinh Xuân Thu nói:

– Chắc mi chỉ nghe lịnh Tô Tinh Hà mà thôi! Có phải thế không. Tiết Mộ Hoa đáp:

– Chỉ có hạng ác ôn không bằng loài cầm thú mới sinh lòng phản thầy diệt tổ.

Mộ Hoa dứt lời thì bọn Khang Quảng Lăng, Phạm Bách Linh cho đến Lý Quỷ Lổi, mọi người lớn tiếng hoan hô rầm rĩ.

Ðinh Xuân Thu nói:

– Hay lắm! Hay lắm! Bọn mi đều là đồ đệ Tô Tinh Hà. Xong lão Tô phái người đến báo tin cho ta hay là đã trục xuất bọn mi ra khỏi môn phái rồi, không kể là đệ tử lão nữa. Chẳng lẽ lời nói của lão Tô lại không đáng đếm xỉa? Chẳng lẽ lão còn ngấm ngầm lưu bọn mi vào hàng đồ đệ hay sao?

Phạm Bách Linh đáp:

– Một ngày là thầy suốt đời phải gọi bằng cha. Sư phụ bọn ta quả đã đuổi chúng ra khỏi môn phái. Trong bấy nhiêu năm chưa được gặp lão sư, bọn ta có đến nhà bái yết mà cũng không được gặp người. Tuy nhiên tấm lòng kính yêu sư phụ của chúng ta quyết không giảm sút mảy may. Lão tặc họ Ðinh kia! Ta nói thiệt cho ngươi hay. Sở dĩ bọn ta biến thành cô hồn dã quỷ không có sư môn nào để nương tựa hoàn toàn là do ngươi mà ra cả.

Ðinh Xuân Thu mỉm cười đáp:

– Mi nói thế là đúng sự thật. Tô Tinh Hà sợ ta ra tay tiêu diệt bọn mi, nên mới đuổi bọn mi ra khỏi môn phái là có ý bảo tồn những cái mạng kiến ruồi của bọn mi đó! Ha ha! Hay lắm! Hay lắm! Chính miệng các ngươi hãy nói đi! Hiện nay bọn mi còn là đồ đệ Tô Tinh Hà và Tô Tinh Hà còn là sư phụ bọn mi nữa không?

Bọn Khang Quảng Lăng vừa nghe lão nói vậy đã biết ngay nếu bọn mình tự thừa nhận là đệ tử Tô Tinh Hà là lập tức Ðinh Xuân Thu ra tay sát hại. Nhưng một là không thể vì lúc lâm nguy mà bỏ nghĩa thầy trò, hai là lão quái này tàn ác không lường! Bữa nay mình đã đối đầu với lão thì cũng chẳng còn mong lão tha thứ nữa.

Bọn tám người “Hàm Cốt Bát Hữu.” Trừ thiếu phụ bị trọng thương nằm lại trong động, còn bảy người đồng thanh la lên:

– Bọn ta tuy bị sư phụ trục xuất ra khỏi môn phái, song tình nghĩa thầy trò không mảy may sức mẻ.

Lý Quỷ Lôi lớn tiếng nói:

– Ta là “Thiên Tiên Ðồng Mỗ” ngươi là một dòng súc sinh nhỏ xíu. Ta chỉ đánh một trượng là cái đùi con chó của ngươi sẽ gãy ngay lập tức.

Gã học tiếng nói của một bà già, giọng khàn khàn nhưng rất vang dội.

Bọn Khang Quảng Lăng nghe đến bốn chữ “Thiên Tiên Ðồng Mỗ” đều giật mình đánh thót một cái, Ðinh Xuân Thu vốn là bình tĩnh ung dung, mà nghe đến tên đó không khỏi biến sắc mặt, hai mắt chiếu ra những ta sáng kì dị. Lão phất tay áo bên trái một cái đột nhiên một tia lửa xanh lè vọt ra lẹ hơn sao đôi ngôi bắn vào mình Lý Quỷ Lôi.

Lý Quỷ Lôi né tránh nhưng không kịp.

“Xèo”một tiếng quần áo gã bốc chắc. Gã vội nằm lăn xuống đất nhưng càng lăn người đi bao nhiêu lửa càng bốc lên to bấy nhiêu.

Phạm Bách Linh hai tay hốt đất cát hất lên mình gã.

Giữa lúc ấy Ðinh Xuân Thu phất tay áo luôn năm cái, năm tia lửa bắn về phía năm người bọn Khang Quảng Lăng, chỉ còn Tiết Mộ Hoa là không bị bắn vào.

Khang Quảng Lăng phóng hai chưởng ra định đẩy ngọn lửa trở lại. Nhưng chưởng lực phóng ra chỉ làm cho ngọn lửa lung lay một chút.

Huyền Nạn đại sư cũng phóng chưởng ra để hất cả hai ngọn lửa tạt ra chỗ khác. Còn Trương A Tam và Phạm Bách Linh thì đã bị lửa bám vào mình.

Tinh Tú Lão Quái phát độâng long Hoa còn lợi hại hơn đệ tử lão là Trích Tinh Tử nhiều.

Chỉ trong khoảnh khắc, trong vườn sau đầy mùi khét lẹt. Bọn Trương A Tam ba gã kêu la ầm ĩ!

Bọn đệ tử Ðinh Xuân Thu thấy vậy thi nhau tâng bốc sư phụ. Có kẻ nói:

– Sư phụ ra một kỹ thuật nhỏ mọn đã đốt bọn chúng như heo quay mà sao chúng chưa chịu quỳ xuống xin đầu hàng?

Có gã bảo:

– Sư phụ có tài nghiêng trời lệch đất, đời trước chưa có ai bằng mà sau này cũng không ai bì kịp. Thật là thần thông quảng đại xuất quỷ nhập thần, không tiền khoáng hậu. Nay ta cho bọn chó lợn Trung Nguyên biết thủ đoạn phái Tinh Tú ta.

Có gã nói với Ðinh Xuân Thu:

– Sư phụ lão gia đã thần thông quảng đại như thế thì đánh đâu mà chẳng được. Các bậc anh hùng hảo hán bốn phương Ðông, Tây, Nam, Bắc ai mà không phải quy thuận như gió theo chiều?

Bao Bất Ðồng hét lên:

– Thúi lắm! Thúi lắm! Chao ôi! Da thịt ta tê rồi. Ðinh lão tặc kia! Ngươi là một đứa mặt dày!

Ðặng Bách Xuyên cùng Công Dã Càn đã vận kình lực vào bàn tay. Bao Bất Ðồng chưa dứt lời thì thấy hai tia lửa đã bắn tới rất lẹ.

Ðặng Bách Xuyên cùng Công Dã Càn đều phóng chưởng ra. Cả hai luồng chưởng đều đánh vào một chỗ, bật hai tia lửa đi. Nhưng hai người ruột đau như dùi đâm, rú lên hai tiếng thất thanh rồi lùi lại ba bước.

Nguyên Ðinh Xuân Thu dùng nội lực rất thâm hậu để phóng hỏa tinh, có nội lực của Huyền Nạn đại sư là chống lại được, đánh bật hỏa tinh ra ngoài và không bị tổn thương gì cả. Còn Ðặng Bách Xuyên và Công Dã Càn thì nội lực hãy còn kém xa Tinh Tú Lão Quái nên hai người bị nội lực đối phương đàn áp, cảm thấy đau đớn không chịu nổi.

Huyền Nán đại sư tiến đến trước Lý Quỳ Lôi phóng ra một chưởng. Chưởng lực này đi thấp là là lướt qua mình Lý Quỷ Lôi, vang lên những tiếng xì xì xé rách áo gã ra. Ðồng thời vùng lửa xanh lè cũng bị chưởng phong quạt tắt ngấm.

Một tên đệ tử Tinh Tú Lão Quái nói:

– Chưởng lực lão trọc kia khá đấy có thể bằng một phần mười chưởng lực sư phụ ta.

Một tên khác nói:

– Chà! Có chăng chỉ bằng một phần trăm chưởng lực sư phụ ta là cùng.

Huyền Nạn dùng chưởng lực quạt tắt làn hỏa trên mình Lý Quỷ Lổi, rồi trở tay quạt tiếp hai cái để dập tắt luôn cả lửa đang đốt Phạm Bách Linh và Trương A Tam.

Ðinh Xuân Thu vuốt chòm râu dài nói:

– Vị cao tăng chùa Thiếu Lâm quả nhiên công lực phi thường bữa nay lão phu xin đến lãnh giáo đây.

Nói xong lão bước tới rồi lẹ làng phóng chưởng ra đánh Huyền Nạn.

Huyền Nạn đại sư tuy chưa từng giao đấu với phái Tinh Tú nhưng nhà sư cũng biết phép “Hóa công đại pháp” của Ðinh Xuân Thu lợi hại vô cùng! Nhà sư còn nghe người đồn từ lâu Tinh Tú Lão Quái có thể dùng tà thuật làm cho đối phương tiêu tan một cách vô hình, nên rất thận trọng không dám sơ hở chút nào.

Huyền Nạn để tụ chân khí phóng song chưởng ra đánh tới tấp vào Ðinh Xuân Thu liền một lúc mười tám chiêu theo thế liên hoàn, tay trái chưa thu về, tay phải đã phóng ra đột ngột mau lẹ dị thường.

Ðinh Xuân Thu thấy chưởng lực đối phương liên tiếp đánh tới, dù muốn dùng tà pháp để phá công lực đối phương cũng không có lúc nào rãnh tay.

Quả nhiên phép khoái chưởng của phái Thiếu Lâm cực kỳ lợi hại, dồn Ðinh Xuân Thu phải lùi lại.

Huyền Nạn phóng ra mười tám chưởng liên hoàn. Ðinh Xuân Thu phải lùi lại mười tám bước để tránh.

Huyền Nạn đánh xong mười tám chưởng liền rồi phóng Uyên Ương cước đá nhanh như gió liền một lúc ba mươi sáu cước. Bóng chân đá mịt mờ người ngoài không phân biệt rõ được phát đá nào chân phải hay chân trái.

Ðinh Xuân Thu thi triển thân pháp, né tránh cực kỳ mau lẹ. Lão vừa trành xong ba mươi sấu cước, bỗng nghe hai tiếng chát chát, thì ra bả vai lão đã bị Huyền Nạn đánh trúng hai quyền.

Nguyên trong phép liên hoàn tam thập lục cước, Huyền Nạn đá hai cước sau cùng đồng htời vung quyền đánh ra. Ðinh Xuân Thu chỉ tránh được cước mà không tránh được quyền.

Ðinh Xuân Thu bị trúng hai quyền la lên:

– Thật là lợi hại!

Người lão lạng đi hai cái. Nhưng Huyền Nạn cũng cảm thấy trong ngực hồi hộp, dường như người bị mất thứ gì thì biết ngay rằng có điều khác lạ.

Nhà sư hít mạnh một hơi dài rồi phóng quyền ra đánh Ðinh Xuân Thu. Ðinh Xuân Thu xoay người lại đưa lưng ra đỡ lấy quyền. Lão giơ năm ngón tay như lưỡi câu chụp vào sau gáy Huyền Nạn đại sư.

Cuộc chiến đấu lúc này, hai tay cao thủ đã đén chỗ tỉ thí nội lực. Huyền Nạn cả kinh lẩm bẩm: “Ta quyết không thể tỉ thí chân lực với gã được!”

Tuy nhà sư tính như thế nhưng không vận động chân lực để phóng quyền ra đỡ thì chân lực đối phương đánh tới phủ tạng mình sẽ bị tan nát. Thế là đại sư biết rõ không nên thi đua chân lực với đối phương mà không vận động chânlực cũng không được.

Huyền Nạn vận động nội kình, cảm thấy chân khí cuồn cuộn tuôn ra ngoài khônh ngớt, muốn ngưng tụ lại cũng không được nữa.

Sau khoảng thời gian uống cạn tuần trà Ðinh Xuân Thu cười hà hà, nhún vai đập mạnh một cái, Huyền Nạn lập tức ngã ra. Chân khí trong người thoát đi hết nhà sư cố gượng ngồi dậy cũng không được nữa.

Ðinh Xuân Thu đánh ngã Huyền Nạn rồi đảo mắt nhìn chung quanh chỉ thấy Công Dã Can nằm dưới đất run lên bần bật vì trúng phải hàn độc chưởng của Du Thản Chi. Ngoài ra Ðặng Bách Xuyên, Tiết Mộ Hoa đang chiến đấu ác liệt với bọn đồ đệ mình.

Bên phái Tinh Tú cũng có người bị thương nằm lăn ra đó, Ðinh Xuân Thu nổi lên một tràng cười phất tay áo một cái nhảy sổ tơi sau lưng Ðặng Bách Xuyên phóng chưởng đánh ra, rồi thuận lại đá Bao Bất Ðồng một cước. Ðăng Bách Xuyên cũng phóng chưởng ra đánh Ðinh Xuân Thu, nhưng người y tựa hồ đã mắc trọng bệnh, toan hô hấp chân khí ngưng thần điều dưỡng thì Ðinh Xuân Thu lại phóng ra một chưởng nữa.

Ðặng Bách Xuyên bất đắc dĩ phải phóng chưởng ra nghinh địch. Bàn tay y cảm thây mát lạnh rồi lập tức sinh lực trong ngươi tiêu tan. Trước mắt chỉ thấy một vùng lờ mờ như sương trắng.

Một tên đệ tử phái Tinh Tú chạy tới giơ tay ra gạt. Ðặng Bách Xuyên ngã lăn ra.

Mới trong khoảnh khắc bọn thủ hạ Mộ Dung, những nhà sư chùa Thiếu Lâm do Huyền Nạn thống lĩnh cùng bọn thủ hạ hàm cốc bát hữu do Khang Quảng Lăng dẫn dạy đều bị Ðinh Xuân Thu cùng Du Thản Chí chia nhau đánh ngã.

Du Thản Chi nội lực rất thâm hậu nhưng võ nghệ hãy còn tầm thường.

Mấy bữa nay gã được Ðinh Xuân Thu chỉ điểm cách vận chưởng phóng quyền đã tiến bộ rất nhiều. Nhưng dù sao vẫn chưa được thuần thục tinh diệu. Có điều gã phát huy chất hàn độc băng tằm thì có thừa.

Bọn Công Dã Càn đối chưởng vói gã, kể ra thì chưởng lực của bọn này hơn gã nhiều, song chỉ chiến đấu một lúc là đều bị thương ngã lăn ra.

Bên này chỉ còn một mình Tiết Mộ Hoa chưa bị thương. Tiên sinh cũng có xung kích, nhưng bọn đệ tử phái Tinh Tú đều mỉm dười né tránh chứ không trả đòn.

Ðinh Xuân Thu cười nói:

– Tiết hiền điệt! Trong bọn đồng môn chỉ có mình ngươi là võ công cao hon cả. Ngươi có muốn cùng sư thúc tỉ thí một phen không?

Tiết


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.